Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, nhiều doanh nghiệp đã vượt qua được những khó khăn, thử thách, dần dần đi vào ổn định và làm ăn có lãi. Nhờ vào đường lối đổi mới toàn diện và đồng bộ của Đảng ta, thì đổi mới về kinh tế được xem là nhiệm vụ trọng tâm và đổi mới hệ thống doanh nghiệp nhà nước là khâu đột phá. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng đã đánh dấu bước ngoặt cơ bản trong quá trình đổi mới nền kinh tế ở nước ta. Sau đại hội lần thứ VI đổi mới doanh nghiệp nhà nước thực sự trở thành nội dung trung tâm của tiến trình đổi mới toàn bộ hệ thống kinh tế theo hướng nhất quán chuyển sang kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, doanh nghiệp nhà nước thực sự được đổi mới về cơ chế quản lý, có tư cách pháp nhân độc lập, tự hạch toán kinh tế lấy thu bù chi và có danh lợi. Cho đến nay doanh nghiệp nhà nước đã trải qua nhiều đợt đổi mới, sắp xếp lại và phần lớn đang dần dần thích ứng với cơ chế mới. Nhiều công ty thuộc doanh nghiệp nhà nước đã đạt những thành tựu quan trọng trong hoạt động và sản xuất kinh doanh góp phần xứng đáng vào việc ổn định kinh tế xã hội. Vì vậy em đã lựa chọn đề tài “ Tình hình tổ chức và tài chính hiện nay của một doanh nghiệp nhà nước”.
12 trang |
Chia sẻ: lamvu291 | Lượt xem: 1102 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Tình hình tổ chức và tài chính hiện nay của một doanh nghiệp nhà nước, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mở đầu
Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, nhiều doanh nghiệp đã vượt qua được những khó khăn, thử thách, dần dần đi vào ổn định và làm ăn có lãi. Nhờ vào đường lối đổi mới toàn diện và đồng bộ của Đảng ta, thì đổi mới về kinh tế được xem là nhiệm vụ trọng tâm và đổi mới hệ thống doanh nghiệp nhà nước là khâu đột phá. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng đã đánh dấu bước ngoặt cơ bản trong quá trình đổi mới nền kinh tế ở nước ta. Sau đại hội lần thứ VI đổi mới doanh nghiệp nhà nước thực sự trở thành nội dung trung tâm của tiến trình đổi mới toàn bộ hệ thống kinh tế theo hướng nhất quán chuyển sang kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, doanh nghiệp nhà nước thực sự được đổi mới về cơ chế quản lý, có tư cách pháp nhân độc lập, tự hạch toán kinh tế lấy thu bù chi và có danh lợi. Cho đến nay doanh nghiệp nhà nước đã trải qua nhiều đợt đổi mới, sắp xếp lại và phần lớn đang dần dần thích ứng với cơ chế mới. Nhiều công ty thuộc doanh nghiệp nhà nước đã đạt những thành tựu quan trọng trong hoạt động và sản xuất kinh doanh góp phần xứng đáng vào việc ổn định kinh tế xã hội. Vì vậy em đã lựa chọn đề tài “ Tình hình tổ chức và tài chính hiện nay của một doanh nghiệp nhà nước”.
Phần I. doanh nghiệp nhà nước
1. Doanh nghiệp nhà nước là gì?
Doanh nghiệp nhà nước là tổ chức kinh tế do Nhà nước sở hữu toàn bộ vốn điều lệ hoặc có cổ phần, vốn góp chi phối, được tổ chức dưới hình thức công ty nhà nước, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn. Doanh nghiệp nhà nước có tư cách pháp nhân, có các quyền và nghĩa vụ dân sự, tự chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động kinh doanh trong phạm vi vốn do doanh nghiệp quản lý. Doanh nghiệp nhà nước có tên gọi, có con dấu riêng và có trụ sở chính trên lãnh thổ Việt Nam ( Điều 1 luật doanh nghiệp nhà nước do Quốc hội thông qua 20/4/1995 ).
