Đề tài Tìm hiểu về vi điều khiển pic 18F4520 và hoạt động timer của nó

PIC là viết tắt của “Programable Intelligent Computer”, có thể tạm dịch là “máy tính thông minh khả trình” do hãng Genenral Instrument đặt tên cho vi điều khiển đầu tiên của họ. PIC1650 được thiết kế để dùng làm các thiết bị ngoại vi cho vi điều khiển CP1600. Vi điều khiển này sau đó được nghiên cứu phát triển thêm và từ đó hình thành nên dòng vi điều khiển PIC ngày nay.

doc38 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 4615 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tìm hiểu về vi điều khiển pic 18F4520 và hoạt động timer của nó, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đại học Công Nghiệp Hà Nội Khoa điện tử ***o0o*** BÁO CÁO THỰC TẬP Đề tài : Tìm hiểu về vi điều khiển pic 18F4520 và hoạt động timer của nó Giáo viên hướng dẫn : Phạm Văn Chiến Sinh viên thực hiện : Phạm Danh Trường Hà nội ngày 15-12-2010 MỤC LỤC CHƯƠNG I : TỔNG QUAN VỀ VI ĐIỀU KHIỂN PIC 1.1 PIC là gì PIC là viết tắt của “Programable Intelligent Computer”, có thể tạm dịch là “máy tính thông minh khả trình” do hãng Genenral Instrument đặt tên cho vi điều khiển đầu tiên của họ. PIC1650 được thiết kế để dùng làm các thiết bị ngoại vi cho vi điều khiển CP1600. Vi điều khiển này sau đó được nghiên cứu phát triển thêm và từ đó hình thành nên dòng vi điều khiển PIC ngày nay. 1.2 TẠI SAO LÀ PIC MÀ KHÔNG LÀ CÁC HỌ VI ĐIỀU KHIỂN KHÁC?? Hiện nay trên thị trường có rất nhiều họ vi điều khiển như 8051, Motorola 68HC, AVR, ARM,... Ngoài họ 8051 được hướng dẫn một cách căn bản ở môi trường đại học, bản thân người viết đã chọn họ vi điều khiển PIC để mở rộng vốn kiến thức và phát triển các ứng dụng trên công cụ này vì các nguyên nhân sau: Họ vi điều khiển này có thể tìm mua dễ dàng tại thị trường Việt Nam. Giá thành không quá đắt. Có đầy đủ các tính năng của một vi điều khiển khi hoạt động độc lập. Là một sự bổ sung rất tốt về kiến thức cũng như về ứng dụng cho họ vi điều khiển mang tính truyền thống: họ vi điều khiển 8051. Số lượng người sử dụng họ vi điều khiển PIC. Hiện nay tại Việt Nam cũng như trên thế giới, họ vi điều khiển này được sử dụng khá rộng rãi. Điều này tạo nhiều thuận lợi trong quá trình tìm hiểu và phát triển các ứng dụng như: số lượng tài liệu, số lượng các ứng dụng mở đã được phát triển thành công, dễ dàng trao đổi, học tập, dễ dàng tìm được sự chỉ dẫn khi gặp khó khăn,… Sự hỗ trợ của nhà sản xuất về trình biên dịch, các công cụ lập trình, nạp chương trình từ đơn giản đến phức tạp,… Các tính năng đa dạng của vi điều khiển PIC, và các tính năng này không ngừng được phát triển. 