Năm 2010 và những tháng đầu năm 2011, kinh tế của Việt Nam tiếp tục có sự phục hồi nhanh chóng sau tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Kinh tế có sự tăng trưởng thúc đẩy đầu tư phát triển, làm nhu cầu vốn trong nền kinh tế gia tăng. Tuy nhiên, hiện nay ở nước ta, thị trường vốn chưa phải là kênh phân bổ vốn một cách có hiệu quả của nền kinh tế, do đó vốn đầu tư cho hoạt động sản xuất kinh doanh của nền kinh tế vẫn phải dựa vào nguồn vốn tín dụng của hệ thống ngân hàng. Các ngân hàng thương mại (NHTM), một mặt họ là những người có quan hệ tín dụng với ngân hàng, mặt khác họ là nơi cung ứng nguồn vốn huy động cho ngân hàng, chính vì thế mà các NHTM trở thành kênh cung ứng vốn hữu hệu cho nền kinh tế, vì vậy vốn tín dụng hiên nay là rất cần thiết.
Trong những năm qua, hệ thống NHTM ở Việt Nam đã có những bước phát triển vượt bậc, kể cả số lượng, quy mô, nội dung và chất lượng; đã có những đóng góp xứng đáng vào công cuộc công nghiệp hóa - hiện đại hóa nền kinh tế nói chung và quá trình đổi mới, phát triển của các thành phần kinh tế, các doanh nghiệp và dân doanh nói riêng; thực sự là ngành tiên phong trong quá trình đổi mới cơ chế kinh tế. Đặc biệt, với những nghiệp vụ không ngừng được cải thiện và mở rộng, hoạt động ngân hàng nước ta đã góp phần tích cực huy động vốn, mở rộng vốn đầu tư cho lĩnh vực sản xuất phát triển, tạo điều kiện thu hút vốn nước ngoài để tăng trưởng kinh tế trong nước.
An Giang là một tỉnh thuộc Đồng Bằng Sông Cửu Long, tuy phát triển đa dạng các nghành nghề nhưng An Giang chỉ có thế mạnh về phát triển nông nghiệp, nuôi trồng và chế biến thủy sản. Tình hình kinh tế - xã hội tỉnh An Giang tháng 5/2011 và 5 tháng đầu năm tiếp tục phát triển theo chiều hướng tích cực, giá trị sản xuất công nghiệp ổn định và có tăng trưởng; sản xuất nông nghiệp diễn biến theo chiều hướng tích cực; giá cá tra vẫn ở mức cao nhiều hộ nuôi đã thu lãi cao, nên nhu cầu nuôi cá tra đang tăng trở lại. Sự phấn đấu ra sức khắc phục các bất lợi, tập trung khai thác các thế mạnh và lợi thế của tỉnh nhà đã đem lại hiệu quả lớn, đạt tốc độ tăng trưởng cao. Một trong những đóng góp tích cực vào thành quả này là hoạt động của hệ thống ngân hàng thương mại trên đại bàn tỉnh. Thông qua hoạt động huy động vốn và cho vay, ngân hàng sẽ gián tiếp kích thích tiết kiệm, đẩy mạnh đầu tư của dân cư và các thành phần kinh tế, góp phần tăng trưởng kinh tế.
Để tìm hiểu rõ hơn về những đóng góp đó, qua bài báo cáo nhóm chúng tôi mong muốn mang đến một cái nhìn khái quát về: “Tình hình cấp tín dụng hiện nay của các Ngân hàng thương mại trên đại bàn tỉnh An Giang”.