2. Đặc điểm doanh nghiệp nhà nước
Doanh nghiệp nhà nước là tổ chức kinh tế do nhà nước thành lập, nếu xét thấy cần thiết phải thành lập doanh nghiệp thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền ký quyết định thành lập. Trường hợp không phải là doanh nghiệp nhà nước thì nhà nước chỉ cho phép thành lập theo pháp luật, khi có đơn xin thành lập của người muốn thành lập doanh nghiệp.
Tài sản trong doanh nghiệp nhà nước là một bộ phận tài sản của nhà nước, do nhà nước đầu tư vốn, vì vậy nó thuộc sở hữu nhà nước. Thực hiện quyền sở hữu của mình, nhà nước giao cho bộ tài chính thực hiện việc thống nhất quản lý vốn và tài sản nhà nước trong các doanh nghiệp. Doanh nghiệp nhà nước là chủ thể kinh doanh được nhận và có trách nhiệm quản lý vốn và tài sản của nhà nước để kinh doanh trên cơ sở sở hữu của nhà nước. Doanh nghiệp là đối tượng quản lý trực tiếp của nhà nước, nhưng không có nghĩa là làm mất tư cách chủ thể kinh doanh của doanh nghiệp. Doanh nghiệp nhà nước là tổ chức kinh tế có tư cách pháp nhân. Sau khi được nhà nước trực tiếp ra quyết định thành lập, doanh nghiệp nhà nước trở thành chủ thể kinh doanh độc lập, có tài sản riêng tách biệt với tài sản khác của nhà nước. Doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm độc lập về số tài sản này và chịu trách nhiệm toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh trong phạm vi số vốn mà doanh nghiệp quản lý. Khác với các cơ quan của nhà nước, doanh nghiệp nhà nước phải thực hiện hạch toán kinh tế, đảm bảo có lãi. Doanh nghiệp nhà nước có thể nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật và có thể trở thành nguyên đơn hoặc bị đơn.
Phần III. Cơ cấu tổ chức và hoạt động kinh doanh của công ty hải châu
1. Khi chuẩn bị thành lập những người sáng lập phải làm những thủ tục gì?
Người sáng lập phải căn cứ vào danh mục những ngành, lĩnh vực, địa bàn được xem xét thành lập mới công ty quy định tại Điều 6 của Luật này và quy hoạch sắp xếp và phát triển công ty nhà nước trong phạm vi toàn bộ nền kinh tế quốc dân, ở các ngành, các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đã được Chính phủ phê duyệt theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 65 của Luật này để xây dựng đề án và lập hồ sơ thành lập mới công ty nhà nước trình Thủ tướng Chính phủ quyết định theo quy định tại Điều 9 của Luật này:
* Đề án thành lập mới công ty nhà nước phải có các nội dung chủ yếu sau đây:
- Sự cần thiết thành lập công ty; danh mục sản phẩm, dịch vụ do công ty cung ứng; tình hình thị trường, nhu cầu và triển vọng thị trường về từng loại sản phẩm, dịch vụ do công ty cung ứng; khả năng tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ của công ty và luận chứng khả thi về khả năng cạnh tranh của sản phẩm, dịch vụ của công ty;
- Địa điểm đặt trụ sở chính của công ty hoặc địa điểm xây dựng cơ sở sản xuất, kinh doanh và diện tích đất sử dụng;
- Khả năng cung ứng lao động, nguyên liệu, vật liệu, năng lượng và các điều kiện cần thiết khác để công ty hoạt động sau khi thành lập;
- Dự kiến tổng vốn đầu tư; nguồn vốn đầu tư ban đầu của Nhà nước; nguồn và hình thức huy động số vốn còn lại; phương án hoàn trả vốn huy động; nhu cầu và biện pháp tạo vốn lưu động đối với công ty;
- Luận chứng khả thi về hiệu quả kinh tế - xã hội và sự phù hợp của việc thành lập công ty với quy hoạch, chiến lược phát triển ngành, lĩnh vực và vùng kinh tế;
- Báo cáo đánh giá tác động môi trường và các biện pháp bảo vệ môi trường;
- Dự kiến mô hình tổ chức quản lý công ty và thời hạn hoạt động;
- Đối với công ty cần tiến hành đầu tư xây dựng khi thành lập mới thì đề án thành lập mới phải bao gồm cả dự án đầu tư thành lập mới. Nội dung dự án đầu tư thành lập mới công ty nhà nước theo quy định của pháp luật về đầu tư.
