Đề tài Tìm hiểu việc hoàn thiện công tác tổ chức lao động tại công ty xi măng - Đá vôi Phú Thọ

Cùng với sự phát triển như vũ bão của cuộc cácrh mạng khoa học kỹ thuật và sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt trên thị trường thì vấn đề sống còn đối với các doanh nghiệp hiện nay là phải nâng cao năng suất lao động , chất lượng sản phẩm và hiệu quả sản xuất đồng thời phải cố gắng hạ giá thành sản phẩm từ đó mang lại lợi nhuận cao.

doc62 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1275 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tìm hiểu việc hoàn thiện công tác tổ chức lao động tại công ty xi măng - Đá vôi Phú Thọ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU Cùng với sự phát triển như vũ bão của cuộc cácrh mạng khoa học kỹ thuật và sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt trên thị trường thì vấn đề sống còn đối với các doanh nghiệp hiện nay là phải nâng cao năng suất lao động , chất lượng sản phẩm và hiệu quả sản xuất đồng thời phải cố gắng hạ giá thành sản phẩm từ đó mang lại lợi nhuận cao. Để đạt được hiệu quả lợi nhuận cao trong sản xuất phải tiết kiệm được lao động sống và sử dụng có hiệu quả lao động hiện có. Tổ chức lao động khoa học là điều kiện không thể thiếu được để nâng cao năng suất lao động và hiệu quả sản suất. Việc vận dụng và áp dụng những thành tựu của tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trong quá trình lao động đòi hỏi phải được thực hiện một cách đồng bộ hệ thống các biện pháp về tổ chức kỹ thuật, tâm sinh lý, kinh tế và xã hội. Đây chính là nhiệm vụ của tổ chức lao động khoa học. Nhận thấy sự cần thiết của công tác tổ chức lao động và ý nghĩa của vấn đề này trong quá trình thực tập tại công ty xi măng - đá vôi Phú Thọ em đã đi sâu tìm hiểu và lựa chọn đề tài “ Hoàn thiện công tác tổ chức lao động tại công ty xi măng - đá vôi Phú Thọ” làm chuyên đề thực tập. Về kết cấu chuyên đề, ngoài phần mở đầu và kết luận chuyên đề của em gồm 3 phần: Phần I: Lý luận chung về tổ chức lao động khoa học Phần II: Thực trạng tổ chức lao động tại công ty xi măng đá vôi Phú Thọ Phần III: Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác tổ chức lao động tại công ty xi măng đá vôi Phú Thọ. PHẦN I- LÝ LUẬN CHUNG VỀ TỔ CHỨC LAO ĐỘNG KHOA HỌC I. Khái niệm, mục đích, ý nghĩa, nhiệm vụ của tổ chức lao động khoa học trong doanh nghiệp. 1. Khái niệm: Lao động là hoạt động có mục đích, có ý thức của con người tác động vào giới tự nhiên biến đổi giới tự nhiên nhằm thoả mãn nhu cầu về đời sống của mình. Quá trình lao động là tổng thể những hành động ( hoạt động lao động ) của con người hoàn thành một nhiệm vụ sản xuất nhất định. Quá trình lao động luôn là một hiện tượng kinh tế, vì vậy nó luôn được xem xét trên hai mặt: Mặt vật chất và mặt xã hội. Về mặt vật chất quá trình lao động là sự kết hợp 3 yếu tố: lao động , đối tượng lao động và công cụ lao động . Trong quá trình này con người sử dụng công cụ lao động tác động lên đối tượng lao động nhằm mục đích làm cho chúng thích ứng với nhu cầu của mình. Về mặt xã hội thể hện sự phát sinh các mối quan hệ qua lại giữ những người lao động với nhau trong lao động . Các mối liên hệ đó làm hình thành tính chất tập thể, tính chất xã hội của lao động . Quá trình lao động là bộ phận của quá trình sản xuất. Quá trình sản xuất được thực hiện trên cơ sở thực hiện trọn vẹn các quá trình lao động mà mỗi quá trình lao động trong đó chỉ là một giai đoạn nhất định trong việc chế tạo ra