Đề tài Tin học văn phòng với sinh viên Khoa Kinh tế - Luật

Như mọi người đã biết, trong thời đại khoa học công nghệ thông tin tiến nhanh như vũ bão, những thành tựu của công nghệ thông tin được ứng dụng rộng rãi trong mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế, xã hội , tin học không những là một môn khoa học mà nó còn là một trong những kĩ năng mềm rất quan trọng mà tất cả chúng ta cần phải có được. Đặc biệt, đối với sinh viên ngành Kinh tế thì nó được xem như là một điều kiện cần để chúng ta có thể xin được việc làm và làm việc một cách có hiệu quả. Bên cạnh các kiến thức chuyên môn cần có, được trang bị trong trường Đại học, các nhà tuyển dụng thường yêu cầu rất cao khả năng sử dụng thành thạo các phần mềm tin học văn phòng như: Word, Excel, Access, Và trong những năm gần đây, thì những yêu cầu đó ngày càng cao hơn trước rất nhiều lần. Trước tình hình đó, với mục đích trang bị kiến thức cho sinh viên và nâng cao chất lượng đào tạo, trong nhiều năm qua, Khoa Kinh tế - Luật thuộc Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, đã đưa tin học vào chương trình giảng dạy của mình. Thế nhưng, việc thực hiện nay có khả thi không? Nó có đáp ứng được nhu cầu của sinh viên hay không? Cảm nhận của sinh viên Khoa về việc dạy và học tin học tại Khoa như thế nào?. Chính vì những lí do đó, mà nhóm chúng tôi đã quyết định chọn nghiên cứu đề tài: “Tin học văn phòng với sinh viên Khoa Kinh tế - Luật”

doc42 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1323 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tin học văn phòng với sinh viên Khoa Kinh tế - Luật, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI CẢM ƠN ((( Để có được một công trình nghiên cứu hoàn chỉnh như ngày hôm nay, nhóm chúng tôi xin chân thành cảm ơn Thầy NGUYỄN ĐÌNH UÔNG đã rất nhiệt tình hướng dẫn chúng tôi trong suốt quá trình thực hiện công trình nghiên cứu. Với tinh thần trách nhiệm và nhiệt huyết của một nhà giáo, Thầy đã tận tình chỉ bảo, định hướng giúp công trình hoàn thành một cách chặt chẽ và khoa học hơn. Chúng tôi cũng xin chân thành cảm ơn Phòng Đào tạo, Bộ môn Tin học quản lý Khoa Kinh tế - Luật đã tận tình giúp đỡ, cung cấp những tài liệu thực tế, tạo mọi điều kiện tốt nhất để chúng tôi có thể hoàn thành tốt công trình này. Đồng thời, chúng tôi cũng rất cảm ơn sự hợp tác nhiệt tình của các anh(chị) sinh viên Khoa Kinh tế - Luật. Tuy vậy, trong qúa trình làm chũng tôi cũng gặp nhiều khó khăn như: Việc chon mẫu phi xác suất sẽ làm cho dữ liệu không được chuẩn xác 100%, tài liệu tim kiếm trên mạng còn khô khan, việc nghiên cứu can thiệp vào chương trình của Khoa Kinh tế nên gặp nhiều khó khăn tế nhị....Những khó khăn này hy vọng sẽ được bổ khuyết trong các đề tài khác. Một lần nữa, nhóm chúng tôi xin chân thành cảm ơn! TP. Hồ Chí Minh, ngày 10 tháng 01 năm 2010 Nhóm sinh viên thực hiện Nhóm 25 PHẦN A: PHẦN MỞ ĐẦU ((( I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU III. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU IV. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VI. TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI VII. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Như mọi người đã biết, trong thời đại khoa học công nghệ thông tin tiến nhanh như vũ bão, những thành tựu của công nghệ thông tin được ứng dụng rộng rãi trong mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế, xã hội…, tin học không những là một môn khoa học mà nó còn là một trong những kĩ năng mềm rất quan trọng mà tất cả chúng ta cần phải có được. Đặc biệt, đối với sinh viên ngành Kinh tế thì nó được xem như là một điều kiện cần để chúng ta có thể xin được việc làm và làm việc một cách có hiệu quả. Bên cạnh các kiến thức chuyên môn cần có, được trang bị trong trường Đại học, các nhà tuyển dụng thường yêu cầu rất cao khả năng sử dụng thành thạo các phần mềm tin học văn phòng như: Word, Excel, Access,… Và trong những năm gần đây, thì những yêu cầu đó ngày càng cao hơn trước rất nhiều lần. Trước tình hình đó, với mục đích trang bị kiến thức cho sinh viên và nâng cao chất lượng đào tạo, trong nhiều năm qua, Khoa Kinh tế - Luật thuộc Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, đã đưa tin học vào chương trình giảng dạy của mình. Thế nhưng, việc thực hiện nay có khả thi không? Nó có đáp ứng được nhu cầu của sinh viên hay không? Cảm nhận của sinh viên Khoa về việc dạy và học tin học tại Khoa như thế nào?... Chính vì những lí do đó, mà nhóm chúng tôi đã quyết định chọn nghiên cứu đề tài: “Tin học văn phòng với sinh viên Khoa Kinh tế - Luật” MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU: 1. Cung cấp thông tin cho những người quan tâm đến đề tài. 2. Giúp các sinh viên thấy được tầm quan trọng của tin học, và để có định hướng tốt hơn trong việc trang bị kĩ năng tin học phù hợp với yêu cầu của nhà tuyển dụng. 3. Giúp nhà tuyển dụng có cái nhìn tổng quát hơn về trình độ tin học văn phòng của sinh viên Khoa Kinh tế – Luật. 4. Cung cấp thông tin cho Khoa Kinh tế – Luật để đưa ra kế hoạch đào tạo hợp lý và có hiệu quả cho sinh viên của Khoa. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU: - Khảo sát, tìm hiểu kỹ năng tin học văn phòng của sinh viên Khoa Kinh tế – Luật. - Tìm hiểu nhận thức của sinh viên về tầm quan trọng của tin học đối với nghề nghiệp của mình trong tương lai. - Nghiên cứu các chương trình giảng dạy tại Khoa, sự đánh giá của sinh viên về các chương trình được học. - Tìm hiểu nhu cầu học thêm tin học của sinh viên Khoa Kinh tế – Luật. - Đưa ra một số giải pháp phù hợp với tình hình hiện tại. - Trên cơ sở đó, chúng tôi sẽ kiến nghị lên Khoa để có kế hoạch giảng dạy phù hợp. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU: Đối tượng, khách thể: a. Đối tượng: Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các chương trình giảng dạy tại Khoa Kinh tế - Luật; nhu cầu, trình độ tin học, sự hiểu biết của sinh viên Khoa Kinh tế - Luật về yêu cầu của nhà tuyển dụng đối với tin học văn phòng. b. Khách thể: Khách thể của quá trình nghiên cứu đề tài này là sinh viên Khoa Kinh tế - Luật thuộc Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. Phạm vi nghiên cứu: Đề tài này được nghiên cứu trong phạm vi là sinh viên hệ đào tạo chính qui niên khóa 2009 - 2010 của Khoa Kinh tế - Luật thuộc Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: - Thu thập dữ liệu sơ cấp bằng cách sử dụng bảng câu hỏi để thực hiện khảo sát sinh viên Khoa Kinh tế - Luật về các thông tin liên quan đến mục đích nghiên cứu của đề tài. Bảng câu hỏi này gồm có 18 câu bao gồm các câu hỏi về trình độ tin học, sự hiểu biết của sinh viên Khoa Kinh tế - Luật về nhu cầu của nhà tuyển dụng về kỹ năng tin học. - Thực hiện phỏng vấn đại diện Bộ môn tin học quản lí – Khoa Kinh tế. Phỏng vấn sâu sinh viên để có thể biết rõ hơn về trình độ, và suy nghĩ của họ về việc dạy và học tin học tại Khoa - Thực hiện chọn mẫu ngẫu nhiên, số lượng mẫu là 331 sinh viên được khảo sát tại khuôn viên Khoa Kinh tế - Luật, kí túc xá Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh và các khu nhà trọ tại làng đại học. - Dựa trên những dữ liệu thứ cấp có được từ Khoa Kinh tế - Luật, sách báo, mạng internet,… phân tích và tổng hợp dữ liệu. - Sử dụng phần mềm thống kê SPSS để phân tích các dữ liệu đã được thu thập. - Dựa trên cơ sở đó để trình bày báo cáo. TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI: Trước đây, cũng đã có một cuộc khảo sát của Khoa đối với việc học môn “Tin học đại cương” tại Khoa nhưng không thấy công bố kết quả. Một số tài liệu tham khảo: Nhu cầu của nhà tuyển dụng tại Thành phố Hồ Chí Minh về năng lực của ứng viên mới tốt nghiệp Đại học (2006) – Trần Thị Thu Thắm, luận văn đại học, Trường Đại học Bách Khoa – ĐHQG TP. Hồ Chí Minh. Yêu cầu của nhà tuyển dụng đối với sinh viên mới tốt nghiệp các ngành Quản lí Kinh tế: ứng dụng phương pháp phân tích nội dung, của Tiến sĩ Vũ Thế Dũng – Trần Thanh Tòng (Khoa Quản lí công nghiệp, Trường Đại học Bách Khoa – ĐHQG TP. Hồ Chí Minh). Và một số tài liệu viết về các yêu cầu của nhà tuyển dụng đối với sinh viên khi tìm việc làm trên các báo và tạp chí. Hầu hết các số liệu và thông tin của các tài liệu trên đã lâu, nay không còn phù hợp. Đa số các tài liệu chỉ nói đến các yêu cầu của nhà tuyển dụng, trong đó có tin học văn phòng, nhưng chưa đi sâu phân tích các yêu cầu đối với tin học của nhà tuyển dụng. Chỉ nhận định tin học văn phòng thuộc nhóm các kĩ năng cơ bản, nhưng chỉ là điều kiện cần để xin việc chứ không phải là điều kiện đảm bảo. Hiện tại, chưa có công trình nghiên cứu khoa học nào về nhu cầu, trình độ tin học văn phòng của sinh viên Khoa Kinh tế - Luật, Đại học Quốc gia TP.Hồ Chí Minh phân tích chuyên sâu và được đăng tải. Chưa phân tích được các vấn đề liên quan đến tin học của sinh viên Khoa Kinh tế - Luật để đề xuất các biện pháp phù hợp lên Khoa. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI: Đề tài gồm có: Phần A: PHẦN MỞ ĐẦU Trình bày lý do chọn đề tài, mục đích nhiệm vụ phương pháp nghiên cứu đề tài và tổng quan đề tài. Phần B: PHẦN NỘI DUNG - Chương 1: Cơ sở lí luận. Chương này trình bày các vấn đề sau: Tổng quan về Khoa Kinh tế - Luật, sinh viên Khoa, các chương trình giảng dạy tin học tại Khoa - Chương 2: Thực trạng về “Tin học văn phòng với sinh viên Khoa Kinh tế - Luật”. Trình bày và phân tích thực trạng về trình độ tin học văn phòng, các suy nghĩ của sinh viên về các chương trình tin học được học tại khoa, nhu cầu nhà tuyển dụng. - Chương 3: Các biện pháp đề xuất cho vấn đề: “Tin học văn phòng với sinh viên Khoa Kinh tế - Luật”. Trình bày các biện pháp giải quyết phù hợp cho thực trạng phân tích tại chương 2. Phần C: KẾT LUẬN Tổng kết lại vấn đề và rút ra nhận xét. PHẦN PHỤ LỤC Các tài liệu tham khảo và các bảng biểu. PHẦN B: PHẦN NỘI DUNG ((( CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ: “TIN HỌC VĂN PHÒNG VỚI SINH VIÊN KHOA KINH TẾ - LUẬT” CHƯƠNG 3: NGUYÊN NHÂN TỒN ĐỌNG VÀ GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT CHO VẤN ĐỀ: “TIN HỌC VĂN PHÒNG VỚI SINH VIÊN KHOA KINH TẾ - LUẬT” CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ KHOA KINH TẾ - LUẬT, TIN HỌC VĂN PHÒNG, YÊU CẦU NHÀ TUYỂN DỤNG ((( TỔNG QUAN VỀ SINH VIÊN KHOA KINH TẾ - LUẬT: Giới thiệu về Khoa Kinh tế - Luật: Khoa Kinh tế - Luật thuộc Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh được thành lập theo quyết định số 441/QĐ-ĐHQG-TCCB ngày 06/11/2000 của Giám đốc Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. Hiện tại cơ sở trường lớp của Khoa nằm trong khuôn viên của Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh tại phường Linh Trung, quận Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh. Khoa Kinh tế - Luật là cơ sở đào tạo đại học, sau đại học, nghiên cứu khoa học và công nghệ trong lĩnh vực kinh tế, luật theo tiêu chí chất lượng cao, trình độ tiên tiến. Trong tiến trình xây dựng và phát triển Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2010 và 2020, Khoa Kinh tế - Luật sẽ phát triển thành Trường Đại học Kinh tế - Luật, được xếp hạng trong các số trường đại học có uy tín trong khu vực và thế giới về đào tạo nghiên cứu và tư vấn trong lĩnh vực kinh tế, luật, kinh doanh và quản lý; cung cấp cho xã hội nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu kinh tế của xã hội trong tiến trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế. Hiện nay, Khoa đã có 197 Cán bộ, Công nhân viên. Trong đó, Cán bộ Giáo dục là 124 người (1 Giáo sư, 2 Phó Giáo sư, 1 Tiến sĩ Khoa học, 21 Tiến sĩ, 88 Thạc sĩ, 7 Cán bộ Giáo dục làm Nghiên cứu sinh, 15 Cán bộ học cao học…). Đến nay Khoa đã có 7 Phòng, 9 Bộ môn với 11 Ngành đào tạo với khoảng 7000 sinh viên. Tổng quan về sinh viên Khoa Kinh tế - Luật: Hiện nay số lượng sinh viên Khoa Kinh tế - Luật Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh là khoảng 7000 sinh viên. Trong đó khoảng 80% sinh viên theo học các ngành kinh tế và 20% sinh viên theo học các ngành luật. Đa số các sinh viên đến từ các tỉnh và một phần ở tại Thành phố Hồ Chí Minh. TỔNG QUAN VỀ CÁC CHƯƠNG TRÌNH TIN HỌC GIẢNG DẠY TẠI KHOA KINH TẾ - LUẬT: 1. Định nghĩa tin học văn phòng: a. Tin học: Là ngành nghiên cứu về việc tự động hóa xử lý thông tin bởi một hệ thống máy tính cụ thể hoặc trừu tượng. với cách hiểu hiện nay tin học bao hàm tất cả các nghiên cứu và kĩ thuật có liên quan đến việc xử lý thông tin. Trong nghĩa thông dụng tin học còn có thể bao hàm cả những gì liên quan đến các thiết bị máy tính hay các ứng dụng tin học văn phòng. Ngày nay tin học được áp dụng vào trong vô số các lĩnh vực như kinh tế, kĩ thuật, thống kê… Tin học văn phòng: Là một môn khoa học máy tính ứng dụng cơ bản và phổ biến nhất hiện nay được sử dụng trong rất nhiều lĩnh vực đời sống, kinh tế, xã hội. nó bao gồm các chương trình ứng dụng như: word, excel, access… 2. Các chương trình ti học được giảng dạy tại Khoa Kinh tế - Luật: Việc giảng dạy các chương trình tin học tại Khoa do Bộ môn Tin học quản lý chịu trách nhiệm đào tạo. Chương trình đào tạo tin học tại Khoa gồm có các môn như: Tin học đại cương, Tin học quản lý, Tin học kế toán, Hệ thống thông tin quản lý… Tin học đại cương: Tại Khoa Kinh tế - Luật, đây là môn học tự chọn đối với tất cả các ngành ngoại trừ ngành Hệ thống thông tin quản lý, được giảng dạy trong học kỳ I. Chương trình giảng dạy Tin học đại cương dành cho sinh viên Khoa Kinh tế - Luật bao gồm 3 phần: a1.Phần một: Tin học cơ bản và hệ điều hành. Ở phần này sinh viên được học: - Các kiến thức cơ bản cần thiết khi mới bắt đầu học tin học: những kiến thức về khoa học máy tính, thành phần cấu tạo chức năng máy tính… - Những hiểu biết chủ yếu về hệ điều hành Windows XP Professional: khái niệm, chức năng, các kiểu hệ điều hành; các thao tác với hệ điều hành như thay đổi diện mạo cấu hình Windows XP, cài đặt và chạy một chương trình ứng dụng trên Windows XP, làm việc với thư mục và tập tin – Windows Explorer. a2.Phần hai: Các kiến thức cơ bản về mạng máy tính và Internet. Trong phần này, sinh viên được trang bị những kiến thức về mạng cơ bản ( mạng PAN, mạng máy tính và mạng không dây) và mạng Internet, mạng thông tin toàn cầu World Wide Web, cách thức kết nối Internet và World Wide Web, trình duyệt web (Internet Explorer), e-mail và cách thức sử dụng e-mail. a3.Phần ba: Ngôn ngữ lập trình Visual Basic 6.0. Trong phần này sinh viên được học cách lập trình ở mức độ cơ bản; sử dụng ngôn ngữ Visual Basic 6.0 và một số kiến thức làm nền ứng dụng trong kinh doanh, quản lý cơ sở dữ liệu, tin học quản lý trong những năm tiếp theo. Tin học quản lý: Đây cũng là môn học tự chọn đối với các ngành kinh tế tại Khoa, và được giảng dạy trong học kì IV. Chương trình giảng dạy tin học quản lý bao gồm: Những kiến thức chủ yếu về quản lý cơ sở dữ liệu với Microsoft Access, cần thiết cho việc quản lý nhiều vấn đề trong giải quyết kinh tế, chương trình gồm các nội dung cơ bản và nâng cao, cập nhật những thành tựu của công nghệ thông tin được sử dụng trong quản lý, có ích và phù hợp với yêu cầu của các ngành đào tạo trong lĩnh vực kinh tế và cho các nhà quản lý: Sinh viên được học những nội dung cơ bản như: Tổng quan về cơ sở dữ liệu, Mô hình thực thể