* Hồ sơ bao gồm:
- Tờ trình đề nghị thành lập công ty.
- Đề án thành lập mới công ty quy định tại khoản 3 của Điều này.
- Dự thảo Điều lệ của công ty.
- Đơn xin giao đất, thuê đất.
- Đơn đề nghị ưu đãi đầu tư theo quy định của pháp luật về khuyến khích đầu tư (nếu có).
* Điều lệ của công ty tối thiểu phải có các nội dung sau:
- Tên, địa chỉ, trụ sở chính, số điện thoại, số fax, thư điện tử của công ty; chi nhánh, văn phòng đại diện (nếu có).
- Mục tiêu và ngành, nghề kinh doanh.
- Vốn điều lệ
- Quan hệ giữa công ty và cơ quan, tổ chức được uỷ quyền là đại diện chủ sở hữu công ty.
- Cơ cấu tổ chức quản lý của công ty.
- Người đại diện theo pháp luật của công ty.
- Nguyên tắc sử dụng lợi nhuận của công ty.
- Các trường hợp tổ chức lại, giải thể, chuyển đổi sở hữu và thủ tục thanh lý tài sản của công ty.
- Thể thức sửa đổi, bổ sung Điều lệ của công ty.
- Các quy định khác do cơ quan, tổ chức được ủy quyền là đại diện chủ sở hữu công ty quyết định nhưng không được trái với quy định của pháp luật.
2. Những đặc điểm khái quát về công ty:
Công ty bánh kẹo Hải Châu là một doanh nghiệp nhà nước, thành viên của tổng công ty Mía Đường I – Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, tiền thân là nhà máy Hải Châu được thành lập ngày 2/9/1965, trụ sở làm việc của công ty thuộc địa bàn quận Hai Bà Trưng – thành phố Hà Nội với diện tích trên 50.000m2 . Là một trong những công ty hàng đầu của Việt Nam trong lĩnh vực sản xuất bánh kẹo, thực phẩm với trên 35 năm không ngừng phát triển, liên tục đổi mới công nghệ và đầu tư thiết bị hiện đại với quy mô phát triển ngày càng cao.Trong những năm gần đây (1995-2001), Công ty tiếp tục đầu tư và nâng cao công suất chất lượng gồm 7 dây chuyền thiết bị hiện đại nhất của Cộng hoà Liên Bang Đức, Hà Lan, Đài Loan, Trung Quốc... và sản xuất các chủng loại sản phẩm rất đa dạng: bánh bích quy, quy kem, lương khô tổng hợp, kem xốp, kem xốp phủ sôcôla, kẹo cứng, kẹo mềm các loại, bột canh và bột canh I-ốt các loại với gần 100 chủng loại mặt hàng rất phong phú và chất lượng cao.
3. Cơ cấu tổ chức và hoạt động kinh doanh của công ty:
3.1. Cơ cấu tổ chức
Hiện nay công ty có 6 phân xưởng, trong đó có 5 phân xưởng sản xuất chính và 1 phân xưởng sản xuất phụ. Cơ cấu tổ chức phân xưởng gồm: quản đốc phụ trách hoạt động chung của phân xưởng; phó quản đốc phụ trách về kĩ thuật, lao động và vật tư thiết bị.
Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý
Giám đốc công ty
Phó giám đốc KD
Phó giám đốc KT
Phòng
Kế hoạch
Phòng
Kĩ thuật
Phòng
Tài vụ
Phòng
Tổ chức
Phòng
Hành chính
3.2. Tình hình tài chính của công ty
Vốn là một trong những yếu tố quyết định năng lực sản xuất kinh doanh của công ty. Nhờ các quyết định 3/5/HĐBT, quyết định 330/HĐBT, 388/HĐBT và luật nhà nước được ban hành năm 1995, đã khẳng định doanh nghiệp nhà nước cũng có thể huy động thêm nguồn vốn từ các nguồn khác nhưng không được thay đổi hình thức sở hữu. Ngoài ra chính phủ ban hành nghị định 42/CP đề ra quy chế phát hành các loại trái phiếu chính phủ (1994), nghị định 120/CP về phát hành trái phiếu, cổ phiếu doanh nghiệp nhà nước (1994), nghị định 75/CP về việc thành lập uỷ ban chứng khoán Việt Nam (1996), nghị định 42/CP quy định điều lệ về quỹ tín dụng nhân dân (1997). Thị trường vốn đã bước đầu hình thành và có bước phát triển, là một doanh nghiệp nhà nước trực thuộc tổng công ty nên vốn của công ty chủ yếu có từ các nguồn vốn: vốn do ngân sách cấp, vốn tự có của công ty, vốn vay ngân hàng, vốn vay từ tổng công ty và các nguồn vốn khác.
