Người Việt Nam chúng ta có câu: “Trẻ em như búp trên cành, biết ăn biết ngủ biết học hành là ngoan”, một đặc tính của người Việt là rất yêu trẻ con, vì thế mà cha mẹ thường dành cho con cái những gì tốt đẹp nhất của họ, mong muốn rằng con cái sau này sẽ có một tương lai được bảo đảm vững chắc cho dù có vấn đề gì xảy ra với bản thân họ đi nữa.
69 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1268 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tình hình triển khai sản phẩm An Sinh Giáo Dục của tổng công ty Bảo Việt nhân thọ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU
Người Việt Nam chúng ta có câu: “Trẻ em như búp trên cành, biết ăn biết ngủ biết học hành là ngoan”, một đặc tính của người Việt là rất yêu trẻ con, vì thế mà cha mẹ thường dành cho con cái những gì tốt đẹp nhất của họ, mong muốn rằng con cái sau này sẽ có một tương lai được bảo đảm vững chắc cho dù có vấn đề gì xảy ra với bản thân họ đi nữa.Vì vậy, tổng công ty bảo hiểm đã cho ra đời chương trình bảo hiểm dành cho trẻ em-An Sinh Giáo Dục và được đón nhận nồng nhiệt bởi lẽ nó không chỉ mang tính tiết kiệm, bảo vệ cho đối tượng trẻ em mà cho cả phụ huynh - người chủ hợp đồng, nếu có rủi ro xảy ra đối với chủ hợp đồng trẻ em đó vẫn được bảo đảm. Nghĩa là sản phẩm này đã đáp ứng được nguyện vọng của nhiều người, được thể hiện tình cảm với con cái, xây dựng quỹ tài chính độc lập để các khoản chi không ảnh hưởng đến nhau, là hành trang để cho con vững bước vào đời, An sinh giáo dục không chỉ mang tính kinh tế mà còn mang tính xã hội đó là tính nhân văn cao cả. Bảo đảm cho trẻ em đến tuổi trưởng thành, tạo dựng cho con cái mình một tương lai vững chắc về mặt tài chính, được thể hiện tình thương yêu đối với con cái đó chính là mong muốn của các bậc cha mẹ - điều này giải thích tại sao sản phẩm An sinh giáo dục luôn là sản phẩm được bán chạy nhất trong các công ty Bảo hiểm. Nhận thức được tầm quan trọng của sản phẩm An Sinh Giáo Dục, em đã tiến hành nghiên cứu đề tài “ Tình hình triển khai sản phẩm An Sinh Giáo Dục của tổng công ty Bảo Việt nhân thọ” và đưa ra ý kiến nhằm tiếp tục phát triển và nâng cao hiệu quả kinh doanh của sản phẩm An Sinh Giáo Dục.
Mặc dù bản thân em đã rất cố gắng nhưng do còn thiếu kinh nghiệm nên trong chuyên đề tốt nghiệp không tránh khỏi những thiếu xót, em rất mong nhận được sự góp ý, chỉ bảo của các thầy cô giáo trong khoa nói chung và cô giáo Nguyễn Ngọc Hương nói riêng để chuyên đề hoàn chỉnh hơn về mặt lý luận và mang tính khả thi hơn trong thực tiễn hoạt động kinh doanh của công ty.
Phần I: Khái quát về bảo hiểm nhân thọ
I. Sự cần thiết của bảo hiểm nhân thọ:
1. Lịch sử ra đời và phát triển của bảo hiểm nhân thọ:
1.1. Trên thế giới:
BHNT là sự cam kết giữa người mua bảo hiểm và người tham gia bảo hiểm, mà trong đó người bảo hiểm sẽ trả cho người tham gia (hoặc người thụ hưởng quyền lợi bảo hiểm) một số tiền nhất định khi có những sự kiện đó định trước xảy ra (người được bảo hiểm bị chết hoặc sống đến một thời điểm nhất định), còn người tham gia phải nộp phí bảo hiểm đầy đủ, đúng hạn. Nói cách khác, BHNT là quá trình bảo hiểm các rủi ro có liên quan đến sinh mạng, cuộc sống và tuổi thọ của con người.
