Đề tài Tình hình đầu tư gián tiếp nước ngoài vào Việt Nam

Trên thế giới, nguồn vốn đầu tư nước ngoài ngày càng giữ vai trò quan trọng đối với sự phát triển của mỗi quốc gia. Nguồn vốn này bao gồm đầu tư trực tiếp (FDI) và đầu tư gián tiếp (FII). Trong khi nguồn vốn FDI có vai trò trực tiếp thúc đẩy sản xuất, thì FII lại có tác động kích thích thị trường tài chính phát triển theo hướng nâng cao hiệu quả hoạt động, mở rộng quy mô và tăng tính minh bạch, tạo điều kiện cho doanh nghiệp trong nước dễ dàng tiếp cận với nguồn vốn mới; nâng cao vai trò quản lý nhà nước và chất lượng quản trị doanh nghiệp, có tác động thúc đẩy mạnh mẽ các mối quan hệ kinh tế. Đối với Việt Nam, thu hút nguồn vốn FII mang một ý nghĩa rất quan trọng. Để thực hiện thành công sự nghiệp CNH-HĐH đất nước, Việt Nam cần một lượng vốn đầu tư rất lớn (khoảng 140 tỷ USD) cho giai đoạn (2006-2010) để xây dựng, từng bước hoàn thiện kết cấu hạ tầng kinh tế và hạ tầng xã hội. Các doanh nghiệp Việt Nam đang trong quá trình cải cách và cổ phần hóa nhằm gia tăng năng lực và hiệu quả cạnh tranh khi gia nhập WTO. Cổ phần hóa phải đi đôi với việc hình thành các thị trường vốn, các kênh huy động vốn (hạt nhân là thị trường chứng khoán (TTCK). Các mối quan hệ kinh tế gia tăng, dòng vốn lưu chuyển nhanh sẽ góp phần tạo ra các hiệu ứng tốt tác động đến các doanh nghiệp. Lợi ích của hội nhập không những được đánh giá thông qua sự luân chuyển (vào, ra) dễ dàng của dòng hàng hóa, dòng người mà còn có cả dòng vốn.Việc tham gia của các nhà đầu tư FII sẽ có tác động mạnh mẽ đến thị trường tài chính, giúp cho thị trường tài chính minh bạch và hoạt động hiệu quả hơn, xác lập giá trị thị trường của các cổ phiếu niêm yết một cách chuyên nghiệp, giảm thiểu những dao động “phi thị trường” và góp phần giải quyết một cách cơ bản các mối quan hệ kinh tế (vốn, công nghệ, quản lý ). Hơn nữa, FII có thể giúp vốn cho doanh nghiệp trong nước, giúp doanh nghiệp tăng trưởng và nâng cao năng lực cạnh tranh, do vậy FII rất quan trọng đối với các doanh nghiệp trong nước đang thiếu vốn. Tuy nhiên, dòng vốn FII cũng tiềm ẩn những rủi ro hơn so với các kênh huy động vốn từ nước ngoài khác. Do vậy, thúc đẩy thu hút FII ổn định, tương xứng với tiềm năng, góp phần tạo động lực phát triển thị trường vốn, nâng cao năng lực quản trị của nhà doanh nghiệp và nền kinh tế Việt Nam thời kỳ hậu WTO là vấn đề cần được quan tâm.

doc8 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1272 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Tình hình đầu tư gián tiếp nước ngoài vào Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TÌNH HÌNH ĐẦU TƯ GIÁN TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO VIỆT NAM I. Sự cần thiết và tiềm năng thu hút đầu tư gián tiếp nước ngoài (FII) tại Việt Nam Sự cần thiết thu hút FII Trên thế giới, nguồn vốn đầu tư nước ngoài ngày càng