Trong chiến lược phát triển kinh tế của Việt Nam, nông nghiệp được coi là nền móng cho sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế, đặc biệt khi Việt Nam thực hiện chính sách mở cửa, gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO). Thương mại nông nghiệp đã đóng góp lớn vào nguồn thu ngoại tệ, tăng thu nhập cho khu vực nông nghiệp, cải thiện đời sống của người dân nông thôn.
Một trong những điều kiện công nghiệp hóa – hiện đại hóa nông nghiệp để phát triển kinh tế nông thôn là phải tích lũy tư bản để có thể tái sản xuất mở rộng. Trong đó, tín dụng chính thống cho nông nghiệp là công cụ chủ yếu, hiệu quả kích thích các hoạt động tạo thu nhập, giúp người nông dân có vốn đầu tư và tái sản xuất mở rộng, từ đó giúp người nông dân vượt khỏi đói nghèo và vươn lên làm giàu.
Tín dụng rất cấn thiết đối với các hộ nông nghiệp nhỏ ở nông thôn so với các nghề khác bởi vì khoảng thời gian giữa lúc sử dụng đầu vào và mùa thu hoạch dài, trong quá trình sản xuất gặp phải rất nhiều rủi ro. Điều đó liên quan đến cả kinh phí mua đầu vào (giống, thuê làm đất, ) lẫn lao động. Đối với các hộ nhỏ yêu cầu vốn lưu động đó rất khó có thể tìm thấy từ nguồn tiền tiết kiệm và cần phải tiếp cận nguồn tín dụng ngắn hạn.
Trong những năm gần đây, tín dụng Việt Nam đặc biệt là tín dụng chính thống cho nông nghiệp đã có những bước phát triển đáng kể về quy mô, nguồn vốn, đối tượng vay vốn Đạt được những thành công đó là nhờ có hệ thống ngân hàng cùng các tổ chức tín dụng như: Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn, ngân hàng chính sách xã hội, quỹ tín dụng nhân dân, đã tạo thành kênh huy động vốn cho vay tại chỗ đưa nguồn vốn đến những hộ nông dân có nhu cầu, từ đó có cơ hội vươn lên phát triển sản xuất, thoát nghèo và làm giàu.
Theo đánh giá của các ngân hàng trong 3 năm gần đây, tín dụng nông nghiệp - nông thôn tuy đã có những bước phát triển đáng kể nhưng số vốn mà các tổ chức tín dụng đã cho vay phục vụ phát triển nông nghiệp – nông thôn mỗi năm vẫn còn quá nhỏ so với nhu cầu thực tế. Cần phải có một hệ thống tín dụng nông thôn vững mạnh để đáp ứng được nhu cầu vốn cho nông nghiệp tạo nên đà phát triển kinh tế nông thôn.
Xuất phát từ vấn đề trên chúng em chọn đề tài “tình hình hoạt động của hệ thống tín dụng nông nghiệp Việt Nam ” làm đề tài nghiên cứu của chúng em.
29 trang |
Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1294 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tình hình hoạt động của hệ thống tín dụng nông nghiệp Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN 1: MỞ ĐẦU
1.1.Tính cấp thiết của đề tài
Trong chiến lược phát triển kinh tế của Việt Nam, nông nghiệp được coi là nền móng cho sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế, đặc biệt khi Việt Nam thực hiện chính sách mở cửa, gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO). Thương mại nông nghiệp đã đóng góp lớn vào nguồn thu ngoại tệ, tăng thu nhập cho khu vực nông nghiệp, cải thiện đời sống của người dân nông thôn.
Một trong những điều kiện công nghiệp hóa – hiện đại hóa nông nghiệp để phát triển kinh tế nông thôn là phải tích lũy tư bản để có thể tái sản xuất mở rộng. Trong đó, tín dụng chính thống cho nông nghiệp là công cụ chủ yếu, hiệu quả kích thích các hoạt động tạo thu nhập, giúp người nông dân có vốn đầu tư và tái sản xuất mở rộng, từ đó giúp người nông dân vượt khỏi đói nghèo và vươn lên làm giàu.
