Đề tài Tình hình quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công Ty Cổ Phần Sản xuất và dịch vụ xuất nhập khẩu Rau Quả Sài Gòn

Kinh tế Việt Nam những năm gần đây đã có những bước nhảy vọt tăng trưởng cao. Đặc biệt sau khi trở thành thành viên chính thức của WTO. Trên con đường hội nhập, phát triển cùng nền kinh tế khu vực và thế giới đã tạo ra cho doanh nghiệp nhiều cơ hội cũng như là những thử thách mới, đòi hỏi các doanh nghiệp luôn phải tìm cách hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả và đạt lợi nhuận cao thì phải cần có vốn.

doc79 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1320 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tình hình quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công Ty Cổ Phần Sản xuất và dịch vụ xuất nhập khẩu Rau Quả Sài Gòn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đây là đề tài nghiên cứu của tôi. Những kết quả và các số liệu trong khóa luận được thực hiện tại Công Ty Cổ Phần Sản Xuất & Dịch Vụ Xuất Nhập Khẩu Rau Quả Sài Gòn, không sao chép bất kỳ nguồn nào khác. Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước nhà trường về sự cam đoan này. TP. Hồ Chí Minh, ngày……..tháng…….năm 2010 Tác giả (Ký tên) LỜI CẢM ƠN Trong suốt thời gian thực tập tại Công Ty Cổ Phần Sản Xuất & Dịch Vụ Xuất Nhập Khẩu Rau Quả Sài Gòn, em đã được học một số kiến thức từ thực tế, tuy không nhiều nhưng nhờ có sự giúp đỡ của thầy cô, các cô chú và anh chị tại Công Ty Cổ Phần Sản Xuất & Dịch Vụ Xuất Nhập Khẩu Rau Quả Sài Gòn đã tạo điều kiện cho em thực hiện bài khóa luận này. Với lòng biết ơn sâu sắc, em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn nhiệt tình của cô Ths. Trần Thị Thanh Hằng đã dìu dắt, chỉ bảo và giúp đỡ em trong quá trình thực tập. Sự giúp đỡ ân cần của cô đã tạo niềm tin và động lực để em hoàn thành tốt bài khóa luận này. Bên cạnh đó, để hoàn thành tốt khóa luận này cũng là nhờ sự giúp đỡ quý báu của toàn thể ban lãnh đạo Công Ty Cổ Phần Sản Xuất & Dịch Vụ Xuất Nhập Khẩu Rau Quả Sài Gòn đã giúp đỡ em có nơi thực tập cũng như tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em học hỏi kinh nghiệm thực tế. Em xin chân thành cảm ơn bác Nguyễn Đức Năm – Giám đốc công ty đã giúp đỡ em có nơi thực tập, anh Phạm Minh Trí – Kế toán trưởng công ty đã không ngại bận rộn, khó khăn để giúp đỡ em hết sức nhiệt tình trong việc tìm hiểu công ty, cung cấp cho em những số liệu và tài liệu cần thiết cho khóa luận này. Đồng thời em cũng xin cảm ơn cô Đức, chị Hạnh, chị Hương phòng kế toán tài vụ đã nhiệt tình giúp đỡ em tìm hiểu tình hình thực tế tại công ty. Do kiến thức còn nhiều hạn chế và khoảng thời gian thực tập ngắn nên khóa luận này không tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của thầy cô, các bác , các cô chú và anh chị để khóa luận được hoàn chỉnh hơn. Cuối cùng, em xin gửi đến thầy cô, các bác, cô chú và anh chị lời chúc sức khỏe và đạt nhiều thành công trong cuộc sống. SVTH: Nguyễn Thị Mến CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc -----µ----- NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP Họ tên sinh viên: Nguyễn Thị Mến MSSV : 106401159 Khóa : 2006 – 2010 …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….. Đơn vị thực tập NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… Ngày ……tháng……năm 2010 Ký tên MỤC LỤC Trang DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU CHỮ VIẾT TẮT CP: …………………………………………………………………………..Cổ phần SX & DV: ……………………………………………………….Sản xuất và dịch vụ XNK:………………………………………………………………... Xuất nhập khẩu TSCĐ:………………………………………………………………...Tài sản cố định TSLĐ: ………………………………………………………………Tài sản lưu động TSDH: ………………………………………………………………..Tài sản dài hạn ĐTTC:……………………………………………………………… Đầu tư tài chính NV:………………………………………………………………………. Nguồn vốn TS: ……………………………………………………………………………Tài sản DANH SÁCH CÁC BẢNG SỬ DỤNG Trang Bảng 2.1. Tổng hợp các tỷ số tài chính …………………........................................22 Bảng 2.2. Biến động tổng tài sản năm 2008 ………………………………………22 Bảng 2.3. Biến động tổng tài sản năm 2009 ………………………………………23 Bảng 2.4. Bảng phân tích tài trợ của các loại vốn. ………………………………..24 Bảng 2.5. Bảng tính gia tăng vốn từng năm ……………………………………….25 Bảng 2.6. Tình hình sử dụng vốn và nguồn tài trợ ………………………………..25 Bảng 2.7. Tình hình tăng giảm tài sản cố định năm 2008 – 2009. .……………….28 Bảng 2.8. Giá trị và kết cấu các nhóm tài sản cố định .…………………………...28 Bảng 2.9. Bảng biến động TSCĐ là nhà cửa vật kiến trúc………………………...30 Bảng 2.10. Bảng biến động TSCĐ nhóm phương tiện vận tải…………………….30 Bảng 2.11. Bảng biến động TSCĐ nhóm máy móc thiết bị công tác……………...31 Bảng 2.12. Bảng biến động TSCĐ nhóm thiết bị văn phòng………………………32 Bảng 2.13. Tình hình khấu trong hai năm 2008 – 2009……………………………35 Bảng 2.14. Bảng các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định……………..35 Bảng 2.15. Bảng tính kết cấu TSLĐ 2008 – 2009…………………………………39 Bảng 2.16. Bảng so sánh các loại vốn……………………………………………...40 Bảng 2.17. Tỷ lệ vốn bằng tiền qua hai năm 2008 – 2009…………………………45 Bảng 2.18. Bản phân tích mức dự trữ tiền mặt theo doanh thu……………………46 Bảng 2.19. Bảng tỷ lệ các khoản phải thu………………………………………….49 Bảng 2.20. Bảng phân tích các khoản phải thu khách hàng………………………..50 Bảng 2.21. So sánh khoản phải thu theo yêu cầu…………………………………..50 Bảng 2.22. Bảng phân tích tình hình tồn kho 2008 – 2009………………………...52 Bảng 2.23. Hoạt động tồn kho qua hai năm 2008 – 2009………………………….53 Bảng 2.24. Bảng kết cấu vốn tự có………………………………………………...55 Bảng 2.25. Phân tích tỷ trọng vốn tự có……………………………………………55 Bảng 2.26. Phân tích tỷ trọng các loại nợ trong tổng nợ phải thu………………….56 Bảng 2.27. Kỳ trả tiền bình quân…………………………………………………..58 Bảng 2.28. Phân tích các khoản phải thu người bán theo yêu cầu…………………58 Bảng 2.29. Tình hình nợ phải trả không phải người bán…………………………..60 Bảng 2.30. Bảng các tỷ số hoạt động ……………………………………………...61 Bảng 2.31. Bảng các tỷ số doanh lơi……………………………………………….61 Bảng 2.32. Bảng phân tích tỷ lệ các loại chi phí…………………………………...62 BẢNG CÁC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ, HÌNH ẢNH Sơ đồ 2.1. Cơ cấu tổ chức nhân sự LỜI MỞ ĐẦU Lý do thực hiện đề tài. Kinh tế Việt Nam những năm gần đây đã có những bước nhảy vọt tăng trưởng cao. Đặc biệt sau khi trở thành thành viên chính thức của WTO. Trên con đường hội nhập, phát triển cùng nền kinh tế khu vực và thế giới đã tạo ra cho doanh nghiệp nhiều cơ hội cũng như là những thử thách mới, đòi hỏi các doanh nghiệp luôn phải tìm cách hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả và đạt lợi nhuận cao thì phải cần có vốn. Vốn là tiền đề cần thiết không thể thiếu cho việc hình thành và phát triển của doanh nghiệp. Vốn là một yếu tố quan trọng để tiến hành sản xuất kinh doanh đồng thời nó giúp cho các doanh nghiệp tồn