Đề tài Tình hình tiêu thụ hàng hóa tại Công ty TNHH Thực Phẩm Rau Quả Cần Thơ: Thực trạng và giải pháp

“Thị trường là chiến trường của thời bình, một chiến trường đòi hỏi sự thông minh, hiểu biết nhiều hơn là ý chí quật cường” (Nguyễn Nam Phương (2005), luận văn tốt nghiệp “Phân tích tình hình lợi nhuận của Công ty Nutifood”), mà chiến trường luôn có sự cạnh tranh gay gắt, cạnh tranh ở đây là để tồn tại và phát triển. Đặc biệt là thị trường ngày nay, cùng với nhịp độ phát triển của thế giới, Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của tổ chức thương mại thế giới WTO. Chính sự kiện đó, đã làm cho môi trường kinh doanh của Việt Nam trở nên náo nhiệt và sôi động hơn. Và như chúng ta đã biết, mỗi một công ty là một đơn vị sản xuất kinh doanh, là một tế bào trong nền kinh tế, với chức năng hoạt động sản xuất và phân phối sản phẩm của chính công ty làm ra, nhằm đáp ứng nhu cầu của từng khu vực, từng thị trường. Vì vậy, cùng với tốc độ phát triển kinh tế của thị trường thế giới nói chung và thị trường Việt Nam nói riêng thì vấn đề quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay không nhất thiết vốn phải nhiều, qui mô lớn, mà điều tối quan trọng là doanh nghiệp đó bán được hàng và làm sao để thỏa mãn một cách tốt nhất nhu cầu của khác hàng. Đồng thời, phải mở rộng thị trường tiêu thụ và khai thác những thị trường tiềm năng để nhằm tiêu thụ được tối đa sản phẩm của công ty. Hơn nữa , hàng hoá có tiêu thụ được mới có thể xác định kết quả tài chính cuối cùng của công ty là lãi hay lỗ. Do đó, trong quá trình sản xuất kinh doanh giai đoạn tiêu thụ sản phẩm có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc quyết định sự thành công hay thất bại của công ty. Xuất phát từ nhận thức được tầm quan trọng của việc phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm nên trong thời gian thực tập tại Công ty TNHH Thực Phẩm Rau Quả Cần Thơ, em đã quyết định chọn đề tài: “Tình hình tiêu thụ hàng hóa tại Công ty TNHH Thực Phẩm Rau Quả Cần Thơ: Thực trạng và giải pháp” để làm luận văn tốt nghiệp cho mình. Nhằm giúp cho Công ty tìm ra được những thuận lợi cũng như là bất lợi trong việc tiêu thụ hàng hoá, từ đó đề xuất những giải pháp phù hợp để đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ, nâng cao doanh thu cho Công ty.

doc63 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1212 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tình hình tiêu thụ hàng hóa tại Công ty TNHH Thực Phẩm Rau Quả Cần Thơ: Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU “Thị trường là chiến trường của thời bình, một chiến trường đòi hỏi sự thông minh, hiểu biết nhiều hơn là ý chí quật cường” (Nguyễn Nam Phương (2005), luận văn tốt nghiệp “Phân tích tình hình lợi nhuận của Công ty Nutifood”), mà chiến trường luôn có sự cạnh tranh gay gắt, cạnh tranh ở đây là để tồn tại và phát triển. Đặc biệt là thị trường ngày nay, cùng với nhịp độ phát triển của thế giới, Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của tổ chức thương mại thế giới WTO. Chính sự kiện đó, đã làm cho môi trường kinh doanh của Việt Nam trở nên náo nhiệt và sôi động hơn. Và như chúng ta đã biết, mỗi một công ty là một đơn vị sản xuất kinh doanh, là một tế bào trong nền kinh tế, với chức năng hoạt động sản xuất và phân phối sản