Tín dụng rất cấn thiết đối với các hộ nông nghiệp nhỏ ở nông thôn so với các nghề khác bởi vì khoảng thời gian giữa lúc sử dụng đầu vào và mùa thu hoạch dài, trong quá trình sản xuất gặp phải rất nhiều rủi ro. Điều đó liên quan đến cả kinh phí mua đầu vào (giống, thuê làm đất,…) lẫn lao động. Đối với các hộ nhỏ yêu cầu vốn lưu động đó rất khó có thể tìm thấy từ nguồn tiền tiết kiệm và cần phải tiếp cận nguồn tín dụng ngắn hạn.
Trong những năm gần đây, tín dụng Việt Nam đặc biệt là tín dụng chính thống cho nông nghiệp đã có những bước phát triển đáng kể về quy mô, nguồn vốn, đối tượng vay vốn… Đạt được những thành công đó là nhờ có hệ thống ngân hàng cùng các tổ chức tín dụng như: Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn, ngân hàng chính sách xã hội, quỹ tín dụng nhân dân,… đã tạo thành kênh huy động vốn cho vay tại chỗ đưa nguồn vốn đến những hộ nông dân có nhu cầu, từ đó có cơ hội vươn lên phát triển sản xuất, thoát nghèo và làm giàu.
Theo đánh giá của các ngân hàng trong 3 năm gần đây, tín dụng nông nghiệp - nông thôn tuy đã có những bước phát triển đáng kể nhưng số vốn mà các tổ chức tín dụng đã cho vay phục vụ phát triển nông nghiệp – nông thôn mỗi năm vẫn còn quá nhỏ so với nhu cầu thực tế. Cần phải có một hệ thống tín dụng nông thôn vững mạnh để đáp ứng được nhu cầu vốn cho nông nghiệp tạo nên đà phát triển kinh tế nông thôn.
Xuất phát từ vấn đề trên chúng em chọn đề tài “tình hình hoạt động của hệ thống tín dụng nông nghiệp Việt Nam ” làm đề tài nghiên cứu của chúng em.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chung:
Tìm hiểu hoạt động của hệ thống tín dụng cho nông nghiệp ở Việt Nam
Mục tiêu cụ thể:
+ Nhu cầu về vốn trong hoạt động nông nghiệp
+ Tình hình hoạt động của hệ thống tín dụng nông nghiệp Việt Nam trong thời gian qua
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
1.3.1. Đối tượng:
Hệ thống tín dụng chính thống cho cho nông nghiệp nông thôn (chủ yếu là các tổ chức tín dụng chính thống tại Việt Nam: Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn (NH NN&PTNT hay VBARD) và Ngân hàng chính sách Xã hội (VBSP), Quỹ tín dụng nhân dân.
1.3.2. phạm vi nghiên cứu
- Về không gian:
Thông tin trong đề tài được thu thập tổng hợp ở Việt Nam
- Về thời gian:
Số liệu được sử dụng trong nghiên cứu của đề tài là số liệu do điều tra thu thập thông tin từ internet trong năm 2005-2010, các số liệu đã được công bố.
PHẦN 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Phương pháp thu thập thông tin
Thu thập số liệu, thông tin thứ cấp: Các tài liệu liên quan đến mục tiêu nghiên cứu đã được công bố, lấy từ sách, báo và trên internet .
2.2 Phương pháp phân tích số liệu
Phương pháp thống kê so sánh: so sánh quy mô, cơ cấu vốn, nhu cầu vốn, tình hình phát triển của tín dụng chính thống cho nông nghiệp qua các năm từ 2005-2009.