tại, phát triển và đứng vững trong thương trường. Việc khai thác sử dụng vốn hợp lý sẽ góp phần đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng, tăng khả năng cạnh tranh và lợi nhuận của doanh nghiệp. Nhưng làm thế nào để vốn được sử dụng có hiệu quả là một khâu quan trọng trong công tác quản lý, sử dụng và bảo toàn vốn của doanh nghiệp. Từ tầm quan trọng của vốn nói trên trong quá trình thực tập tại Công Ty Cổ Phần Sản Xuất & Dịch Vụ Xuất Nhập Khẩu Rau Quả Sài Gòn, trên cơ sở những kiến thức và thực tế tích lũy, đề tài về quản lý và sử dụng vốn có hiệu quả đã thực sự thu hút em. Được sự đồng ý và hướng dẫn tận tình của cô giáo Trần Thị Thanh Hằng cùng với các anh chị phòng Kế Toán – Tài Vụ của công ty, em quyết định chọn đề tài “Tình hình quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công Ty Cổ Phần SX & DV XNK Rau Quả Sài Gòn”. Đề tài là dịp để em gắn bó kiến thức đã học tại trường với thực tiễn. Vì vậy, em rất mong nhận được sự chỉ bảo của cô giáo và các anh chị phòng Kế Toán – Tài Vụ, Công Ty Cổ Phần SX & DV XNK Rau Quả Sài Gòn để rút ra những bài học cho việc nghiên cứu, học tập và làm việc sau này. Em xin chân thành cảm ơn. Mục tiêu của đề tài Mục tiêu của đề tài là áp dụng những kiến thức về phân tích tài chính và quản trị tài chính đã học vào việc đánh giá tình hình quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công Ty Cổ Phần SX & DV XNK Rau Quả Sài Gòn. Qua đó cho thấy ưu nhược điểm trong công tác quản lý và sử dụng vốn để từ đó đề ra các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty. Phương pháp nghiên cứu. Trong phạm vi đề tài, chủ yếu sử dụng các phương pháp sau: _ Thu thập số liệu: Thu thập từ bảng báo cáo kết quả kinh doanh, bảng cân đối kế toán, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, bảng kê khấu hao TSCĐ năm 2008 – 2009, và từ tài liệu sách báo có liên quan. _ Phương pháp so sánh: xác định mức độ thay đổi biến động ở mức tuyệt đối, tương đối cùng xu hướng các chỉ tiêu phân tích. _ Phương pháp mô tả: dùng các bảng biểu, sơ đồ để miêu tả chỉ tiêu cần thiết cho việc phân tích. Phạm vi nghiên cứu. Hoạt động kinh doanh của Công Ty Cổ Phần SX & DV XNK Rau Quả Sài Gòn rất đa dạng và phong phú, muốn đánh giá một cách chính xác đòi hỏi phải có một quá trình nghiên cứu lâu dài về mọi hoạt động của công ty và số liệu phải được cung câp tương đối đầy đủ nên bài luận văn này chỉ đi vào phân tích: “Tình hình quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công Ty Cổ Phần SX & DV XNK Rau Quả Sài Gòn trong hai năm 2008 – 2009” Bố cục đề tài. Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, bố cục của đề tài gồm ba chương: Chương 1: Cơ sở lý luận chung. Chương 2: Thực trạng tình hình quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công Ty Cổ Phần SX & DV XNK Rau Quả Sài Gòn. Chương 3: Giải pháp và kiến nghị về tình hình quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công Ty Cổ Phần SX & DV XNK Rau Quả Sài Gòn. CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUẢN LÝ VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN 1.1. Khái quát chung về vốn sản xuất kinh doanh tại một doanh nghiệp: Bất cứ một doanh nghiệp nào khi bước vào hoạt động sản xuất kinh doanh thì đều cần một khoản vốn ứng trước. Nghĩa là, để sản xuất sản phẩm, dịch vụ, doanh nghiệp đó cần một khoản vốn cần thiết trước đó để mua sắm những công cụ lao động