Đề tài Tình hình buôn lậu và công tác kiểm soát chống buôn lậu tại chi cục Hải quan cửa khẩu Chi Ma – Lạng Sơn

Hải quan Việt Nam là một trong những công cụ quản lý đắc lực của nhà nước, là lực lượng biên phòng trên mặt trận kinh tế, góp phần bảo vệ lợi ích chủ quyền và an ninh quốc gia. Được thành lập vào ngày 10/9/1945, trải qua 58 năm hình thành và phát triển Hải quan Việt Nam ngày càng lớn mạnh về số lượng và chất lượng đáp ứng kịp thời sự phát triển của nền kinh tế đất nước, trong giai đoạn mở cửa và hoà nhập với nền kinh tế thế giới. Việc mở rộng giao lưu buôn bán, trao đổi hàng hoá quốc tế ngày càng phát triển mạnh kéo theo không ít tiêu cực, đặc biệt là các lực lượng chuyên nghiệp luôn lợi dụng các chính sách, chế độ của nhà nước, lợi dụng hàng hoá đa dạng, phức tạp, số lượng lớn để buôn lậu và gian lận thương mại. Chính vì vậy một nhiệm vụ đặt ra cho ngành Hải quan là phải làm sao hạn chế tối đa các hoạt động buôn lậu và gian lận thương mại nhưng phải bảo đảm cho hàng hoá thông quan nhanh gọn. Để làm được việc đó, thì lực lượng điều tra chống buôn lậu đóng vai trò quan trọng trong việc phân loại, sắp xếp, rà soát, quản lý địa bàn khu vực, đối tượng, mặt hàng trọng điểm, có nhiều nghi vấn. mới có thể phá, huỷ mạng lưới của các bọn đầu nâu chủ chốt. Trước bối cảnh đó, Việt Nam chúng ta đang đứng trước những thử thách to lớn, đồng thời cũng tạo những cơ hội thuận lợi để đưa đất nước đi lên, và tiến kịp với tốc độ phát triển kinh tế thế giới và khu vực. Nhận thức được tình hình đó, Đảng và Nhà nước đã chủ động kịp thời vạch ra những chủ trương đường lối về phát triển kinh tế đất nước trong những năm tới, đó là xây dựng và phát triển. Nền kinh tế nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước dựa vào tiềm lực sẵn có, đồng thời chúng ta cũng mở cửa để thu hút, đón nhận sự hợp tác, đầu tư nước ngoài. Để thực hiện được các chủ trương đường lối đó một cách hiệu quả, Nhà nước ta đã đưa ra các chính sách thông thoáng hơn: cải cách thủ tục đơn giản hơn, đây vừa là điều kiện thuận lợi để thu hút các nhà đầu tư chân chính từ nước ngoài vào nước ta, vừa là cơ hội để các phần tử xấu lợi dụng để buôn lậu, gian lận thương mại, vận chuyển trái phép. nhằm thu lợi bất chính và cũng là cơ hội để các thế lực thù địch thực hiện âm mưu phá hoại đất nước ta. Trước tình hình đó đã đặt ra cho Đảng và Nhà nước ta, mà cụ thể là các ngành các cấp một nhiệm vụ to lớn, làm thế nào tạo được sự thông thoáng để hội nhập kinh tế thế giới, vừa bảo vệ được chủ quyền kinh tế đất nước và ngăn chặn được âm mưu chống phá từ bên ngoài: Ngành Hải quan là một trong những ngành đảm nhiệm nhiệm vụ đó, mỗi cán bộ chiến sĩ Hải quan được xem là người lính gác cửa nền kinh tế đất nước.