phẩm của chính công ty làm ra, nhằm đáp ứng nhu cầu của từng khu vực, từng thị trường. Vì vậy, cùng với tốc độ phát triển kinh tế của thị trường thế giới nói chung và thị trường Việt Nam nói riêng thì vấn đề quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay không nhất thiết vốn phải nhiều, qui mô lớn, mà điều tối quan trọng là doanh nghiệp đó bán được hàng và làm sao để thỏa mãn một cách tốt nhất nhu cầu của khác hàng. Đồng thời, phải mở rộng thị trường tiêu thụ và khai thác những thị trường tiềm năng để nhằm tiêu thụ được tối đa sản phẩm của công ty. Hơn nữa , hàng hoá có tiêu thụ được mới có thể xác định kết quả tài chính cuối cùng của công ty là lãi hay lỗ. Do đó, trong quá trình sản xuất kinh doanh giai đoạn tiêu thụ sản phẩm có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc quyết định sự thành công hay thất bại của công ty. Xuất phát từ nhận thức được tầm quan trọng của việc phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm nên trong thời gian thực tập tại Công ty TNHH Thực Phẩm Rau Quả Cần Thơ, em đã quyết định chọn đề tài: “Tình hình tiêu thụ hàng hóa tại Công ty TNHH Thực Phẩm Rau Quả Cần Thơ: Thực trạng và giải pháp” để làm luận văn tốt nghiệp cho mình. Nhằm giúp cho Công ty tìm ra được những thuận lợi cũng như là bất lợi trong việc tiêu thụ hàng hoá, từ đó đề xuất những giải pháp phù hợp để đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ, nâng cao doanh thu cho Công ty. 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1. Mục tiêu chung Phân tích thực trạng tiêu thụ sản phẩm hàng hóa của Công ty TNHH Thực Phẩm Rau Quả Cần Thơ và đề ra những biện pháp để đẩy mạnh hiệu quả tiêu thụ sản phẩm cho Công ty trong thời gian tới. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể - Phân tích sơ lược tình hình kinh doanh của Công ty TNHH Thực Phẩm Rau Quả Cần Thơ. - Đánh giá tình hình doanh thu và lợi nhuận doanh nghiệp đạt được qua hai năm 2006 - 2007. - Phân tích tình hình tiêu thụ hàng hóa của Công ty về khối lượng, chủng loại và giá bán.  - Phân tích doanh thu tiêu thụ theo thị trường. - Phân tích những nhân tố làm ảnh hưởng đến tình hình tiêu thụ hàng hóa của Công ty TNHH Thực Phẩm Rau Quả Cần Thơ. - Đề ra một số giải pháp pháp cụ thể nhằm đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ của Công ty TNHH Thực Phẩm Rau Quả Cần Thơ. 1.3. CÁC GIẢ THUYẾT CẦN KIỂM ĐỊNH VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU 1.3.1. Các giả thuyết cần kiểm định - Thị trường tiêu thụ của Công ty chưa đa dạng - Số lượng hàng hóa tiêu thụ của Công ty tăng - Tình hình tiêu thụ sản phẩm đạt hiệu quả cao - Doanh thu tiêu thụ hàng hóa của Công ty tăng 1.3.2. Câu hỏi nghiên cứu - Số lượng sản phẩm tăng qua các năm? Tốc độ tăng như thế nào? - Nhân tố nào làm ảnh hưởng đến số lượng sản phẩm tiêu thụ? - Doanh thu tiêu thụ theo thị trường biến động qua hai năm như thế nào? - Thị trường tiêu thụ ra sao? - Số lượng sản phẩm tiêu thụ qua các thị trường như thế nào? 1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.4.1. Không gian Luận văn được thực hiện tại Công ty TNHH Thực Phẩm Rau Quả Cần Thơ. Địa chỉ: Quốc Lộ 91, khu vực 3, phường: An Khánh, Quận: Ninh Kiều, Thành Phố Cần Thơ. 1.4.2. Thời gian - Luận văn này được tiến hành và hoàn thành trong khoảng thời gian từ 11.02.2008 đến 25.04.2008. - Theo qui định là luận văn thực hiện trong thời gian 3 năm nhưng do Công ty TNHH Thực Phẩm Rau Quả Cần Thơ mới thành lập vào ngày 17/1/2006 nên số liệu sử dụng để phân tích trong luận văn chỉ có qua 2 năm 2006 và năm 2007. 