Đã từ lâu những hoạt động sản xuất của con người để làm ra sản phẩm không còn là quá trình riêng lẻ mà mang tính chất tập thể, tính chất xã hội nhờ sự phân công lao động xã hội. Chính vì vậy, trong nhiều lĩnh vực hoạt động tập thể, để đạt được hiệu quả cao việc liên kết các loại lao động với nhau (tổ chức lao động) là một yêu cầu ngày càng bức thiết.
68 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 2691 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tìm hiểu về tổ chức lao động khoa học trong văn phòng một số cơ quan bộ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lời nói đầu
Đã từ lâu những hoạt động sản xuất của con người để làm ra sản phẩm không còn là quá trình riêng lẻ mà mang tính chất tập thể, tính chất xã hội nhờ sự phân công lao động xã hội. Chính vì vậy, trong nhiều lĩnh vực hoạt động tập thể, để đạt được hiệu quả cao việc liên kết các loại lao động với nhau (tổ chức lao động) là một yêu cầu ngày càng bức thiết.
Quản lý Nhà nước cũng là một loại lao động đặc biệt, vì thế việc tổ chức lao động trong hoạt động quản lý đã và đang là mục tiêu quan trọng trong các cơ quan công sở nói chung và trong các văn phòng cơ quan nói riêng. Bởi vì, văn phòng là bộ máy điều hành tổng hợp của cơ quan là bộ phận tiếp nhận xử lý thông tin và cung cấp thông tin để tham mưu phục vụ cho lãnh đạo.
Tổ chức lao động khoa học trong văn phòng là tổ chức làm việc theo phương pháp khoa học dựa vào những thành tựu của khoa học và kinh nghiệm thực tiễn được áp dụng có hệ thống trong hoạt động văn phòng. Nói cách khác, đó là quá trình kết hợp một cách tốt nhất giữa kỹ thuật và con người trong mọi hoạt động nhằm nâng cao năng suất và hiệu quả lao động đảm bảo sức khoẻ cho người lao động,...
Tổ chức lao động khoa học là một bộ phận quan trọng trong lĩnh vực quản trị hành chính văn phòng, song cho đến nay không phải ở cơ quan nào cũng quan tâm nghiên cứu và áp dụng một cách thỏa đáng công tác này. Ngay cả ở các văn phòng cơ quan Bộ - văn phòng cơ quan quản lý Nhà nước có quy mô lớn thì việc sắp xếp nơi làm việc, phân công lao động và bố trí điều kiện làm việc cho cán bộ, nhân viên còn có chỗ chưa hợp lý, chưa tạo được năng suất và hiệu quả lao động. Vì vậy, việc tổ chức lao động khoa học trong các văn phòng cơ quan Bộ đã và đang là một vấn đề cần thiết và bức xúc.
Xuất phát từ những ý tưởng trên, và nhận thấy tầm quan trọng của việc tổ chức lao động trong văn phòng, với mong muốn tìm hiểu nghiên cứu về tổ chức lao động khoa học trong các văn phòng cán bộ nhằm nâng cao hiệu quả lao động và tạo điều kiện làm việc thuận lợi, nên chúng tôi đã chọn đề tài: “Tìm hiểu về tổ chức lao động khoa học trong văn phòng một số cơ quan Bộ”, làm đề tài nghiên cứu cho khoá luận tốt nghiệp của mình.
Về mặt lý luận, qua việc tìm hiểu vấn đề tổ chức lao động khoa học ở một số cơ quan Bộ (cụ thể ở Văn phòng Bộ Công nghiệp và Văn phòng Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường) sẽ bổ sung thêm cho chúng tôi kiến thức về văn phòng và về quản trị hành chính văn phòng. Đồng thời qua đó tìm ra những ưu điểm - nhược điểm của công tác này để có thể rút ra những phương hướng khắc phục hạn chế không chỉ ở văn phòng hai Bộ này mà còn là vấn đề đang tồn tại ở nhiều văn phòng cơ quan Bộ khác. Từ đây mở ra cho chúng tôi những kiến thức khoa học, những thực tiễn trong quá trình hoạt động của công chức Nhà nước và những kinh nghiệm bổ ích cho quá trình công tác của cá nhân sau này.