Mục tiêu
Phương pháp
Kết quả
Nhu cầu về vốn trong hoạt động nông nghiệp
Thu thập thông tin, phân tích đánh giá
Nhu cầu về vốn hiện nay càng tăng
Tình hình họat động của hệ thống tín dụng cho nông nghiệp nông thôn ở Việt Nam trong thời gian qua
Thu thập thông tin, phân tích quy mô, tình hình biến động và các yếu tố ảnh hưởng
Thực trạng họat động tín chính thống cho nông nghiệp hiện nay. Thành tựu và hạn chế của hệ thống tín dụng
PHẦN 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Thị trường tín dụng nông thôn ở Việt Nam ngự trị bởi hai ngân hàng quốc doanh là ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn (NH NN&PTNT hay VBARD), ngân hàng chính sách xã hội (VBSP) và hệ thống các quỹ tín dụng nhân dân.
3.1. Tình hình kinh tế nông nghiệp Việt Nam năm 2009
* Sản xuất nông nghiệp phát triển và tăng trưởng khá. Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản năm 2009 ước tăng 4,2% so năm 2008 (năm 2008 tăng 5,6%), trong đó nông nghiệp tăng 3,5%, lâm nghiệp tăng 2,8% và thủy sản tăng 4,5%. Trong bối cảnh có nhiều khó khăn do thiên tai lớn gây thiệt hại nặng nề, nhất là ở các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên, thì đây là điều rất đáng ghi nhận, song hạn chế vẫn còn nhiều.
* Trong trồng trọt, sản lượng lúa cả năm ước đạt 39,3 triệu tấn, là mức cao nhất từ trước đến nay và tăng hơn nửa triệu tấn so với năm 2008. Mặc dù diện tích gieo cấy giảm do rét đậm trong vụ đông xuân các tỉnh phía Bắc và ảnh hưởng của mưa lũ lớn trong vụ hè thu và vụ mùa, nhưng nhờ năng suất lúa tăng nên sản lượng tăng cả 3 vụ trong năm. Sản xuất ngô tiếp tục phát triển toàn diện cả diện tích, năng suất nên sản lượng tăng khoảng 400 nghìn tấn so với năm 2008.
* Sản lượng lương thực có hạt năm 2009 đạt trên 44 triệu tấn, tăng khoảng 700 nghìn tấn so với năm 2008, là mức cao nhất từ trước đến nay. Lương thực bình quân nhân khẩu đạt khoảng 513 kg/người, tăng 11 kg so với năm 2008 (502kg), dù dân số tăng hơn 1 triệu người. Do đó an ninh lương thực quốc gia được bảo đảm ổn định trong mọi tình huống. Lượng gạo xuất khẩu cả năm đạt hơn 6 triệu tấn, tăng 33% so với năm 2008. Thiếu đói giáp hạt giảm 31% về số hộ, giảm 27,6% về số khẩu so với năm 2008, dù thiên tai, bão lũ gây thiệt hại nặng nề hơn. Sản xuất rau, màu, cây công nghiệp, cây ăn quả tiếp tục phát triển và tăng trưởng khá. Sản lượng cà-phê nhân vượt 1 triệu tấn, cao su mủ khô trên 700 tấn…
* Chăn nuôi phát triển toàn diện cả về gia súc, gia cầm. Giá trị sản xuất chăn nuôi năm 2009 ước tăng 7,5% và cao hơn tốc độ tăng năm 2008 (6%) và các năm trước đó.
* Lâm nghiệp vẫn phát triển trong khó khăn. Diện tích trồng rừng tập trung đạt trên 220 nghìn ha, tăng 5% so với năm 2008, sản lượng gỗ khai thác đạt 3.520 nghìn m3. Diện tích rừng bị cháy, bị phá chỉ có 3.500 ha, tỷ lệ rừng được che phủ đạt 39,5%, cao hơn năm 2008.