doc88 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 2712 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tình hình buôn lậu và công tác kiểm soát chống buôn lậu tại chi cục Hải quan cửa khẩu Chi Ma – Lạng Sơn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Website: Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 LỜI CẢM ƠN Sau gần 3 năm học tại trường Cao Đẳng Hải quan, với sự giảng dạy tận tâm của thầy cô, đã giúp em trang bị được những kiến thức cơ bản nhất về các lĩnh vực công tác nghiệp vụ của ngành Hải quan, cũng như việc rèn nhân cách phẩm chất đạo đức và tác phong thái độ của một công dân trong xã hội và xa hơn nữa là một cán bộ trong ngành. Được sự sắp xếp của nhà trường, đặc biệt là với sự giúp đỡ nhiệt tình của lãnh đạo, lãnh đạo các phòng, đội Cục Hải quan Lạng Sơn, lãnh đạo Chi cục Hải quan cửa khẩu Chi Ma và những cán bộ hướng dẫn trực tiếp, đã tạo điều kiện thuận lợi về mọi mặt trong thời gian em thực tập tại đây. Với thời lương 2 tháng, tuy không nhiều nhưng với tinh thần hỗ trợ giúp đỡ đó, em đã nỗ lực đem lý thuyết gắn kết với thực tiễn và tham gia vào công tác thực tế của hoạt động Hải quan tại đơn vị. Nhờ vậy em đã rút ra được một số kinh nghiệm về hoạt động nghiệp vụ Hải quan, đây sẽ là hành trang để em tiếp bước trong thời gian sắp tới. Lời đầu tiên trong bản báo cáo này em xin chân thành cảm ơn: Lãnh đạo Trường Cao đẳng Hải quan, khoa Kiểm soát Hải quan và toàn thể thầy cô giáo trong nhà trường. Lãnh đạo Cục Hải quan Lạng Sơn, phòng tham mưu chống buôn lậu và xử lý, Chi cục Hải quan cửa khẩu Chi Ma và tập thể cán bộ Hải quan cửa khẩu Chi Ma. Em xin chân thành cảm ơn các cô, chú anh chị tại các tổ, đội công tác đã tận tình hướng dẫn, truyền đạt những kinh nghiệm thực tiễn quý báu trong thời gian em thực tập và hoàn thành bản báo cáo này. LỜI NÓI ĐẦU Hải quan Việt Nam là một trong những công cụ quản lý đắc lực của nhà nước, là lực lượng biên phòng trên mặt trận kinh tế, góp phần bảo vệ lợi ích chủ quyền và an ninh quốc gia. Được thành lập vào ngày 10/9/1945, trải qua 58 năm hình thành và phát triển Hải quan Việt Nam ngày càng lớn mạnh về số lượng và chất lượng đáp ứng kịp thời sự phát triển của nền kinh tế đất nước, trong giai đoạn mở cửa và hoà nhập với nền kinh tế thế giới. Việc mở rộng giao lưu buôn bán, trao đổi hàng hoá quốc tế ngày càng phát triển mạnh kéo theo không ít tiêu cực, đặc biệt là các lực lượng chuyên nghiệp luôn lợi dụng các chính sách, chế độ của nhà nước, lợi dụng hàng hoá đa dạng, phức tạp, số lượng lớn để buôn lậu và gian lận thương mại. Chính vì vậy một nhiệm vụ đặt ra cho ngành Hải quan là phải làm sao hạn chế tối đa các hoạt động buôn lậu và gian lận thương mại nhưng phải bảo đảm cho hàng hoá thông quan nhanh gọn. Để làm được việc đó, thì lực lượng điều tra chống buôn lậu đóng vai trò quan trọng trong việc phân loại, sắp xếp, rà soát, quản lý địa bàn khu vực, đối tượng, mặt hàng trọng điểm, có nhiều nghi vấn... mới có thể phá, huỷ mạng lưới của các bọn đầu nâu chủ chốt. Trước bối cảnh đó, Việt Nam chúng ta đang đứng trước những thử thách to lớn, đồng thời cũng tạo những cơ hội thuận lợi để đưa đất