Vấn đề tổ chức lao động khoa học cho đến nay đã được rất nhiều giới trong và ngoài nước quan tâm nghiên cứu. Điều này không chỉ thể hiện trong các giáo trình, sách tham khảo, các bài viết về quản trị hành chính văn phòng, mà còn là vấn đề quan tâm của rất nhiều tác giả trong các khoá luận tốt nghiệp, các luận án Thạc sỹ, Tiến sỹ,... Song trên thực tế chưa có một tiếng nói chung có hệ thống và quá trình tổ chức lao động khoa học ở tất cả các cơ quan, đặc biệt là ở các văn phòng cơ quan Bộ.
Tuy nhiên, do thời gian và điều kiện có hạn, chúng tôi không thể đi sâu nghiên cứu công tác tổ chức lao động khoa học ở tất cả các văn phòng cơ quan Bộ, mà chỉ tập trung tìm hiểu công tác này tại Văn phòng Bộ Công nghiệp và Văn phòng Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường - văn phòng cơ quan quản lý Nhà nước. Trong đó, Bộ Công nghiệp là cơ quan quản lý Nhà nước về kinh tế ngành công nghiệp, còn Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường là cơ quan quản lý Nhà nước tổng hợp về khoa học, công nghệ và môi trường.
Để thực hiện đề tài này, chúng tôi đã tham khảo các nguồn tài liệu chủ yếu như sau: trước hết, phải kể đến một khối lượng lớn các sách, báo, tạp chí tham khảo như: cuốn “Quản trị hành chính văn phòng” của Nguyễn Hữu Thân, “Quản trị hành chính văn phòng” của Mike Havey, “Tổ chức lao động trong các cơ quan nghiên cứu và thiết kế” của E.I. Kixxel; các tạp chí quản lý Nhà nước, tạp chí tổ chức Nhà nước,... Hai là, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu các văn bản pháp quy của Đảng và Nhà nước về công tác văn phòng; các văn bản quy định về chức năng, nhiệm vụ, quy chế của Bộ và Văn phòng Bộ Công nghiệp, Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường.
Khoá luận tốt nghiệp của chúng tôi, ngoài phần lời nói đầu và kết luận, nội dung chính được chia thành các chương, mục sau:
Chương 1: Một số vấn đề chung về tổ chức lao động khoa học trong văn phòng cơ quan.
1.1. Khái niệm, mục đích, ý nghĩa về tổ chức lao động khoa học.
1.2. Những cơ sở khoa học của việc tổ chức lao động khoa học.
Chương 2: Tình hình tổ chức lao động khoa học trong Văn phòng Bộ Công nghiệp và Văn phòng Bộ Khoa học, công nghệ và môi trường.
2.1. Chức năng, nhiệm vụ của Văn phòng Bộ Công nghiệp và Văn phòng Bộ Khoa học, công nghệ, môi trường.
2.2. Mô hình tổ chức Văn phòng Bộ Công nghiệp và Văn phòng Bộ Khoa học công nghệ, môi trường.
2.3. Điều kiện lao động trong Văn phòng Bộ Công nghiệp và Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường.
Chương 3: Một số biện pháp nhằm hoàn thiện công tác tổ chức lao động khoa học trong Văn phòng Bộ Công nghiệp và Văn phòng Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường.
3.1. Nhận xét về công tác tổ chức lao động khoa học trong Văn phòng các Bộ.
3.2. Phương hướng cải tiến công tác tổ chức lao động khoa học trong Văn phòng các Bộ.
Có thể nói, vấn đề này cho đến nay đã được nhiều giới quan tâm nghiên cứu đề cập tới, song thực tế chưa có công trình nào nghiên cứu một cách có hệ thống về Văn phòng Bộ Công nghiệp và Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường. Đây là một khó khăn không nhỏ cho khoá luận tốt nghiệp của chúng tôi. Mặc khác trong quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi đã gặp một số khó khăn là chưa có những thông tin chính xác về văn phòng và do thời gian nghiên cứu quá ít,...
Vì vậy, chúng tôi hy vọng rằng với bài tập đầu tiên trên con đường nghiên cứu khoa học của cá nhân, khoá luận tốt nghiệp sẽ góp phần khiêm tốn vào quá trình nhận thức về công tác quản trị hành chính văn phòng nói chung và tổ chức lao động khoa học trong văn phòng nói riêng. Chúng tôi rất mong nhận được sự góp ý của thầy - cô giáo và các bạn.