Tuy bão lũ nhiều, nhưng nuôi trồng và đánh bắt thủy sản vẫn phát triển và tăng trưởng tốt. Sản lượng thủy sản cả năm đạt trên 4,9 triệu tấn, tăng 4,5% so với năm 2008, trong đó sản lượng nuôi trồng đạt 2,6 triệu tấn, sản lượng đánh bắt trên 2,3 triệu tấn, đều cao hơn năm 2008. Sản xuất thủy sản không chỉ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước, mà còn tăng số lượng xuất khẩu. Kim ngạch xuất khẩu thủy sản cả năm ước đạt 4,3 tỉ USD, mức cao nhất từ trước đến nay và tăng so với năm 2008.
Tuy nhiên, hạn chế của nông, lâm nghiệp và thủy sản 2009 là tính bền vững chưa cao. Trong sản xuất, xu hướng tự phát chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi còn phổ biến. Diện tích lúa vụ thu đông (vụ 3 ở vùng đồng bằng sông Cửu Long) vẫn phát triển tự phát, chưa ổn định. Sản lượng các cây trồng khác tăng – giảm không ổn định, nhất là cây vụ đông ở vùng đồng bằng sông Hồng, như cây bông, mía, cà-phê, cao-su… Chăn nuôi trâu, bò đều giảm và tình trạng nhập bò ngoại (Thái Lan) với số lượng lớn không qua kiểm dịch đang tiềm ẩn nguy cơ lây lan dịch bệnh, nhưng chưa có biện pháp quản lý của các ngành, các địa phương. Nuôi trồng và khai thác thủy sản vẫn chưa ổn định cả về diện tích mặt nước, kỹ thuật, con giống, ngư trường, ngư cụ, tàu thuyền… nên tốc độ tăng trưởng đã chậm lại so với các năm trước.
3.2. Nhu cầu về vốn trong hoạt động nông nghiệp
Khu vực nông nghiệp, nông thôn Việt Nam chiếm hơn 70% dân số nhưng chỉ chiếm 17% tổng dư nợ cho vay nền kinh tế của hệ thống tổ chức tín dụng. Kinh tế thị trường phát triển, nông nghiệp, nông thôn và người nông dân càng khó có cơ hội tiếp cận với các nguồn tài chính - tín dụng, tuy nhiên nguồn tín dụng đó hầu như chưa đáp ứng được nhu cầu vốn hiện tại của người dân hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn. Nguồn tài chính đầu tư cho nông nghiệp nông thôn hiện nay chưa được tương xứng với quy mô và tầm quan trọng của nông nghiệp.
Trong sản xuất nông nghiệp với chu kỳ sản xuất kinh doanh dài, quá trình sản xuất lại có thể gặp nhiều rủi ro do khi toến hành sản xuất luôn cần một khoản vốn nhất định (cần nguồn vốn lớn). Nhưng đối với những doanh nghiệp vừa và nhỏ, những hộ gia đình không thể tự đáp ứng được nhu cầu vốn đó. Người nông dân Việt Nam với thu nhập thấp (khoảng 800.000 đ/người/tháng), trong khi đó tình hình biến động của giá cả và lạm luôn có xu hướng tăng cao thì khả năng tích lũy của những người nông dân là rất thấp, không thể nào có đủ vốn để đầu tư tái sản xuất mở rộng quy mô. Trong khi đó xu hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa nông nghiệp lại phải cần có đủ số nguồn vốn cần thiết, do vậy nhu cầu về vốn trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn ngày càng rất lớn.
Theo các chuyên gia, tăng trưởng tín dụng trong ngành nông - lâm - ngư nghiệp thời gian qua tuy có tốc độ nhanh nhưng mới đáp ứng khoảng 40% nhu cầu vay vốn của các tổ chức kinh tế và hộ gia đình. Tỷ lệ hộ nông dân được vay vốn chỉ đạt khoảng 70% và gặp nhiều vướng mắc trong quy định về thế chấp, thu hồi nợ.