giữ vai trò quan trọng đối với sự phát triển của mỗi quốc gia. Nguồn vốn này bao gồm đầu tư trực tiếp (FDI) và đầu tư gián tiếp (FII). Trong khi nguồn vốn FDI có vai trò trực tiếp thúc đẩy sản xuất, thì FII lại có tác động kích thích thị trường tài chính phát triển theo hướng nâng cao hiệu quả hoạt động, mở rộng quy mô và tăng tính minh bạch, tạo điều kiện cho doanh nghiệp trong nước dễ dàng tiếp cận với nguồn vốn mới; nâng cao vai trò quản lý nhà nước và chất lượng quản trị doanh nghiệp, có tác động thúc đẩy mạnh mẽ các mối quan hệ kinh tế. Đối với Việt Nam, thu hút nguồn vốn FII mang một ý nghĩa rất quan trọng. Để thực hiện thành công sự nghiệp CNH-HĐH đất nước, Việt Nam cần một lượng vốn đầu tư rất lớn (khoảng 140 tỷ USD) cho giai đoạn (2006-2010) để xây dựng, từng bước hoàn thiện kết cấu hạ tầng kinh tế và hạ tầng xã hội. Các doanh nghiệp Việt Nam đang trong quá trình cải cách và cổ phần hóa nhằm gia tăng năng lực và hiệu quả cạnh tranh khi gia nhập WTO. Cổ phần hóa phải đi đôi với việc hình thành các thị trường vốn, các kênh huy động vốn (hạt nhân là thị trường chứng khoán (TTCK). Các mối quan hệ kinh tế gia tăng, dòng vốn lưu chuyển nhanh sẽ góp phần tạo ra các hiệu ứng tốt tác động đến các doanh nghiệp. Lợi ích của hội nhập không những được đánh giá thông qua sự luân chuyển (vào, ra) dễ dàng của dòng hàng hóa, dòng người mà còn có cả dòng vốn.Việc tham gia của các nhà đầu tư FII sẽ có tác động mạnh mẽ đến thị trường tài chính, giúp cho thị trường tài chính minh bạch và hoạt động hiệu quả hơn, xác lập giá trị thị trường của các cổ phiếu niêm yết một cách chuyên nghiệp, giảm thiểu những dao động “phi thị trường” và góp phần giải quyết một cách cơ bản các mối quan hệ kinh tế (vốn, công nghệ, quản lý…). Hơn nữa, FII có thể giúp vốn cho doanh nghiệp trong nước, giúp doanh nghiệp tăng trưởng và nâng cao năng lực cạnh tranh, do vậy FII rất quan trọng đối với các doanh nghiệp trong nước đang thiếu vốn. Tuy nhiên, dòng vốn FII cũng tiềm ẩn những rủi ro hơn so với các kênh huy động vốn từ nước ngoài khác. Do vậy, thúc đẩy thu hút FII ổn định, tương xứng với tiềm năng, góp phần tạo động lực phát triển thị trường vốn, nâng cao năng lực quản trị của nhà doanh nghiệp và nền kinh tế Việt Nam thời kỳ hậu WTO là vấn đề cần được quan tâm. Tiềm năng thu hút FII Theo khảo sát của Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF) gần đây cho thấy, vào năm 2001 lợi nhuận từ vốn FII thế giới tăng gấp 2 lần vốn FDI. Trong vòng 4 năm, đầu tư gián tiếp toàn cầu đã tăng 2 lần; nước có tỷ trọng đầu tư gián tiếp lớn nhất là Mỹ chiếm 24,5%, tiếp đó là Anh chiếm 10%. Dòng vốn FII đang trỗi dậy mạnh mẽ sau cuộc khủng hoảng tài chính 1997 và đang chuyển hướng đầu tư sang các quốc gia đang phát triển có tiềm năng, nhằm hạn chế các rủi ro đầu tư. Hiện có khoảng trên 100 định chế đầu tư tài chính chuyên nghiệp