Nghị định 10/CP năm 1998 là một bước tiến mới trong việc đơn giản hóa rút ngắn thời gian làm thủ tục giấy phép đầu tư. Nghị định 87/CP năm 1993, nghị định 62/CP năm 1998, nghị định 2/CP năm 1999 đã quy định cụ thể về hợp tác đầu tư. Tỷ suất đầu tư tài sản cố định cũng tăng lên, cụ thể năm 2002 là 54,56%, năm 2003 là 56,5% và năm 2004 là 58,7% - Chứng tỏ công ty rất chú trọng đến trang thiết bị và cơ sở vật chất, khẳng định năng lực sản xuất, hướng phát triển của công ty trong các năm tới.
3.3. Hoạt động kinh doanh của công ty ( 2002 – 2004 )
Chỉ tiêu
Năm 2002
Năm 2003
Năm 2004
Tỷ đồng
2002 so với 2001(%)
Tỷ đồng
2003 so với 2002(%)
Tỷ đồng
2004 so với 2003(%)
Giá trị tổng sản lượng
11,9852
114
13,427
112,3
15,836
113,2
Doanh thu
15,010
116
15,362
102,34
16,542
103,032
Nộp ngân sách nhà nước
7,575
110
7,789
117,24
8,253
124,53
Lợi nhuận bình quân
3,6
138,4
4,080
113,2
5,283
115,8
Đầu tư xây dựng cơ bản
2,354
106,52
2,798
118,86
3,050
121,24
Sau khi nhà nước chủ trương từng bước xoá bỏ bao cấp qua giá và vốn đối với các doanh nghiệp nhà nước, đã tạo cho công ty nhiều thuận lợi trong hoạt động sản xuất và kinh doanh . Bằng sự nỗ lực của công ty đã đạt được những chỉ tiêu tăng trưởng và những thành tích đáng khích lệ. Doanh thu của doanh nghiệp nhà nước gồm doanh thu từ hoạt động kinh doanh và thu nhập từ các hoạt động khác, theo quy định tại điều 20 nghị định 59/CP ngày 3/10/1996 thì doanh thu từ hoạt động kinh doanh là toàn bộ tiền bán sản phẩm, hàng hóa, cung ứng dịch vụ trên thị trường.
Các số liệu thống kê cho thấy không những quy mô của công ty được mở rộng mà cả lượng tiêu thụ của công ty cũng tăng, tuy tăng với tốc độ khác nhau nhưng vẫn đạt chỉ tiêu năm sau cao hơn năm trước, điều đó chứng tỏ hướng đầu tư chiều sâu, mở rộng đầu tư vào dây chuyền sản xuất, thị trường mới là hướng đi đúng đắn của công ty. Bên cạnh đó lợi nhuận cũng là một chỉ tiêu quan trọng đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của bất kì doanh nghiệp nào, lợi nhuận vừa là mục tiêu đầu tiên vừa là mục đích cuối cùng mà mỗi doanh nghiệp muốn hướng tới. Qua bảng ta thấy, lợi nhuận của công ty năm sau luôn cao hơn năm trước, năm 2003 đạt 4,08 tỷ đồng tăng 13,2% so với năm 2002, năm 2004 đạt 5,283 tỷ đồng tăng 15,8% so với năm 2003. Lợi nhuận tăng chứng tỏ công ty làm ăn có hiệu quả, không chỉ tăng về giá trị sản lượng, doanh thu mà lợi nhuận cũng tăng đều qua các năm.