như: máy móc, trang thiết bị, nhà cửa văn phòng. Để sản xuất sản phẩm, dịch vụ, doanh nghiệp còn cần có đối tượng lao động là các loại nguyên nhiên vật liệu, thuê mướn lao động và các dịch vụ mua ngoài khác từ các doanh nghiệp khác trên thị trường. Khi tiến hành trao đổi sản phẩm trên thị trường, trong thời đại kinh doanh ngày nay người ta còn trao đổi theo phương thức mua bán chịu, do đó doanh nghiệp còn phát sinh các khoản nợ phải thu cũng như các khoản nợ phải trả, … nghĩa là, khi tiến hành sản xuất kinh doanh, bất cứ một doanh nghiệp nào cũng cần có một nguồn tài nguyên có sẵn thuộc sở hữu của doanh nghiệp hay chỉ được phép sử dụng. Khoản vốn tiền tệ ứng trước cho nguồn tài nguyên đó chính là vốn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Vậy vốn sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp chính là khoản vốn ứng trước để doanh nghiệp tiến hành mua sắm máy móc thiết bị, xây dựng nhà xưởng, mua các loại nguyên nhiên vật liệu cần thiết, sức lao động và các loại sản phẩm dịch vụ khác để sản xuất ra sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. Sau đó đem bán trên thị trường thu hồi vốn và có một khoản lợi nhuận cho doanh nghiệp. Tức là khoản vốn ứng trước này doanh nghiệp phải thu hồi tối thiểu là bằng như trước và lớn hơn nếu có lợi nhuận. Nguồn tài trợ cho các loại vốn này là nguồn vốn của doanh nghiệp đó. Trong quan điểm kinh tế hiện đại, thì vốn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm những giá trị về hiện vật còn có những giá trị vô hình nhưng thuộc quyền sở hữu và sử dụng của doanh nghiệp như các chi phí thành lập doanh nghiệp, phát minh sáng chế, vị trí thương mại của doanh nghiệp, trong nền kinh tế nước ta còn có tiền thuê đất,… Như vậy vốn sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp là tổng các giá trị đã được tiền tệ hóa những của cải vật chất và phi vật chất của doanh nghiệp hoặc thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp. Những giá trị vô hình gọi là các tài sản vô hình của doanh nghiệp. Nếu ví doanh nghiệp là một cơ thể sống thì vốn sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp chính là dòng huyết mạch của doanh nghiệp, dòng huyết mạch này cũng tuần hoàn chu chuyển không ngừng và sẽ “chết” khi không có nguồn huyết mạch đó. Trong quá trình tồn tại và phát triển, doanh nghiệp phải bảo vệ và phát triển thêm vốn sản xuất kinh doanh của mình, bởi vì dòng huyết mạch này không những nuôi sống doanh nghiệp mà còn giúp doanh nghiệp lớn lên trong thương trường vô tận và cũng lắm phong ba bão táp. Vậy để hoạt động và đạt được mục tiêu đã đề ra thì bất cứ một doanh nghiệp nào cũng cần phải có một nguồn vốn tài trợ và doanh nghiệp phải ra sức bảo toàn và phát triển nguồn vốn này bằng chính nỗ lực của riêng doanh nghiệp đó. 1.2. Phân loại và quản lý vốn sản xuất kinh doanh: Nhằm quản lý và bảo tồn có hiệu quả vốn sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp, căn cứ vào hình thái chu chuyển của từng loại vốn, người ta chia vốn sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp thành hai loại chính là vốn cố định và vốn lưu động. Để bảo toàn được vốn sản xuất kinh doanh của mình, doanh nghiệp quản lý hai loại vốn: vốn cố định và vốn lưu động. 1.2.1. Vốn cố định: 1.2.1.1. Khái niệm vốn và nguồn vốn cố định: Muốn tiến hành sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp cần phải có một số tư liệu lao