trên thế giới đang quản lý một khối lượng tài sản khổng lồ, khoảng 300 tỷ USD. Chỉ cần họ chấp nhận đầu tư vào Việt Nam 0,1% là chúng ta đã có khoảng 300 triệu USD. Trong nền kinh tế toàn cầu hóa, các yếu tố sản xuất trong quá trình tái sản xuất hàng hóa, dịch vụ được dịch chuyển tự do hơn từ nơi này sang nơi khác, nhằm phát huy lợi thế so sánh của mỗi quốc gia thông qua các cam kết mở cửa thị trường. Việt Nam đang nổi lên như một quốc gia có nhiều tiềm năng thu hút đầu tư nước ngoài. Bên cạnh vị trí địa lý thuận lợi, chính trị ổn định, tiềm năng tăng trưởng kinh tế dài hạn, Việt Nam còn là một quốc gia có nhiều lợi thế so sánh hấp dẫn nhà đầu tư như: nguồn lao động, thị trường, tài nguyên. Hơn nữa, vận nước đang lên, Việt Nam ngày càng khẳng định vai trò, vị trí và tầm quan trọng của mình trên bản đồ kinh tế khu vực và thế giới. Sự quan tâm của khu vực và thế giới tới Việt Nam, đặc biệt là thời điểm Việt Nam gia nhập WTO, cộng với sự thành công của các nhà đầu tư hiện hữu tại đây sẽ mở ra cơ hội lớn trong thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Nhìn chung, nguồn vốn đầu tư gián tiếp (FII) là một tiềm năng rất lớn đối với thu hút vốn đầu tư nước ngoài của Việt Nam. Với các yếu tố thuận lợi khách quan, Việt Nam hoàn toàn có khả năng khai thác tiềm năng dòng chảy vốn FII của thế giới phục vụ cho mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội. II. Thực trạng đầu tư gián tiếp vào Việt Nam Nước ta đã có những thành công trong thu hút nguồn vốn FDI, nhưng nguồn vốn FII vẫn còn hạn chế. Sau khủng hoảng năm 1997, nguồn vốn FII vào Việt Nam có xu hướng tăng, nhưng quy mô còn nhỏ và chiếm tỷ lệ thấp so với vốn FDI. Một số quỹ mới hoạt động tại Việt Nam từ năm 2001 có quy mô vốn bình quân từ 5-20 triệu USD cho một quỹ nhỏ hơn giai đoạn (1991-1997), chiếm 1,2% vốn FDI, tăng lên 3,7% (2004), tỷ lệ này còn quá thấp so với các nước trong khu vực (tỷ lệ thu hút FII/FDI trong khoảng 30-40%). Tuy nhiên, thực tế cũng cho thấy, đầu tư FII vào Việt Nam trong thời gian gần đây cũng đã tăng rất mạnh. Biểu hiện rõ nhất là việc đầu tư vào thị trường chứng khoán của các tập đoàn tài chính quốc tế trong thời gian qua đã không ngừng gia tăng. Đến cuối năm 2006, khoảng trên 2 tỷ USD vốn đầu tư gián tiếp được công bố thông qua các quỹ đầu tư chính thức. Theo các nhà đầu tư, lý do để họ hướng về Việt Nam là Chính phủ đã khẳng định vai trò quan trọng của kinh tế tư nhân đối với sự phát triển của nền kinh tế, tính chuyên nghiệp hoá từng bước của môi trường đầu tư và sự thành công của những nhà đầu tư hiện hữu. Bên cạnh đó, phải kể đến những bước tiến mới trong lĩnh vực tài chính của Việt Nam bao gồm: việc phát hành thêm trái phiếu chính phủ ra nước ngoài và trái phiếu tư nhân, thành lập Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC); quá trình cổ phần hoá đang diễn ra tại Việt Nam bao gồm cả