Đối tượng tham gia BHNT rất rộng, bao gồm mọi người ở các lứa tuổi khác nhau. Lịch sử ra đời của BHNT khá sớm.
Hợp đồng BHNT đầu tiên trên thế giới ra đời năm 1583, do công dân Luân Đôn là ông William Gybbom tham gia. Phí bảo hiểm ông đóng lúc đó là 32 bảng Anh, khi ông chết trong năm đó, người thừa kế của ông được hưởng 400 bảng Anh.
Năm 1759, Công ty BHNT ra đời đầu tiên ở Philadelphia (Mỹ). Công ty này đến nay vẫn còn hoạt động, nhưng lúc đầu nó chỉ bán bảo hiểm cho các con chiên ở nhà thờ của mình.
Năm 1762, ở Anh thành lập công ty bảo hiểm nhân thọ Equitable. Đây là công ty đầu tiên bán các hợp đồng bảo hiểm rộng rãi cho nhân dân và áp dụng nguyên tắc phí bảo hiểm không đổi trong suốt thời gian bảo hiểm.
Năm 1812, một công ty bảo hiểm nhân thọ nữa được thành lập ở Bắc Mỹ.
Năm 1860, bắt đầu xuất hiện hệ thống mạng lưới đại lý bán bảo hiểm nhân thọ.
Ở Châu Á, các công ty BHNT ra đời đầu tiên ở Nhật Bản. Năm 1868 công ty bảo hiểm Meiji của Nhật ra đời và đến năm 1888 và 1889, 2 công ty khác: Kyoei và Nippon ra đời và phát triển cho đến ngày nay.
Trên thế giới, BHNT là loại hình bảo hiểm phát triển nhất, năm 1985 doanh thu phí BHNT mới chỉ đạt 63.5 tỷ đô la, năm 1989 đã lên tới 1.210,2 tỷ và năm 1993 con số này là 1.647 tỷ, chiếm gần 48% tổng phí bảo hiểm. Hiện nay có 5 thì trường BHNT lớn nhất thế giới là: Mỹ, Nhật Bản, CHLB Đức, Anh, Pháp. Theo số liệu thống kê năm 1993, phí BHNT của 5 thị trường thể hiện bảng sau:
Cơ cấu phí BHNT của 5 thị trường lớn nhất thế giới năm 1993:
Tên nước
Tổng doanh thu phí bảo hiểm (triệu USD)
Cơ cấu phí bảo hiểm (%)
Nhân thọ
Phi nhân thọ
1. Mỹ
522,468
41,44
58,56
2. Nhật Bản
320,143
73,86
26,14
3. Đức
107,403
39,38
60,62
4. Anh
102,360
64,57
35,43
5. Pháp
84,303
56,55
43,65
(Nguồn: Tổng công ty bảo hiểm Việt Nam, tháng 8 năm 1996)
Sở dĩ BHNT phát triển nhanh, doanh thu phí bảo hiểm ngày càng tăng vì loại hình bảo hiểm này có vai trò rất lớn. Vai trò của BHNT không chỉ thể hiện trong từng gia đình và đối với từng cá nhân trong việc góp phần ổn định cuộc sống, giảm bớt khó khăn về tài chính khi gặp phải rủi ro, mà còn thể hiện rõ trên phạm vi toàn xã hội. Trên phạm vi xã hội, BHNT góp phần thu hút vốn đầu tư nước ngoài, huy động vốn trong nước từ nguồn tiền mặt nhà rỗi nằm trong dân cư. Nguồn vốn này không chỉ có tác dụng đầu tư dài hạn, mà còn góp phần thực hành tiết kiệm, chống lạm phát và tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động.
1.2 Tại Việt Nam:
Với nhận thức sâu sắc về vai trò và tầm quan trọng của bảo hiểm nhân thọ, trong những năm qua Chính phủ và Bộ Tài chính rất quan tâm phát triển nghiệp vụ này. Với sự ra đời của công ty bảo hiểm nhân thọ, chính thức đầu tiên ở Việt Nam năm 1996 đã khẳng định rõ sự quan tâm của các cơ quan Nhà nước tầm vĩ mô. Mặc dù chúng ta mới tiến hành nghiệp vụ bảo hiểm nhân thọ gần ba năm, nhưng trong thực tế bảo hiểm nhân thọ đã xuất hiện ở Việt Nam từ rất sớm dưới nhiều hình thức khác nhau.