sản phẩm. Tuy nhiên trong một số truờng hợp quá trình sản xuất không chỉ có tác động của con người trong quá trình lao động mà còn có tác động của lực lượng tự nhiên. Do đó trong khái niệm quá trình sản xuất gồm một tổng thể nhất định các quá trình lao động và các quá trình tự nhiên. Giữa chúng có mối liên hệ mật thiết với nhau có tính đồng nhất về mục đích cuối cùng. Cho dù quá trình lao động được diễn ra trong điều kiện nào thì cũng phải tổ chức sự kết hợp giữa 3 yếu tố cơ bản của quá trình lao động và các mối quan hệ giữa con người với con người trong quá trình lao động để hoàn thành mục tiêu của quá trình đó, tức là phải tổ chức lao động . Như vậy tổ chức lao động là tổng thể các biện pháp, phương pháp, thủ thuật nhằm bảo đảm sự kết hợp một cách có hiệu quả nhất con người trong qúa trình lao động với các yếu tố vật chất của sản xuất trong không gian và thời gian nhất định . Tổ chức lao động là một bộ phận không thể tách rời của tổ chức sản xuất. Muốn cho hoạt động sản xuất vật chất được diễn ra nhịp nhàng, đem lại hiệu quả cao đòi hỏi người quản lý phải áp dụng tổ chức lao động khoa học vào trong quá trình sản xuất. 2. Mục đích của tổ chức lao động khoa học Tổ chức lao động khoa học nhằm đạt được kết quả lao động cao đồng thời đảm bảo sức khoẻ, an toàn cho người lao động và phát triển toàn diện người lao động , góp phần củng cố các mối quan hệ xã hội giữa người lao động và phát triển tập thể lao động . Mục đích này được xuất phát từ việc đánh giá cao vai trò của con người trong quá trình tái sản xuất xã hội . Với tư cách là lực lượng sản xuất chủ yếu , người lao động chính là kẻ sáng tạo lên những thành quả kinh tế kỹ thuật của xã hội và cũng chính là người sử dụng những thành quả đó. Do đó mọi biện pháp cải tiến tổ chức lao động , cải tiến tổ chức sản xuất đều phải hướng vào việc tạo điều kiện cho người lao động làm việc có hiệu quả hơn, khuyến khích và thu hút con người tự giác tham gia vào quá trình lao động ngày càng được hoàn thiện. 3. Ý nghĩa của tổ chức lao động khoa học Về mặt kinh tế tổ chức lao động khoa học cho phép nâng cao năng suất lao động , tăng cường hiệu quả sản xuất nhờ tiết kiệm lao động sống và sử dụng có hiệu quả nhất các nguồn vật tư, trang thiết bị, nguyên vật liệu hiện có. Ngoài ra nó còn có tác dụng làm giảm hoặc thậm chí loại trừ hẳn nhu cầu về vốn đầu tư cơ bản, vì nó đảm bảo tăng năng suất nhờ áp dụng các phương pháp tổ chức các quá trình lao động hoàn thiện nhất. Đồng thời nó cũng có tác dụng trong việc thúc đẩy sự phát triển, hoàn thiện của kỹ thuật và công nghệ sản xuất , nâng cao trình độ kỹ thuật hoá quá trình lao động và đó chính là điều kiện để nâng cao năng suất lao động và hiệu quả sản xuất . Về mặt xã hội tổ chức lao động khoa học có tác dụng giảm nhẹ lao động và an toàn lao động , đảm bảo sức khoẻ cho người lao động , làm cho người lao động khoa học không ngừng hoàn thiện chính mình , thu hút con người tự giác tham gia vào lao động cũng như nâng cao trình độ văn hoá chuyên môn của họ. 4. Nhiệm vụ của tổ chức lao động khoa học . Về mặt kinh tế: Có nhiệm vụ đảm bảo tăng hiệu quả sản xuất trên cơ sở tăng năng suất lao động , tiết kiệm vật tư, tiền vốn. Để giải quyết được nhệm vụ này thì phải thực hiện các biện pháp nhằm hạn chế những lãng phí về mọi mặt của người lao động . Về mặt xã hội: Có nhiệm vụ đảm bảo thường xuyên nâng cao trình độ văn hoá, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tay nghề cho người lao động tạo bầu không khí tập thể hoà hợp, những điều kiện thuận lợi để hạn chế ở mức thấp nhất những yếu tố gây trở ngại cho người lao động ,bằng mọi cách nâng cao mức độ hấp dẫn của lao động tiến tới biến lao động thành nhu cầu thiết yếu của con ngươì. Về mặt tâm sinh lý: Đảm bảo cố gắng tạo ra những điều kiện thuận lợi để hạn chế đến mức thấp nhất những bất lợi của môi trường và của tính chất công việc để bảo vệ sức khoẻ, duy trì khả năng làm việc của người lao động . II. Những nội dung cơ bản của tổ chức lao động khoa học . 