Để có được kết quả này, chúng tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Tiến sỹ Đào Xuân Chúc - người đã hướng dẫn tôi một cách tận tình trong quá trình thực hiện khoá luận tốt nghiệp. Khoá luận tốt nghiệp được hoàn thành còn phải kể đến sự giúp đỡ nhiệt tình của các cán bộ đang công tác tại Văn phòng Bộ Công nghiệp và Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường. Qua đây, tôi xin chân thành cảm ơn thầy - cô giáo, các bạn trong lớp đã góp ý bổ sung thông tin cho tôi hoàn thành khoá luận tốt nghiệp này.
Hà nội, tháng 6/2000
Chương 1
Một số vấn đề chung về tổ chức lao động khoa học trong văn phòng cơ quan
1.1. Khái niệm, mục đích, ý nghĩa về tổ chức lao động khoa học trong văn phòng cơ quan.
1.1.1. Khái niệm văn phòng.
Bất kỳ một cơ quan hay một xí nghiệp nào cũng cần có một bộ phận được thành lập để làm công tác công văn giấy tờ, công tác hành chính và điều hành tổng hợp bộ phận này còn là bộ mặt của cơ quan trong việc giao tiếp đối nội và đối ngoại. Đó là văn phòng hay gọi là phòng hành chính tổng hợp. Hay nói cách khác, văn phòng cơ quan có chức năng tham mưu tổ chức công việc cho lãnh đạo, thay mặt cơ quan trong giao tiếp chung và đảm bảo hậu cần cho cơ quan, công sở.
Nhìn chung, công tác văn phòng ở các cơ quan thường bao gồm những công việc liên quan đến nhiệm vụ tổ chức, quản lý các thông tin, giấy tờ trong hoạt động của các cơ quan, đến việc xử lý thông tin phục vụ cho lãnh đạo.
Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về văn phòng nhưng tựu trung có thể hiểu văn phòng là bộ máy điều hành tổng hợp của cơ quan, công ty, xí nghiệp, là nơi làm việc về công văn giấy tờ [23,102].
1.1.2. Khái niệm về tổ chức lao động khoa học trong văn phòng.
Xã hội ngày càng phát triển đồng thời với sự ra đời và phát triển của nhiều môn khoa học mới như tâm lý lao động, sinh lý học lao động,... Với mục đích nâng cao năng suất lao động, tiết kiệm thời gian và sức lao động, con người đã ứng dụng rất nhiều thành tựu khoa học và những kinh nghiệm tiên tiến sau nhiều năm lao động vào việc tổ chức lao động của mình. Nếu như chỉ tổ chức lao động đơn thuần, mà chúng ta không tính đến việc phải tổ chức lao động sao cho khoa học nhằm đem lại năng suất và tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động. Vì vậy, qua nhiều năm nghiên cứu, con người đã áp dụng công tác tổ chức lao động khoa học trong các cơ quan, xí nghiệp và trong các văn phòng. Từ đó xuất hiện khái niệm tổ chức lao động khoa học trong văn phòng. Đó là tổ chức làm việc theo phương pháp khoa học dựa trên các thành tựu khoa học và kinh nghiệm tiên tiến được áp dụng có hệ thống trong công tác. Hay nói cách khác, đó là kết hợp một cách tốt nhất giữa kỹ thuật và con người trong quá trình lao động, đảm bảo việc sử dụng có hiệu quả nhất những tiềm lực vật chất và lao động, nâng cao không ngừng năng suất và hiệu quả lao động, bảo đảm sức khoẻ con người [17,290]. Chính sự phù hợp giữa các biện pháp tổ chức với kinh nghiệm tiên tiến và hoàn cảnh khách quan để thể hiện tính chất khoa học của việc tổ chức lao động, nếu giữa chúng không có sự phù hợp sẽ dẫn đến những phương pháp lãnh đạo trái với nguyên lý tổ chức lao động theo khoa học.
Trong quá trình hoạt động của công tác văn phòng, việc tổ chức lao động khoa học trong văn phòng là công việc rất thiết thực. Bởi vì, văn phòng là bộ máy điều hành tổng hợp của cơ quan và tham mưu cho cấp lãnh đạo, cho nên để tổ chức quản lý được tốt, đòi hỏi cán bộ, nhân viên trong văn phòng phải cùng nghiên cứu và phải có chuyên môn để tổ chức sắp xếp công việc một cách khoa học nhất.