Trước năm 1954, ở miền Bắc, những người làm việc cho Pháp đã được bảo hiểm và một số gia đình đã được hưởng quyền lợi bảo hiểm của các hợp đồng bảo hiểm nhân thọ này. Các hợp đồng bảo hiểm này đều do các công ty bảo hiểm của Pháp trực tiếp thực hiện.
Trong những năm 1970 - 1971 ở miền Nam công ty Hưng Việt bảo hiểm đã triển khai một số loại hình bảo hiểm như “An sinh giáo dục”, “Bảo hiểm trường sinh” (Bảo hiểm nhân thọ trọn đời), “Bảo hiểm tử kỳ thời hạn 5 - 10 - 20 năm”, nhưng công ty này chỉ hoạt động từ một đến hai năm nên các nghiệp vụ bảo hiểm không được biết đến rộng rãi.
Năm 1987, Bảo Việt đã có đề án “Bảo hiểm nhân thọ và việc vận dụng vào Việt Nam”, nhưng vào lúc đó điều kiện đất nước còn gặp nhiều khó khăn như:
- Tỷ lệ lạm phát rất cao và không ổn định.
- Thu nhập của nhân dân chỉ đủ để chi tiêu cho những nhu cầu tối thiểu thường ngày, phần tiết kiệm rất ít.
- Chưa có điều kiện để công ty bảo hiểm hoạt động trong lĩnh vực đầu tư. Công ty bảo hiểm lúc đó chưa được phép sử dụng quỹ bảo hiểm đi đầu tư, môi trường đầu tư chưa phát triển.
- Chưa có những qui định mang tính chất pháp lý để điều chỉnh mối quan hệ giá công ty bảo hiểm và người tham gia bảo hiểm, bảo vệ quyền lợi cho người được bảo hiểm và khả năng thanh toán của công ty bảo hiểm.
Với những khó khăn trên đã không cho phép công ty Bảo Việt phát triển nghiệp vụ bảo hiểm nhân thọ. Thay cho bảo hiểm nhân thọ, năm 1990, Bộ Tài chính cho phép công ty Bảo Việt triển khai “Bảo hiểm sinh mạng con người thời hạn 1 năm”.Thực tế triển khai nghiệp vụ này cho thấy:
- Việc lo xa cho gia đình khi không may người chủ gia đình bị mất mà chỉ tính đến trong vòng 1 năm là không hấp dẫn. Tâm lý người tham gia loại hình bảo hiểm này cũng không thoải mái. Và do đó loại hình bảo hiểm này chỉ đáp ứng được nhu cầu cho những người già.
- Mọi người tham gia bảo hiểm đều thắc mắc, nếu không gặp rủi ro có được nhận lại gì không?
Với thực tế trên, cùng với việc đánh giá các điều kiện kinh tế xã hội Việt Nam trong những năm đầu thập kỷ 90, Tổng công ty bảo hiểm Việt Nam đã bắt đầu tiến hành nghiên cứu triển khai nghiệp bảo hiểm nhân thọ với hai loại hình mang tính chất tiết kiệm từ cuối năm 1993. Đến tháng 1 năm 1994, Tổng công ty bảo hiểm Việt Nam mới chính thức trình Bộ Tài chính dự án thành lập công ty Bảo hiểm nhân thọ.
Với những yêu cầu về quản lý quỹ bảo hiểm nhân thọ, Bộ Tài chính đã ký quyết định số 568/QĐ/TCCB ngày 22/6/1996 thành lập công ty bảo hiểm nhân thọ trực thuộc Bảo Việt. Sự kiện này đánh dấu một bước ngoặt mới trong sự phát triển của ngành bảo hiểm Việt Nam.