1.4.3. Đối tượng nghiên cứu Do thời gian có giới hạn nên đề tài chỉ tập trung vào: - Nghiên cứu các lý luận có liên quan đến phương pháp phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm của Công ty. - Phân tích sơ lược hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Thực Phẩm Rau Quả Cần Thơ. - Tình hình tiêu thụ các sản phẩm chính của Công ty là: mì Thiên Hương, dầu ăn Meizan và bột giặt Net giai đoạn từ năm 2006 đến năm 2007 - Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tình hình tiêu thụ hàng hóa của Công ty - Đề xuất một số giải pháp để nâng cao doanh thu tiêu thụ tại Công ty. 1.5. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU - Bùi Thị Hương Giang (2005), luận văn tốt nghiệp: “Phân tích hiệu quả sản xuất và tiêu thụ sản phẩm đan lát ở Cần Thơ”. Bài viết sử dụng phương pháp phân tích như: thống kê mô tả, hàm hồi quy nhiều chiều, ma trận Swot, phân tích bảng chéo. Bài viết cho thấy cơ sở lý luận, đặc điểm địa bàn nghiên cứu. Trong đó, đi sâu về phân tích thực trạng sản xuất và tiêu thụ, phân tích hiệu quả sản xuất và tiêu thụ. Thể hiện ở mặt mạnh là sản phẩm đan lát từ mây tre và lục bình có công dụng vượt trội so với các sản phẩm thay thế khác trong nông nghiệp, có kênh phân phối phát triển, lao động lâu năm giàu kinh nghiệm. Nhưng cũng có hạn chế là thiếu thông tin bán sản phẩm, giá cả không ổn định, quy trình sản xuất thô sơ, chất lượng sản phẩm không đồng nhất, lợi nhuận thấp. Qua đó, đề ra một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất và tiêu thụ sản phẩm đan lát. - Nguyễn Ngọc Điệp (2005), luận văn tốt nghiệp “Phân tích hoạt động kinh doanh tại Công ty giày Cần Thơ”. Bài viết sử dụng phương pháp số tuyệt đối, số tương đối, phương pháp thay thế liên hoàn, phương pháp số chênh lệch. Luận văn đưa ra một số cơ sở lý luận, khái quát về Công ty giày Cần Thơ đặc biệt là phân tích hoạt động kinh doanh. Trong đó, có mặt hạn chế là hoạt động của Công ty trong ba năm qua không đạt hiệu quả, doanh thu tiêu thụ giảm mạnh do gặp phải sự cạnh tranh gay gắt từ hàng hóa nước ngoài, Công ty thực hiện chi phí chưa tốt, chi phí sản xuất tăng lên do tình trạng sản xuất không liên tục trong năm. Qua đó, đưa ra một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty giày Cần Thơ. - Nguyễn Năng Phúc (2003).“Phân tích kinh tế doanh nghiệp”, nhà xuất bản tài chính. Bài viết có nói về ý nghĩa, nhiệm vụ của phân tích tình hình tiêu thụ và lý thuyết phân tích tình hình tiêu thụ. - Phạm Thị Gái (1997). “Giáo trình phân tích hoạt động kinh doanh”, nhà xuất bản giáo dục. Bài viết cũng có nói về ý nhĩa, nhiệm vụ của phân tích tình hình tiêu thụ và phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm hàng hóa của doanh nghiệp. - Lê Anh Cường, Nguyễn Kim Chi, Nguyễn Thị Lệ Huyền, (2005). “Tổ chức và quản lý tiếp thị - bán hàng”, nhà xuất bản lao động – xã hội, Hà Nội. Bài viết về các chiến lược và chiến thuật tiếp thị - bán hàng, sách lược phân phối tiêu thụ. Đặc biệt là một số giải pháp đẩy mạnh tiêu thụ. CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN 2.1.1. Một số vấn đề chung về phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh 2.1.1.1. Khái niệm phân tích hoạt động kinh doanh Phân tích hoạt động kinh doanh hiểu theo nghĩa chung nhất là nghiên cứu tất cả các hiện tượng, các hoạt động có liên quan trực tiếp và gián tiếp với kết quả hoạt động kinh doanh của con người, quá trình phân tích được tiến hành từ bước khảo sát thực tế đến tư duy trừu tượng tức là sự việc quan sát thực tế, thu thập thông tin số liệu, xử lý phân tích các thông tin số liệu, đến việc đề ra các định hướng hoạt động tiếp theo. (Nguồn: Nguyễn Tấn Bình (2000), “Phân tích hoạt động kinh doanh”, nhà xuất bản Đại Học Quốc Gia Thành phố Hồ Chí Minh) 2.1.1.2. Vai trò của phân tích hoạt động kinh doanh - Phân tích hoạt động kinh doanh là công cụ để phát hiện những khả năng tiềm tàng trong hoạt động kinh doanh mà còn là công cụ cải tiến cơ chế quản lý trong kinh doanh. Bất kì hoạt động kinh doanh trong các điều kiện hoạt động khác nhau như thế nào đi nữa cũng còn những tiềm ẩn, khả năng tiềm tàng chưa được phát hiện, chỉ thông qua phân tích doanh nghiệp mới có thể phát hiện được và khai thác chúng để mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn. Thông qua phân tích doanh nghiệp mới thấy rõ nguyên nhân cùng nguồn gốc của các vấn đề phát sinh và có giải pháp cụ thể để cải tiến quản lý. - Phân tích hoạt động kinh doanh cho phép các nhà doanh nghiệp nhìn nhận đúng đắn về khả năng, sức mạnh cũng như những hạn chế trong doanh nghiệp của mình. Chính trên cơ sở này, các doanh nghiệp sẽ xác định đúng đắn mục tiêu cùng các chiến lược kinh doanh có hiệu quả. - Phân tích hoạt động kinh doanh là cơ sở quan trọng để ra các quyết định kinh doanh. - Phân tích hoạt động kinh doanh là công cụ quan trọng trong những chức năng quản trị có hiệu quả ở doanh nghiệp. Phân tích là quá trình nhận thức hoạt động kinh doanh, là cơ sở cho việc ra quyết định đúng đắn trong chức năng quản lý, nhất là các chức năng kiểm tra, đánh giá và điều hành hoạt động kinh doanh để đạt các mục tiêu kinh doanh. - Phân tích hoạt động kinh doanh là biện pháp quan trọng để phòng ngừa rủi ro. Để kinh doanh đạt hiệu quả mong muốn, hạn chế rủi ro xảy ra. Doanh nghiệp phải tiến hành phân tích hoạt động kinh doanh của mình, đồng thời dự đoán các điều kiện kinh doanh trong thời gian tới, để vạch ra các chiến lược kinh doanh cho phù hợp. Ngoài việc, phân tích các điều kiện bên trong doanh nghiệp về tài chính, lao động, vật tư … Doanh nghiệp còn phải quan tâm phân tích các điều kiện tác động ở bên ngoài như thị trường, khách hàng, đối thủ cạnh tranh … trên cơ sở phân tích trên, doanh nghiệp dự đoán các rủi ro có thể xảy ra và có kế hoạch phòng ngừa trước khi xảy ra. - Tài liệu phân tích hoạt động kinh doanh không chỉ cần thiết cho các nhà quản trị ở bên trong doanh nghiệp mà còn cần thiết cho các đối tượng bên ngoài khác, khi họ có mối quan hệ về nguồn lợi với doanh nghiệp, vì thông qua phân tích họ mới có thể có quyết định đúng đắn trong việc hợp tác đầu tư, cho vay … với doanh nghiệp nữa hay không. 