45 trang |
Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1192 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tình hình cấp tín dụng hiện nay của các Ngân hàng thương mại trên đại bàn tỉnh An Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
CHƯƠNG I – GIỚI THIỆU 3
CHƯƠNG II – CƠ SỞ LÝ THUYẾT 4
I. Khái niệm ngân hàng thương mại 4
II. Tín dụng 4
1. Khái niệm, bản chất và vai trò của tín dụng 4
1.1 Khái niệm tín dụng 4
1.2 Tín dụng ngân hàng 5
1.3 Bản chất tín dụng 5
1.4 Vai trò của tín dụng 5
2. Một số khái niệm liên quan 5
2.1 Doanh số cho vay 5
2.2 Doanh số thu nợ 5
2.3 Dư nợ 5
2.4 Nợ quá hạn 5
2.5 Nợ xấu 6
CHƯƠNG III – SƠ LƯỢC VỀ SỰ PHÁT TRIỂN KT – XH TỈNH AN GIANG 7
I. Tiềm năng, lợi thế của Tỉnh 7
1. Vị trí và thuận lợi 7
2. Tiềm năng phát triển công nghiệp, dịch vụ 7
II. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội An Giang 8
1. Một số chỉ tiêu đánh giá tình hình phát triển kinh tế xã hội An Giang trong những năm gần đây 8
2. Tình hình kinh tế - xã hội An Giang giai đoạn 2009 – 2011 9
2.1 Hoạt động kinh tế An Giang năm 2009 9
2.2 Hoạt động kinh tế An Giang năm 2010 10
2.3 Hoạt động kinh tế An Giang 5 tháng đầu năm 2011 11
III. Chính sách tiền tệ, định hướng phát triển kinh tế xã hội Tỉnh, dự đoán nhu cầu sử dụng vốn trong thời gian tới của các thành phần kinh tế thông qua các dự án đầu tư 12
1. Chính sách tiền tệ của Tỉnh thực hiện theo Nghị quyết 11/NQ – CP 12
1.1 Thực hiện chính sách tiền tệ chặt chẽ, thận trọng 12
1.2 Thực hiện chính sách tài khóa thắt chặt, cắt giảm đầu tư công 13
1.3 Thúc đẩy sản xuất, khuyến khích xuất khẩu, kìm chế nhập siêu 13
2. Định hướng phát triển 13
3. Nhu cầu sử dụng vốn của Tỉnh 14
CHƯƠNG IV – TÌNH HÌNH CẤP TÍN DỤNG CỦA CÁC NHTM ĐANG HOẠT ĐỘNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH AN GIANG 15
I. Tổng quan các hoạt động của các NHTM đang hoạt động trên địa bàn Tỉnh 15
II. Tình hình cấp tín dụng của các NHTM từ năm 2007 15
III. Hoạt động tín dụng tại một số ngân hàng trên địa bàn Tỉnh 20
1. Ngân hàng Quốc tế Việt Nam chi nhánh An Giang 20
2. Ngân hàng TMCP Sài gòn thương tín chi nhánh An Giang 23
3. Ngân hàng TMCP Á Châu chi nhánh An Giang 26
4. Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam chi nhánh An Giang 28
5. Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn chi nhánh An Giang 33
IV. Nhận định về tình hình cấp tín dụng của các NHTM trên địa bàn Tỉnh 36
V. Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng cho các NHTM 37
CHƯƠNG IV – KẾT LUẬN 39
PHỤ LỤC 40
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 43
CHƯƠNG 1 – GIỚI THIỆU
Năm 2010 và những tháng đầu năm 2011, kinh tế của Việt Nam tiếp tục có sự phục hồi nhanh chóng sau tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Kinh tế có sự tăng trưởng thúc đẩy đầu tư phát triển, làm nhu cầu vốn trong nền kinh tế gia tăng. Tuy nhiên, hiện nay ở nước ta, thị trường vốn chưa phải là kênh phân bổ vốn một cách có hiệu quả của nền kinh tế, do đó vốn đầu tư cho hoạt động sản xuất kinh doanh của nền kinh tế vẫn phải dựa vào nguồn vốn tín dụng của hệ thống ngân hàng. Các ngân hàng thương mại (NHTM), một mặt họ là những người có quan hệ tín dụng với ngân hàng, mặt khác họ là nơi cung ứng nguồn vốn huy động cho ngân hàng, chính vì thế mà các NHTM trở thành kênh cung ứng vốn hữu hệu cho nền kinh tế, vì vậy vốn tín dụng hiên nay là rất cần thiết.