Tổ chức lao động khoa học trong văn phòng được hiểu là những phương pháp và kỹ thuật thực hiện trong quá trình quản trị nhằm đưa bộ máy hoạt động của văn phòng đi vào nề nếp, tiết kiệm và đem lại hiệu quả cao nhất.
1.1.3. Mục đích, ý nghĩa của tổ chức lao động khoa học trong văn phòng.
Trong quá trình hoạt động để thực hiện chức năng, nhiệm vụ của cơ quan giao phó, văn phòng luôn phải tìm ra phương thức tổ chức lao động một cách khoa học nhất, nhằm hướng tới một mục đích chung là nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động tốt nhất.
Để làm được điều này lãnh đạo văn phòng cần phải tổ chức bộ máy văn phòng được hợp lý, nghĩa là biết cách sắp xếp tổ chức đúng người, đúng việc theo khả năng chuyên môn của họ. Bên cạnh đó, phải tổ chức các bộ phận trong văn phòng thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ được giao. Nếu như một bộ phận nào đó trong văn phòng làm việc không mang lại hiệu quả, đó chính là lý do để lãnh đạo nên xem xét xem đã tổ chức hợp lý chưa và có nên giảm biên chế bộ phận đó không. Ngoài ra, để đảm bảo cho hiệu quả công việc ngày càng nâng cao, nhất là đối với công tác văn phòng thì việc trang bị những thiết bị, phương tiện thích hợp cho mỗi loại công việc là một việc không thể thiếu. Vì nó giúp cho cán bộ làm việc được thuận lợi, tiết kiệm được thời gian và công sức. Chính nhờ có trang thiết bị hiện đại nó làm giảm đi tính thủ công, chậm chạp trong công việc. Trước đây, cán bộ cần soạn thảo một văn bản phải mất rất nhiều thời gian, nhưng ngày nay nhờ có nền khoa học kỹ thuật phát triển đã phát minh ra máy vi tính,... Vì vậy, việc soạn thảo văn bản được nhanh chóng, dễ dàng hơn. Cho nên, hầu như văn phòng các cơ quan đều được trang bị những thiết bị hiện đại để phục vụ cho công việc của mình.
Bên cạnh đó, việc tổ chức lao động một cách khoa học trong văn phòng còn nhằm tạo ra năng suất trong quá trình làm việc, đòi hỏi lãnh đạo văn phòng cần quan tâm nghiên cứu để tạo ra môi trường lao động tốt nhất, giúp cán bộ, nhân viên hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Môi trường lao động đó là sự bố trí sắp xếp nơi làm việc hợp lý, là việc tạo khung cảnh làm việc thuận lợi và trang bị những thiết bị hiện đại. Điều đó sẽ giúp cho cán bộ, nhân viên có được tâm lý làm việc thoải mái và có tinh thần trách nhiệm với công việc được giao. Việc này gắn liền với mục tiêu hoạt động của cơ quan nói chung và trong những điều kiện cụ thể nói riêng. Chính vì vậy, để tạo ra hiệu quả làm việc cao đồng thời tạo điều kiện lao động tốt cho cán bộ, đòi hỏi ở các nhà lãnh đạo cần quan tâm nghiên cứu vấn đề tổ chức lao động khoa học để vận dụng vào việc quản lý điều hành một cách tối ưu nhất.
Ngày nay do khoa học quản lý ngày càng phát triển, các hình thức và biện pháp quản lý mới luôn xuất hiện nhằm góp phần tăng năng suất lao động. Vì vậy, công tác tổ chức lao động khoa học ngày càng được vận dụng rộng rãi trong các cơ quan nói chung, văn phòng cơ quan nói riêng và chính nó đã khẳng định được vị trí của mình. Việc đưa công tác tổ chức lao động khoa học vào trong văn phòng ngày càng có hiệu quả, nó giúp cho quan hệ giữa các cán bộ ngày càng tốt đẹp, giúp cán bộ có tâm lý thoải mái trong khi làm việc và tiết kiệm được chi phí.... Bên cạnh đó, vận dụng công tác này vào văn phòng giúp cho việc quản lý thông tin và đảm bảo hoạt động thông tin của cơ quan được nhanh chóng, kịp thời. Nếu như trước đây cán bộ trong cơ quan cần tìm tài liệu lưu trữ nào đó, nhưng tài liệu đó có thể chưa chỉnh lý hoặc còn trong tình trạng bó gói, lộn xộn, thì ngày nay nhiều văn phòng đã áp dụng việc chỉnh lý tài liệu vào làm thẻ trên máy vi tính, giúp cho việc tra tìm được nhanh chóng thuận lợi.