4. Đánh giá chung về cách thức tổ chức và hoạt động kinh doanh của công ty
Những năm qua Hải Châu là một doanh nghiệp sản xuất bánh kẹo có tiếng trên thị trường, liên tục cải tiến, đầu tư thiết bị công nghệ hiện đại, đa dạng hóa sản phẩm, mạnh dạn đưa ra thị trường những sản phẩm mới phong phú về hình thức, chất lượng đáp ứng nhu cầu đa dạng và luôn thay đổi của người tiêu ding. Hoạt động kinh doanh của công ty ổn định và ngày càng phát triển, về mặt tổ chức phòng kinh doanh hình thành một hệ thống quản lý sản xuất kinh doanh tương đối hoàn chỉnh, tăng tính linh hoạt và tính thích ứng trong quản lý thúc đẩy chuyên môn hóa, giúp công ty làm tốt công tác quyết sách chiến lược và quy hoạch dài hạn.
Bên cạnh những thành tích đã đạt được, hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty vẫn còn hạn chế chưa hoàn toàn khắc phục được tính thời vụ của nhu cầu bánh kẹo cho thị trường, vào những dịp lễ, tết thì nhu cầu về sản phẩm của công ty thường rất lớn song nhiều khi sản xuất ra không đủ để bán, do đó đã tạo ra một lỗ hổng cho đối thủ cạnh tranh. Cơ cấu tổ chức theo chức năng trực tuyến của công ty ngoài ưu điểm thì còn hạn chế là có khả năng làm giảm sự phối hợp thống nhất của công ty. Bộ máy quản lý hoạt động chưa thực sự có hiệu quả, bởi thiếu sự liên kết một cách chặt chẽ giữa các đơn vị, các chi nhánh, các xí nghiệp với tổng công ty. Lực lượng cán bộ chưa tinh giản, vì vậy còn tạo ra nhiều bất cập trong việc sử dụng và phân công lao động hợp lý.
Kết luận
Do có những bề dày thành tích sản xuất kinh doanh, công ty đã được đón nhận nhiều phần thưởng cao quý của nhà nước: 1 huân chương kháng chiến, 5 huân chương Lao động, 3 huân chương chiến công và nhiều hình thức khen thưởng khác: Cờ thi đua xuất sắc của chính phủ, Bộ ngành - thời kỳ đổi mới. Công ty đã xác lập quan hệ thương mại trên phạm vi rộng với các tổ chức sản xuất, thương maị trong nước và các công ty nước ngoài như: Pháp, Đức, Hà Lan, Anh, Nhật, Bỉ, Italia, Indonesia, Đài Loan, Trung Quốc, Singapore... và kênh phân phối sản phẩm trên toàn quốc với 350 đại lý là đầu mối chính chiếm thị phần lớn sản phẩm Hải Châu tại các tỉnh thành phố.
Công ty Bánh kẹo Hải Châu mong muốn tiếp tục mở rộng quan hệ hợp tác kinh doanh với các bạn hàng trong và ngoài nước.
Mục lục
Mở đầu………………………………………………….…………. 1
Phần I. Doanh nghiệp nhà nước ……………………..………… 2
Doanh nghiệp nhà nước là gì ? ……………………...... 2
Đặc điểm doanh nghiệp nhà nước…………………….. 2
Phần II. Cơ cấu tổ chức và hoạt động kinh doanh
của công ty Hải Châu……………………….... 4
1. Khi chuẩn bị thành lập những người sáng lập phải làm
những thủ tục gì ? ……………………………….. 4
2. Những đặc điểm khái quát về công ty …………………………… 6
3. Cơ cấu tổ chức và hoạt động kinh doanh của công ty ……………. 6
3.1. Cơ cấu tổ chức ……………………………………... 6
3.2. Tình hình tài chính của công ty …………………… 7
3.3. Hoạt động kinh doanh của công ty ……………….. 8
4. Đánh giá chung về cách thức tổ chức và hoạt động
kinh doanh của công ty …………………….......... 9
Kết luận ……………………………………………...………….... 10
Tài liệu tham khảo
Giáo trình Luật kinh tế ( Đại học QL & KD Hà Nội )
Luật doanh nghiệp năm 1999 – NXB Chính trị quốc gia
Những văn bản hướng dẫn về quản lý tài chính trong DNNN