Trong những năm qua, hệ thống NHTM ở Việt Nam đã có những bước phát triển vượt bậc, kể cả số lượng, quy mô, nội dung và chất lượng; đã có những đóng góp xứng đáng vào công cuộc công nghiệp hóa - hiện đại hóa nền kinh tế nói chung và quá trình đổi mới, phát triển của các thành phần kinh tế, các doanh nghiệp và dân doanh nói riêng; thực sự là ngành tiên phong trong quá trình đổi mới cơ chế kinh tế. Đặc biệt, với những nghiệp vụ không ngừng được cải thiện và mở rộng, hoạt động ngân hàng nước ta đã góp phần tích cực huy động vốn, mở rộng vốn đầu tư cho lĩnh vực sản xuất phát triển, tạo điều kiện thu hút vốn nước ngoài để tăng trưởng kinh tế trong nước.
An Giang là một tỉnh thuộc Đồng Bằng Sông Cửu Long, tuy phát triển đa dạng các nghành nghề nhưng An Giang chỉ có thế mạnh về phát triển nông nghiệp, nuôi trồng và chế biến thủy sản. Tình hình kinh tế - xã hội tỉnh An Giang tháng 5/2011 và 5 tháng đầu năm tiếp tục phát triển theo chiều hướng tích cực, giá trị sản xuất công nghiệp ổn định và có tăng trưởng; sản xuất nông nghiệp diễn biến theo chiều hướng tích cực; giá cá tra vẫn ở mức cao nhiều hộ nuôi đã thu lãi cao, nên nhu cầu nuôi cá tra đang tăng trở lại... Sự phấn đấu ra sức khắc phục các bất lợi, tập trung khai thác các thế mạnh và lợi thế của tỉnh nhà đã đem lại hiệu quả lớn, đạt tốc độ tăng trưởng cao. Một trong những đóng góp tích cực vào thành quả này là hoạt động của hệ thống ngân hàng thương mại trên đại bàn tỉnh. Thông qua hoạt động huy động vốn và cho vay, ngân hàng sẽ gián tiếp kích thích tiết kiệm, đẩy mạnh đầu tư của dân cư và các thành phần kinh tế, góp phần tăng trưởng kinh tế.
Để tìm hiểu rõ hơn về những đóng góp đó, qua bài báo cáo nhóm chúng tôi mong muốn mang đến một cái nhìn khái quát về: “Tình hình cấp tín dụng hiện nay của các Ngân hàng thương mại trên đại bàn tỉnh An Giang”.
CHƯƠNG II – CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Ngân hàng thương mại
Khái niệm
Ngân hàng thương mại (NHTM) là loại ngân hàng giao dịch trực tiếp với các công ty, xí nghiệp, tổ chức kinh tế và cá nhân, bằng cách nhận tiền gửi, tiền tiết kiệm, rồi sử dụng số vốn đó để cho vay, chiết khấu, cung cấp các phương tiện thanh toán và cung ứng dịch vụ ngân hàng cho các đối tượng nói trên.
(Theo PGS.TS Nguyễn Đăng Dờn)
Ngân hàng thương mại là loại hình ngân hàng được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác theo quy định nhằm mục tiêu lợi nhuận.
(Trích khoản 3, điều 4 Luật các tổ chức tín dụng năm 2010)
1.2. Vai trò của NHTM
Đóng vai trò quan trọng trong việc đẩy lùi và kiềm chế lạm phát, từng bước duy trì sự ổn định giá trị đồng tiền và tỉ giá, góp phần cải thiện kinh tế vĩ mô, môi trường đầu tư và sản xuất kinh doanh.