nước đi lên, và tiến kịp với tốc độ phát triển kinh tế thế giới và khu vực. Nhận thức được tình hình đó, Đảng và Nhà nước đã chủ động kịp thời vạch ra những chủ trương đường lối về phát triển kinh tế đất nước trong những năm tới, đó là xây dựng và phát triển. Nền kinh tế nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước dựa vào tiềm lực sẵn có, đồng thời chúng ta cũng mở cửa để thu hút, đón nhận sự hợp tác, đầu tư nước ngoài. Để thực hiện được các chủ trương đường lối đó một cách hiệu quả, Nhà nước ta đã đưa ra các chính sách thông thoáng hơn: cải cách thủ tục đơn giản hơn, đây vừa là điều kiện thuận lợi để thu hút các nhà đầu tư chân chính từ nước ngoài vào nước ta, vừa là cơ hội để các phần tử xấu lợi dụng để buôn lậu, gian lận thương mại, vận chuyển trái phép... nhằm thu lợi bất chính và cũng là cơ hội để các thế lực thù địch thực hiện âm mưu phá hoại đất nước ta. Trước tình hình đó đã đặt ra cho Đảng và Nhà nước ta, mà cụ thể là các ngành các cấp một nhiệm vụ to lớn, làm thế nào tạo được sự thông thoáng để hội nhập kinh tế thế giới, vừa bảo vệ được chủ quyền kinh tế đất nước và ngăn chặn được âm mưu chống phá từ bên ngoài: Ngành Hải quan là một trong những ngành đảm nhiệm nhiệm vụ đó, mỗi cán bộ chiến sĩ Hải quan được xem là người lính gác cửa nền kinh tế đất nước. Là một sinh viên của Trường Cao đẳng Hải quan, sau gần 3 năm theo học tại trường và sau 2 tháng thực tập tại các đơn vị thuộc Cục Hải quan Lạng Sơn, em đã tiếp thu được rất nhiều điều bổ ích từ hoạt động thực tiễn nghiệp vụ Hải quan. Trên cơ sở lý thuyết đã học và được tìm hiểu thực tế qua kỳ thực tập, em hoàn thành báo cáo này. Với kinh nghiệm còn thiếu và thời gian thực tập có hạn nên báo cáo sẽ không tránh khỏi những sai sót nhất định. Rất móng được sự giúp đỡ, góp ý của quý thầy cô, các anh chị, các cô chú tại Cục Hải quan tỉnh Lạng Sơn cũng như các bạn .... để bản báo cáo được đầy đủ và xúc tích hơn. Em xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo cục Hải quan tỉnh Lạng Sơn, cán bộ nhân viên phòng tham mưu chống buôn lậu và xử lý, các cô chú, các anh chị thuộc Chi cục Hải quan cửa khẩu Chi Ma... đã nhiệt tình giúp đỡ em trong quá trình thực tập cũng như thực hiện bản báo cáo này. PHẦN I I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ HẢI QUAN – HẢI QUAN VIỆT NAM 1. KHÁI QUÁT VỀ LỊCH SỬ HẢI QUAN 1.1. Đôi nét về lịch sử Hải quan thế giới. Từ khi có trao đổi hàng hoá trên thị trường là có thuế đánh vào hàng hoá. Sản xuất phát triển, hàng hoá trao đổi không chỉ trong phạm vi quốc gia mà vượt biên giới ra nước ngoài, quan hệ ngoại thương được hình thành. Các nước đều qui định về những biện pháp kiểm tra và thu thuế đánh vào hàng hoá trao đổi qua biên giới, cùng các cơ quan làm nhiệm vụ này. Thể lệ Hải quan ra đời. Sự tồn tại khu vực mậu dịch quốc tế đầu tiên ở Hy Lạp đã có thu thuế “INFORIUM” ở các chợ và đánh vào các hoạt động buôn bán ở “A.ten”. Cho đến nay, tất cả các