1.3 KIẾN TRÚC PIC Cấu trúc phần cứng của một vi điều khiển được thiết kế theo hai dạng kiến trúc: kiến trúc Von Neuman và kiến trúc Havard Tổ chức phần cứng của PIC được thiết kế theo kiến trúc Havard. Điểm khác biệt giữa kiến trúc Havard và kiến trúc Von-Neuman là cấu trúc bộ nhớ dữ liệu và bộ nhớ chương trình. Đối với kiến trúc Von-Neuman, bộ nhớ dữ liệu và bộ nhớ chương trình nằm chung trong một bộ nhớ, do đó ta có thể tổ chức, cân đối một cách linh hoạt bộ nhớ chương trình và bộ nhớ dữ liệu. Tuy nhiên điều này chỉ có ý nghĩa khi tốc độ xử lí của CPU phải rất cao, vì với cấu trúc đó, trong cùng một thời điểm CPU chỉ có thể tương tác với bộ nhớ dữ liệu hoặc bộ nhớ chương trình. Như vậy có thể nói kiến trúc Von-Neuman không thích hợp với cấu trúc của một vi điều khiển. Đối với kiến trúc Havard, bộ nhớ dữ liệu và bộ nhớ chương trình tách ra thành hai bộ nhớ riêng biệt. Do đó trong cùng một thời điểm CPU có thể tương tác với cả hai bộ nhớ, như vậy tốc độ xử lí của vi điều khiển được cải thiện đáng kể. Một điểm cần chú ý nữa là tập lệnh trong kiến trúc Havard có thể được tối ưu tùy theo yêu cầu kiến trúc của vi điều khiển mà không phụ thuộc vào cấu trúc dữ liệu. Ví dụ, đối với vi điều khiển dòng 16F, độ dài lệnh luôn là 14 bit (trong khi dữ liệu được tổ chức thành từng byte), còn đối với kiến trúc Von-Neuman, độ dài lệnh luôn là bội số của 1 byte (do dữ liệu được tổ chức thành từng byte). Đặc điểm này được minh họa cụ thể trong hình 1.1. 1.4 RISC và CISC Như đã trình bày ở trên, kiến trúc Havard là khái niệm mới hơn so với kiến trúc Von-Neuman. Khái niệm này được hình thành nhằm cải tiến tốc độ thực thi của một vi điều khiển. Qua việc tách rời bộ nhớ chương trình và bộ nhớ dữ liệu, bus chương trình và bus dữ liệu, CPU có thể cùng một lúc truy xuất cả bộ nhớ chương trình và bộ nhớ dữ liệu, giúp tăng tốc độ xử lí của vi điều khiển lên gấp đôi. Đồng thời cấu trúc lệnh không còn phụ thuộc vào cấu trúc dữ liệu nữa mà có thể linh động điều chỉnh tùy theo khả năng và tốc độ của từng vi điều khiển. Và để tiếp tục cải tiến tốc độ thực thi lệnh, tập lệnh của họ vi điều khiển PIC được thiết kế sao cho chiều dài mã lệnh luôn cố định (ví dụ đối với họ 16Fxxxx chiều dài mã lệnh luôn là 14 bit) và cho phép thực thi lệnh trong một chu kì của xung clock ( ngoại trừ một số trường hợp đặc biệt như lệnh nhảy, lệnh gọi chương trình con … cần hai chu kì xung đồng hồ). Điều này có nghĩa tập lệnh của vi điều khiển thuộc cấu trúc Havard sẽ ít lệnh hơn, ngắn hơn, đơn giản hơn để đáp ứng yêu cầu mã hóa lệnh bằng một số lượng bit nhất định. Vi điều khiển được tổ chức theo kiến trúc Havard còn được gọi là vi điều khiển RISC (Reduced Instruction Set Computer) hay vi điều khiển có tập lệnh rút gọn. Vi điều khiển được thiết kế theo kiến trúc Von-Neuman còn được gọi là vi điều khiển CISC (Complex Instruction Set Computer) hay vi điều khiển có tập lệnh phức tạp vì mã lệnh của nó không phải là một số cố định mà luôn là bội số của 8 bit (1 byte). 