Trong xu thế phát triển của nền kinh tế thế giới nước ta đã mở rộng quan hệ hợp tác và đã đạt đựơc những thành tựu đáng kể. Với hàng loạt chính sách mở cửa của Đảng và Nhà nước đã làm cho nước ta chuyển biến toàn diện, từng bước phát triển mạnh mẽ cả về hình thức, quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh. Một quy luật tất yếu trong nền kinh tế thị trường là cạnh tranh để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng với những sản phẩm có chất lượng cao, giá thành hạ tức là chi phí để sản xuất ra sản phẩm phải được tiết kiệm tới mức tối đa trên cơ sở hợp lý có kế hoạch.
22 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1499 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tình hình quản lý và sử dụng nguyên vật liệu trong các doanh nghiệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời mở đầu
Trong xu thế phát triển của nền kinh tế thế giới nước ta đã mở rộng quan hệ hợp tác và đã đạt đựơc những thành tựu đáng kể. Với hàng loạt chính sách mở cửa của Đảng và Nhà nước đã làm cho nước ta chuyển biến toàn diện, từng bước phát triển mạnh mẽ cả về hình thức, quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh. Một quy luật tất yếu trong nền kinh tế thị trường là cạnh tranh để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng với những sản phẩm có chất lượng cao, giá thành hạ tức là chi phí để sản xuất ra sản phẩm phải được tiết kiệm tới mức tối đa trên cơ sở hợp lý có kế hoạch.
Đối với mọi sản phẩm chi phí nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng rất lớn trong toàn bộ chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Việc hạch toán vật liệu có tốt thì mới đảm bảo được việc cung cấp vật tư kịp thời và đồng bộ cho nhu cầu sản xuất, kiểm tra giám sát chặt chẽ việc chấp hành các định mức dự trữ và tiêu hao vật liệu góp phần ngăn chặn hiện tượng lãng phí nguyên vật liệu trong sản xuất, nhờ đó mà giảm bớt được chi phí nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động, hạ giá thành sản phẩm đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp, góp phấn làm tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước.
Xuất phát từ vai trò kế toán là công cụ quan trọng không thể thiếu để quản lý mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, công tác tổ chức kế toán nói chung và công tác kế toán nguyên vật liệu nói riêng. Sau một thời gian nghiên cứu , tìm hiểu thực trạng hoạt động của công ty đồng thời xuất phát từ ý nghĩa lý luận và thực tiễn của nguyên vật liệu đối với quá trình sản xuất kinh doanh nên em đã chọn đề tài: tình hình quản lý và sử dụng nguyên vật liệu trong các doanh nghiệp làm đề tài kiến tập của mình.
Ngoài lời nói đầu và phần kết luận báo cáo này được chia làm 3 chương:
- ChươngI: lý luận chung về tình hình sử dụng nguyên vật liệu và một số biện pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng nguyên vật liệu.
- Chương II: Thực trạng tình hình quản lý và sử dụng nguyên vật liệu trong Xí nghiệp vật liệu chịu lửa
- Chương III: Một số ý kiến nhận xét và đề xuất nhằm nâng cao việc quản lý và sử dụng nguyên vật liệu trong Xí nghiệp vật liệu chịu lửa.
Do thời gian kiến tập không nhiều, với sự nhân thức còn hạn chế nên báo cáo này không thể tránh khỏi nhiều thiếu xót. Em rất mong được sự giúp đỡ, góp ý của thầy cô giáo đặc biệt là cô Nguyễn Thị Thu Hiền cùng các cô chú trong công ty để báo cáo của em thêm phong phú về lý luận và thiết thực với thực tế.
ChươngI:
Lý luận chung về tình hình sử dụng nguyên vật liệu
và một số biện pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả
sử dụng nguyên vật liệu.
Sự cần thiết phải quản lý nguyên vật liệu
Khái niệm.
Nguyên vật liệu là những đối tượng lao động có giá trị nhỏ, thời gian luân chuyển ngắn. Khi tham gia vào sản xuất kinh doanh nó tạo nên thực thể chủ yếu của sản phẩm.