nước trên thế giới, không phân biệt chế độ chính trị, nước nào cũng có đường lối kinh tế đối ngoại, một chính sách thuế xuất nhập khẩu, cũng qui định thể lệ, thủ tục XK, NK hàng hoá và đặt ra cơ quan phụ trách việc thi hành các thủ tục, thể lệ này đồng thời thu thuế xuất khẩu, nhập khẩu (XK – NK). Thủ tục này gọi chung là thủ tục hải quan còn cơ quan phụ trách thi hành thủ tục Hải quan tuy mỗi nước có tên gọi khác nhau: Trung Quốc hiện gọi là Quan, nước gọi là Customs, Việt Nam là Hải quan... nhưng nội dung công tác thì giống nhau. Hải quan là một từ Việt gốc Hán, du nhập vào Việt Nam từ năm 1955 trong từ Hải quan, hải có nghĩa là hải ngoại, Quan là cửa. Hải quan được dùng theo nghĩa như sau: Hải quan là cơ quan do nhà nước thiết lập kiểm tra, kiểm soát hàng hoá từ trong nước ra cửa khẩu ra nước ngoài và ngược lại. Hải quan mang tính chất quốc tế, thủ tục hải quan ở mọi nước đều gồm: Khai báo – kiểm tra – thuế. Ngày nay, trên thế giới ngoài cơ quan Hải quan của quốc gia còn có các tổ chức Hải quan quốc tế như: Hội đồng hợp tác Hải quan quốc tế (WCO), hội nghị Hải quan các nước nói tiếng Pháp. 1.2. Lịch sử Hải quan Việt Nam. Trước cách mạng tháng 8: ở nước ta, theo nhà sử học Phan Huy Chú, ngoài thuế ruộng tại Bắc Hà mãi đến thế kỷ thứ 18 mới đặt ra thuế quế, thuế muối về sau, khi có thuyền buôn nước ngoài đến phố Hiến (Hưng Yên) mới đặt ra thuế XK – NK nhưng còn rất sơ sài. Sau khi vua Gia Long lên ngôi cũng có thu thuế nhưng càng rất sơ sài và chỉ nhằm vào mục đích tài chính tuỳ theo nơi tàu lớn hoặc tàu nhỏ mà tính thuế nhiều hay ít. Trong thời kỳ nước ta bị đế quốc Pháp đô hộ, để đảm bảo sự độc chiếm thuộc địa độc quyền khai thác bóc lột nhân dân ta, bảo hộ quyền lợi của bọn thực dân, chính quyền thuộc địa lập ra cơ quan thuế quan dùng hàng rào thuế quan để bảo hộ việc buôn bán giữa chính quốc và thuộc địa và thu thuế cho ngân sách của bộ máy thực dân thống trị. Sau Cách mạng Tháng Tám: ngay sau ngày tuyên bố độc lập bằng sắc lệnh số 27/SL ngày 10 tháng 9 năm 1945 Chính phủ lâm thời Việt Nam Dân chủ cộng hoà cho thành lập Sở thuế quan và thuế gián thu (sau đổi là Nha Tổng giám đốc thuế quan và thuế gián thu). Với ba chức năng chính: thu thuế XK, thuế NK hàng hoá vận chuyển qua biên giới, thu thuế gián thu vào muối, rượu, thuốc lá... ở nội địa; chống buôn lậu qua biên giới và chống buôn lậu thuế gián thu. Năm 1951 cơ quan thuế quan được đổi tên là cơ quan thuế xuất nhập khẩu. Ngày 6/4/1955 được đổi tên thành cơ quan Hải quan. Từ năm 1984 đến nay Tổng cục Hải quan, cơ quan thuộc Hội đồng Bộ trưởng (nay là chính phủ) ra đời. Ngày 20 tháng 2 năm 1990 Hội đồng Nhà nước công bố pháp lệnh Hải quan. Trước yêu cầu xây dựng, phát triển kinh tế xã hội, yêu cầu về hội nhập kinh tế quốc dân hiện nay ngày 29/6/2001 Quốc hội nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khoá X, kỳ họp thứ 9 đã thông qua Luật Hải quan. Đây là văn bản pháp lý cao nhất của Hải quan. 2. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA HẢI QUAN VIỆT NAM. a. Chức năng: (điều 2 – chương I – Luật Hải quan). Luật này quy định quản lý nhà nước về hải quan đối với hàng hoá được xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh, của tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài; về tổ chức và hoạt động của Hải quan. b. Nhiệm vụ (Điều 11- Chương 2 – Luật Hải quan). Hải quan Việt Nam có nhiệm vụ t hực hiện kiểm tra, giám sát hàng hoá, phương tiện vận tải; phòng chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới; tổ chức thực hiện pháp luật về thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu; kiến nghị chủ trương, biện pháp quản lý nhà nước về hải quan, đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh và chính sách thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu. 3. VỊ TRÍ, VAI TRÒ VÀ TẦM QUAN TRỌNG CỦA HẢI QUAN TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY: Cơ quan hải là cơ quan trực thuộc Bộ Tài chính và được tổ chức theo nguyên tắc tập trung thống nhất. Ngành Hải quan cóvai trò bảo đảm thực hiện chính sách của Nhà nước và phát triển quan hệ kinh tế văn hoá với nước ngoài, góp phần tăng cường sự giao lưu và hợp tác quốc tế, bảo vệ lợi ích, chủ quyền và an ninh quốc gia. Nước ta đang từng bước hội nhập vào sự phát triển chung của thế giới, kinh tế phát triển theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước thì vai trò của ngành Hải quan lại được chú trọng vì cơ quan Hải quan là cơ quan đại diện cho Nhà nước để thực hiện việc quản lý Nhà nước trong lĩnh vực kinh tế, phải đảm bảo thu đúng, thu đủ cho ngân sách quốc gia, vừa kinh doanh, chống buôn lậu gian lận thương mại, tạo sự cạnh tranh bình đẳng. Thật vậy, “Ngành Hải quan là chiến sĩ gác cửa quốc gia và cũng là một trong những binh chủng đặc biệt trên mặt trận kinh tế, chính trị, an ninh đối ngoại”... (trích lời phát biểu của đồng chí Lê Khả Phiêu với cán bộ chủ chốt ngành Hải quan tại hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm 1998 của toàn ngành Hải quan, ngày 19 – 7 –1998). II. GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ CỤC HẢI QUAN LẠNG SƠN. Lạng sơn là một tỉnh biên giới đất liền nằm ở phía Bắc của nước ta. Với chiều dài giáp với biên giới Trung Quốc là 253 km từ cột mốc biên giới số 20 đến cột mốc biên giới số 60. Tỉnh Lạng Sơn có đường biên giới giáp với tỉnh Quảng Tây: Trung Quốc, Lạng Sơn được xem là một trong những cửa ngõ lớn của đất nước trong việc giao lưu kinh tế văn hoá với các nước qua các cửa khẩu như: Hữu Nghị, Chi Ma, Tân Thanh, Cốc Nam, Ga đường sắt quốc tế. Đồng Đăng, Binh Nghi. Do đó hoạt động trao đổi mua bán ở tuyến biên giới này diễn ra thường ngày. Để thực hiện tốt công tác quản lý xuất nhập khẩu và triển khai lực lượng hải quan trong cả nước. Chi Sở Hải quan tỉnh Lạng Sơn được thành lập vào ngày 21 tháng 2 năm 1955 theo Nghị định số 136 – BCT/KB/NĐ ngày 14 –12- 1954 của Bộ Công thương, Chi sở trực thuộc Sở Hải quan thuộc Bộ Công thương hoạt động trên cơ sở của điều lệ Hải quan và bắt đầu đi vào hoạt động từ đầu năm 1956. Ngày 17-6-1962 Bộ ngoại thương ra quyết định số 490/BNgT – QĐ đổi tên Sở Hải quan thành Cục Hải quan thuộc Bộ Ngoại thương. Chi sở Hải quan tỉnh Lạng Sơn được đổi tên thành Chi cục Hải quan Lạng Sơn. Ngày 30 – 8-1984 Hội đồng Nhà nước ra Nghị quyết số 547/HĐBT phê chuẩn việc thành lập Tổng cục Hải quan, cơ quan thuộc HĐBT (nay là Chính phủ). Ngày 11 – 5 – 1985 Chi cục Hải quan Lạng Sơn đổi thành Cục Hải quan Lạng sơn. Năm 2002 Tổng cục Hải quan cơ quan thuộc Bộ tài chính. Tên gọi các Cục, Chi cục không có gì thay đổi.Qua 29 năm hình thành và phát triển (1955 – 1984). Cục Hải quan tỉnh Lạng Sơn tập trung ổn định về tổ chức, từng bước xây dựng và phát triển đội ngũ, tập trung đi sâu đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ để có thể thực hiện tốt công tác chuyên môn nghiệp vụ, vượt qua những khó khăn trước mắt để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Vào thời điểm này (chiến tranh biên giới phía Bắc chấm dứt) biên giới 2 nước được thông thương, cư dân 2 nước qua lại để trao đổi mua bán ngày càng nhiều, nhiều cư dân Việt Nam sang Trung Quốc mua môt số hàng hoá như: đầu điện tử, bát đĩa, ấm chén Trung Quốc nhập lậu về Việt Nam, các ổ nhóm buôn lậu bắt đầu được hình thành và ngày càng nhiều. Trong khi đó lực lượng kiểm soát chống buôn lậu của Hải quan Lạng Sơn còn rất mỏng cơ sở vật chất còn thiếu và còn gặp rất nhiều khó khăn trong việc trao đổi thông tin giữa các đơn vị. Với khó khăn như vậy, nhưng lực lượng kiểm soát chống buôn lậu hải quan tỉnh Lạng Sơn đã nỗ lực, phấn đấu, khắc phục những khó khăn trước mắt, lực lượng kiểm soát chống buôn lậu đơn vị cũng đã tăng cường tổ chức nắm tình hình, sưu tra đối tượng, xây dựng mạng lưới cơ sở và được sự hỗ trợ phối hợp của các lực lượng biên phòng và chính quyền địa phương nên đã phát triển và bắt giữ được nhiều vụ buôn lậu có giá trị cao và vi phạm pháp luật khác về hải quan. Nhìn chung trong những năm 1963 đến 2000, hải quan tỉnh Lạng Sơn đã kiện toàn về bộ máy tổ chức, thực hiện đúng theo quy trình và các qui định của ngành, chuyên môn nghiệp vụ được nâng lên, thực hiện quản lý nghiêm theo chế độ chính sách pháp luật của Nhà nước và của ngành, hoàn thành nhiệm vụ của ngành tại địa phương, là đi đầu trong công tác đấu tranh chống buôn lậu. Với tinh thần nỗ lực phấn đấu về mọi mặt trong công tác của toàn thể đội ngũ cán bộ công chức. Cục Hải quan Lạng Sơn và các đơn vị trực thuộc Cục, trong giai đoạn này Cục Hải quan tỉnh Lạng Sơn đã thu nộp ngân sách nhà nước luôn đạt chỉ tiêu ngành giao, nổi bật là những năm: Năm 1991 tổng kim ngạch XNK mới chỉ là 22,689 triệu USD, đến 1992 đã đạt 62,256 triệu USD. Năm 1994, cả nước có 12.770 thương nhân làm hộ chiếu qua cửa khẩu Lạng Sơn sang buôn bán với Trung Quốc tổng kim ngạch XK đạt 2.119,3 tỷ đồng. Năm 