ngân hàng thương mại quốc doanh; tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng, đặc biệt là hệ thống điện và giao thông, cải cách khung pháp lý dành cho các nhà đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, để có thể thu hút thêm nguồn vốn FII tương xứng với tiềm năng của nền kinh tế và thị trường, Việt Nam cần đẩy mạnh hơn nữa hoạt động cải thiện môi trường đầu tư, đặc biệt là khung pháp lý, cơ chế và sách lược phát triển thị trường chứng khoán III. Vài nét về các Công ty quản lý quỹ và các quỹ đầu tư nước ngoài chủ yếu nước ngoài tại Việt Nam Theo thống kê của Công ty quản lý quỹ chứng khoán VN (VFM), hiện có gần 30 quỹ đầu tư nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam với tổng vốn rót vào nội địa khoảng 2 tỷ USD. Hiện nay, hàng loạt quỹ đầu tư nước ngoài đang đổ vốn vào thị trường chứng khoán Việt Nam. Các quỹ đầu tư là phương tiện để nhà đầu tư đưa các khoản tiền của họ vào nhằm có được yếu tố đầu tư đa dạng và điều kiện quản lý chuyên nghiệp. Nhà đầu tư không hưởng lợi trực tiếp từ các cổ phiếu được mua bán trên thị trường chứng khoán mà sẽ chia sẻ hiệu quả sau quá trình mua bán chứng khoán tập trung của quỹ đó. Lợi ích trước hết và quan trọng hơn cả khi tham gia vào quỹ đầu tư là khả năng đầu tư đa dạng. Lợi ích khác do các quỹ đầu tư mang lại là trình độ quản lý chuyên nghiệp. Một lợi ích nổi bật nữa của quỹ đầu tư là các cổ phần góp vốn vào quỹ này có tính thanh khoản (nhà đầu tư muốn rút lui khỏi tổ chức đầu tư này có thể bán lại phần tài sản của họ với giá phải chăng để chuyển thành tiền mặt trong thời gian ngắn). Hiện nay, nhiều công ty quản lý quỹ đầu tư tập chung chính vào thị trường Việt Nam như Vina Capital, Mekong Capital, Dragon Capital. Một số công ty Quản lý quỹ chủ yếu 1. Dragon Capital Dragon Capital là điển hình về sự kiên trì “bám trụ” ở VN. Đây là công ty quản lý quỹ thành lập ở Anh năm 1994. Năm 1997-1998, khi cuộc khủng hoảng tài chính khu vực xảy ra, nhiều quỹ đầu tư đã ra đi. Nhưng Dragon Capital thì ở lại, và đã thành công. Dragon Capital lập Quỹ Vietnam Enterprise Investment Limited (VEIL) năm 1995. Đây là quỹ đầu tư nước ngoài lớn nhất tại Việt Nam với tổng tài sản hiện nay ước tính khoảng 1 tỷ USD. Năm 2003, Dragon Capital liên doanh với Sacombank để thành lập VietFund Mangagement (VFM), công ty quản lý quỹ đầu tiên tại Việt Nam. Hiện VFM đang quản lý Quỹ đầu tư chứng khoán Việt Nam (VF1).  Cuối năm 2004, Dragon Capital lại thành lập quỹ thứ hai tại Việt Nam là Vietnam Growth Fund Limited (VGF) hiện có tổng vốn 500 triệu USD. Sang năm 2005, Dragon lập thêm quỹ Vietnam Dragon Fund Limited (VDF) có tài sản hiện tại là 340 triệu USD. Quỹ đầu tư mới nhất của hãng này là Vietnam Resource Investment (Holdings) Limited (VRI), từ 2007. Đây là quỹ đầu tiên đầu tư vào các công ty kinh doanh về tài nguyên thiên nhiên. Tháng 9 vừa