Thực tế cho thấy, do các kênh tín dụng còn phân tán, việc cho vay ưu đãi được thực hiện qua nhiều đầu mối (Quỹ tín dụng nhân dân, Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT, Ngân hàng Chính sách Xã hội) với nhiều mức lãi suất cho vay khác nhau nên khách hàng thiếu thông tin đầy đủ để tiếp cận khoản vay ưu đãi. Thêm nữa, nhu cầu vay cao nhưng ngân hàng không đáp ứng nổi. Điển hình như làng nghề xã Chuyên Mỹ (Phú Xuyên - Hà Nội), nhu cầu vay vốn phát triển sản xuất lên tới 50 tỉ đồng, trong khi quỹ tín dụng của xã có số dư nợ cho vay 11 tỉ đồng, vốn vay của Agribank khoảng 7 tỉ đồng. Vì thế, người dân cần vốn phải đi vay ngoài với lãi suất cao. Đối với những hộ làm kinh tế trang trại, tuy mức vay không thế chấp khoảng 10 triệu đồng, nhưng vẫn còn thấp so với nhu cầu để phát triển sản xuất. Đặc biệt, trong việc tiếp cận nguồn tín dụng nông thôn, nhiều hộ nông dân phản ánh tình trạng “cò” tín dụng làm khó người vay. Thêm vào đó, cán bộ ngân hàng nhiều nơi vẫn coi giá trị tài sản bảo đảm tiền vay là điều kiện tiên quyết khi xem xét cho vay mà không tính đến hiệu quả của dự án, khả năng trả nợ của người vay... Gia đình ông Nguyễn Văn Huệ ở thôn Lại Hoàng (Gia Lâm - Hà Nội) vay 20 triệu đồng từ quỹ Hội Phụ nữ để đầu tư phát triển chăn nuôi. Tuy nhiên, do chưa nắm vững kỹ thuật, lại gặp nhiều rủi ro nên gia đình ông đã trắng tay. Nợ cũ chưa trả xong, tài sản thế chấp không còn nên ông không thể vay tiếp. ông than thở: “Khi chưa thể hoàn trả vốn vay từ ngân hàng mà muốn khôi phục sản xuất, chúng tôi đành phải tiếp tục vay từ quỹ Hội Phụ nữ với lãi suất cao hơn, cho dù thủ tục tục cho vay thường đơn giản và nhanh chóng. Dù vậy, chúng tôi vẫn phải chấp nhận”.
Mặt khác, đến nay Quyết định số 67 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách tín dụng ngân hàng phục vụ phát triển nông nghiệp có một số điểm không phù hợp với thực tế. Chẳng hạn, nếu không có bảo đảm nông dân chỉ được vay tối đa đến 10 triệu đồng nhưng hiện nay là quá thấp, không phù hợp với nhu cầu vốn cho sản xuất, kinh doanh của các hộ nông dân.