1999, nhờ những cải cách hành chính trong lĩnh vực Hải quan được thực hiện thông thoáng, số doanh nghiệp kinh doanh XNK qua địa bàn Lạng Sơn tăng hơn trước 34 doanh nghiệp, tổng kim ngạch XNK cũng được tăng lên do thị trường Trung Quốc luôn ưa chuộng các sản phẩm của Việt Nam. Các mặt hàng xuất khẩu mang tính chiến lược luôn được duy trì như nhóm hàng nông sản, hoa quả khô, hoa quả tươi, thủy hải sản và một số mặt hàng tiêu dùng khác như xà phòng giặt, mỹ phẩm, bánh kẹo, hàng thủ công mỹ nghệ... 24.640 nhà doanh nghiệp của cả nước đã từ Lạng Sơn sang Trung Quốc giao hàng, tổng kim ngạch XNK đạt 4.960,9 tỷ đồng. Những ưu tiên đặc biệt về chính sách tài chính của Quyết định 748/TTg đã trở thành động lực cho các hoạt động giao lưu kinh tế, thu hút ngày càng tăng lực lượng thương nhân trong và ngoài nước tham gia hoạt động XNK. Nếu như năm 1991 chỉ có vài doanh nghiệp tham gia công ty XNK ở Lạng Sơn thì năm 1993 đã có 100 doanh nghiệp trong cả nước tham gia, làm cho hoạt động thương mại qua biên giới Lạng Sơn càng trở nên sôi động và t hu được nhiều kết quả. Nhờ vậy năm 1995 có 181 doanh nghiệp cả nước kinh doanh XNK trên địa bàn Lạng Sơn tổng kim ngạch đạt 2.960 tỷ đồng nộp ngân sách đạt 169,1tỷ đồng. Từ tháng 4 – 2001, chính phủ ban hành quy chế XNK thời kỳ 2001- 2005 đây là bước chuyển biến mới, đồng thời cũng là bước ngoặt trong quản lý XNK. Lần đầu tiên chúng ta có một cơ chế điều hành ổn định trong thời gian dài, giúp Lạng Sơn hướng dẫn các doanh nghiệp có định hướng sản xuất, kinh doanh lâu dài công tác XNK. Nếu như tổng kim ngạch XNK qua địa bàn Lạng Sơn từ 1991 đến 1996 chỉ đạt 1.063,43 triệu USD trong đó kim ngạch XK là 526,6 triệu USD, kim ngạch nhập khẩu 536,83 triệu USD. Từ năm 1998 trở lại đây tổng kim ngạch XNK là 2.616 triệu USD, nhập khẩu là 894 triệu trong đó kim ngạch XK là 1.722 triệu USD. Riêng năm 2000, tổng kim ngạch XNK đạt 782 triệu USD chiếm 26,4% tổng số kim ngạch XNK toàn tuyến biên giới Việt – Trung. Trong thời kỳ đất nước bước sang kỷ nguyên mới (giai đoạn 1999 – 2003) đây là giai đoạn mà nền kinh tế có nhiều chuyển biến mạnh mẽ trên thế giới thì xu thế toàn dân hoá kinh tế đang ngày càng phổ biến, còn trong nước đang đẩy nhanh tốc độ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, mở cửa hội nhập nền kinh tế quốc tế. Trong giai đoạn này nhà nước ban hành nhiều cơ chế chính sách liên quan trực tiếp đến hoạt động xuất nhập khẩu như: các chính sách về thuế xuất nhập khẩu, thuế GTGT, thuế TTĐB... theo hướng khuyến khích XK, mở rộng liên doanh đầu tư nước ngoài nhằm thực hiện đúng theo tinh thần của các điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia và từng bước hội nhập kinh tế thế giới và khu vực. Trong xu thế chung, Cục Hải quan Lạng Sơn luôn đầu tư tìm ra những biện pháp thiết thực như: tổ chức họp mặt doanh nghiệp; công khai hoá thủ tục hải quan; thực hiện cải cách thủ tục hành chính; đơn giản hoá thủ tục; lưu thông