Góp phần thúc đẩy hoạt động đầu tư, phát triển sản xuất kinh doanh và hoạt động xuất nhập khẩu.
Hỗ trợ có hiệu quả trong việc tạo việc làm mới và thu hút lao động, góp phần cải thiện thu nhập và giảm nghèo bền vững.
Thực thi chính sách tiền tệ do NHTW hoạch định thông qua các công cụ như lãi suất, dự trữ bắt buộc, tái chiết khấu, thị trường mở, hạn mức tín dụng…Các NHTM là chủ thể chịu sự tác động trực tiếp của các công cụ này, đồng thời đóng vai trò cầu nối trong việc chuyển tiếp các tác động của chính sách tiền tệ đến khu vực phi ngân hàng và nền kinh tế.
Tín dụng
Khái niệm, bản chất và vai trò tín dụng
Khái niệm
Tín dụng là một phạm trù kinh tế tồn tại và phát triển qua nhiều hình thái kinh tế xã hội. Ngày nay tín dụng được hiểu là quan hệ kinh tế được biểu hiện dưới hình thái tiền tệ hay hiện vật, trong đó người đi vay phải trả cho người cho vay cả vốn gốc và lãi sau một khoản thời gian nhất định. Trong thực tế tín dụng hoạt động rất phong phú và đa dạng, nhưng ở bất cứ dạng nào tín dụng cũng thể hiện ở ba mặt cơ bản:
Có sự chuyển giao quyền sử dụng từ người này sang người khác
Sự chuyển giao này mang tính chất tạm thời
Đến thời hạn do hai bên thỏa thuận, người sử dụng hoàn lại cho người sở hữu một giá trị lớn hơn. Phần tăng thêm được gọi là phần lời hay nói theo ngôn ngữ kinh tế là lợi tức.
Cấp tín dụng là việc thỏa thuận để tổ chức, cá nhân sử dụng một khoản tiền hoặc cam kết cho phép sử dụng một khoản tiền theo nguyên tắc có hoàn trả bằng nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ cấp tín dụng khác.
Tín dụng ngân hàng
Là quan hệ tín dụng giữa các ngân hàng, các tổ chức tín dụng với các đơn vị, các tổ chức kinh tế và cá nhân được thực hiện dưới hình thức các ngân hàng, các tổ chức tín dụng sẽ đứng ra huy động vốn rồi sử dụng nguồn vốn đó để cho vay đối với các đối tượng nêu trên.
Bản chất tín dụng
Tín dụng ra đời là một tất yếu khách quan trong nền sản xuất hàng hóa, bởi lẽ khi nền sản xuất hàng hóa phát triển đến sự phát triển nhất định sẽ đưa đến sự phân hóa giàu nghèo, có người thừa vốn, có người thiếu vốn để sản xuất kinh doanh. Để giải quyết vấn đề trên, ngân hàng đứng ra làm trung gian giữa họ việc điều hòa tạm thời nhu cầu về vốn.
Tín dụng là mối quan hệ kinh tế giữa người đi vay và người cho vay, giữa họ có mối quan hệ với nhau thông qua quá trình vận động giá trị vốn tín dụng được biểu hiện dưới hình thức tiền tệ hoặc hàng hóa. Quá trình vận động đó được thể hiện qua các giai đoạn:
Phân phối tín dụng dưới hình thức cho vay
Sử dụng vốn tín dụng trong quá trình tái sản xuất
Sự hoàn trả của tín dụng
Vai trò của tín dụng
Tín dụng cung ứng vốn đầy đủ và kịp thời tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình sản xuất kinh doanh được diễn ra liên tục, đồng thời góp phần đầu tư phát triển kinh tế. Tín dụng là trong những công cụ để tập trung vốn một cách hiệu quả và còn là công cụ thúc đẩy tích tụ vốn cho các tổ chức kinh tế. Nó còn là cầu nối giữa tiết kiệm và đầu tư. Có thể nói trong mọi nền kinh tế xã hội, tín dụng đều phát huy vai trò to lớn của nó, tạo ra động lực phát triển mạnh mẽ.