Việc tổ chức lao động khoa học trong văn phòng có ý nghĩa rất thiết thực, nhằm tạo điều kiện nâng cao chất lượng công việc của cán bộ, nhân viên. Trong văn phòng nếu cứ tổ chức quản lý lỗi thời mà không nghiên cứu áp dụng tổ chức quản lý một cách khoa học, điều này dẫn đến không phát huy được khả năng và trình độ chuyên môn của cán bộ. Đồng thời, làm cho mối quan hệ giữa cán bộ, nhân viên và lãnh đạo ngày càng căng thẳng dẫn đến chất lượng công tác giảm đi. Vì vậy, tổ chức lao động khoa học trong văn phòng giúp lãnh đạo nắm được chặt chẽ các hoạt động, cũng như các công việc thường ngày của cán bộ, nhân viên, từ đó khắc phục những hạn chế và hoàn thiện bộ máy quản lý. Ngoài ra, nghiên cứu môi trường lao động có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong văn phòng. Môi trường lao động ở đây chính là mối quan hệ giữa các cán bộ, nhân viên, giữa các cán bộ với lãnh đạo và điều kiện lao động thuận lợi,... Trong môi trường lao động tốt sẽ là tiền đề thúc đẩy cán bộ, nhân viên làm việc có trách nhiệm, mang lại chất lượng cao và tạo tâm lý thoải mái để họ phát huy những khả năng sẵn có và tiềm tàng nhằm nâng cao vị trí vai trò của mình trong tổ chức bộ máy của văn phòng nói riêng và cơ quan nói chung.
Vì lẽ đó, tổ chức lao động một cách khoa học trong văn phòng có ý nghĩa rất quan trọng, nó giúp cho văn phòng cơ quan nâng cao hiệu quả trong công tác, tổ chức phân công lao động hợp lý và tạo môi trường lao động thuận lợi, qua đó giúp cho sự hoàn thiện không ngừng hoạt động về tổ chức quản lý của văn phòng, của cơ quan nói riêng và của xã hội nói chung.
1.2. Những cơ sở khoa học của việc tổ chức lao động khoa học trong văn phòng cơ quan.
1.2.1. Đặc điểm lao động của công chức hành chính văn phòng.
Khác với lao động của công nhân trong lĩnh vực sản xuất, công tác tổ chức lao động khoa học của các cán bộ, nhân viên trong văn phòng có đặc điểm riêng biệt. Trong quá trình lao động cán bộ, nhân viên tổng hợp các loại lao động trí óc. Nó không trực tiếp sản xuất ra của cải vật chất, nhưng nó là căn cứ tạo ra các tiền đề cần thiết để phát triển cơ quan và xã hội.
Theo C.Mác đã chia lao động trí óc làm ba loại:
Loại thứ nhất có sản phẩm lao động gắn liền với bản thân người lao động trí óc. Đó là các sách báo, tranh ảnh, các bản nhạc, các cuốn sách,...
Loại thứ hai là hoạt động lao động không tách rời bản thân người lao động. Đó là lao động của nghệ sỹ sân khấu, giáo viên, giảng bài,...
Loại thứ ba là lao động tạo ra sản phẩm có giá trị chung của xã hội. Kết quả lao động được sử dụng để phát triển loài người. Đó là phát minh sáng kiến của nhà bác học, kỹ sư, quản lý,... [23,189].
Có thể nói rằng, lao động của cán bộ, nhân viên trong văn phòng có đầy đủ các đặc điểm của ba loại trí óc nói trên và nó biểu hiện dưới nhiều công việc cụ thể khác nhau. Ví dụ như cán bộ, nhân viên vận dụng chuyên môn nghiệp vụ và kinh nghiệm thực tiễn để ban hành văn bản trong khuôn khổ chức năng, nhiệm vụ của mình. Hoặc là khi cần họp bàn một công việc nào đó, cán bộ, nhân viên văn phòng đưa ra ý kiến của mình và phải bảo vệ, giải thích ý kiến đó cho mọi người hiểu.