1.1.2 Phân loại.
Trong doanh nghiệp có nhiều loại vật liệu khác nhau, mỗi loại lại có tính chất lý, hoá, công dụng khác nhau. Vì vậy để quản lý một cách chặt chẽ và có hiệu quả người ta chia chúng ra làm nhiều loại khác nhau tuỳ theo những tiêu thức phù hợp.
Phân loại vật liệu là việc sắp xếp vật liệu có cùng một tiêu thức nào đó.
*Căn cứ vào nội dung kinh tế và yêu cầu quản trị trong doanh nghiệp sản xuất, nguyên vật liệu được chia thành các loại sau:
- Nguyên vật liệu chính (gồm cả nửa thành phẩm mua ngoài): Là đối tượng lao động chủ yếu cấu thành nên thực thể của sản phẩm.
Nửa thành phẩm mua ngoài: Là những chi tiết, bộ phận của sản phẩm do doanh nghiệp công nghiệp sản xuất ra, doanh nghiệp mua về lắp ráp hoặc ra công thêm thành phẩm của mình.
- Vật liệu phụ: Là đối tượng lao động nhưng nó không phải là cơ sở vật chất chủ yếu để hình thành nên sản phẩm mới mà nó chỉ có tác dụng làm tăng chất lượng nguyên vật liệu chính, tăng chất lượng sản phẩm phục vụ cho công tác quản lý, sản xuất, bảo quản, bao gói sản phẩm như các loại thuốc nhuộm, sơn, dầu nhờn…
- Nhiên liệu: Thực chất cũng là vật liệu phụ, khi sử dụng có tác dụng cung cấp nhiệt lượng để phục vụ cho quá trình sản xuất. Nhưng do tính chất lý, hoá đặc biệt nên nó được xếp thành một loại riêng để có chế độ bảo quản, sử dụng hợp lý.
- Phụ tùng thay thế, sử chữa: Bao gồm các loại phụ tùng, chi tiết dùng để thay thế, sửa chữa máy móc thiết bị sản xuất, phương tiện vận tải.
- Thiết bị xây dựng cơ bản: Bao gồm các loại thiết bị, phương tiện lắp đặt vào các công trình xây dựng cơ bản của doanh nghiệp.
- Phế liệu: Là các loại vật liệu loại ra trong quá trình sản xuất, chế tạo sản phẩm như gỗ, sắt, thép vụn hoặc phế liệu thu nhặt, thu hồi trong quá trình thanh lý tài sản cố định.
* Căn cứ vào mục đích công dụng thì nguyên vật liệu được chia thành:
- Nguyên vật liệu trực tiếp dùng cho sản xuất, chế tạo sản phẩm
- Nguyên vật liệu dùng cho các nhu cầu khác: Phục vụ quản lý ở các phân xưởng, phục vụ quản lý ở các doanh nghiệp…
* Căn cứ vào nguồn nhập vật liệu chia thành vật liệu nhập mua ngoài, từ gia công chế biến, nhận vốn góp…
Tuỳ thuộc vào yêu cầu quản lý và kế toán chi tiết , cụ thể của từng loại doanh nghiệp mà phân loại doanh nghiệp theo từng loại khác nhau.
1.2 Một số biện phát quản lý nhằm nâng cao hiệu quả sủ dụng nguyên vật liệu.
Quản lý trong việc tính giá nguyên vật liệu
Tính giá nguyên vật liệu là việc dùng thước đo tiền tệ để biểu hiện giá trị của vật liệu theo những nguyên tắc nhất định đảm bảo yêu cầu chân thực, chính xác.