2. Sự cần thiết của bảo hiểm nhân thọ:
Bảo hiểm là sự chia sẻ rủi ro giữa một số đông với một số ít trong số họ phải gánh chịu những rủi ro. Có thể nói nguyên tắc này lần đầu tiên được ghi vào lịch sử là năm 1583, ở thị trường Luân đôn một nhóm người đã thoả thuận góp tiền và số tiền này sẽ được trả cho người nào trong số họ bị chết trong 1 năm. Đây cũng là mầm mống của nghiệp vụ bảo hiểm nhân thọ (BHNT).
Trong cuộc sống sinh hoạt cũng như trong hoạt động sản xuất kinh doanh hàng ngày dù đã luôn chú ý ngăn ngừa và đề phòng nhưng con người vẫn có nguy cơ gặp phải những rủi ro bất ngờ xảy ra. Các rủi ro do nhiều nguyên nhân, ví dụ như:
- Các rủi ro do môi trường thiên nhiên: Bão, lụt, động đất, hạn hán...
Các rủi ro xảy ra do sự tiến bộ và phát triển của khoa học kỹ thuật. Khoa học kỹ thuật phát triển, một mặt thúc đẩy sản5 xuất và tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc sống con người nhưng mặt khác cũng gây ra nhiều tai nạn bất ngờ như tai nạn ôtô, hàng không , tai nạn lao động...
Các rủi ro do môi trường xã hội. Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây ra rủi ro cho con người, khi xã hội càng phát triển thì con người càng có nguy cơ gặp nhiều rủi ro như thất nghiệp, tệ nạn xã hội, lạm phát...
Bất kể là do nguyên nhân gì, khi rủi ro xảy ra thường đem lại cho con người những khó khăn trong cuộc sống như nguy hại đến bản thân, hao tổn tài chính gia đình... làm ảnh hưởng đến đời sống kinh tế xã hội. Để đối phó với những rủi ro con người đã có nhiều biện pháp khác nhau nhằm kiểm soát cũng như khắc phục những hậu quả do rủi ro gây ra. Đó là nhóm biện pháp kiểm soát rủi ro và tài trợ rủi ro.
+ Nhóm biện pháp kiểm soát rủi ro bao gồm các biện pháp né tránh rủi ro, ngăn ngừa tổn thất, giảm thiểu rủi ro. Các biện pháp này thường được sử dụng để ngăn chặn hoặc giảm thiểu khả năng xảy ra rủi ro. Tuy nhiên là biện pháp này đã giúp chúng ta ngăn chặn và giảm thiểu rất nhiều rủi ro trong cuộc sống nhưng khi rủi ro xảy ra chúng ta không ngăn ngừa hết được hậu quả.
+ Nhóm các biện pháp tài trợ rủi ro bao gồm các biện pháp chấp nhận rủi ro và bảo hiểm. Đây là các biện pháp được sử dụng trước khi rủi ro xảy ra với mục đích khắc phục các hậu quả tổn thất do rủi ro gây ra nếu có. Khi chấp nhận rủi ro thì con người phải đối phó với những khó khăn không những cho bản thân mà còn về mặt tài chính của gia đình nữa cho nên bảo hiểm là phương pháp tốt hơn để đối phó với rủi ro. Bảo hiểm là một phần quan trọng trong các chương trình quản lý rủi ro của các tổ chức cũng như cá nhân. Theo quan điểm của các nhà quản lý rủi ro, bảo hiểm là sự chuyển giao rủi ro trên cơ sở hợp đồng. Theo quan điểm xã hội bảo hiểm không chỉ chuyển giao rủi ro mà còn là sự giảm rủi ro do việc tập trung một số lớn các rủi ro cho phép có thể tiên đoán về các tổn thất khi chúng xảy ra. Bảo hiểm là công cụ đối phó với hậu quả tổn thất do rủi ro gây ra, có hiệu quả nhất. Như vậy, bảo hiểm ra đời là đòi hỏi tất yếu khách quan của cuộc sống con người.