2.1.1.3. Đối tượng và mục đích của phân tích hoạt động kinh doanh Đối tượng của phân tích hoạt động kinh doanh suy đến cùng là kết quả kinh doanh. - Nội dung phân tích chính là quá trình tìm cách lượng hóa những yếu tố đã tác động đến kết quả kinh doanh. Đó là những yếu tố của quá trình cung cấp, sản xuất, tiêu thụ và mua bán hàng hóa, thuộc các lĩnh vực sản xuất, thương mại, dịch vụ. - Phân tích hoạt động kinh doanh còn nghiên cứu tình hình sử dụng các nguồn lực: vốn, vật tư, lao động và đất đai, những nhân tố nội tại của doanh nghiệp hoặc khách quan từ phía thị trường và môi trường kinh doanh, đã trực tiếp ảnh hưởng đến hiệu quả của các mặt hoạt động doanh nghiệp. Phân tích hoạt động kinh doanh đi vào những kết quả đã đạt được, những hoạt động hiện hành và dựa trên kết quả phân tích đó để ra các quyết định quản trị kịp thời trước mắt - ngắn hạn hoặc xây dựng kế hoạch chiến lược - dài hạn. - Có thể nói theo cách ngắn gọn, đối tượng của phân tích là quá trình kinh doanh và kết quả kinh doanh - tức sự việc đã xảy ra ở quá khứ, phân tích, mà mục đích cuối cùng là đúc kết chúng thành qui luật để nhận thức hiện tại và nhắm đến tương lai cho tất cả các mặt hoạt động của một doanh nghiệp. 2.1.2. Khái quát về doanh thu, lợi nhuận 2.1.2.1. Khái niệm doanh thu chung - Doanh thu bán hàng: Doanh thu bán hàng là tổng giá trị sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ mà doanh nghiệp đã bán ra trong kỳ. - Doanh thu bán hàng thuần: Doanh thu bán hàng thuần bằng doanh thu bán hàng trừ các khoản giảm trừ, các khoản thuế, chỉ tiêu này phản ánh thuần giá trị hàng bán của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo. 2.1.2.2. Khái niệm về lợi nhuận chung Lợi nhuận là một khoản thu nhập thuần túy của doanh nghiệp sau khi đã khấu trừ mọi chi phí. Nói cách khác, lợi nhuận là khoản tiền chênh lệch giữa doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trừ đi các khoản giảm trừ, giá vốn hàng bán, chi phí hoạt động, thuế. Bất kì một tổ chức nào cũng có mục tiêu để hướng tới, mục tiêu sẽ khác nhau giữa các tổ chức mang tính chất khác nhau. Mục tiêu của tổ chức phi lợi nhuận là công tác hành chính, xã hội, là mục đích nhân đạo, không mang tính chất kinh doanh. Mục tiêu của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường nói đến cùng là lợi nhuận. Mọi hoạt động của doanh nghiệp đều xoay quanh mục tiêu lợi nhuận, hướng đến lợi nhuận và tất cả vì lợi nhuận. Lợi nhuận của doanh nghiệp gồm có: - Lợi nhuận gộp: là lợi nhuận thu được của công ty sau khi lấy tổng doanh thu trừ đi các khoản giảm trừ như giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu và trừ giá vốn hàng bán. - Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh: là lợi nhuận thu được từ hoạt động kinh doanh thuần của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong kì báo cáo. Chỉ tiêu này được tính toán dựa trên cơ sở lợi nhuận gộp từ doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trừ chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp phân bổ cho hàng hóa, dịch vụ đã cung cấp trong kì báo cáo. - Lợi nhuận từ hoạt động tài chính: phản ánh hiệu quả của hoạt động tài chính của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này, được tính bằng cách lấy thu nhập hoạt động tài chính trừ đi các chi phí phát sinh từ hoạt động này. Lợi nhuận từ hoạt động tài chính bao gồm: + Lợi nhuận từ hoạt động góp vốn liên doanh. + Lợi nhuận từ hoạt động đầu tư, mua bán chứng khoán ngắn hạn, dài hạn. + Lợi nhuận về cho thuê tài