Tín dụng thúc đẩy quá trình lưu thông hàng hóa, phát triền sản xuất. Thật vậy, trong thời kì đầu, tiền tệ lưu thông là hóa tệ, cho đến khi tín dụng phát triển, các giấy nợ đã thay thế cho một bộ phận tiền trong lưu thông. Ngày nay, ngân hàng cung cấp tiền cho lưu thông chủ yếu thực hiện qua con đường tín dụng. Đây là cơ sở đảm bảo cho lưu thông tiền tệ ổn định, tạo nhiều cơ hội, việc làm, thu hút nhiều lực lượng sản xuất mới, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và ổn định xã hội.
Tín dụng góp phần ổn định tiền tệ, ổn định giá, làm giảm áp lực lạm phát. Ngoài ra, tín dụng còn tạo điều kiện để phát triển kinh tế với các nước trong khu vực và trên thế giới, mở rộng giao lưu hợp tác quốc tế.
Một số khái niệm liên quan
Doanh số cho vay: là chỉ tiêu phản ánh tất cả các khoản tín dụng mà ngân hàng cho khách hàng vay không tính đến việc món vay đó thu được hay chưa trong một thời gian nhất định.
Doanh số thu nợ: là chỉ tiêu phản ánh tấc cả các khoản tín dụng mà ngân hàng thu về được khi đáo hạn vào một thời điểm nhất định nào đó.
Dư nợ: là chỉ tiêu phản ánh số nợ mà ngân hàng đã cho vay và chưa thu được vào một thời điểm nhất định. Để xác định được dư nợ, ngân hàng sẽ so sánh giữa hai chỉ tiêu: doanh số cho vay và doanh số thu nợ.
Nợ quá hạn: là khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ nợ gốc và/hoặc lãi đã quá hạn thanh toán.
Phân loại nợ
Nhóm 1(Nợ đủ tiêu chuẩn): Các khoản nợ được tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi đúng hạn.
Nhóm 2 (Nợ cần chú ý): Các khoản nợ được tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi nhưng có dấu hiệu khách hàng suy giảm khả năng trả nợ.
Các khoản nợ quá hạn dưới 90 ngày;
Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ trong hạn theo thời hạn nợ đã cơ cấu lại;
Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn): Các khoản nợ được tổ chức tín dụng đánh giá là không có khả năng thu hồi nợ gốc và lãi khi đến hạn. Các khoản nợ này được tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng tổn thất một phần nợ gốc và lãi.
Các khoản nợ quá hạn từ 90 đến 180 ngày;
Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn đã cơ cấu lại;
Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ): Các khoản nợ được tổ chức tín dụng đánh giá là khả năng tổn thất cao.
Các khoản nợ quá hạn từ 181 đến 360 ngày;
Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn từ 90 ngày đến 180 ngày theo thời hạn đã cơ cấu lại;
Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn): Các khoản nợ được tổ chức tín dụng đánh giá là không còn khả năng thu hồi, mất vốn.
Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày;
Các khoản nợ khoanh chờ Chính phủ xử lý.
Các khoản nợ đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn trên 180 ngày theo thời hạn đã được cơ cấu lại;
Bên cạnh đó quy định này cũng nêu rõ, thời gian thử thách để thăng hạn nợ (ví dụ: từ nhóm 2 lên nhóm 1,..) là 6 tháng đối với các khoản nợ trung và dài hạn và 3 tháng đối với các khoản nợ ngắn hạn kể từ ngày khách hàng trả đầy đủ gốc và lãi của khoản vay bị quá hạn hoặc trả nợ được cơ cấu lại. Và toàn bộ dư nợ của khách hàng tại các tổ chức tín dụng được phân ra cùng một nhóm nợ, ví dụ: khách hàng có 2 khoản nợ trở lên tại các tổ chức tín dụng mà có bất cứ khoản nợ nào được phân vào nhóm có rủi ro cao hơn các khoản nợ còn lại thì toàn bộ các khoản nợ còn lại của khách hàng được các tổ chức tín dụng phân vào nhóm nợ có độ rủi ro cao nhất đó.