Trong quá trình hoạt động, cán bộ, nhân viên văn phòng thường xuyên làm việc với rất nhiều công văn giấy tờ, nó chiếm một phần thời gian lao động khá lớn, và đảm bảo cung cấp thông tin kịp thời cho lãnh đạo cơ quan. Vì vậy, đòi hỏi ở cán bộ, nhân viên trong văn phòng phải có nghiệp vụ chuyên môn, có tư cách đạo đức tốt và những kinh nghiệm thực tế để vận dụng linh hoạt và giải quyết công việc một cách có hiệu quả nhất.
1.2.2. Những cơ sở khoa học của việc tổ chức lao động khoa học.
Trong quá trình nghiên cứu vấn đề tổ chức lao động khoa học có rất nhiều môn khoa học và những kiến thức, kinh nghiệm trong xã hội liên quan đến tổ chức lao động khoa học như: tâm lý học, xã hội học, kinh tế học, sinh lý học, công thái học,... Tất cả những môn khoa học này đều quan tâm nghiên cứu vấn đề quan trọng đó là quy luật và điều kiện hoạt động của con người trong lao động. Chính điều đó, làm nảy sinh khoa học lao động. Khoa học lao động là một ngành khoa học nghiên cứu những vấn đề trong quá trình lao động. Trong đó tổ chức lao động được đánh giá là vấn đề quan trọng. Bởi vì, trong quá trình lao động, nếu tổ chức công việc hợp lý sẽ đem lại hiệu quả rõ rệt và ngược lại nếu tổ chức không tốt sẽ mang lại hiệu quả thấp. Thậm chí còn gây nên những hậu quả không thể lường trước. Khoa học lao động còn đề cập đến vị trí và chức năng của người lao động đến quan hệ giữa người lao động và các yếu tố vật chất trong quá trình lao động. Bên cạnh đó, còn nghiên cứu cả những vấn đề thuộc tâm lý người lao động như những phản ứng, động cơ, ý thích, mong muốn,...
Không những vậy, khoa học lao động còn nghiên cứu hình thức, mức độ lao động và tác động đến nhu cầu của người lao động xuất hiện trong quá trình lao động. Nó cũng quan tâm đến việc bố trí điều kiện lao động, cải tiến và thay đổi phương pháp làm việc của người lao động. Trong quá trình đó, ngành khoa học này sẽ nghiên cứu và phát triển mối quan hệ giữa cán bộ, nhân viên với nhau và giữa cán bộ với lãnh đạo. Bên cạnh đó, khoa học lao động cũng nghiên cứu việc tái sản xuất sức lao động của người lao động như điều kiện làm việc, nghỉ ngơi, chế độ đãi ngộ,... sao cho khoa học và hợp lý. Khoa học này cũng nghiên cứu những tác động của yếu tố xã hội đối với người lao động. Chính điều đó tác động đến khả năng nhân cách của người lao động. Qua đó phát huy phẩm chất tốt của người lao động trong môi trường lao động tốt.
Tất cả những vấn đề trên mà khoa học tổ chức lao động quan tâm nghiên cứu góp phần vào việc tổ chức lao động được hợp lý, được khoa học nhằm nâng cao năng suất hiệu quả công việc trong quá trình lao động. Đặc biệt, trong quá trình lao động ở cơ quan nói chung và văn phòng nói riêng, nó mang tính chất lao động khác với lao động trực tiếp làm ra của cải vật chất. Vì vậy, việc tổ chức lao động ở đây cần được nghiên cứu và vận dụng năng động những phương thức đặc biệt của loại lao động này. Trong văn phòng cơ quan, tất cả mọi hình thức lao động đều mang một mục đích và kết quả chung là hiệu quả của hoạt động quản lý. Vì thế nó khác với lao động khác trong quá trình làm việc. Dựa trên cơ sở của kết quả lao động này thì hiệu quả của hoạt động quản lý Nhà nước ngày càng nâng cao, chất lượng hoạt động trong văn phòng và cơ quan cũng được thúc đẩy đạt tới trình độ cao nhất [8].
Nghiên cứu cơ sở lý luận và khoa học của tổ chức lao động khoa học hành chính nhằm áp dụng vào thực tiễn ở văn phòng cơ quan hành chính, và còn tuỳ thuộc vào từng cá nhân t