sản. + Lợi nhuận về các hoạt động đầu tư khác. + Lợi nhuận về chênh lệch lãi tiền gửi ngân hàng và lãi tiền vay ngân hàng. + Lợi nhuận cho vay vốn. + Lợi nhuận do bán ngoại tệ. - Lợi nhuận khác: là những khoản lợi nhuận doanh nghiệp không dự tính trước hoặc có dự tính trước nhưng ít có khả năng xảy ra. Những khoản lợi nhuận khác có thể do chủ quan đơn vị hoặc do khách quan đưa tới. Thu nhập bất thường của doanh nghiệp bao gồm: + Thu về nhượng bán, thanh lý tài sản cố định. + Thu tiền phạt vi phạm hợp đồng. + Thu từ các khoản nợ khó đòi đã xử lý, xóa sổ. + Thu các khoản nợ không xác định được chủ. + Các khoản thu nhập kinh doanh của những năm trước bị bỏ sót hay lãng quên ghi sổ kế toán năm nay mới phát hiện ra… Các khoản thu trên sau khi trừ đi các khoản tổn thất có liên quan sẽ là lợi nhuận bất thường. 2.1.2.3. Khái niệm báo cáo tài chính Báo cáo tài chính là những báo cáo được lập dựa vào phương pháp kế toán tổng hợp số liệu từ sổ sách kế toán theo các chỉ tiêu tài chính phát sinh tại những thời điểm hay thời kỳ nhất định. Các báo cáo tài chính phản ánh một cách hệ thống tình hình tài sản của đơn vị tại những thời điểm, kết quả hoạt động kinh doanh và tình hình sử dụng vốn trong những thời kỳ nhất định. Đồng thời, giải trình giúp cho các đối tượng sử dụng thông tin tài chính nhận biết được thực trạng tài chính, tình hình sản xuất kinh doanh của đơn vị đề ra các quyết định phù hợp. - Bảng cân đối kế toán Bảng cân đối kế toán là báo cáo tài chính phản ảnh một cách tổng quát toàn bộ tài sản của công ty dưới hình thức giá trị và theo một hệ thống các chỉ tiêu đã được qui định trước. Báo cáo này được lập theo một qui định định kỳ (cuối tháng, cuối quí, cuối năm). Bảng cân đối kế toán là nguồn thông tin tài chính hết sức quan trọng trong công tác quản lý của bản thân công ty cũng như nhiều đối tượng ở bên ngoài, trong đó có các cơ quan chức năng của Nhà Nước. Người ta ví bảng cân đối kế toán như một bức ảnh chụp nhanh, bởi vì nó báo cáo tình hình tài chính vào một thời điểm nào đó (thời điểm cuối năm chẳng hạn). - Bảng cáo báo kết quả hoạt động kinh doanh Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là báo cáo tài chính phản ánh tổng hợp về doanh thu, chi phí và kết quả lãi lỗ của các hoạt động kinh doanh khác nhau trong công ty. Ngoài ra, báo cáo này còn phản ánh tình hình thực hiện nhiệm vụ đối với Nhà Nước. Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh cũng là nguồn thông tin tài chính quan trọng cho nhiều đối tượng khác nhau, nhằm phục vụ cho công việc đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh và khả năng sinh lời của công ty. 2.1.3. Cơ sở lý luận về phân tích doanh thu tiêu thụ 2.1.3.1. Khái niệm doanh thu a) Doanh thu bán hàng Doanh thu bán hàng là tổng giá trị được thực hiện do việc bán sản phẩm hàng hoá hay cung cấp dịch vụ cho khách hàng. Chỉ tiêu này bao gồm: giá trị hàng bán, thuế tiêu thụ đặt biệt, thuế xuất khẩu, chiếc khấu thương mại, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại và các khoản trả bồi thường, chí phí sửa chữa hàng bị hỏng trong thời hạn bảo hành. Doanh thu bán hàng phản ánh chung tổng giá trị sản phẩm hàng hoá, dịch vụ mà doanh nghiệp bán ra trong kỳ. Doanh thu bán hàng của doanh nghiệp được xác định bằng công thức. G = ∑ qi pi Trong đó: G