rồi, Dragon Capital đã giới thiệu một chỉ số chứng khoán riêng của mình, chỉ số Dragon Capital VN30 Index (DC VN30 Index), đo lường các thay đổi trên cả 3 sàn giao dịch TP. HCM, Hà Nội và thị trường OTC. 2. VinaCapital Công ty Quản lý Quỹ VinaCapital bắt đầu hoạt động tại Việt Nam từ tháng 11/2003 với việc ra đời quĩ đầu tư tư nhân Vietnam Opportunity Fund (VOF). VOF là quĩ do một số tổ chức tài chính lớn thành lập để đầu tư vào Việt Nam, trong đó ông Robert Knapp, Giám đốc quĩ Millennium Partners (là quĩ đầu tư lớn tại Mỹ với số vốn 4 tỷ USD), có tỉ lệ góp vốn lớn nhất. Từ giữa năm 2006, Công ty Quản lý quỹ VinaCapital khai trương Quỹ bất động sản VinaLand, nhưng số tiền mà các nhà đầu tư nước ngoài góp vào quỹ đã lên tới 65 triệu đô la Mỹ, vượt mức dự kiến 15 triệu đô la Mỹ. Ngoài VinaLand, VinaCapital đang nỗ lực giải ngân nốt số tiền còn lại chừng 50 triệu đô la Mỹ trong tổng số 171 triệu đô la Mỹ của Quỹ Vietnam Opportunities Fund (VOF) với hướng đầu tư chính của VOF tiếp tục là cổ phiếu OTC và địa ốc. Ngay từ đầu năm 2007, VinaCapital đã lên kế hoạch thành lập mới một quỹ đầu tư bất động sản với tổng vốn đầu tư lên tới 200 triệu USD. Ngày 5/7/2007, Vina Captial đã chính thức đưa Quỹ Cơ sở hạ tầng Việt Nam (Vietnam Infrastructure Limited – VIL) lên niêm yết trên sàn chứng khoán thứ cấp London (Alternative Investment Market – AIM). Đây là quỹ đầu tiên giao dịch trên thị trường AIM tập trung vào các lĩnh vực hạ tầng cơ sở then chốt của Việt Nam, bao gồm năng lượng, vận tải, nước và viễn thông. Sự kiện này đã nâng số quỹ đầu tư mà Vina Capital mở tại Việt Nam lên thành bốn quỹ với tổng số vốn đầu tư gián tiếp đã thu hút vào Việt Nam lên tới 1,8 tỷ USD. VinaCapital cũng đang đẩy mạnh đầu tư vào các công ty công nghệ. Công ty quản lý quỹ này đã liên doanh với Tập đoàn Draper Fisher Jurveton - tập đoàn đầu tư mạo hiểm với tổng vốn đầu tư trên 3,5 tỷ USD để lập quỹ đầu tư DFJ VinaCapital với tổng số vốn đầu tư ban đầu là 50 triệu USD. 3. Mekong Capital Mekong Capital là công ty quản lý quỹ đầu tư tập trung vào Việt Nam do các cá nhân có kinh nghiệm về mảng quản lý đầu tư cả ở Việt Nam và quốc tế thành lập năm 2001. Phần lớn các vị trí cao cấp trong công ty là do người Việt Nam nắm giữ và cũng là cổ đông của công ty. Công ty bắt đầu hoạt động từ năm 2002 tại Việt Nam với việc thành lập Quỹ đầu tư Mekong Enterprise Fund đầu (tổng vốn đầu tư 18,5 triệu USD). Mekong Capital chọn những công ty thuộc khu vực tư nhân ở các địa phương với quy mô nhỏ làm đối tác. Đến nay, quỹ đã đầu tư hết vào 10 công ty Việt Nam như  Công ty Xây dựng và Kiến trúc AA, Công ty tin học Lạc Việt, Công ty nhựa Tân Đại Hưng, Công ty gỗ Đức Thành. Ngày 5/6/2006, công ty đã chính thức khai trương quỹ đầu tư cổ phần thứ 2 (Mekong Enterprise Fund II) tại TP.HCM. Quỹ có tổng vốn 50 triệu USD, tập trung đầu tư vào các công ty tư