Nợ xấu: là các khoản nợ thuộc nhóm 3, 4 và 5 theo tiêu chí phân loại nợ tại quyết định 493 (bao gồm: nợ dưới tiêu chuẩn, nợ ngh ngờ, nợ có khả năng mất vốn) có các đặc trưng sau:
Khách hàng đã không thực hiện nghĩa vụ trả nợ với ngân hàng khi cam kết này đã đến hạn.
Tình hình tài chính của khách hàng có chiều hướng xấu dẫn đến có khả năng ngân hàng không thu được đầy đủ gốc và lãi.
Tài sản đảm bảo được đánh giá là giá trị phát mãi không đủ trang trãi nợ gốc và lãi
Thông thường là những khoản nợ đã được gai hạn nợ, hoặc là những khoản nợ quá hạn trên 90 ngày. Một tổ chức tín dụng có tỉ lệ nợ xấu dưới 5% được coi là nằm trong giới hạn cho phép, khi tỷ lệ nợ xấu quá 5% thì tổ chức đó cần phải xem xét, ra soát lại danh mục đầu tư của mình một cách đầy đủ, chi tiết và thận trọng hơn.
CHƯƠNG III – SƠ LƯỢC VỀ SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ-XÃ HỘI TỈNH AN GIANG
Tiềm năng, lợi thế của Tỉnh
Vị trí và thuận lợi
Nằm ở vị trí thuận lợi cả đường thủy lẫn đường bộ, lại tiếp giáp vùng biên giới Tây Nam của Tổ quốc, An Giang có nhiều điều kiện để phát triển kinh tế theo hướng đa dạng. Với chính sách “mở” trong thu hút đầu tư cùng những lợi thế khác, như: Du lịch phát triển; hạ tầng giao thông đang được nâng cấp, hoàn thiện; nhiều khu công nghiệp, trung tâm thương mại ra đời; khu vực kinh tế biên giới phát triển năng động,… An Giang đang trở thành “miền đất hứa” với nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Thời gian gần đây, lãnh đạo tỉnh còn tổ chức nhiều hoạt động giao lưu, tìm kiếm cơ hội hợp tác với các đơn vị trong nước và một số nước khác như: Lào, Campuchia, Ấn Độ…
Tính từ đầu năm đến nay, An Giang đã đón hơn 5 triệu khách du lịch đến tham quan, mua sắm. Những địa điểm du lịch nổi tiếng của tỉnh như: Miếu Bà Chúa Xứ núi Sam, Khu du lịch núi Cấm, rừng tràm Trà Sư, lòng hồ núi Sập,… vẫn là nơi thu hút khách đông nhất.
Bên cạnh đó, mô hình du lịch mùa nước nổi, du lịch sang Campuchia bằng đường thủy, mua sắm kết hợp du lịch ở khu vực cửa khẩu biên giới,… cũng đang phát triển rất mạnh.
Trong vòng 3 năm trở lại đây, việc bãi bỏ visa giữa Việt Nam và Campuchia đã tạo nhiều thuận lợi cho du khách trong hành trình xuyên quốc gia thông qua cửa ngõ An Giang. Sắp tới, Bộ Giao thông Vận tải hai nước sẽ thông xe cặp cửa khẩu đường bộ Phnom Den (tỉnh Tà Keo, Campuchia) và Tịnh Biên, giúp các phương tiện không phải dừng lại ở biên giới để chuyển tải, làm giảm chi phí và rút ngắn thời gian qua lại biên giới.