Sự ra đời và phát triển của BHNT đã đóng góp một phần không nhỏ vào sự phát triển cuả nền kinh tế trên thế giới. Ngày nay tham gia BHNT trở thành một nhu cầu tất yếu của người dân các nước phát triển cũng như các nước đang phát triển. ở châu á, những năm gần đây BHNT phát triển hết sức mạnh mẽ, thực hiện chức năng huy động nguồn vốn nhàn rỗi trong dân, tạo nguồn đầu tư dài hạn cho sự phát triển kinh tế- xã hội, giảm bớt tình trạng vay vốn nước ngoài với lãi suất cao. Theo số liệu của Thời báo kinh tế thì trong năm 2008 doanh thu phí BHNT đạt 10.339 tỷ đồng, chiếm 0,88% GDP. BHNT giúp tăng tích luỹ cho ngân sách nhà nước, góp phần giải quyết một số vấn đề xã hội như vấn đề thất nghiệp, vấn đề giáo dục...Hiện nay hầu hết các công ty lớn trên thế giới đều tham gia BHNT nhằm duy trì hoạt động của công ty, bù đắp phần thiệt hại do rủi ro trong trường hợp người chủ công ty phải ngừng làm việc do tử vong hoặc thương tật toàn bộ vĩnh viễn.
Trong điều kiện kinh tế Việt nam, trải qua hơn 10 năm thực hiện đường lối đổi mới dưới sự lãnh đạo của Đảng, đất nước ta đã đạt được những thành tựu đáng phấn khởi và có ý nghĩa rất quan trọng. Đã ra khỏi khủng hoảng kinh tế kéo dài, tạo ra được những cơ sở vật chất thuận lợi cho sự nghiệp phát triển đất nước, cho phép chúng ta chuyển sang thời kỳ mới: "Đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá vì mục tiêu dân giàu nước mạnh xã hội văn minh".
Cùng với tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm từ 8 đến 9% và tốc độ tiêu dùng thấp hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế thì tiết kiệm trong dân sẽ không ngừng tăng cả về số tuyệt đối và tỷ trọng so với GDP. Đa số với người dân, ngoài khả năng gửi tiền tiết kiệm vào ngân hàng thì thường rất ít khả năng để đầu tư những khoản tiền nhàn rỗi. Như vậy cùng với việc tăng nhanh số lượng và tỷ lệ tiết kiệm trong dân, nhà nước cần phải có giải pháp, chính sách và công cụ để huy động mạnh nguồn vốn trong dân cho đầu tư phát triển.
BHNT từ khi ra đời và triển khai các nghiệp vụ BHNT hỗn hợp mang tính chất vừa bảo hiểm vừa tiết kiệm đã và đang huy động được một lượng vốn không nhỏ trong dân. Tuy bước đầu, lượng người tham gia bảo hiểm chưa lớn, số hợp đồng tham gia ở mức trách nhiệm cao cũng chưa nhiều, nhưng đã mở ra thêm cho người dân một cách thức tiết kiệm mới đồng thời góp phần vào phát triển nguồn vốn, tăng đầu tư cho đất nước.
II. Các loại hình bảo hiểm nhân thọ cơ bản:
BHNT đáp ứng đước rất nhiều mục đích khác nhau. Đối với những người tham gia mục đích chính của họ hoặc là để bảo vệ con cái và những người ăn theo tránh khỏi những nỗi bất hạnh về cái chết bất ngờ của họ hoặc tiết kiệm để đáp ứng các nhu cầu về tài chính trong tương lai...Do vậy, người được bảo hiểm đã thực hiện đa dạng hoá các sản phẩm BHNT, thực chất đa dạng hoá các loại hợp đồng nhằm đáp ứng và thoả mãn mọi nhu cầu của người tham gia bảo hiểm. Trong thực tế, có 3 loại BHNT cơ bản:
- Bảo hiểm trong trường hợp tử vong
- Bảo hiểm trong trường hợp sống
- BHNT hỗn hợp
Ngoài ra, người được bảo hiểm còn áp dụng các điều khoản bổ sung cho các loại hợp đồng BHNT cơ bản như:
- Bảo hiểm tai nạn
- Bảo hiểm sức khoẻ
- Bảo hiểm không nộp phí khi thương tật
- Bảo hiểm cho người đóng phí v.v...