nhân Việt Nam phục vụ cho thị trường trong nước, hoạt động trong các lĩnh vực sản xuất, phân phối và quảng bá thương hiệu (vốn đầu tư trung bình cho mỗi dự án là 3 triệu USD). Cũng từ giữa năm 2006, Công ty đã đẩy mạnh đầu tư gần hết số vốn 18,5 triệu đô la Mỹ của Mekong Enterprise Fund vào các doanh nghiệp cổ phần. 4. Indochina Capital Indochina Capital đã hoạt động ở Việt Nam 15 năm Trong 15 năm qua, công ty đã tiến hành đầu tư 1 tỷ USD vào các dự án địa ốc, trong đó tiêu biểu là các dự án như Khách sạn Furama (Đà Nẵng), Saigon Center (Tp.HCM), 63 Lý Thái Tổ (Hà Nội)... và nhiều dự án địa ốc khác do công ty đầu tư chính; và góp vốn chung với một công ty khác đầu tư dự án khu du lịch Nam Hải (Đà Nẵng). Ngoài lĩnh vực bất động sản, công ty còn đầu tư vào thị trường chứng khoán kể từ khi thị trường chứng khoán bắt đầu mở cửa cho đến nay và tổng cộng công ty đã đầu tư khoảng 50 triệu USD vào thị trường chứng khoán. Hiện công ty đang quản lý số vốn khá lớn của các tổ chức tài chính và các cá nhân nhà đầu tư nước ngoài. Năm 2006, Indochina Capital cũng đã thành lập hai quỹ, một địa ốc với 42 triệu đô la Mỹ và một quỹ chứng khoán với 50 triệu đô la Mỹ. Để phục vụ cho mục tiêu lâu dài trên thị trường Việt Nam, Indochina Capital đã thành lập Quỹ Indochina Capital Holding Limited và thực hiện đợt phát hành và niêm yết trên thị trường chứng khoán London với quy mô ban đầu là 500 triệu USD (3/2007). Sự kiện này ngay lập tức đã thu hút sự quan tâm của nhà đầu tư nước ngoài và trong đợt phát hành lần đầu Indochina Capital Vietnam Holding Limited dự định thu hút khoảng 300-350 triệu USD nhưng đã nhận được sự quan tâm rất lớn của các nhà đầu tư và đạt được con số 500 triệu USD. Một số quỹ đầu tư chủ yếu 1. Prudential Quỹ đầu tư Prudential (PRUBF1) do Công ty Quản lý Quỹ đầu tư Prudential Việt Nam thành lập năm 2006. Trong các quỹ đầu tư của nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam hiện nay, Prudential được xem là quỹ đầu tư lớn nhất với quy mô quỹ vào khoảng 500 triệu USD. Tuy nhiên, 65% vốn của quỹ này dành để đầu tư vào trái phiếu Chính phủ, chỉ có khoảng 35% còn lại tương đương với khoảng 175 triệu USD là dành đầu tư vào tài sản vốn và thị trường chứng khoán. Theo đánh giá của các chuyên gia tài chính, Quỹ đầu tư này rất phù hợp với các nhà đầu tư có khả năng chấp nhận rủi rot rung bình, thời gian đầu tư từ trung bình đến dài hạn và mong muốn có thu nhập định kỳ cùng triển vọng nâng cao giá trị vốn đầu tư. 2. Vietnam Enterprise Investment Fund (VEIL) VEIL là quỹ đầu tư nước ngoài duy nhất có thời gian hoạt động lâu nhất tại Việt Nam. Quỹ được thành lập vào tháng 7-1995 với tổng số vốn huy động ban đầu là 35 triệu USD, và trong hơn 10 năm hoạt động đó VEIL đã vượt qua khủng hoảng kinh tế khu vực và nâng số vốn huy động lên đến hơn 109 triệu USD. Hiện nay, VEIL là quỹ đứng thứ hai tại Việt Nam về mặt quy mô vốn huy động nhưng lại đứng đầu về lượng vốn hóa thị trường. Nguồn vốn đầu tư của VEIL được huy động từ các nhà đầu tư có tổ chức nước ngoài chủ yếu từ Anh, Mỹ và Canada. Bên cạnh đó, VEIL có một phần vay từ tổ chức tài chính quốc tế IFC trực thuộc Ngân hàng Thế giới WorldBank. VEIL là quỹ đóng và được niêm yết trên thị trường chứng khoán (TTCK) NCB ở Ailen. Quỹ VEIL được thành lập bởi Công ty quản lý quỹ Dragon Capital với mục tiêu đầu tư vào các công ty tư nhân, doanh nghiệp nhà nước đang cổ phần hóa, công ty cổ phần niêm yết hoặc chưa niêm yết và các công ty có vốn đầu tư nước ngoài mà nguồn doanh thu chủ yếu từ Việt Nam. VEIL ưu tiên đầu tư vào 5 ngành chính là tài chính ngân hàng, cơ sở hạ tầng, bưu chính - viễn thông, du lịch, khai thác khoáng sản và hàng tiêu dùng. VEIL tập trung đầu tư vào doanh nghiệp có quy mô vốn từ 2 - 3 triệu USD trở lên và đặc biệt không đầu tư vào các công ty được quản lý bởi gia đình. Trong năm 2005, VEIL được xem là quỹ có kết quả hoạt động tốt nhất tại Việt Nam khi giá trị tài sản ròng trên một cổ phiếu quỹ tăng 37,1% so với các năm trước và giá của một đơn vị quỹ VEIL được giao dịch cao hơn gần 11% giá trị tài sản ròng. 3. Vietnam Growth Fund (VGF) Quỹ VGF cũng được quản lý bởi Dragon Capital và thành lập vào tháng 10-2004 với số vốn huy động ban đầu là 60 triệu USD. Cũng như VEIL, VGF là quỹ đóng và được niêm yết ở TTCK NCB ở Ailen. VGF có tốc độ tăng vốn khá nhanh so với VEIL, chỉ sau hơn một năm hoạt động quy mô vốn của quỹ đã tăng 66,7% đạt 100 triệu USD. Mục tiêu đầu tư của VGF là nhằm vào những công ty có tốc độ tăng trưởng nhanh và thuộc những ngành đầu tư như VEIL. VGF đặc biệt không đầu tư vào thị trường bất động sản. Giá trị tài sản ròng trên một cổ phiếu quỹ và giá giao dịch của VGF vào cuối năm 2006 tăng 15% và 17,6% so với năm trước. 4. Vietnam Dragon Fund (VDF) Dragon Capital cho biết mới vừa thành lập Quỹ VDF vào đầu năm 2006 với số vốn đầu tư ban đầu là 35 triệu USD. Quỹ VDF được huy động vốn bởi các nhà đầu tư Nhật Bản. Đây cũng là một quỹ đóng và được niêm yết ở TTCK NCB. Mục tiêu đầu tư của VDF tương tự như VEIL là ưu tiên đầu tư vào 5 ngành chính là tài chính - ngân hàng, cơ sở hạ tầng, bưu chính - viễn thông, du lịch, khai thác khoáng sản và hàng tiêu dùng. Trong 9 tháng đầu năm 2006, VDF đã thực hiện 30 khoảng đầu tư vào các công ty niêm yết và không niêm yết hoạt động chủ yếu ở Việt Nam. Tổng giá trị tài sản ròng tính đến cuối tháng 9-2006 đạt hơn 169 triệu USD tăng gần 22,5% so với tháng 12-2005. 