An Giang đang mạnh dạn kêu gọi đầu tư, tạo mọi điều kiện tốt nhất để các doanh nghiệp kinh doanh du lịch, lữ hành đầu tư hệ thống nhà hàng, khách sạn, cầu tàu ven sông Hậu; bến đỗ cho các tour, tuyến khám phá Mekong, du lịch sang đất bạn Campuchia hay các tuyến du lịch quốc nội vùng sông nước đồng bằng sông Cửu Long độc đáo, mới lạ…
Tiềm năng phát triển công nghiệp, dịch vụ
Theo UBND tỉnh An Giang, từ năm 2006 đến nay, giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh hàng năm tăng bình quân gần 14,7%. Tổng giá trị sản xuất công nghiệp khoảng 15.050 tỷ đồng, góp phần đưa kim ngạch xuất khẩu của tỉnh đạt 1,9 tỷ USD. Để tạo điều kiện về mặt bằng cho doanh nghiệp đến đầu tư, An Giang đang tiến hành đầu tư 2 khu công nghiệp (KCN) Bình Hòa (132 ha), Bình Long (28 ha) và tạo được quỹ đất trên 65 ha, sẵn sàng cho nhà đầu tư thuê mặt bằng để xây dựng nhà xưởng ở 2 KCN này. Riêng KCN Vàm Cống (199 ha) đang trong quá trình lập quy hoạch, kêu gọi đầu tư vào các lĩnh vực công nghệ sạch, công nghệ cao như điện, điện tử, dây chuyền sản xuất tự động…
Do đặc điểm về vị trí địa lý, KCN Bình Hòa (Châu Thành) thích hợp với sản xuất vật liệu xây dựng, các sản phẩm bao bì, ngành nhựa, sản phẩm hóa chất... Đến nay, đã có 8 nhà đầu tư được cấp giấy chứng nhận đầu tư với tổng số vốn đăng ký 730 tỷ đồng. Trong khi đó, hiện có 5 nhà đầu tư được cấp giấy chứng nhận đầu tư vào KCN Bình Long với tổng số vốn đăng ký 1.313 tỷ đồng; ước vốn thực hiện đầu tư đến cuối năm 2009 là 270 tỷ đồng, khi đi vào sản xuất sẽ tạo việc làm cho 900 lao động. KCN Bình Long rất thích hợp đối với các dự án đầu tư ngành chế biến thực phẩm, rau quả, thức ăn chăn nuôi, thủy sản… Tại khu vực biên giới giáp ranh với Campuchia thuộc huyện Tịnh Biên, còn có KCN Xuân Tô với diện tích 57,4 ha. Trong đó, đất dành cho sản xuất công nghiệp là 31 ha. Đây là khu kinh tế phi thuế quan, các doanh nghiệp đầu tư sản xuất sẽ được hưởng ưu đãi tương tự như khu chế xuất.
Ngoài ra, các địa phương trong tỉnh cũng đã quy hoạch hơn 20 cụm công nghiệp (CCN) với tổng diện tích khoảng 700 ha. Trong đó các CCN Mỹ Quý (TP.Long Xuyên) rộng 19 ha và CCN Phú Hòa (huyện Thoại Sơn) rộng 20 ha đã được đầu tư xong, thu hút được nhiều doanh nghiệp vào xây dựng nhà máy và đang phát huy hiệu quả. Các địa phương khác như TX.Châu Đốc, huyện Phú Tân, An Phú, Chợ Mới cũng đang đẩy nhanh tiến độ xây dựng các CCN, tạo mặt bằng để kêu gọi đầu tư, sắp xếp sản xuất.
Xác định công nghiệp chế biến là ngành công nghiệp chủ lực nên trong thời gian qua, An Giang đã tập trung tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp như nhanh chóng giao mặt bằng để doanh nghiệp xây dựng nhà xưởng, xác nhận thiết bị máy móc tạo tài sản cố định để doanh nghiệp được miễn giảm thuế nhập khẩu... Đến nay, toàn tỉnh có 21 nhà máy chế biến thủy sản đang hoạt động, với tổng công suất trên 313.000 tấn/năm. Ngoài ra, còn có hàng trăm nhà máy xay xát, lau bóng gạo có năng lực xay xát hơn 2 triệu tấn gạo/năm, lau bóng 1,5 triệu tấn gạo/năm, công suất kho chứa khoảng 400.000 tấn...