1.5 PIPELINING Đây chính là cơ chế xử lí lệnh của các vi điều khiển PIC. Một chu kì lệnh của vi điều khiển sẽ bao gồm 4 xung clock. Ví dụ ta sử dụng oscillator có tần số 4 MHZ, thì xung lệnh sẽ có tần số 1 MHz (chu kì lệnh sẽ là 1 us). Giả sử ta có một đoạn chương trình như sau: TCY0: đọc lệnh 1 TCY1: thực thi lệnh 1, đọc lệnh 2 TCY2: thực thi lệnh 2, đọc lệnh 3 TCY3: thực thi lệnh 3, đọc lệnh 4. TCY4: vì lệnh 4 không phải là lệnh sẽ được thực thi theo qui trình thực thi của chương trình (lệnh tiếp theo được thực thi phải là lệnh đầu tiên tại label SUB_1) nên chu kì thực thi lệnh này chỉ được dùng để đọc lệnh đầu tiên tại label SUB_1. Như vậy có thể xem lênh 3 cần 2 chu kì xung clock để thực thi. TCY5: thực thi lệnh đầu tiên của SUB_1 và đọc lệnh tiếp theo của SUB_1. Quá trình này được thực hiện tương tự cho các lệnh tiếp theo của chương trình. Thông thường, để thực thi một lệnh, ta cần một chu kì lệnh để gọi lệnh đó, và một chu kì xung clock nữa để giải mã và thực thi lệnh. Với cơ chế pipelining được trình bày ở trên, mỗi lệnh xem như chỉ được thực thi trong một chu kì lệnh. Đối với các lệnh mà quá trình thực thi nó làm thay đổi giá trị thanh ghi PC (Program Counter) cần hai chu kì lệnh để thực thi vì phải thực hiện việc gọi lệnh ở địa chỉ thanh ghi PC chỉ tới. Sau khi đã xác định đúng vị trí lệnh trong thanh ghi PC, mỗi lệnh chỉ cần một chu kì lệnh để thực thi xong. 1.6 CÁC DÒNG PIC VÀ CÁCH LỰA CHỌN VI ĐIỀU KHIỂN PIC Các kí hiệu của vi điều khiển PIC: PIC12xxxx: độ dài lệnh 12 bit PIC16xxxx: độ dài lệnh 14 bit PIC18xxxx: độ dài lệnh 16 bit C: PIC có bộ nhớ EPROM (chỉ có 16C84 là EEPROM) F: PIC có bộ nhớ flash LF: PIC có bộ nhớ flash hoạt động ở điện áp thấp LV: tương tự như LF, đây là kí hiệu cũ Bên cạnh đó một số vi điệu khiển có kí hiệu xxFxxx là EEPROM, nếu có thêm chữ A ở cuối là flash (ví dụ PIC16F877 là EEPROM, còn PIC16F877A là flash). Ngoài ra còn có thêm một dòng vi điều khiển PIC mới là dsPIC. Ở Việt Nam phổ biến nhất là các họ vi điều khiển PIC do hãng Microchip sản xuất. Cách lựa chọn một vi điều khiển PIC phù hợp: Trước hết cần chú ý đến số chân của vi điều khiển cần thiết cho ứng dụng. Có nhiều vi điều khiển PIC với số lượng chân khác nhau, thậm chí có vi điều khiển chỉ có 8 chân, ngoài ra còn có các vi điều khiển 28, 40, 44, … chân. Cần chọn vi điều khiển PIC có bộ nhớ flash để có thể nạp xóa chương trình được nhiều lần hơn. Tiếp theo cần chú ý đến các khối chức năng được tích hợp sẵn trong vi điều khiển, các chuẩn giao tiếp bên trong. Sau cùng cần chú ý đến bộ nhớ chương trình mà vi điều khiển cho phép. Ngoài ra mọi thông tin về cách lựa chọn vi điều khiển PIC có thể được tìm thấy trong cuốn sách “Select PIC guide” do nhà sản xuất Microchip cung cấp. 1.7 NGÔN NGỮ LẬP TRÌNH CHO PIC Ngôn ngữ lập trình cho PIC rất đa dạng. Ngôn ngữ lập trình cấp thấp có MPLAB (được cung cấp miễn phí bởi nhà sản xuất Microchip), các ngôn ngữ lập trình cấp cao hơn bao gồm C, Basic, Pascal, … Ngoài ra còn có một số ngôn ngữ lập trình được phát triển dành riêng cho PIC như PICBasic, MikroBasic,… 1.8 MẠCH NẠP PIC Đây cũng là một dòng sản phẩm rất đa dạng dành cho vi điều khiển PIC. Có thể sử dụng các mạch nạp được cung cấp bởi nhà sản xuất là hãng