Đề tài Tình hình thực tiễn của hệ thống ngân hàng Việt Nam hiện nay

Để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế của nước ta trong giai đoạn mới, hiện đại hóa và công nghiệp hóa đất nước, ngành ngân hàng cần phải phát triển bền vững, ổn định, thành công trong cạnh tranh và hội nhập. Tuy nhiên, hoạt động Ngân hàng nước ta hiện đang gặp nhiều khó khăn và còn không ít tồn tại nhất là hoạt động tín dụng còn chưa an toàn, có nhiều rủi ro, chất lượng tín dụng chưa tốt. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên: Điều kiện kinh tế – xã hội, môi trường pháp lý chưa đồng bộ, khách hàng vay Ngân hàng; bản thân các Ngân hàng TMCP, sự kiểm tra, kiểm soát của Ngân hàng Nhà Nước và các cơ quan chức năng Ở nước ta, từ 1996 – 1998, nếu theo tiêu chuẩn Việt Nam, tỷ lệ nợ quá hạn khoảng 13%, song theo tiêu chuẩn quốc tế lại không dưới 30% (báo cáo của IMF, quý IV/2001) nghĩa là tương đương với những nước có tỷ lệ nợ quá hạn đặc biệt cao. Theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, năm 2002, tổng số nợ xấu của các ngân hàng thương mại và tổ chức tín dụng là hơn 20.000 tỷ đồng, chiếm hơn 7,2% tổng dư nợ, chiếm khoảng 7,78% tổng dư nợ (nếu tính cả các khoản chờ xử lý, nợ phải trả thay, nợ thanh toán ) Đến năm 2004 tổng số nợ xấu giảm xuống còn trên 13.000 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ dưới 4%, thấp hơn tỷ lệ an toàn cho phép theo thông lệ quốc tế là 5%. Đến năm 2005, tổng số nợ xấu lại tăng lên con số 17.500 tỷ đồng, nhưng tỉ lệ chỉ chiếm 3,18% tổng dư nợ, riêng khối ngân hàng thương mại nhà nước thì tỷ lệ này trên 5%. Đến hết tháng 9/2006, thực trạng nợ quá hạn của các ngân hàng thương mại và tổ chức tín dụng chưa có con số công bố từ ngân hàng Nhà nước nhưng nhiều chuyên gia cho rằng, con số tuyệt đối là hơn 20.000 tỷ đồng, tỷ lệ không biến đổi nhiều, vẫn dưới mức 5% do tổng dư nợ cho vay và đầu tư cũng tăng nhanh nhưng không phải không đáng quan tâm. Song một số chuyên gia của một số tổ chức tiền tệ quốc tế và chuyên gia ngân hàng thương mại trong nước cho rằng, tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng thương mại thực tế luôn luôn cao gấp khoảng 2 lần số liệu do Ngân hàng Nhà nước công bố, hiện nay đang ở mức 7-8%, riêng cac ngân hàng thương mại Nhà nước đang ở mức trên 10%, thậm chí có chuyên gia cho rằng phải ở mức trên 15%. Từ đó, chúng ta thấy việc nợ quá hạn phát sinh đã và đang đe dọa tình hình an ninh tài chính trong hoạt động ngân hàng. Do đó, xử lý nợ quá hạn trở thành mục tiêu sống còn của ngành ngân hàng cần được ưu tiên và tập trung chỉ đạo trong hoạt động của mình. Xuất phát từ tình hình thực tiễn của hệ thống ngân hàng Việt Nam hiện nay cũng như sự yêu thích của bản thân đối với lĩnh vực này, nên khi bước vào giai đoạn thực tập, có điều kiện tiếp xúc thực tế, bản thân không ngần ngại đi vào tìm hiểu và viết chuyên đề tốt nghiệp về đề tài này dẫu biết rằng đây là vấn đề lớn và khó khăn. Tất nhiên với tầm hiếu biết còn hạn chế của mình, tôi biết rằng bài viết sẽ chắc chắn còn nhiều thiếu sót. Do vậy rất mong nhận được sự chỉ bảo và đóng góp tận tình của quý thầy cô và mọi người. Nhân đây, kính xin quý thầy cô trường Đại Học Nha Trang cũng như các anh chị hiện đang công tác tại Ngân hàng TMCP Á Châu – Phòng Giao Dịch Chợ Đầm nhận nơi tôi lòng tri ân sâu sắc, những người đã giúp đỡ tôi trong việc hoàn thành chuyên đề này. Trân trọng!

doc92 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1368 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tình hình thực tiễn của hệ thống ngân hàng Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu liên quan