5. Vietnam Opportunity Fund (VOF) VOF của Vinacapital bắt đầu hoạt động tại Việt Nam từ tháng 9-2003, đến tháng 9-2006 có quy mô tổng vốn huy động 171 triệu USD được tập trung đầu tư vào những ngành có tốc độ tăng trưởng nhanh như dịch vụ tài chính, hàng tiêu dùng, bán lẻ, bất động sản, du lịch, cơ sở hạ tầng và ngành công nghệ. Mới hoạt động hơn 3 năm, VOF đã đạt kết quả đầu tư tốt và tốc độ tăng vốn nhanh. Giá trị chứng chỉ quỹ luôn được giao dịch cao hơn giá trị tài sản ròng trên một cổ phiếu quỹ khoảng 20 – 25% và thậm chí đạt đến đỉnh điểm 44,6%. Giá trị tài sản ròng trên một cổ phiếu quỹ vào đầu năm 2006 đạt 1,6 USD, tăng 39,1% so với cùng kỳ năm trước. Quy mô vốn của VOF vào cuối năm 2005 nhỏ hơn VEIL, nhưng gần đây VOF đã huy động thêm được hơn 76 triệu USD từ nhà đầu tư Millenium Parnerts của Mỹ và vươn lên đứng đầu về vốn đầu tư tại Việt Nam. 6. PXP Vietnam Fund Thành lập sau VOF chừng 3 tháng, PXP Việt Nam chỉ tập trung đầu tư vào những công ty đã niêm yết hoặc chuẩn bị niêm yết tại TTCK Việt Nam. Quỹ PXP đầu tư dài hạn vào những công ty Việt Nam hoặc có vốn đầu tư nước ngoài nhưng lượng vốn hóa ở mỗi công ty phải đạt tối thiểu 5 triệu USD hay có chỉ số giá trên thu nhập (P/E) của công ty đó phải tương đương với P/E thị trường. Nhờ vào sự tăng trưởng mạnh của TTCK Việt Nam nên PXP đã cải thiện nhanh kết quả đầu tư, sau 2 năm hoạt động giá trị tài sản ròng trên một đơn vị quỹ đạt 3,2 USD, tăng 33,3% so với năm trước. Với việc đầu tư vào Công ty Dược phẩm Imexpharm, trong cùng thời gian này PXP đã nâng tổng số công ty đã đầu tư lên 23 đơn vị và đạt 93% tổng lượng vốn huy động. Tất cả 10 công ty chiếm tỷ lệ cao nhất trong tổng tài sản ròng của PXP là những doanh nghiệp đã niêm yết trên TTCK và có kết quả kinh doanh tốt trong năm vừa qua. Ngoài việc thành lập quỹ mới VEEF vào cuối tháng 11-2005, PXP tăng quy mô quỹ từ 25,8 triệu USD lên khoảng 40 triệu vào quý 2-2006 bằng cách phát hành thêm hơn 2 triệu cổ phiếu. 7. Vietnam Emerging Equity Fund (VEEF) Bên cạnh PXP Việt Nam, PXP Asset Management đã mở thêm quỹ đầu tư mới Vietnam Emerging Equity Fund (VEEF) vào thị trường Việt Nam với quỹ mô vốn khoảng 15,9 triệu USD từ tháng 11-2005 và được niêm yết tại TTCK Ai-len (NCB). VEEF cũng tập trung đầu tư vào những công ty niêm yết hoặc chuẩn bị niêm yết trên TTCK Việt Nam. Đến giữa quý 3-2006, VEEF đầu tư vào 28 công ty Việt Nam, giá trị tài sản ròng đạt 52,5 USD, tăng 36% so với lúc mới thành lập. 8. Mekong Enterprise Fund (MEF) Trong số 7 quỹ tư nhân và quỹ không niêm yết của nước ngoài đầu tư tại Việt Nam, MEF ra đời từ tháng 4-2002 với quy mô vốn 18,5 triệu USD và do Công ty Mekong Capital quản lý. Đối tượng đầu tư của MEF là những công ty gia đình vừa và nhỏ, có kết quả kinh doanh tốt, đặc biệt năng động trong kinh doanh và có khuynh hướng niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán. MEF không quan tâm đến những công ty có quy mô lớn và thường cung cấp dịch vụ hỗ trợ sau đầu tư để giúp các công ty đó cải thiện hoạt động quản lý doanh nghiệp và có thể phát triển vượt bậc trong tương lai. Với tốc độ đầu tư khoảng 3 - 4 công ty mỗi năm, đến nay MEF đã đầu tư 10 doanh n
Tài liệu liên quan