động nhất định như kho tàng, cửa hàng, văn phòng làm việc, nhà xưởng sản xuất, các loại máy móc thiết bị dùng cho sản xuất, cho công tác quản lý doanh nghiệp, các loại phương tiện vận tải, thiết bị truyền dẫn, thiết bị đo lường,… Đó là những cơ sở vật chất kỹ thuật cần thiết cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Đặc điểm của tư liệu lao động là thời gian sử dụng tương đối dài, nên có thể tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh nhưng vẫn giữ nguyên hình thái ban đầu, nhưng trong quá trình sử dụng các loại tư liệu trên bị hao mòn về mặt giá trị. Ngoài ra còn có một số tài sản của doanh nghiệp không có hình thái vật chất cụ thể nhưng do đặc điểm và tính chất luân chuyển giá trị nên cũng có thể được xếp vào loại tư liệu như chi phí thành lập doanh nghiệp, bằng phát minh, sáng chế thương mại,… Hiện nay theo quy định của Nhà nước, những tư liệu có bốn tiêu chuẩn sau đây được gọi là TSCĐ: - Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng TSCĐ - Nguyên giá TSCĐ phải được xác định một cách tin cậy. - Có thời gian sử dụng trên một năm. - Có giá trị theo quy định hiện hành. Những tài sản thỏa mãn bốn điều kiện trên nhưng không có hình thái vật chất cụ thể thì được coi là TSCĐ vô hình. Nếu chỉ thỏa mãn một trong những điều kiện trên thì được coi là công cụ dụng cụ hoặc chi phí trả trước. Việc mua sắm, xây dựng, lắp đặt các TSCĐ của doanh nghiệp đều phải chi trả bằng vốn tiền tệ. Số vốn đầu tư ứng trước để mua sắm, xây dựng, lắp đặt các TSCĐ hữu hình và TSCĐ vô hình gọi là vốn cố định của doanh nghiệp. Như vậy, đặc điểm của vốn cố định là tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và chỉ hoàn thành một vòng tuần hoàn khi TSCĐ hết thời hạn sử dụng. Tuy nhiên không như các loại TSCĐ, vốn cố định không bị hao mòn về giá trị mà vốn cố định được bảo toàn và phát triền. Nguồn vốn tiền tệ tài trợ cho việc mua sắm các loại TSCĐ trên cũng tức là hình thành nên vốn cố định thì được gọi là nguồn vốn cố định. 1.2.1.2. Hình thái của vốn cố định: Từ khái niệm nêu trên thì tùy theo loại tài sản mà nguồn vốn cố định có hình thái là các loại TSCĐ hữu hình hoặc TSCĐ vô hình. 1.2.1.3. Vai trò của vốn cố định Như ta đã biết thì vốn cố định tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh và chỉ kết thúc một chu kỳ tuần hoàn khi TSCĐ đó hết hạn sử dụng hay doanh nghiệp nhượng bán đi. Trong bất cứ một doanh nghiệp dù là hoạt động trong lĩnh vực nào thì khi bước vào hoạt động sản xuất kinh doanh cũng phải có một số tư liệu lao động nhất định, bởi vì đó là những cơ sở nền tảng để doanh nghiệp tiến hành sản xuất kinh doanh được thuận lợi. Như vậy vốn cố định đóng vai trò là cơ sở nền tảng cho mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp, mặc dù không tham gia trực tiếp vào hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Ngày nay, đã có sự xuất hiện các công ty, doanh nghiệp ảo hoạt động không có một văn phòng cụ thể, nhưng công ty, doanh nghiệp đó cũng phải có một khoản vốn cố định khi bước vào hoạt động mà nếu thiếu chúng thì những người lãnh đạo công ty, doanh nghiệp đó cũng không thể tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh của mình được. Vốn cố định khi đó tồn tại chủ yếu ở các dạng TSCĐ vô hình, TSCĐ là các loại phương tiện truyền thông hiện đại. 1.2.1.4. Sự cần thiết phải quản lý vốn cố định: Theo quy luật sản xuất, thì để tồn tại và phát triển