Microchip như: PICSTART plus, MPLAB ICD 2, MPLAB PM 3, PRO MATE II. Có thể dùng các sản phẩm này để nạp cho vi điều khiển khác thông qua chương trình MPLAB. Dòng sản phẩm chính thống này có ưu thế là nạp được cho tất cả các vi điều khiển PIC, tuy nhiên giá thành rất cao và thường gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình mua sản phẩm. Ngoài ra do tính năng cho phép nhiều chế độ nạp khác nhau, còn có rất nhiều mạch nạp được thiết kế dành cho vi điều khiển PIC. Có thể sơ lược một số mạch nạp cho PIC như sau: JDM programmer: mạch nạp này dùng chương trình nạp Icprog cho phép nạp các vi điều khiển PIC có hỗ trợ tính năng nạp chương trình điện áp thấp ICSP (In Circuit Serial Programming). Hầu hết các mạch nạp đều hỗ trợ tính năng nạp chương trình này. WARP-13A và MCP-USB: hai mạch nạp này giống với mạch nạp PICSTART PLUS do nhà sản xuất Microchip cung cấp, tương thích với trình biên dịch MPLAB, nghĩa là ta có thể trực tiếp dùng chương trình MPLAB để nạp cho vi điều khiển PIC mà không cần sử dụng một chương trình nạp khác, chẳng hạn như ICprog. P16PRO40: mạch nạp này do Nigel thiết kế và cũng khá nổi tiếng. Ông còn thiết kế cả chương trình nạp, tuy nhiên ta cũng có thể sử dụng chương trình nạp Icprog. Mạch nạp Universal của Williem: đây không phải là mạch nạp chuyên dụng dành cho PIC như P16PRO40. Các mạch nạp kể trên có ưu điểm rất lớn là đơn giản, rẻ tiền, hoàn toàn có thể tự lắp ráp một cách dễ dàng, và mọi thông tin về sơ đồ mạch nạp, cách thiết kế, thi công, kiểm tra và chương trình nạp đều dễ dàng tìm được và download miễn phí thông qua mạng Internet. Tuy nhiên các mạch nạp trên có nhược điểm là hạn chế về số vi điều khiển được hỗ trợ, bên cạnh đó mỗi mạch nạp cần được sử dụng với một chương trình nạp thích hợp. CHƯƠNG II. TỔNG QUAN VỀ VI ĐIỀU KHIỂN PIC 18f4520 Bộ vi điều khiển ghi tắt là Micro-controller là mạch tích hợp trên một chip có thể lập trình được, dùng để điều khiển hoạt động của hệ thống. Theo các tập lệnh của người lập trình, bộ vi điêu khiển tiến hành đọc, lưu trữ thông tin, xử lý thông tin, đo thời gian và tiến hành đóng mở một cơ cấu nào đó . Trong các thiết bị điện và điện tử các bộ vi điều khiển điều khiển hoạt động của ti vi, máy giặt, đầu đọc lase, lò vi ba, điện thoại …Trong hệ thống sản xuất tự động, bộ vi điều khiển sử dụng trong robot, các hệ thống đo lường giám sát .Các hệ thống càng thông minh thì vai trò của vi điều khiển ngày càng quan trọng. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều họ vi điều khiển như: 6811 của Motorola, 8051 của Intel, Z8 của Zilog, PIC của Microchip Technology … Trong đề tài này nghiên cứu về pic18f4520 vì nó có nhiều ưu điểm hơn các loại vi điều khiển các như : ADC 10 BÍT, PWM 10 BÍT, EEPROM 256 BYTE, COMPARATER, …ngoài ra nó còn được các trường đại học trên thế giới đặc biệt là ở các nước Châu Âu hầu hết xem PIC là 1 môn học trong bộ môn vi diều khiển nói vậy các bạn cũng thấy sự phổ biến rộng