Xã Đông Yên, Quốc Oai, Hà Tây (cũ) bình quân thu nhập chỉ đạt có 3,6 triệu đồng/người, tỷ lệ nghèo toàn xã 32,6%. Chủ tịch Hội Nông dân xã Vũ Văn Chỉ cho hay, những tổ chức hội như của ông đều nhận uỷ thác của ngân hàng Chính sách để cho hộ nghèo vay trung bình mỗi hộ 7-10 triệu đồng với lãi suất 0,65%/tháng trong thời gian 24 tháng. Khoản vay tương đối ít, thời gian lại eo hẹp. Nuôi con gà, con lợn còn có thể quay vòng vốn được nhưng chăn bò, chăn trâu như lời ông Chỉ từ khi mua về đến lúc nó “nhớ giống” cũng phải 1 năm, “nhớ giống” xong may mắn chửa cũng trên 9 tháng, cộng với thời gian nuôi đến tuổi xuất chuồng độ 5-6 tháng nữa là đã trên hai năm rưỡi. Nếu như trả theo thời hạn vay là 24 tháng thì người dân phải bán bò đúng giai đoạn đẻ, khả năng sinh lời chưa có. Thuận buồm, xuôi gió còn thế, huống hồ đầu tư trong nông nghiệp, lợi nhuận thấp đã đành còn rủi ro lớn, không thể nói trước. Rủi ro ấy được chia làm hai loại: rủi ro dịch bệnh và rủi ro thị trường. Tỷ như trước đây dân Đông Yên có 40 hộ được vay ngân hàng bò với mức 4 triệu/hộ. Lúc ấy bò đang đắt, mỗi con có giá khoảng 8-10 triệu đồng nên muốn mua dân lại phải vay nóng đến hơn một nửa bên ngoài. Sau hai năm bỏ bao công sức chăm sóc, khi dân bán cả bò lẫn bê chỉ được cỡ 6 triệu đồng, lỗ nặng. Anh Nguyễn Văn Tiềm (thôn Đông Hạ) vay được 6 triệu đầu tư mua bò và lợn nái bảo: “Con bò còn cắt cỏ cho ăn được nhưng lợn cứ phải ăn cám nên vay được có 6 triệu thì thiếu quá, phải vay ngoài đến 20 triệu. Nông dân ở đâu hưởng lợi từ hạt thóc chứ ở ngoài Bắc ruộng ít, đủ ăn đã là may. Thời buổi lạm phát, mọi thứ bổ lên đầu chúng tôi nên phải bán thóc. Hạt thóc bán đầu vụ rẻ mạt, cuối vụ đong ăn giá lại tăng vọt”. Thê thảm hơn là gia cảnh của anh Nguyễn Văn Tuấn, vay chương trình bò cao sản được 4 triệu, vay ngoài thêm 1 triệu mua con bò, đùng cái nó ốm, bán chạy được 2,4 triệu. Dồn vốn nuôi con lợn mẹ cũng hỏng nốt nên anh tiếp tục vay lãi ngoài để gom đủ 7 triệu mua một con bò, mới lấy giống. Nhìn ngôi nhà tuệch toạc, gia chủ áo quần rách như bị chó cắn, tôi cứ ám ảnh mãi bởi câu nói của anh: “Sợ lắm rồi, có cho vay cũng không dám vay nữa”. Ông Nguyễn Công Liêu -Tổ trưởng tổ vay vốn thôn Đông Hạ bảo: “Có hàng mấy trăm hộ dân nhưng bình bầu, nâng lên, đặt xuống mãi mới có 18 hộ nghèo được vay vốn. Hiệu quả của những lần vay vốn này còn hạn chế do vay được quá ít, thời gian chưa đủ quay vòng vốn, do rủi ro trong nông nghiệp nhưng người nghèo họ sòng phẳng lắm, vẫn vay ngoài để đập vào trả nợ”. Ngoài chương trình vay hộ nghèo, ở thôn còn có 4 hộ được vay làm biogas theo chương trình nước sạch, vệ sinh môi trường. Số lượng vay cực ít, nghề chăn nuôi của thôn lại đang phát triển mạnh gây ô nhiễm môi trường nên đường làng ngõ xóm, cống rỗng trong làng, ngoài ngõ ngập ngụa phân trâu, phân bò đến ngộp thở.
Quyết định số 497/QĐ-TTg (ngày 17-4-2009) về hỗ trợ lãi suất vốn vay mua máy móc thiết bị, vật tư phục vụ sản xuất nông nghiệp…trong thời gian vừa qua tuy đã xoa dịu một phần nào “cơn khát” vốn cho nông dân nhưng những hạn chế về quy định, thủ tục của quyết định khiến nhiều nông dân không tiếp cận được nguồn vốn kích cầu của chính phủ theo quyết định.