được thì các đơn vị kinh tế phải thực hiện tái sản xuất cả tái sản xuất cheo chiều rộng và tái sản xuất theo chiều sâu, trong đó có tái sản xuất tư liệu sản xuất dưới hình thức là đầu tư xây dựng , mua sắm TSCĐ mới. Như vậy doanh nghiệp không những phải có một khoản vốn lớn cho việc đầu tư TSCĐ dù theo dạng đầu tư nào. Khoản vốn này bao gồm khoản phải chi ra trước đây nay hết một kỳ chu chuyển của vốn phải thu về và một khoản vốn tăng thêm là lợi nhuận đạt được, tức là vốn cố định ban đầu ít nhất phải được bảo toàn. Để bảo toàn và phát triển vốn cố định ban đầu thì doanh nghiệp phải thực hiện tốt công tác quản lý vốn cố định. Quản lý tốt vốn cố định không những giúp doanh nghiệp đảm bảo được tái sản xuất tư liệu sản xuất mà còn đảm bảo cho doanh nghiệp tiến hành sản xuất kinh doanh thuận lợi và có lãi cho doanh nghiệp. Do vậy doanh nghiệp cần thiết phải quản lý vốn cố định của mình. Công tác quản lý vốn cố định bao gồm các bước: - Đánh giá và đánh giá lại TSCĐ hiện đang sử dụng tại doanh nghiệp. - Xác định kết cấu TSCĐ hiện dùng tại doanh nghiệp. - Tính khấu hao TSCĐ: xác định chính xác TSCĐ cần tính khấu hao, lựa chọn phương pháp khấu hao hợp lý và quản lý sử dụng tốt vốn khấu hao TSCĐ. Hiện nay có nhiều phương pháp tính khấu hao TSCĐ như: phương pháp tuyến tính, phương pháp khấu hao nhanh giảm dần theo thời gian, phương pháp khấu hao nhanh theo năm sử dụng,… Theo quy định quản lý tài chính ở Việt Nam hiện nay, các doanh nghiệp được phép tính khấu hao theo phương pháp tuyến tính. Phương pháp khấu hao theo phương pháp tuyến tính: căn cứ của phương pháp này là căn cứ vào tỷ lệ khấu hao hàng năm. Ta có: Nguyên giá Tỷ lệ khấu hao( Tkh) = x 100% Năm sử dụng K = Tkh x Nguyên giá Trong đó: Tkh: Tỷ lệ khấu hao K: Mức khấu hao tính cho tháng, quý , năm 1.2.1.5. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định Chỉ tiêu vòng quay tài sản cố định (Rf): Doanh thu thuần Rf = Tổng TSCĐ Chỉ tiêu này cho biết trong kỳ hoạt động, cứ một đồng TSCĐ sẽ tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu. Chỉ tiêu này càng cao càng cho thấy hiệu quả sử dụng vốn cố định của doanh nghiệp. Để nâng cao chỉ tiêu này thì ngoài cách gia tăng doanh thu hoạt động trong kỳ, doanh nghiệp còn có thể nâng cao theo cách tích cực hơn là sử dụng tốt vốn cố định, tức là đầu tư hợp lý cho TSCĐ không gây lãng phí vốn, đồng vốn bị “ngâm” ở tài sản cố định quá nhiều. Tuy nhiên độ tin cậy của chỉ tiêu này là không hoàn toàn tuyệt đối, do mức độ sử dụng tài sản cố định của các ngành nghề là khác nhau. Đối với các ngành sản xuất thương mại và dịch vụ thì mức độ sử dụng tài sản cố định thấp nên tỷ số Rf rất cao, còn các ngành sản xuất khác thì ngược lại. Do vậy chỉ tiêu này chỉ dùng đánh giá so sánh giữa các doanh nghiệp cùng ngành hoặc trong nội bộ doanh nghiệp mà thôi. Hàm lượng vốn cố định: VCĐ trong kỳ Hàm lượng vốn cố định = x 100% Tổng tài sản trong kỳ Chỉ tiêu này cho biết trong kỳ hoạt động, cứ 100 đồng vốn sản xuất kinh doanh trong kỳ thì có bao nhiêu đồng vốn cố định. Đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh bằng chỉ tiêu này là cao hay thấp còn phụ thuộc vào ngành nghề sản xuất kinh doanh. Trong một doanh nghiệp thì chỉ tiêu này càng thấp càng tốt, nó cho người lãnh đạo biết rằng trong kỳ có bao nhiêu đồng vốn linh hoạt thực sự tham gia tạo lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Tài liệu liên quan