rãi của nó. Ngoài ra PIC còn được rất nhiều nhà sản xuat phần mềm tạo ra các ngôn ngữ hổ trợ cho việc lập trình ngoài ngôn ngữ Asembly như :MPLAB, CCSC, HTPIC, MIRKROBASIC,… Hiện nay có khá nhiều dòng PIC và có rất nhiều khác biệt về phần cứng, nhưng chúng ta có thể điểm qua một vài nét như sau : 8/16 bít CPU, xây dựng theo kiến trúc trên kiến trúc Harvard sửa đổi, với tập lệnh rút gọn (do vậy PIC thuộc loại RISC). Flash và Rom có thể tuỳ chọn 256 byte đến 256 kbybe Các cổng xuất/nhập (mức lôgic thường từ 0v đến 5v, ứng với mức logic 0 và 1) 8/16 bít timer Các chuẩn giao tiếp ngoại vi nối tiếp đồng bộ/ không đồng bộ Bộ chuyển đổi ADC Bộ so sánh điện áp MSSP Pripheral dùng cho các giao tiếp I2C, SPI Bộ nhớ nội EEPROM - có thể ghi/ xoá lên tới hàng triệu lần Modul điều khiển động cơ, đọc encoder Hỗ trợ giao tiếp USB Hỗ trợ điều khiển Ethernet Hỗ trợ giao tiếp CAN Hỗ trợ giao tiếp LIN Hỗ trợ giao tiếp IRDA DSP những tính năng xử lý tín hiệu số Sơ đồ chân vi điều khiển pic18f4520 Các thông số về vi điều khiển pic18f4520 CPU tốc độ cao có 75 cấu trúc lệnh, nếu được cho phép có thể kéo dài đến 83 cấu trúc lệnh. Hầu hết các cấu trúc lệnh chỉ mất một chu kỳ máy, ngoại trừ lệnh rẽ nhánh chương trình mất hai chu kỳ máy Tốc độ làm việc: xung clock đến 40MHz, tốc độ thực thi lệnh 125ns Bộ nhớ chương trình ( flash program memory) là 32kbyte Bộ nhớ dữ liệu SRAM là 1536 byte Bộ nhớ dữ liệu EEPROM là 256 byte 5 port Vào hoặc ra 4 bộ timer 1 capture/compare/PWM modules 1 enhanced capture/ compare/PWM modules Giao tiếp nối tiếp : MSSP, enhanced USART. Cổng giao tiếp song song. 13 bộ Analog to Digital module 10 bít POR,BOR Bên cạnh đó là một vài đặc tính khác của vi điều khiển như: + Bộ nhớ Flash có khả năng ghi xoá được 100.000 lần. + Bộ nhớ EEPROM với khả năng ghi xoá được 1.000.000 lần. + Flash/Dữ liệu bộ nhớ EEPROM có thể lưu trữ hàng 100 năm. + Khả năng tự nạp chương trình với sự điều khiển của phần mềm. + Watchdog timer với bộ dao động trong. + Chức năng bảo mật mã chương trình . + Chế độ SLEEP. + Có thể hoạt động với nhiều dạng Oscillator khác nhau Sơ đồ khối của vi điều khiển pic18f4520 4. Sơ đồ khối bộ nhớ dữ liệu pic18f4520 CHƯƠNG III : TÌM HIỂU VỀ HOẠT ĐỘNG TIMER0 TIMER0 MODULE Các module Timer0 kết hợp các tính năng sau đây: Phần mềm hoạt động như là một lựa chọn bộ đếm thời gian hoặc truy cập vào cả hai bit-8 hoặc chế độ 16-bit có thể đọc và ghi thanh ghi chuyên dụng 8-bit, phần mềm lập trình prescaler đồng hồ lựa chọn mã nguồn (bên trong hoặc bên ngoài) Edge chọn cho đồng hồ bên ngoài ngắt-on-tràn Việc ghi T0CON (Register 01/11) điều khiển tất cả các khía cạnh của hoạt động của mô-đun, bao gồm cả việc lựa chọn prescale.Cả hai đều có thể đọc và ghi. Một sơ đồ khối đơn giản của các mô-đun Timer0 ở chế độ 8-bit được thể hiện trong hình 11-1. Hình 11-2 cho thấy một sơ đồ khối đơn giản của các mô-đun Timer0 ở chế độ 16-bit. REGISTER 11-1: T0CON: TIMER0 CONTROL REGISTER bit 7 