Hiện nay, nhiều nông dân ở ĐBSCL vẫn đang rất khát vốn đầu tư máy móc thiết bị, vật tư… phục vụ sản xuất kinh doanh dù chính sách hỗ trợ lãi suất vay vốn theo quyết định 497/QĐ-TTg được triển khai nhiều tháng qua. Thực tế cho thấy việc tập trung nguồn vốn kích cầu cho nông dân rất cần thiết nhưng đầu tư cách nào để phát huy tối đa hiệu quả, tránh ào ạt theo phong trào, gây lãng phí lớn… Nông dân Huỳnh Văn Hận, ấp Trường Đông, xã Tân Thới, huyện Phong Điền, Cần Thơ nói: “Mới hôm trước tôi đến Ngân hàng Nông nghiệp huyện xin vay tiền mua máy gặt đập liên hợp theo Quyết định 497 của Chính phủ thì được cán bộ nơi đây khẳng định là vay mua bất kỳ thứ gì cũng phải thế chấp. Khi vay phải có tài sản giá trị bằng 50% giá tiền sản phẩm cần mua để thế chấp. Hiện nay, bằng khoán đất đang thế chấp Ngân hàng Phát triển nhà thì làm sao vay mới theo QĐ 497 được?”.
Nông dân Nguyễn Văn Hiếu, xã Trung Kiên, quận Ô Môn, TP Cần Thơ băn khoăn: “Tôi đi hỏi thủ tục vay vốn không lãi suất để mua máy cày công suất lớn nhưng khi cán bộ ngân hàng cho biết điều kiện là phải mua máy Việt Nam sản xuất thì tôi hơi lo nên chưa quyết định. Vả lại, cày ruộng thuê cho bà con nông dân thì khó có thể hoàn vốn cho ngân hàng trong vòng 2 năm, nếu kéo dài thì lại phải chịu lãi suất như quy định”.
Nông dân Nguyễn Văn Khanh ở xã Phú Hữu A, huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang cho biết: “Tôi đang cần vốn để đầu tư lắp đặt hệ thống máy tưới nước, phân bón, thuốc, kỹ thuật… cho 1 ha bưởi 5 roi đặc sản nhưng kẹt 1 điều là tài sản có giá trị thế chấp là giấy đỏ đã nằm trong ngân hàng. Đến tết năm 2010, tôi bán mùa bưởi thì dư sức trả nợ nhưng tiếc một điều là khi đó đã hết thời hạn giải ngân vay ưu đãi…”.
ông Lê Văn Lực, nông dân xã Đông Hiệp (Cờ Đỏ – Cần Thơ) nói: “nếu mua một máy bơm nước giá trị chỉ vài triệu đồng thì nông dân không ngồi chờ gói hỗ trợ. Nhưng khi mua máy cày, máy cắt… với giá trị vài trăm triệu thì thời gian phải trả vốn trong hai năm, khó lo kịp nên ít người dám vay”.
Ông Trần Hoàng Minh (Tư Minh), nông dân sản xuất lúa giống ở huyện Thoại Sơn (An Giang) canh tác 4ha lúa, mỗi năm sản xuất 60 - 70 tấn lúa giống các loại. Lúa giống nhưng khi bán cho nông dân khác về hình thức cũng giống như bán lúa hàng hoá. Vì thế, Tư Minh muốn hạt giống của mình làm ra phải có bao bì riêng, ghi rõ xuất xứ và một số thông tin vắn tắt về loại giống đó, tóm lại Tư Minh muốn làm thương hiệu riêng cho cho hạt giống của mình. Tuy nhiên, để làm như vậy, theo Tư Minh, vấn đề đầu tiên là hoàn thiện máy móc trang thiết bị khép kín quy trình sản xuất. “Máy gặt đập, lò sấy, xe tải nhỏ…, ước tính vốn đầu tư khoảng 300 triệu đồng. Mình làm gì có vốn để đầu tư các loại máy móc được xem là tài sản cố định ấy”, Tư Minh nói.