Thực chất, các điều khoản bổ sung không phải là BHNT, vì không phụ thuộc vào sinh mạng, cuộc sống và tuổi thọ của con người, mà là bảo hiểm các rủi ro khác có liên quan đến con người. Tuy nhiên, đôi khi người tham gia bảo hiểm vẫn thấy rất cần thiết phải tham gia để bổ sung cho hợp đồng cơ bản (hợp đồng tiêu chuẩn)
1. Bảo hiểm trong trường hợp tử vong:
Đây là loại hình phổ biến nhất trong BHNT và được chia thành 2 nhóm.
a, Bảo hiểm tử kỳ (còn được gọi là bảo hiểm tạm thời hay bảo hiểm sinh mạng có thời hạn)
loại hình bảo hiểm này được ký kết bảo hiểm cho cái chết xảy ra trong thời gian đã quy định của hợp đồng. Nếu cái chết không xảy ra trong thời gian đó thì người được bảo hiểm không nhận được bất kỳ một khoản hoàn phí nào từ số phí bảo hiểm đã đóng. Điều đó cũng có nghĩa là người bảo hiểm không phải thanh toán STBH cho người được bảo hiểm. Ngược lại, nếu cái chết xảy ra trong thời gian có hiệu lực của hợp đồng, thì người bảo hiểm phải có trách nhiệm thanh toán STBH cho người thụ hưởng quyền lợi bảo hiểm được chỉ định.
Đặc điểm:
- Thời hạn bảo hiểm xác định
- Trách nhiệm và quyền lợi mang tính tạm thời
- mức phí bảo hiểm thấp vì không phải lập nên quỹ tiết kiệm cho người được bảo hiểm
Mục đích:
- Đảm bảo các chi phí mai táng chôn cất
- Bảo trợ cho gia đình và người thân trong một thời gian ngắn
- Thanh toán các khoản nợ nần về những khoản vay hoặc thế chấp của người được bảo hiểm
Bảo hiểm tử kỳ còn được đa dạng hoá thành các loại hình sau:
- Bảo hiểm tử kỳ cố định: Có mức phí bảo hiểm và STBH cố định, không thay đổi trong suốt thời gian có hiệu lực của hợp đồng. Mức phí thấp nhất và người được bảo hiểm không thanh toán khi hết hạn hợp đông. Hợp đồng hết hiệu lực nếu sau ngày gia hạn hợp đồng không nộp phí bảo hiểm. Loại này chủ yếu nhằm thanh toán cho các khoản nợ tồn đọng trong trường hợp người được bảo hiểm bị tử vong.
- Bảo hiểm tử kỳ có thể tái tục: Loại này có thể được tái tục vào ngày kết thúc hợp đồng và không yêu cầu có thêm bằng chứng nào về sức khoẻ của người được bảo hiểm, nhưng có sự giới hạn về độ tuổi (thường độ tuổi tối đa là 65). Tại lúc tái tục, phí bảo hiểm tăng lên vì độ tuổi của người được bảo hiểm lúc này tăng lên.
Ví dụ: Anh A có độ tuổi là 45, anh không tham gia HĐBH tử kỳ với thời hạn 20 năm, mà chỉ tham gia với thời hạn 5 năm sau đó tái tục, sau mỗi thời kỳ là 5 năm. Nhưng sau mỗi lần tái tục phí sẽ tăng lên vì độ tuổi của anh ta tăng dần.
- Bảo hiểm tử kỳ có thể chuyển đổi: Đây là loại hình bảo hiểm tử kỳ cố định nhưng cho phép người được bảo hiểm có sự lựa chọn chuyển đổi một phần hay toàn bộ hợp đồng thành một hợp đồng BHNT trọn đời hay BHNT hỗn hợp tại một thời điểm nào đó khi hợp đồng đang còn hiệu lực. Phí bảo hiểm được tính dựa trên hợp đồng BHNT trọn đời hay hỗn hợp mới theo đọ tuổi của người có hợp đồng.
Loại hợp đồng này phát hành như một sự bảo chứng cho khoản tiền vay. Đồng thời nó còn nhằm thực hiện yếu tố tiết kiệm trong tương lai của người được bảo hiểm.