TMR0ON: Timer0 On/Off Control bit 1 = chạy Timer0 0 = Dừng Timer0 bit 6 T08BIT: Timer0 8-Bit/16-Bit Điều khiển bit 1 = Timer0 được cấu hình như một bộ đếm thời gian 8-bit / truy cập 0 = Timer0 được cấu hình như một bộ đếm thời gian 16-bit / truy cập bit 5 T0CS: Đồng hồ Timer0 bit Nguồn Lựa chọn 1 = Chuyển đổi trên chân T0CKI 0 = Chỉ dẫn bên trong chu kỳ đồng hồ (CLKO) bit 4 T0SE: Nguồn Timer0 bit Edge Lựa chọn 1 = Tăng trên quá trình chuyển đổi từ cao đến thấp trên T0CKI pin 0 = Tăng trên quá trình chuyển đổi từ thấp đến cao trên T0CKI pin bit 3 PSA: Timer0 Prescaler Assignment bit 1 = TImer0 Prescaler không được giao. Timer0 đồng hồ đầu vào đi qua prescaler. 0 = Timer0 Prescaler được phân công. Timer0 đồng hồ đầu vào đến từ đầu ra prescaler. bit 2-0 T0PS: Lựa chọn Timer0 prescaler bit 111 = 1:256 giá trị Prescale 110 = 1:128 giá trị Prescale 101 = 1:64 giá trị Prescale 100 = 1:32 giá trị Prescale 011 = 1:16 giá trị Prescale 010 = 1:8 giá trị Prescale 001 = 1:4 giá trị Prescale 000 = 1:2 giá trị Prescale 1.1 Hoạt động Timer0 Timer0 có thể hoạt động như là một bộ định thời hoặc ngược lại, lựa chọn với các bit T0CS (T0CON ). Trong chế độ hẹn giờ (T0CS = 0), các gia số module trên mỗi đồng hồ theo mặc định, trừ khi một giá trị prescaler khác nhau được chọn (xem Phần 11,3 "prescaler"). Nếu ghi TMR0 được ghi vào, độ tăng được kìm hãm đối với hai chu trình lệnh sau. Người sử dụng có thể làm việc này bằng cách viết một giá trị điều chỉnh cho ghi TMR0. Chế độ truy cập đang chọn bằng cách thiết lập bit T0CS (= 1). Trong chế độ này, số gia Timer0 hoặc trên tất cả các góc lên và xuống của RA4/T0CKI pin. Cạnh độ tăng được xác định bởi các Timer0 Source Edge Select, T0SE (T0CON ); xoá bit này lựa chọn các góc lên. Các hạn chế trên đầu vào đồng hồ bên ngoài được tính sau. Một nguồn clock bên ngoài có thể được sử dụng để cung cấp cho Timer0, tuy nhiên, nó phải đáp ứng các yêu cầu nhất định để đảm bảo rằng đồng hồ từ bên ngoài có thể được đồng bộ hóa với pha bên trong đồng hồ (TOSC). Một trễ pha giữa đồng bộ và bắt đầu tăng dần của bộ hẹn giờ / truy cập. 1.2 Các Timer0 Đọc và Ghi trong 16-Bit Mode TMR0H không phải là byte cao thật sự của Timer0 ở chế độ 16-bit, nó thực tế là một phiên bản có bộ đệm của byte cao của Timer0 mà không trực tiếp có thể đọc được và cũng không thể xin lệnh (xem hình 11-2). TMR0H được updated với các nội dung của byte cao của Timer0 trong một đọc của TMR0L. Điều này cung cấp khả năng đọc tất cả 16 bit của Timer0 mà không cần phải xác minh rằng đọc của byte cao và thấp là có giá trị, do Rollover giữa kế tiếp lần đọc của byte cao và thấp. Tương tự, một ghi cho các byte cao của Timer0 cũng phải được thực hiện thông qua việc ghi TMR0H bộ nhớ đệm. Các byte cao được cập nhật với các nội dung của TMR0H khi ghi ra TMR0L. Điều này cho phép tất cả 16 bit của Timer0 để được cập nhật cùng một lúc. 1.3 Prescaler ("bộ chia"or " bộ đếm gộp trước" ) Một truy cập 8-bit có sẵn