- Tính giá nhập kho: Tuỳ theo từng nguồn nhập mà giá của vật liệu được tính như sau:
+ Đối với vật liệu mua ngoài:
Nếu doanh nghiệp tính thuế theo phương thức khấu trừ thì giá của nguyên vật liệu nhập kho là giá mua thực tế không có thuế giá trị gia tăng (GTGT) đầu vào được ghi trên hoá đơn GTGT cộng với các khoản chi phi thu mua thực tế (chi phí vận chuyển, lắp đặt, bảo quản, phân loại…) nếu có
Nếu doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương thức trực tiếp và doanh nghiệp không thuộc đối tượng nộp thuế GTGT thì giá thực tế vật liệu nhập kho là tổng giá thanh toán cộng các khoản chi phí thu mua thực tế, cộng với phần thuế nhập, thuế khác (nếu có).
+ Đối vớivật liệu tự gia công chế biến: Giá thực tế vật liệu nhập kho bao gồm giá thực tế vật liệu xuất kho gia công chế biến và các chi phí gia công chế biến.
+ Đối với vật liệu thuê ngoài gia công chế biến: Giá thực tế vật liệu nhập kho bao gồm giá thực tế vật liệu xuất thuê ngoài gia công chế biến cộng với các chi phí vận chuyển, bốc dỡ đến nơi thuê chế biến và từ nơi đó về doanh nghiệp cộng với số tiền phải trả cho người nhận gia công chế biến.
+ Đối với vật liệu nhận vốn góp liên doanh: Giá thực tế vật liệu nhập kho là giá do hội đồng liên doanh xác nhận.
+ Đối với phế liệu được đánh giá theo giá ước tính
- Tính giá xuất kho: Có những phương pháp sau:
+ Tính giá theo giá thực tế tồn đầu kỳ: Giá thực tế vật liệu xuất kho được tính trên cơ sở số lượng vật liệu xuất kho và đơn giá thực tế vật liệu tồn đầu kỳ.
Giá thực tế vật liệu xuất kho
=
Số lượng vật liệu xuất kho
x
Đơn giá thực tế tồn đầu kỳ
Trong đó :
Đơn giá thực tế tồn đầu kỳ
=
Giá thực tế vật liệu tồn đầu kỳ
Số lượng vật liệu tồn đầu kỳ
+ Theo phương pháp bình quân gia quyền
Đơn giá thực tế vật liệu bình quân
=
Giá thực tế vật liệu tồn đầu kỳ
Số lượng vật liệu tồn đầu kỳ
+
+
Giá thực tế vật liệu nhập trong kỳ
Số lượng vật liệu nhập trong kỳ
Giá thực tế vật liệu xuất kho
=
Số lượng vật liệu xuất kho
x
Đơn giá thực tế bình quân
+ Tính theo giá thực tế đích danh: Giá thực tế vật liệu xuất kho được căn cứ vào đơn giá thực tế vật liệu nhập kho theo từng lô, từng lần nhập về số lượng vật liệu xuất kho theo từng lần.
+ Theo giá nhập trước xuất trước(FIFO): Theo phương pháp này trước hết phải xác định đơn giá vật liệu nhập kho theo từng lần và giả định rằng hàng nào nhập kho trước thì xuất trước. Sau đó căn cứ vào số lượng xuất kho để tính gia giá trị thực tế xuất kho theo nguyên tắc: Tính theo đơn giá nhập trước đối với lượng xuất kho thuộc lần nhập trước, số còn lại được tính theo đơn giá lần nhập của các lần tiếp theo. Giá thực tế của vật liệu tồn đầu kỳ chính là giá thực tế của số vật liệu nhập kho thuộc các lần sau cùng.
+ Theo giá nhập sau xuất trước: Theo phương pháp này cũng phải xác định đơn giá của từng lần nhập và cũng giả định rằng hàng nào nhập vào kho sau thi xuất trước. Sau đó căn cứ vào số lượng xuất kho tính ra giá thực tế xuất kho theo nguyên tắc: tính theo đơn giá thực tế của lần nhập sau cùng đối với số lượng xuất kho thuộc lần nhập sau cùng, số còn lại được tính theo đơn giá thực tế của các lần nhập trước đó. Giá thực tế của vật liệu tồn kho cuối kỳ chính là giá thực tế vật liệu thuộc các lần nhập đầu kỳ.