quan hệ (Entity Relationship Model, ER) Sử dụng phần mềm Microsoft Access để quản lý cơ sở dữ liệu; Vấn tin SQL (Structured Query Language) Tự động hóa với VBA (Microsoft Visual Basic for Applications). Nếu chương trình học có 3 tín chỉ thì có thể giới hạn sinh viên học ở hai phần đầu còn nếu chương trình học có 4 tín chỉ thì sinh viên sẽ học cả ba nội dung trên. Ngoài ra sinh viên còn được học Cấu trúc điều khiển chương trình như: cấu trúc rẽ nhánh (Branching Statements), cấu trúc quyết định If…Then…Else…End if, Hàm IIF(), Câu lệch Select…Case, và các Vòng lặp… Tin học kế toán: Đây là môn học bắt buộc đối với sinh viên ngành Kế toán – Kiểm toán được giảng dạy trong học kỳ VII. Tin học kế toán là một môn tin học chuyên ngành, tất cả các sinh viên sẽ được học các chương trình tin học liên quan đến việc thực kế toán trên máy tính và một số chương trình ứng dụng khác như: excel, SPSS, EVIEWS,… YÊU CẦU CỦA NHÀ TUYỂN DỤNG: Theo nghiên cứu của TS VŨ THẾ DŨNG – TRẦN THANH TÒNG (Đại học Bách khoa TPHCM), có 17 kỹ năng xuất hiện trong yêu cầu của nhà tuyển dụng về những kỹ năng đối với sinh viên mới tốt nghiệp các ngành quản lý – kinh tế. Có thể chia 17 kỹ năng này thành 3 nhóm chính: Nhóm 1: nhóm các kỹ năng cơ bản, bắt buộc phải có, nếu không có các ứng viên sẽ rất khó khăn hay không thể được tuyển dụng. Nhóm này bao gồm 4 kỹ năng chính: Ngoại ngữ, tin học văn phòng, giao tiếp, và làm việc độc lập. Trong đó ngoại ngữ và tin học văn phòng là 2 kỹ năng quan trọng hàng đầu. Tuy rất quan trọng nhưng nhóm kỹ năng này chỉ là điều kiện cần để được tuyển dụng, nó chưa phải là điều kiện đảm bảo. Nhóm 2: nhóm giá trị gia tăng, nhóm này chính là nhóm kỹ năng giúp các ứng viên thực sự tạo ra sự khác biệt của mình với đối thủ cạnh tranh. Nhóm này bao gồm 8 kỹ năng chính là: tổ chức, quản lý, phân tích, làm việc nhóm, tin học chuyên ngành, truyền thông, hoạch định, và đàm phán. Đây là rõ ràng là những kỹ năng cao hơn, khó hơn rất nhiều so với nhóm cơ bản. Nó thực sự sẽ là những thách thức cho các sinh viên mới ra trường. Nhóm 3: nhóm dành cho nhà lãnh đạo tương lai. Nhóm này bao gồm các kỹ năng cần có của các nhà lãnh đạo tương lai như: tổng hợp, lãnh đạo, xây dựng và phát triển quan hệ, tổ chức nguồn nhân lực, và ra quyết định. Có sự khác biệt chủ yếu xuất hiện trong một số các kỹ năng cụ thể. Chẳng hạn có sự khác biệt rất rõ nét về nhu cầu ngoại ngữ giữa nhóm công ty trong nước (Trách nhiệm hữu hạn và cổ phần) với nhóm công ty có yếu tố nước ngoài (100% vốn nước ngoài và công ty liên doanh). Nhóm có yếu tố nước ngoài đặt yêu cầu rất cao về kỹ năng ngoại ngữ trong khi nhóm trong nước yêu cầu này tuy cũng cao nhưng không rõ nét bằng. Tương tự, kỹ năng làm việc nhóm cũng được nhóm công ty nước ngoài yêu cầu cao hơn so với công ty trong nước. Stt  Kỹ năng  Toàn mẫu  Theo hình thức sở hữu  Ngành  Theo vị trí tuyển dụng      Nước ngoài  TNHH  Liên Doanh  Cổ phần  Sản xuất  Dịch vụ  Sản xuất - mua hàng  Hành chính – nhân sự  Tiếp thị - kinh doanh – Chăm sóc khách hàng  Kế toán – tài chính    Nhóm 1: Cơ bản              1  Ngoại ngữ  78%  91%  69%  89%  68%  76%  80%  80%  81%  79%  79%   2  Tin họcvăn phòng  65%  68%  68%  70%  53%  62%  68%  57%  74%  60%  74%   3  Giao tiếp  42%  38%  42%  44%  47%  36%  46%  23%  53%  52%  24%   4  Làm việc độclập  30%  32%  30%  30%  25%  28%  31%  30%  33%  30%  24%    Nhóm 2: Giá trị gia tăng              5  Tổ chức  19%  19%  25%  11%  10%  16%  21%  23%  29%  13%  10%   6  Quản Lý  19%  19%  19%  19%  17%  27%  11%  37%  14%  13%  17%   7  Phân tích  18%  18%  11%  22%  27%  14%  21%  17%  4%  25%  24%   8  Làm việcnhóm  15%  18%  8%  30%  15%  13%  17%  22%  17%  10%  17%   9  Tin họcchuyên ngành  14%  21%  13%  4%  10%  19%  11%  20%  6%  7%  40%   10  Truyềnthông  14%  9%  13%  15%  22%  10%  17%  12%  17%  18%  14%   11  Hoạchđịnh  13%  9%  13%  15%  17%  9%  15%  12%  14%  13%  10%   12  Đàm phán  13%  18%  6%  11%  17%  11%  14%  14%  7%  25%  2%    Nhóm 3: Nhà lãnh đạo tương lai              13  Tổng hợp  9%  5%  6%  7%  24%  8%  11%  7%  4%  16%  5%   14  Lãnh đạo  5%  3%  6%  0%  8%  5%  5%  7%  4%  3%  2%   15  Xây dựngvà phát triển quan hệ  5%  5%  6%  0%  3%  5%  5%  3%  4%  9%  2%   16  Tổ chứcnguồn nhân lực  4%  1%  8%  0%  2%  5%  3%  0%  10%  0%  0%   17  Ra quyếtđịnh  3%  3%  4%  0%  2%  2%  4%  2%  3%  4%  2%    Số kỹ năng t.bình trên 1 vị trí tuyển dụng  3.63  3.82  3.45  3.70  3.67  3.4  3.8  3.8  3.8  3.5  3.5   Nếu phân tích các kỹ năng theo lĩnh vực ngành nghề hoạt động của doanh nghiệp thì yêu cầu của các doanh nghiệp trong lĩnh vực dịch vụ cao hơn hẳn so với các doanh nghiệp trong lĩnh vự sản xuất. Đặc biệt, nhóm doanh nghiệp dịch vụ yêu cầu cao hơn hẳn về các kỹ năng như giao tiếp, truyền thông, làm việc nhóm, ngoại ngữ. Trong khi đó, doanh nghiệp sản xuất yêu cầu cao hơn về kỹ năng tin học chuyên ngành và quản lý. Kết quả này cũng thể hiện khá rõ sự khác biệt về nhu cầu nhân sự giữa hai nhóm ngành này khi nhóm dịch vụ có xu hướng tiếp xúc nhiều hơn với con người (nên quan trọng các kỹ năng gắn với con người như giao tiếp, làm việc nhóm truyền thông), khi nhóm sản xuất có xu hướng tiếp xúc nhiều với kỹ thuật và máy móc (nên quan trọng các kỹ năng quản lý và tin học chuyên ngành). Theo một nghiên cứu khác của Trung tâm Giới thiệu việc làm TP.Hồ Chí Minh (thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội TP.HCM). Kết quả khảo sát cho thấy, trong những ưu điểm của người lao động, khả năng “nắm vững kiến thức cơ bản của nghề được đào tạo” được nhà tuyển dụng đánh giá cao nhất (chiếm 40%). Tiếp đó là những tiêu chuẩn: nắm vững chuyên môn kỹ thuật của công việc thực tế (12%); khả năng thích nghi thực tế (12%); thái độ cầu tiến (10%); những khả năng khác như sự sáng tạo, khả năng giao tiếp, ứng xử... (0,8%); tác phong năng động (0,7%)... Trong khi đó, những khiếm khuyết không ít người lao động gặp phải, là: thiếu kinh nghiệm, chuyên môn và kỹ năng mềm (38%); thiếu hiểu biết về các khía cạnh kinh tế và điều kiện sản xuất kinh doanh (2
Tài liệu liên quan