Cá nhân đã thế, với mô hình làm ăn tập thể cũng không khá hơn. Phó Chủ nhiệm Hợp tác xã (HTX) Nông nghiệp Bình Hoà (Thanh Bình - Đồng Tháp) Nguyễn Văn Mẫm, than vãn: “HTX có 560 ha đất trồng lúa, với 2 cái máy gặt đập liên hợp mỗi năm mới chỉ giải quyết khâu gặt đập cho tối đa 20% diện tích lúa của xã viên. Nếu vay được vốn theo chương trình của Chính phủ sẽ tiếp tục đầu tư trang bị thêm máy gặt để giải quyết bức xúc thiếu lao động khi vào mùa thu hoạch”. Ông Phạm Văn Tới, Phó Chủ tịch Hội Nông dân huyện Chợ Gạo (Tiền Giang) cho biết, nhu cầu vốn trong nông dân rất lớn nhưng tập trung nhiều ở khâu thu hoạch. Toàn huyện Chợ Gạo hiện có chưa tới 80 máy gặt, trong đó chỉ có khoảng 7 máy gặt đập liên hợp, còn lại là máy gặt xếp dãy. Với số lượng này, hằng năm yêu cầu cơ giới hoá khâu thu hoạch chỉ mới thực hiện được khoảng 40% - 50% diện tích.
Nhu cầu vay vốn để sản xuất của người nông dân là rất lớn, nhất là vào thời điểm trước, trong và sau thu hoạch, người dân rất cần vốn để để sản xuất cho vụ sau hoặc mở rộng sản xuất, hoặc để tìm một hướng làm ăn mới. Đặc biệt là trong thu hoạch không thể bỏ qua vai trò của các thương lái, ngay cả các DN và nông dân có hợp đồng bao tiêu sản phẩm vẫn phải thông qua các thương lái như một cầu nối không thể thiếu. Thương lái thiếu vốn, nông dân cũng khó tiêu thụ được sản phẩm. Chính vì vậy vẫn cần một cơ chế tín dụng cho nhóm này.
Chẳng hạn như ở Đà Nẵng thời điểm thu hoạch vụ lúa đông xuân và một vấn đề thời sự được bàn bạc nhiều trên các cánh đồng là chuyện lúa đã phơi khô, đóng bao sẵn sàng nhưng vẫn vắng bóng người mua. Có hai lý do chính là thương lái thiếu vốn và thị trường nông sản (lúa gạo) đang hồi phục nhưng chưa đủ mạnh để họ tiến hành thu mua rộng rãi. Nên vấn đề vốn và thông tin về gói kích cầu nông nghiệp của Chính phủ đang mở ra nhiều hy vọng để tăng thu nhập cho nông dân, tạo nên một chiến lược phát triển cho nông nghiệp. Năm nay lúa được mùa với năng suất bình quân dự kiến khoảng trên 50 tạ/ha. Thế nhưng nông dân chưa hẳn đã vui bởi giá lúa rớt xuống còn 4.500 đồng/kg, đã thế thương lái lại không tổ chức thu mua khiến lượng lúa thu hoạch về, nhiều hộ không có nơi cất, đành đóng bao chất đầy một góc nhà. Trong khi ở vụ lúa trước, giá lúa đạt 6.000-6.200 đồng/kg, thương lái thu mua lúa tươi ở ngay ngoài đồng. Bà Lương Thị Thiệp ở xã Hòa Tiến, Hòa Vang cho biết, khi bà ngỏ ý với thương lái vấn đề mua lúa, nhiều người đã từ chối vì đang thiếu vốn và những người đi thu mua lúa sẵn sàng cho nông dân mượn một số tiền để đầu tư cho vụ hè thu, chứ họ chưa đủ sức để cân lúa đại trà. Nhu cầu vốn không chỉ dừng lại ở thương lái mà hầu như người nông dân nào được hỏi cũng bày tỏ nguyện vọng có một nguồn vốn để đầu tư mở rộng sản xuất, hoặc tìm một hướng làm ăn mới. Ông Nguyễn Văn Hòa ở tổ 2 thôn Yến Nê 1, x