như một prescaler cho Timer0 module. Prescaler này không thể trực tiếp đọc hoặc ghi, giá trị của nó được thiết lập bởi các PSA và T0PS bit (T0CON ) trong đó xác định việc giao prescaler và tỷ lệ prescale. Xoá các bit PSA gán các prescaler cho Timer0 module. Khi nó được gán, giá trị prescale từ 1:02 đến 1:256 trong điện của 2 số gia được lựa chọn. Khi gán cho các module Timer0, tất cả chỉ dẫn ghi vào TMR0 ghi (ví dụ, CLRF TMR0, MOVWF TMR0, BSF TMR0, vv) xóa số đếm prescaler. 1.4 Chuyển mạch prescaler Việc giao prescaler là hoàn toàn dưới sự kiểm soát phần mềm và có thể được thay đổi "on-the-fly" trong quá trình thực hiện chương trình. 1.5 Ngắt Timer0 Việc ngắt TMR0 được tạo ra khi ghi TMR0 tràn từ FFh đến 00h trong 8-bit mode, hoặc từ FFFFh để 0000h ở chế độ 16-bit. Tràn này thiết lập bit cờ TMR0IF. Việc ngắt có thể được ẩn bằng cách xóa bit TMR0IE (INTCON ). Trước khi cho phép tái ngắt, các bit TMR0IF phải được xoá trong phần mềm của những lần định kỳ ngắt. Kể từ khi Timer0 bị dừng tại mode Sleep “quá trình nghỉ”, các TMR0 ngắt không thể hoạt động bộ vi xử lý từ quá trình nghỉ. TIMER1 MODULE Các bộ đếm thời gian timer1 / counter module kết hợp các tính năng này: Phần mềm có thể lựa chọn hoạt động như một bộ đếm thời gian 16-bit hoặc truy cập có thể đọc và ghi 8-bit có khả năng ghi (TMR1H và TMR1L) xung lựa chọn mã nguồn (bên trong hay bên ngoài) với xung điện hoặc timer1 tùy chọn dao động bên trong ngắt-on-tràn Thiết lập lại trên CCP. Kích hoạt đặc biệt Thiết bị xung nhịp trạng thái cờ (T1RUN) Một sơ đồ khối đơn giản của các mô-đun timer1 được thể hiện trong hình 12-1. Một sơ đồ khối của các hoạt động của mô-đun tại mode Đọc Ghi / được thể hiện trong hình 12-2. Module này kết hợp dao động riêng giảm năng lượng của nó để cung cấp một xung clocking bổ sung. Các bộ dao động timer1 cũng có thể được sử dụng như một nguồn xung năng lượng thấp cho bộ vi điều khiển trong hoạt động quản lý điện năng. Timer1 cũng có thể được sử dụng để cung cấp cho Real-Time Clock (RTC) với các tính năng ứng dụng. Timer1 được điều khiển thông qua ghi T1CON Control (Đăng ký 01/12). Nó cũng bao gồm các timer1 Cho phép tạo dao động bit (T1OSCEN). Timer1 có thể được kích hoạt hay vô hiệu hóa bằng cách cài đặt hoặc xoá bit điều khiển, TMR1ON (T1CON ). bit 7 RD16: 16-Bit Đọc / ghi Kích hoạt chế độ bit 1 Cho phép = ghi đọc / ghi của timer1 hoạt động 16-bit một 0 Cho phép = ghi đọc / ghi của timer1 trong hai hoạt động 8-bit bit 6 T1RUN: timer1 hệ thống Clock trạng thái bit 1 = xung nhịp thiết bị có nguồn gốc từ bộ dao động timer1 0 = xung nhịp thiết bị có nguồn gốc từ một nguồn khác bit 5-4 T1CKPS : timer1 đầu vào Clock prescale Chọn bit 11 = 01:08 prescale giá trị 10 = 01:04 prescale giá trị 01 = 01:02 prescale giá trị 00 = 01:01 prescale giá trị bit 3 T1OSCEN: timer1 tạo dao động Cho phép bit 1 = timer1 bộ dao động được kích hoạt bộ dao động 0 = timer1 là tắt Biến tần bộ dao động và
Tài liệu liên quan