1. Công tác định mức lao động . Định mức lao động là việc xây dựng và áp dụng các mức lao động đối với tất cả các quá trình lao động một cách chính xác và có căn cứ khoa học . Đây là quá trình dự tính và tổ chức thực hiện các biện pháp về tổ chức và kỹ thuật để thực hiện công việc có năng suất lao động cao, trên cơ sở đó xác định mức tiêu hao lao động để thực hiện công việc. Mức lao động là luợng lao động hao phí được quy định để hoàn thành một đơn vị sản phẩm hay một khôí lượng công việc đúng tiêu chuẩn chất lượng trong điều kiện tổ chức kỹ thuật nhất định. Điều kiện tổ chức kỹ thuật đó là trình độ tổ chức và phục vụ nơi làm việc , là máy móc thiết bị, công cụ lao động , chất lượng nguyên vật liệu và trình độ lành nghề của người công nhân. Mức lao động chính là cơ sở để cân đối năng lực sản xuất , xác định nhiệm vụ của từng bộ phận. Việc thực hiện đầy đủ và chặt chẽ mức lao động sẽ tạo điều kiện xây dựng mức có căn cứ khoa học , nâng cao hiệu quả sử dụng lao động nhất là thời gian làm việc của ngưòi lao động đảm bảo thu nhập thực tế cuả người lao động tương xứng với số lượng và chất lượng lao động mà họ bỏ ra. Vì vậy công tác định mức lao động là một nội dung quan trọng của tổ chức lao động. Cụ thể, định mức lao động có các vai trò sau: - Định mức lao động là cơ sở để kế hoạch hoá lao động - Định mức lao động là cơ sở để xác định hao phí lao động tối ưu và phấn đấu tiết kiệm thời gian lao động - Định mức lao động là cơ sở để bổ trí lao động hợp lý để dựa vào đó tiến hành phân phối công việc cho từng người - Định mức lao động là cơ sở để phân phối theo lao động : mức lao động là thước đo hao phí lao động để làm ra một đơn vị sản phẩm, cho ta biết hao phí thời gian mà công nhân bỏ ra để hoàn thành công việc. Vì vậy nó là cơ sở để trả lương cho người lao động . Mức thời gian(Mtg): Là lượng thời gian hao phí được quy định cho một hoặc một nhóm người lao động có trình độ chuyên môn thích hợp để hoàn thành một đơn vị sản phẩm hoặc khôí lượng công việc đúng tiêu chuẩn chất lượng trong đièu kiện tổ chức kỹ thuật nhất định. Mức sản lưọng( Msl): Là số lượng đơn vị sản phẩm hay khôí lượng công việc quy định cho một hoặc một nhóm ngưòi lao động có trình độ nghiệp vụ thích hợp phải hoàn thành trong một đơn vị thời gian đúng tiêu chuẩn chất lượng trong những điều kiện tổ chức kỹ thuật nhất định. Msl = T/Mtg Trong đó: T:Đơn vị thời gian tính trong Msl( giờ , ca) Mức phục vụ ( Mpv): Là số máy móc thiết bị, số đơn vị diện tích được quy định cho một hoặc một nhóm người có trình độ nghiệp vụ thích hợp phải phục vụ trong những điều kiện tổ chức kỹ thuật nhất định, công việc ổn định và lặp lại có chu kỳ. Đơn vị đo mức phục vụ là số đối tượng phục vụ trên một hoặc một nhóm người lao động . Mức biên chế (mức định biên): Là số lượng ngưòi lao động có trình độ nghiệp vụ thích hợp được quy định để thực hiện một chức năng công việc cụ thể trong một bộ máy quản lý nhất định. Đơn vị tính mức biên chế là số người