hàng hoá nhanh, đúng pháp luật tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu phát triển đúng hướng. Nhờ vậy, các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh đến đăng ký và làm thủ tục Hải quan ngày càng nhiều. Bên cạnh đó, Cục Hải quan Lạng Sơn luôn chú trọng công tác xây dựng lực lượng, ổn định về mặt tổ chức, nâng cao chất lượng hiệu quả công tác của các cán bộ công chức trong toàn đơn vị, đẩy mạnh thực hiện công tác thanh tra. Kiểm tra ở các đơn vị trực thuộc Cục, tiếp tục tăng cường công tác đào tạo, cử cán bộ đi học tại các trường Đại học, Cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, tham dự các lớp tập huấn của ngành, của tỉnh tổ chức. Nhờ đó trình độ cán bộ công chức ngày càng được nâng cao hơn so với những năm trước. Sau cả một quá trình nỗ lực phấn đấu vượt qua mọi khó khăn thử thách từ những ngày đầu thành lập Cục cho đến nay, Cục Hải quan Lạng Sơn đã trưởng thành về mọi mặt và luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ, xây dựng với sự tin tưởng của Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó. Hiện nay, bộ máy tổ chức Cục Hải quan Lạng sơn, gồm có: 05 phòng đội và 05 đơn vị Hải quan cửa khẩu, cụ thể: * Khối văn phòng. - Văn phòng cục - Phòng tổ chức cán bộ và thanh tra - Phòng nghiệp vụ - Phòng tham mưu chống buôn lậu và xử lý - Đội kiểm soát hải quan * Khối Hải quan cửa khẩu: - Chi cục HQCK Hữu Nghị - Chi cục HQCK Chi Ma - Chi cục HQ Ga đường sắt quốc tế Đồng Đăng. - Chi cục HQ Cốc Nam - Chi cục HQ Tân Thanh Sơ đồ bộ máy tổ chức Cục Hải quan Lạng Sơn III. GIỚI THIỆU VỀ CHI CỤC HẢI QUAN CỬA KHẨU CHI MA 1. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH, SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN Cửa khẩu Chi Ma nằm ở phía Đông Bắc tỉnh Lạng Sơn, phía Bắc giáp với Trung Quốc, phía Đông giáp với tỉnh Quảng Ninh, phía Tây giáp với ................. và nằm trong địa bàn xã Yên Khoái, huyện Lộc Bình. Tổng số hộ dân của xã Yên Khoái là 446 hộ với tổng số nhân khẩu là 2767 nhân khẩu, trong đó có 123 hộ nghèo và còn nhiều hộ nằm trong diện ngưỡng nghèo. Xã Yên Khoái được xếp là một trong những xã nghèo của huyện và có tình hình buôn lậu phức tạp nhất trong huyện. Cửa khẩu Chi Ma là một cửa khẩu quốc gia có địa hình khá phức tạp. Đường biên giới cửa khẩu Chi Ma giáp với Trung Quốc có chiều dài khoảng 16,5km. Đối tác với cửa khẩu Chi Ma là cửa khẩu Ái Điểm thuộc thị trấn Ái Điểm huyện Ninh Minh, tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc. Khu vực kiểm soát của Hải quan cửa khẩu Chi Ma là địa phận xã Yên Khoái. Là một cửa khẩu cách xa trung tâm thành phố Lạng Sơn khoảng 40km, đường đi khó khăn hơn so với các tuyến đường dẫn vào cửa khẩu Hữu Nghị, Tân Thanh, Cốc Nam nên lượng hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu, phương tiện xuất cảnh, nhập cảnh qua lại cửa khẩu Chi Ma cũng hạn chế hơn so với các cửa khẩu khác của Lạng Sơn. Thường ngày cửa khẩu Chi Ma lượn