+ Phương pháp giá hạch toán: Là một giá ổn định trong kỳ được dùng để ghi tạm có thể là giá kế hoạch có thể là giá thực tế của kỳ trước. Cuối cùng kế toán phải điều chỉnh từ giá hạch toán sang giá thực tế.
Giá vật tư hàng hoá xuất dùng
=
Giá hạch toán vật tư hàng hoá xuất dùng
x
Hệ số giá
Hệ số giá
=
Giá thực tế hàng tồn đầu kỳ và nhập trong kỳ
Giá hạch toán hàng tồn đầu kỳ và nhập trong kỳ
Zsp hoàn thành
=
Giá trị sp dd đầu kỳ
+
Tổng CFSX phát sinh trong kỳ
-
Giá trị spdd cuối kỳ
Quản lý trong khâu thu mua.
Trong khâu thu mua kế toán dựa vào những chứng từ để quản lý
- Nhập kho: Ban đầu kế toán dựa vào hoá đơn GTGT(mẫu 01- GTKT) để ghi phiếu nhập kho(mẫu 02- VT). Ngoài ra còn dựa vào phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ(mẫu 03- PXK), phiếu xuất kho theo hạn mức(mẫu04- VT). Chỉ được nhập với số lượng ghi trên hoá đơn và theo giá ghi trên hoá đơn.
- Xuất kho: dựa vào phiếu xuất kho(mẫu 02- VT) số lượng xuất đúng bằng số lượng ghi trên phiếu xuất. Kế toán phải xuống tận kho để kiểm tra quá trình xuất, nhập.
Quản lý tại kho.
Tại kho kế toán phải thực hiện các nghiệp vụ kế toán thông qua các phương pháp:
- Phương pháp thẻ song song:
+Tại kho thủ kho dùng thẻ kho để phản ánh tình hình nhập xuất và tồn kho nguyên vật liệu về mặt số lượng
Mẫu 06- VT
thẻ kho
Ngày lập thẻ:… Tờ số:…
Tên, nhãn hiệu, quy chác vật tư:…
Đơn vị tính:… Mã số:…
TT
Chứng từ
Diễn giải
Ngày
nhập- xuất
Số lượng
kí xác nhận của kế toán
Số phiếu
Ngày
tháng
Nhập
Xuất
Tồn
Nhập
Xuất
Hàng ngày thủ kho căn cứ vào các chứng từ nhập- xuất để ghi vào thẻ kho và tính ra tồn kho. Cuối ngày định kỳ chuyển các chứng từ nhập xuất lên phòng kế toán.
+ Tại phòng kế toán: kế toán mở sổ kế toán chi tiết vật liệu,ccdc để theo dõi tình hình biến động và tồn kho về cả mặt số lượng và giá trị. Sổ kế toán phải mở tương ứng với thẻ kho theo từng loại, từng danh điểm vật liệu, dụng cụ. Mẫu sổ kế toán tương ứng tương tự như thẻ kho nhưng theo dõi về mặt giá trị (có thêm đơn giá, tiền)
Để thực hiện đối chiếu giữa kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết kế toán phải căn cứ vào các thể kế toán chi tiết để lập bảng tổng hợp nhập xuất tồn kho về mặt giá trị của từng loại vật liệu
Bảng tổng hợp nhập xuất tồn kho vl,ccdc
Sổ danh điểm
Tên vl, ccdc
Tồn kho đầu tháng
Nhập kho trong tháng
Xuất kho trong tháng
Tồn kho cuối tháng
- Phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển:
+ Tại kho: giống pp thẻ song song
+ Tại phòng kế toán: kế toán sử dụng sổ đối chiếu luân chuyển để hạch toán số lượng và giá trị từng thứ. Sổ này được ghi mỗi tháng một lầnvào cuối tháng trên cơ sở các bảng nhập xuất của từng thứ vật liệu. Mỗi danh điểm ghi một dòng trong sổ, cuối tháng kế toán đối chiếu số lượng vật liệu trên cơ sở đối chiếu luân chuyển với thẻ kho của thủ kho, đồng thời đối chiếu số tiền từng danh điểm vật liệu với kế toán tổng hợp.