- Bảo hiểm tử kỳ giảm dần: Đây là loại hình bảo hiểm mà có một bộ phận của STBH giảm dần hàng năm theo một mực quy định. Bộ phận này giảm tới 0 vào cuối kỳ hạn hợp đồng.
Đặc điểm của loại này là:
+ Phí bảo hiểm giữ ở mức cố định
+ Phí thấp hơn bảo hiểm tử kỳ cố định
+ Giai đoạn nộp phí ngắn hơn toàn bộ thời hạn hợp đồng để tránh việc thanh toán vào cuối thời hạn của hợp đồng khi mà số tiền bảo hiểm còn rất nhỏ.
Loại hình bảo hiểm này đáp ứng nhu cầu của người tham gia, khi họ phải nợ một khoản tiền phải tra dần chẳng hạn: Anh C ở độ tuổi 31, anh mua 1 chiếc ô tô theo phương thức trả góp 10 năm. Đơn giá chiếc xe mua theo phương thức này là 100.000.000 VND, mỗi năm anh phải trả người bán ô tô 10.000.000 VND. Anh lựa chọn mua bảo hiểm ?
+ Loại hình bảo hiểm tử kỳ giảm dần
+ Số tiền bảo hiểm: 120.000.000 VND
Trong đó có: 100.000.000 VND giảm dần hàng năm.
+ Thời hạn hợp đồng là 10 năm.
Như vậy, mỗi năm STBH giảm 10.000.000 VND tương ứng với số nợ giảm đi 10.000.000 mà anh C đã trả . Nếu chẳng may năm 35 tuổi anh bị chết, quyền lợi bảo hiểm mà gia đình anh được nhận từ công ty bảo hiểm là: 70.000.0000 VND. Với số tiền này, gia đình anh vẫn đủ để trả nợ và có tiền chi mai táng, khắc phục khó khăn sau cái chết của anh.
- Bảo hiểm tử kỳ tăng dần: Loại này được phát hành nhằm giúp người tham gia bảo hiểm có thể ngăn chặn được yếu tố lạm phát của đồng tiền. Có nghĩa STBH thực trong hợp đồng bị giảm do đồng tiền sụt giá trong 1 khoảng thời gian. Để ngăn chặn có thể:
+ Tăng số tiền bảo hiểm theo 1 tỷ lệ % được lập hàng năm
+ Hoặc đưa ra các loại hợp đồng ngắn hạn và sau đó tái tục với một số tiền bảo hiểm tăng dần.
Như vậy, loại hợp đồng này có đặc điểm là phí bảo hiểm sẽ tăng dần theo STBH và phải dựa trên tuổi tác của người được bảo hiểm khai tái tục hợp đồng.
- Bảo hiểm thu nhập gia đình: Loại hình bảo hiểm này nhằm đảm bảo thu nhập cho 1 gia đình khi không may người trụ cột trong gia đình bị chết. Quyền lợi bảo hiểm mà gia đình nhận được sau cái chết của người trụ cột có thể:
+ Nhận được toàn bộ (trọn gói)
+ Nhận được từng phần dần dần cho đến khi hết hạn hợp đồng
Nếu người được bảo hiểm còn sống đến hết hạn hợp đồng, gia đình sẽ không nhận được bất kỳ một khoản thanh toán nào từ công ty bảo hiểm.
- Bảo hiểm thu nhập gia đình tăng lên: Loại hình bảo hiểm này cũng nhằm tránh yếu tố lạm phát của đồng tiền. Đảm bảo các khoản thanh toán của công ty bảo hiểm cho gia đình không may có người được bảo hiểm bị chết, tương ứng với STBH khi mới ký hợp đồng.
- Bảo hiểm tử kỳ có điều kiện: Điều kiện ở đây là: việc thanh toán trợ cấp chỉ được thực hiện khi người được bảo hiểm bị chết, đông thời người thụ hưởng quyền lợi bảo hiểm được chỉ định trong hợp đồng phải còn sống.
b, Bảo hiểm nhâm thọ trọn đời (Bả