trong bộ máy đó. 2. Phân công và hiệp tác lao động Để tổ chức lao động nhiệm vụ hàng đầu là phải bố trí lao động vào các công việc cụ thể để xác định sự phối hợp giữa các hoạt động, nói cách khác là phải tổ chức phân công và hiệp tác lao động. Do phân công lao động mà tất cả các cơ cấu về lao động trong doanh nghiệp được hình thành tạo nên một bộ máy với tất cả các bộ phận chức năng cần thiết và với tỷ lệ tương ứng theo yêu cầu của sản xuất. Hiệp tác lao động là sự vận hành cơ cấu trong không gian và thời gian. 2.1. Phân công lao động Phân công lao động trong doanh nghiệp là sự chia nhỏ toàn bộ công việc của doanh nghiệp để giao cho từng người hoặc nhóm người lao động thực hiện. Đó là quá trình gắn từng người lao động với từng nhiệm vụ phù hợp với khả năng của họ nhằm mục đích tăng năng suất lao động, giảm chu kỳ sản xuất do việc nắm bắt nhanh chóng các kỹ năng thực hiện công việc trong quá trình chuyên môn hoá lao động. Phân công lao động chính là sự chuyên môn hoá lao động được thực hiện trên cơ sở khách quan của sản xuất, xuất phát từ trình độ phát triển của lự lượng sản xuất, của phương pháp công nghệ. Phân công lao động là quy luật chung của mọi hình thái kinh tế xã hội. Phân công lao động phải đáp ứng được các yêu cầu sau: - Căn cứ vào mức lao động tiên tiến để tính toán số lượng và chất lượng lao động cần thiết cho đơn vị sản xuất và ở từng bộ phận - Bố trí người lao động phù hợp với từng yêu cầu của giai đoạn sản xuất, công nghệ sản xuất, vừa đảm bảo vị trí sản xuất vừa có thể kiêm nhiệm được các công việc khác nhằm mục đích hạn chế tính đơn điệu, tiết kiệm lao động và tiền công. Trong doanh nghiệp phâncông lao động thường được thực hiện dưới ba hình thức sau: + Phân công lao động theo chức năng + Phân công lao động theo công nghệ + Phân công lao động theo mức độ phức tạm của công việc . 2.2 Hiệp tác lao động . Hiệp tác lao động là sự phối hợp các dạng lao động đã được chia nhỏ do phân công lao động hay đó là quá trình liên kết, phối hợp các hoạt động riêng rẽ của từng cá nhân người lao động cũng như các bộ phận thực hiện các chức năng lao động nhất định nhằm hoàn thành mục tiêu của sản xuất với hiêụ quả kinh tế caco nhất. 2.2.1 Hiệp tác lao động về mặt không gian Gồm có hiệp tác lao động giữa các xí nghiệp, các phân xưởng chuyên môn hoá, các bộ phận chuyên môn hoá trong một phân xưởng, giữa các phòng ban chức năng và giữa các cá nhân với nhau trong tổ đội sản xuất . Tuỳ theo tính chất công việc, đặc điểm quy trình sản xuất, công nghệ mà tổ sản xuất có thể đuợc tổ chức theo các hình thức sau: - Tổ sản xuất tổng hợp: Bao gồm những công nhân có những nghề khác nhau nhưng cùng thực hiện những công việc của quá trình thống nhất. - Tổ sản xuất chuyên môn hoá: Gồm những công nhân cùng nghề, cùng hoàn thành những công việc có quá trình công nghệ giống nhau. - Tổ sản xuất theo ca là tổ sản xuất mà tất cả các thành viên cùng làm việc trong một ca . - Tổ sản xuất theo máy: Các thành viên của tổ làm việc theo những ca khác nhau trên cùng một máy. 2.2.2. Hiệp tác lao động về mặt thời gian Đây chính là việc tổ chức các ca làm việc trong một ngày đêm. Tuỳ theo đặc điểm của quá trình sản xuất mà ở mỗi đơn vị sản xuất cần bố trí ca kíp làm việc hợp lý, thực hiện chế độ đổi ca, luân phiên hợ lý nhằm đảm bảo sức khỏe cho người lao động hiệp tác lao động chặt chẽ sẽ tạo điều kiện tăng năng suất lao động, kính thích tinh thần thi đua trong sản xuất tiết kiệm lao động sống và sử dụng có hiệu quả