Sổ đối chiếu luân chuyển
Năm:…
Tên danh diểm
Tên vật liệu, ccdc
đơn vị tính
Giá hạch định
Số dư đầu tháng 1
Luân chuyển trong tháng 1
Số dư đầu tháng 2
Nhập
Xuất
sl
Tiền
sl
Tiền
sl
Tiền
sl
Tiền
- Phương pháp sổ số dư:
+ Tại kho: sau khi ghi vào thẻ kho phải tập hợp các chứng từ xuất kho theo từng loại, từng thứ NVL sau đó lập phiếu giao nhận chứng từ và nộp cho kế toán
Phiếu giao nhận chứng từ nhập, xuất, tồn kho
Từ ngày:… đến ngày:…
Nhận VL,CCDC
Số lượng
chứng từ
Số tiền chứng từ
Số tiền
Phiếu này được lập riêng cho phép nhập kho 1 bản, phiếu xuất kho 1 bản do đó đính kèm các phiếu nhập, phiếu xuất để giao cho kế toán.
+ Tại phòng kế toán: định kỳ nhân viên kế toán phải xuống kho để hướng dẫn và kiểm tra việc ghi chép thẻ kho và thu nhận chứng từ. Khi nhận được chứng từ kế toán kiểm tra và tính giá theo từng chứng từ rồi tổng cộng số tiền và ghi vào cột số tiền trên phiếu giao nhận chứng từ và ghi số tiền của từng thứ vật liệu vào bảng luỹ kế, nhập xuất tồn kho. Sau đó cộng số tiền nhập kho trong tháng và dựa vào số dư đầu tháng để tính ra số dư cuối tháng của từng nhóm VL. Số dư này được dùng để đối chiếu với cột số tiền trên sổ số dư.
+ Sổ số dư được mở cho từng kho và từng năm, giao cho thủ kho trước ngày cuối tháng để ghi số lượng tồn kho trong sổ số dư các danh điểm VL rồi chuyển lên phòng kế toán để kiểm tra vào tính thành tiền.
Sổ số dư
Số danh điểm
Tên VL,CCDC
ĐVT
Giá hạch toán
ĐM
Dự trữ
Sốdư
đầu năm
Số dư cuối tháng1
Số dư cuối tháng 2
…Tháng 12
SL
ST
SL
ST
SL ST
SL
ST
Loại… nhóm…
- Phương phát kê khai thường xuyên: Là phương pháp ghi chép và phản ánh thường xuyên liên tục tình hình biến động (tăng, giảm) tồn kho của nguyên vật liệu, ccdc sau mỗi lần phát sinh các nghiệp vụ nhập hoặc xuất kho. Phương pháp này thường được áp dụng ở các doanh nghiệp sử dụng vật tư hàng hoá có giá trị lớn, nhu cầu xuất dùng không thường xuyên, không liên tục.
- Phương pháp kiểm kê định kỳ: Là phương pháp ghi chép phản ánh không thường xuyên liên tục tình hình biến động của vật tư, hàng hoá mà chỉ căn cứ vào kết quả kiểm kê thực tế cuối kỳ, đồng thời căn cứ vào số dư đầu kỳ vào sự biến động tăng trong kỳ để tính ra giá trị vật tư hàng hoá xuất dùng trong kỳ:
gtrị vật tư hh xuất dùng trong kỳ
=
gtrị vật tư hh tồn đầu kỳ
+
gtrị vật tư hh tăng trong kỳ
-
gtrị vật tư hh tồn cuối kỳ
Phương pháp này được áp dụng ở các đơn vị mà chủng loại vật tư hàng hoá nhiều, giá trị nhỏ, nhu cầu xuất dùng liên tục.
Biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng nguyên vật liệu.
Xuất phát từ nhu cầu quản lý nguyên vật liệu sao cho đạt kết quả cao nhất ta có một số biện pháp sau:
- Tổ chức ghi chép tổng hợp và phản ánh số liệu về tình hình thu mua, vận chuyển, bảo quản, tình hình nhập xuất tồn kho vật liệu. tính trị giá thực tế của vật liệu đã thu mua và nhập kho doanh nghiệp, kiểm tra tình hình kế hoạch thu mua về các mặt số lượng, chủng loại, giá cả, thời hạn nhằm đảm bảo vật liệu cho sản xuất.