là tổng doanh thu bán hàng qi là khối lượng sản phẩm hàng hoá loại i mà doanh nghiệp tiêu thụ trong kỳ, tính bằng đơn vị hiện vật . pi là giá bán đơn vị sản phẩm hàng hoá loại i ; n là số lượng mặt hàng sản phẩm hàng hoá mà doanh nghiệp đã tiêu thụ trong kỳ. b) Doanh thu bán hàng thuần Doanh thu bán hàng thuần bằng doanh thu bán hàng trừ các khoản thuế (thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu) và các khoản giảm trừ doanh thu (nếu phát sinh trong kỳ báo cáo) Chỉ tiêu này phản ánh thuần giá trị hàng bán của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo. c) Doanh thu thuần Doanh thu thuần bằng doanh thu bán hàng thuần cộng các khoản hoàn nhập như: dự phòng giảm giá hàng tồn kho, dự phòng phải thu nợ khó đòi (thu bán hàng) không phát sinh trong kỳ báo cáo . 2.1.3.2. Các khoản giảm trừ doanh thu a) Giảm giá hàng bán Giảm giá hàng bán là số tiền mà doanh nghiệp (bên bán) chấp nhận giảm cho người mua vì những nguyên nhân thuộc về đơn vị (hàng sai quy cách, kém phẩm chất, không đúng thời hạn đã ghi trong hợp đồng) hoặc số tiền thưởng cho người mua do mua một lần với số lượng lớn (bớt giá) hoặc số lượng hàng mua trong một khoảng thời gian là đáng kể (hồi khấu). b) Hàng bán bị trả lại Hàng bán bị trả lại là số sản phẩm, hàng hoá doanh nghiệp đã xác định nhưng bị khách hàng trả lại do vi phạm các điều kiện đã cam kết trong hợp đồng kinh tế như: hàng kém phẩm chất, sai quy cách, chủng loại. Doanh thu hàng bán bị trả lại Số lượng hàng bị trả lại Đơn giá bán ghi trên hóa đơn = x c) Chiết khấu bán hàng (chiết khấu thương mại) Chiết khấu thương mại là số tiền doanh nghiệp (bên bán) giảm trừ cho khách hàng (bên mua) do khách hàng mua hàng với số lượng lớn. d) Nguyên tắt ghi nhận doanh thu Chỉ được ghi nhận doanh thu bán hàng khi có một khối lượng sản phẩm, hàng hoá, lao vụ, dịch vụ đã được xác định tiêu thụ. Nghĩa là, khối lượng đó đã bán cho khách hàng hoặc đã thực hiện đối với khách hàng và đã được khách hàng thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán. . Mục đích, ý nghĩa phân tích doanh thu tiêu thụ Mục đích Tiêu thụ là giai đoạn cuối cùng của quá trình sản xuất kinh doanh, mục đích của việc phân tích doanh thu tiêu thụ là nhằm: - Đánh giá đúng tình hình tiêu thụ về mặt số lượng, chất lượng, chủng loại và giá bán của sản phẩm hàng hoá. - Tìm ra những nguyên nhân và xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến tình hình tiêu thụ sản phẩm hàng hoá. - Đề ra các biện pháp nhằm đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ sản phẩm, tăng khối lượng sản phẩm tiêu thụ cả về mặt số lượng lẫn chất lượng. Ý nghĩa Trong nền kinh tế thị trường khi sản xuất đã phát triển thì vấn đề quan trọng trước hết không phải là sản xuất mà là tiêu thụ sản phẩm hàng hoá. Tại sao nói quá trình tiêu thụ hàng hoá là khâu cuối cùng và cũng là khâu rất quan trọng đối với doanh nghiệp, bởi vì: - Doanh nghiệp có tiêu thụ được sản phẩm, hàng hoá thì doanh nghiệp mới thu hồi được vốn mới có quá trình sản xuất tiếp theo và như vậy sản xuất mới có thể ổn định và phát triển, góp phần tăng nhanh tốc độ luân chuyển vốn. Đồng thời, thỏa mãn phần nào nhu cầu tiêu dùng của xã hội. - Sản phẩm hàng hoá có tiêu thụ được mới có thể xác định được kết quả tài chính cuối cùng của doanh ng
Tài liệu liên quan