lao động vật hoá. 3. Tổ chức và phục vụ nơi làm việc Nơi làm việc là một phần diện tích và không gian sản xuất được trang bị thiết bị các phương tiện vật chất kỹ thuật cần thiết để hoàn thành nhiệm vụ sản xuất của mình. Tổ chức và phục vụ nơi làm việc gồm 2 nội dung: - Tổ chức nơi làm việc là một hệ thống các biện pháp nhằm thiết kế nơi làm việc trang bị cho nơi làm việc những thiết bị dụng cụ cần thiết và sắp xếp bố trí chúng theo một trật tự nhất định. Tổ chức nơi làm việc gồm 3 nội dung chủ yếu là: Thiết kế nơi làm việc, trang bị nơi làm việc và bố trí nơi làm việc. - Thiết kế nơi làm việc: sản xuất càng phát triển thì trình độ cơ khí hoá càng cao quá trình lao động của công nhân đều có đặc điểm chung đó là quá trình điều khiển các máy móc thiết bị, điều này đã xoá bỏ dần sự cách biệt về nội dung lao động. Đây cũng là điều kiện thuận lợi để xây dựng các thiết kế mẫu cho nơi làm việc nhằm nâng cao hiệu quả lao động -Trang bị nơi làm việc là đảm bảo đầy đủ các loại máy móc thiết bị dụng cụ cần thiết cho nơi làm việc theo yêu cầu của nhiệm vụ sản xuất và chức năng lao động . Trang bị nơi làm việc chỉ có hiệu quả khi nó phù hợp với nội dung của quá trình sản xuất cả về số luợng và chất luợng. Sản xuất càng phát triển trình độ tổ chức lao động càng cao thì việc trang bị nơi làm việc càng hoàn chỉnh 4 -Điều kiện lao động và chế độ làm việc, nghỉ ngơi -Khái niệm: Điều kiện lao động là tổng hợp các nhân tố của môi trường sản xuất có ảnh hưởng đến sức khỏe và khả năng làm việc của người lao động. -Phân loại các nhóm điều kiện lao động: +Nhóm điều kiện tâm sinh lý lao động: * Sự căng thẳng về thể lực * Sự căng thẳng về thần kinh * Tư thế lao động * Tính đơn điệu của lao động + Nhóm điều kiện về vệ sinh, phòng bệnh của môi trường: * Vi khí hậu * Tiếng ồn * Môi trường không khí * Tia bức xạ, tia hồng ngoại, Ion hoá và chiếu sáng * Sự tiếp xúc với dầu mỡ, hoá chất độc hại * Phục vụ vệ sinh và sinh hoạt + Nhóm điều kiện tâm lý xã hội: * Bầu không khí tâm lý trong tập thể, tác phong của người lãnh đạo, chế độ khen thưởng và kỷ luật * Điều kiện thể hiện thái độ đối với người lao động, thi đua phát huy sáng kiến sáng tạo. + Nhóm điều kiện chế độ làm việc nghỉ ngơi: * Sự luân phiên giữa các ca làm việc,thời gian nghỉ giải lao. * Độ dài thời gian nghỉ, hình thức nghỉ Tất cả các nhân tố trên đều có tác động, ảnh hưởng đến sức khoẻ, khả năng làm việc của con người trong quá trình lao động. Mỗi nhân tố khác nhau có tác động, gây ảnh hưởng khác nhau tới con người. Vấn đề là phải xác định những nhân tố có hại cho sức khoẻ của người lao động và tìm ra các biện pháp khắc phục nhầm tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động. -Xây dựng chế độ làm việc, nghỉ ngơi. Khả năng làm việc của con người là khả năng để con người hoàn thành một khối lượng công việc nhất định trong một thời gian nhất định. Chỉ tiêu cơ bản để xác định khả năng làm việc của người lao động là năng suất lao động tức là số lượng sản phẩm được sản xuất ra trong một đơn vị thời gian hoậc só lượng thời gian của lao động hao phí để hoàn thàmh một đơn vị sản phẩm với một chất lượng nhất định. Khả năng làm việc của người lao động được chia ra làm ba thời kỳ trong ca làm việc. +Thời kỳ tăng khả năng làm việc: Bắt đầu vào ca làm việc, công nhân không đạt được ngay năng lực làm việc cao nhất, cơ thể đòi hỏi phải có thời gian thích nghi đối với công việc, tạo ra một nhịp điệu làm việc nhất định, thời kỳ nằy kéo dài từ 15 phút đến 1,5 giờ tuỳ theo từng loại công việc. +Thời kỳ ổn định khả năng làm việc: Sau thời kỳ tăng khả năng làm việc là thời kỳ khả năng làm việc ổn định cao. Trong thời kỳ này quá trình sinh lý trong cơ thể của con người diễn ra một cách nhịp nhàng và đồng bộ. Các chỉ tiêu sản xuất đạt được như năng xuất lao động, chất lượng sản phẩm của thời kỳ này là tốt. Thời kỳ này kéo dài từ 2 đến 2,5 giờ. +Thời kỳ giảm khả năng làm việc: Sau thời kỳ ổn định, khả năng làm việc giảm dần. Trong thời kỳ này sự chú ý bị phân tán, các chuyển động chậm lại, số sai sót tăng lên, công nhân có cảm giác mệt mỏi.Để phục hồi khả năng làm việc phải bố trí thời gian nghỉ ngơi hợp lý. Như vậy xây dựng chế độ làm việc nghỉ ngơi hợp lý trong xí nghiệp bao gồm: * Chế độ làm việc, nghỉ ngơi trong ca * Chế độ làm việc, nghỉ ngơi trong tuần * Chế độ làm việc, nghỉ ngơi trong năm 5 - Kỷ luật lao động -Kỷ luật lao động là nền tảng để xây dựng xã hội. Không có kỷ luật thì không thể điều chỉnh được mối quan hệ giữa người với người trong sản xuất và trong các hoạt động của họ trong các tổ chức xã hội. Kỷ luật lao động là những tiêu chuẩn quy định hành vi của con người trong xã hội, nó được xây dựng trên cơ sở pháp lý hiện hành và những chuẩn mực đạo dức xã hội. Kỷ luật lao động xã hội chủ nghĩa là một khái niệm rộng về mặt nội dung, nó bao hàm kỷ luật về lao động, kỷ luật về tuân theo quy trình công nghệ và kỷ luật về sản xuất. -Về mặt lao động: Kỷ luật lao động là sự chấp hành và thực hiện một cách tự nguyện, tự giác các chế độ ngày làm việc của công nhân viên (thời gian bắt đầu và thơ gian kết thúc ca làm việc, thời gian nghỉ ngơi, trong giờ làm việc phải tuân theo mọi qui định do doanh nghiệp đề ra. -Về mặt công nghệ: Kỷ luật lao động là sự chấp hành một cách chính xác các quy trình công nghệ, các chế độ làm việc, quy trình vận hành của máy móc, thiết bị . . . -Về mặt sản xuất: Kỷ luật lao động là sự thực hiện nghiêm túc các nhiệm vụ sản xuất được giao, có ý thức bảo vệ, giữ gìn máy móc, thiết bị, dụng cụ, vật tư. . .,là sự chấp hành các chỉ thị, mệnh lệnh về sản xuất của cán bộ lãnh đạo, tuân theo các chế độ bảo hộ lao động, kỹ thuật an toàn và vệ sinh sản xuất. Kỷ luật lao động có vai trò to lớn trong sản xuất, bất kỳ một nền sản xuất xã hội nào đều không thể thiếu được kỷ luật lao động. Bởi vì để đạt được mục đích của sản xuất thì phải đồng nhất với cố gắng của tất cả mọi công nhân trong toàn xí nghiệp. Do vậy phải tạo được một trật tự cần thiết và phối hợp thống nhất hoạt động của tất cả mọi người tham gia vào quá trình lao động, quá trình sản xuất. Chấp hành tốt kỷ luật lao động sẽ làm cho thời gian lao động hữu ích tăng lên, các quy trình công nghệ được bảo đảm, máy móc, thiết bị, vật tư, nguyên vật liệu được sử dụng với hiệu suất cao hơn. Tất cả những cái đó làm tăng số lượng và chất lượng của sản phẩm. Tăng cường kỷ luật lao động sẽ giúp cho quá trình lao động diễn ra một cách liên tục và tạo điều kiên cho việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, những kinh nghiệm tiên tiến vào sản xuất. Ngoài ra tăng cường kỷ luật lao động còn là một biện pháp để giáo dục và rèn luyện con người mới, phát huy tinh thần trách nhiệm, ý thức tập thể để góp phần xây dựng một xã hội kỷ cương, trật tự. 6- Kích thích vật chất và tinh thần đối với người lao động. Kích thích vật chất cho người lao động là tổng thể tất cả các biện pháp nhằm thỏa mãn nhu cầu vật chất cho người lao động, qua đó tạo điều kiện cho họ k
Tài liệu liên quan