- áp dụng đúng đắn các phương pháp hạch toán vật liệu, hướng dẫn kiểm tra các bộ phận của doanh nghiệp, thực hiện đầy đủ chế độ hạch toán ban đầu về vật liệu theo chế đô, nhằm đảm bảo thống nhất trong công tác kế toán, tạo thuận lợi cho công tác chỉ đạo trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân.
- Giám sát kiểm tra việc chấp hành chế độ bảo quản, dự trữ và sử dụng vật liệu, phát hiện ngăn ngừa đề xuất xử lý vật liệu thiếu, thừa, ứ đọng, kém phẩm chất, tính toán xác định giá trị số lượng vật liệu thực tế đưa vào sử dụng.
Chương II:
Thực trạng tình hình quản lý và sử dụng
nguyên vật liệu trong Xí nghiệp vật liệu chịu lửa.
1.1 Đặc điểm chung về công ty
1.1.1 Lịch sử hình thành và quá trình phát triển.
Mỏ đất chịu lửa Trúc Thôn nay là công ty Cổ phần Trúc Thôn thành lập ngày 25/11/1964 trực thuộc công ty Gang thép Thái Nguyên nằm trên địa bàn xã Công Hoà- Chí Linh- Hải Dương với nhiệm vụ chủ yếu là khai thác đất sét trắng, quặng chịu lửa đồng thời sản xuất gạch chịu lửa trên dây chuyền sản xuất vừa thủ công vừa cơ giới. Sau khi thành lập Mỏ chỉ có 70-100 người lao động, dần dần khu Gang Thép cũng lớn mạnh Mỏ cũng phát triển lên để đáp ứng nhu cầu thị trường của khách hàng. Số công nhân tăng lên từ 100, 200, 300 và ngày nay lên tới hơn 500 người, sản lượng đất đèn hàng năm là 1000 tấn nay tăng lên 3000 tấn. Cuối năm 1999 do yêu cầu chung của khu Gang Thép Thái Nguyên nhà nước tách công ty từ một đơn vị trực thuộc thành một Công ty hạch toán độc lập mang tên Công ty vật liệu chịu lửa và khai thác đất sét Trúc thôn. Từ tài sản cố định ban đầu chỉ có dụng cụ đơn sơ nay đã có ô tô, máy xúc, máy nghiền với giá trị hiện tại khoảng hơn 9 tỉ đã khấu hao 5 tỉ chưa kể bổ xung.
Trong những năm hoạt động trong nền kinh tế thị trường nhất là cuối năm 1999 đến nay công ty đã có nhiều thay đổi lớn về tổ chức sản xuất. Tuy nhiên vấn đề tiêu thụ sản phẩm hiện nay vẫn gặp nhiều khó khăn nhất là về sản phẩm đât đèn, hơn nữa khi chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường thì sự cạnh tranh nảy sinh trong công ty giữa các đơn vị thành viên khi cũng sản xuất ra một loại sản phẩm như nhau. Điều đó đòi hỏi các sản phẩm sản xuất ra phải có chất lượng cao, giá thành hạ đáp ứng kịp thời cho khách hàng khi cần thiết. Trước tình hình đó ban lãnh đạo công ty cùng với các cơ quan phòng ban chức năng các cấp trong đơn vị tích cực tìm mọi biện pháp tháo gỡ tiếp tục đẩy mạnh phát triển sản xuất. Sự hội nhập của công ty hoà vào sự phát triển chung của nền kinh tế thị trường, cơ sở vật chất ngày càng được đổi mới khang trang, đời sống cán bộ công nhân viên chức trong toàn công ty thêm cải thiện, thị trường tiêu thụ sản phẩm ngày càng được mở rộng không những tiêu thụ trong nước mà sản phẩm quặng sét trắng đã giao cho Nhật Bản để sản xuất sứ cao cấp. Thu nhập bình quân của người lao động đạt 700 nghìn /tháng/người vượt mức so với kế hoạch(kế hoạch là 680nghìn/tháng/người) giá trị tổng sản lượng đạt 157.744.336đ tăng 15,5% so với năm trước. Qua đó phần nào khẳng định được chỗ đứng của công ty trong nền kinh tế thị trường.
Đến năm 2003 công ty nhập dây chuyền sản xuât gạch ốp lát và đã thu đươc nhiều thành tựu . Năm 2006 theo xu hướng của xã hội công ty chuyển đổi thành công ty Cổ phần Trúc Thôn . Hiện nay công ty đã có chỗ đứng quan trọng trên thị trường.
1.1.2Tình hình sản xuất kinh doanh hiện tại.
Công ty là một đơn vị có quy mô sản xuất vừa, được tiến hành sản xuất ở 3 khu vực: khu vực khai thác quặng sét trắng, khu vực khai thác quặng chịu lửa, khu vực sản xuất tại chỗ(sản xuất sản phẩm) và thực hiện sản xuất kinh doanh theo từng mặt hàng. Những năm gần đây nhờ có sự đổi mới về khoa học công nghệ tình hình sản xuất kinh doanh của công ty khá hiệu quả.
Doanh thu, lãi của doanh nghiệp trong tháng 3 năm 2006 được thể hiện qua bảng sau:
stt
Tên sản phẩm
Tổng doanh thu
Lãi, lỗ
A
Kinh doanh chính
1.477.324.337
47.284.695
I
Gạch chịu lửa các loại
784.028.276
13.211.722
II
Đất đèn các loại
644.350.543
14.658.354
III
Bột các loại
35.517.890
15.678.036
IV
Sản phẩm khác
13.428.628
3.706.583
B
Kinh doanh khác
33.484.108
3.818.969
I
Hàng hoá
4.499.700
1.912.969
II
Bán thành phẩm bán ngoài
4.652.731
1.912.969
III
Vận chuyển hàng đi gửi bán
24.331.677
1.906.000
C
Hoạt động tài chính
552.394
- 26.532.264
D
Hoạt động khác
2713.927
- 27.085.658
Tổng
1.514.075.767
27.285.328
Nguồn vốn kinh doanh của xí nghiệp do công ty điều hành, và phân bổ: vốn kinh doanh khoảng 10.896.286.518.
Tài sản cố định của doanh nghiệp tính vào tháng 3 năm 2006 gồm có:
stt
Tài sản cố định
Nguyên giá
Giá trị còn lại
A
TSCĐ hữu hình
5.285.986.641
1.538.268.003
I
Nhà cửa vật kiến trúc
2.635.124.113
621.412.106
II
Máy móc thiết bị công tác
1.380.806.075
434.341.884
III
Phương tiện vận tải
1.254.810.453
524.690.683
IV
Dụng cụ quản lý
15.246.000
2.823.330
B
TSCĐ vô hình
100.000.000
56.666.666
Tổng
5.385.986.641
1.639.934.669
1.1.3 Đặc điểm của bộ máy tổ chức.
Đặc điểm tổ chức sản xuất và cơ cấu tổ chức bộ máy quản ký của công ty
Công ty cổ phần Trúc Thôn là doanh nghiệp vừa và nhỏ thực hiện sản xuất kinh doanh theo từng mặt hàng. Sản phẩm của công ty gồm nhiều loại như đất đèn, đất chịu lửa, đất sét trắng, gạch đỏ xây dựng, gạch ốp lát, gạch sa- mốt cục, bột đúc…. Do vậy để thuận lợi cho việc quản lý giám sát các khâu trong quá trình sản xuất, công ty đã tổ chức thành 3 phân xưởng trực tiếp sản xuất mà đứng đầu mỗi phân xưởng là quản đốc có nhiệm vụ điều hành chung mọi hoạt động ở phân xưởng mình. Mỗi phân xưởng sản xuất đảm nhận một nhiệm vụ nhất định để đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doa