Tình hình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh An Giang
Một số chỉ tiêu đánh giá tình hình phát triển kinh tế - xã hội An Giang trong những năm gần đây
Chỉ tiêu
ĐVT
2007
2008
2009
2010
2011
(5 tháng)
Tốc độ tăng GDP
%
13,63
14,2
6,82
10,12
12,5
(chỉ tiêu cả năm)
GDP bình quân
Triệu đồng
12,752
16,97
18,421
21,18
25,0
(chỉ tiêu cả năm)
Chỉ số PCI
Hạng
6
9
20
14
-
GTSX công nghiệp
Tỷ đồng
4.383
5.237
5.578,4
6700
2.822
Tổng mức bán lẻ HH & DV
Tỷ đồng
23.665,8
28.396,5
34.277,4
38.034
20.298
Xuất khẩu HH
Triệu USD
553,66
750
550,67
710
372,8
Nhập khẩu HH
Triệu USD
84,14
93,5
50,17
79,85
35
Tổng thu Ngân sách
Tỷ đồng
4.475,8
5.643
7.880,6
3.585
1.951
Tổng chi Ngân sách
Tỷ đồng
4.652,4
5.853,3
7.835,2
5.439
2.532
Kinh tế - xã hội An Giang từ năm 2009
Tình hình kinh tế An Giang năm 2009
Nông nghiệp: tình hình sản xuất nông nghiệp của Tỉnh tạm ổn định lại và có nhiều khởi sắc. Tổng giá trị sản xuất sản xuất nông nghiệp theo giá thực tế là 23.000 tỷ đồng, diện tích gieo trồng cả năm đạt 607.600 ha (giảm 18.790 ha so với năm 2008), trong đó diện tích lúa được gieo trồng là 558.000 (giảm 6.425 so với năm 2008); năng suất bình quân đạt 6.14 tấn/ha (giảm 0.095 tấn/ha so với 2008); sản lượng thu hoạch đạt trên 3,4 triệu tấn( giảm 80 ngàn tấn). Về chăn nuôi, tổng giá trị sản xuất ngành chăn nuôi (theo giá CĐ 94) là 416,5 tỷ đồng. Về thủy sản, do ảnh hưởng việc giá cá nguyên liệu giảm dưới mức giá thành trong thời gian dài, nên ít thu hút nông dân tiếp tục nuôi cá, diện tích nuôi trồng thủy sản trong năm đạt 2.506 ha, giảm 271 ha so năm 2008,trong đó diện tích nuôi cá là 1341 ha. Sản lượng nuôi trồng và khai thác là 328.359 nghìn tấn( nuồi trồng đạt 288.235 nghìn tấn).
Công nghiệp – xây dựng – đầu tư: Tình hình sản công nghiệp đã dần trở lại ổn định và có tăng trưởng nhẹ so tháng trước. Tổng giá trị sản xuất trong năm đạt 5.580 tỷ đồng (giá CĐ 1994), tăng 6,5% so với năm 2008. Trong đó, kinh tế nhà nước là 1.164 tỷ đồng (chiếm 20,8%), kinh tế ngoài nhà nước là 4.372(chiếm 78,4%), còn khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 44 tỷ đồng (0.8%). Tập trung chủ yếu vào công nghiệp chế biến, sản xuất thực phẩm, sản xuất đồ uống và sản xuất sản phẩm gỗ và chế biến gỗ. Về đầu tư, trong năm có 405 cơ sở công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp thành lập mới, tổng vốn đầu tư 258 tỷ đồng, chủ yếu các ngành nghề sản xuất lương thực, thực phẩm và đồ uống, s