Thúc đẩy xuất khẩu là một chủ trương lớn trong sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá của Đảng và Nhà Nước ta, điều này đã được khảng định rõ trong Đại Hội lần thứ 8 và nghị quyết 01NQ/TW của Bộ chính trị về mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại, nhằm thực hiện chiến lược chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá hướng về xuất khẩu, nâng cao năng lực xuất khẩu hiện tại.
56 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1656 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tình hình xuất khẩu giày dép của Việt Nam vào thị trường EU trong sau khi Việt Nam gia nhập WTO, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời mở đầu
1. Tính tất yếu của đề tài
Thúc đẩy xuất khẩu là một chủ trương lớn trong sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá của Đảng và Nhà Nước ta, điều này đã được khảng định rõ trong Đại Hội lần thứ 8 và nghị quyết 01NQ/TW của Bộ chính trị về mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại, nhằm thực hiện chiến lược chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá hướng về xuất khẩu, nâng cao năng lực xuất khẩu hiện tại.
Giày dép là một trong những mặt hàng chủ lực của Việt Nam ngoài thuỷ sản, dệt may...Nó có vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Ngành này đóng góp một phần không nhỏ vào kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Với tiềm năng của mình như nguồn lao động dồi dào, giá nhân công rẻ, đặc biệt là lao động Việt Nam vốn có tính chăm chỉ, cần cù. Nó phù hợp với tính chất lao động của ngành, Khối lượng xuất khẩu lớn, giải quyết được nhiều việc làm, đồng thời tạo động lực phát triển ngành.
Tuy nhiên ngành giày dép Việt Nam đang đứng trước những khó khăn, thách thức về nguyên liệu, năng lực cạnh tranh. Đặc biệt trong điều kiện hiện nay khi Việt Nam là thành viên thứ 150 WTO thì Việt Nam còn phải đối đầu với hàng loạt các vụ kiện chống bản phá giá, sự thay đổi xu hướng tiêu dùng. Vì vậy để có thể phát huy lợi thế so sánh của mình một cách hiệu quả thì cần phải nghiên cứu kỹ tình hĩnh xuất khẩu của Việt Nam cũng như nghiên cứu nhu cầu thị trường để đưa ra những giải pháp phù hợp làm tăng kim ngạch xuất khẩu, tương xứng với tiềm năng của mình.
EU là một thị trường tiêu thụ giày dép lớn nhất thế giới, với nhu cầu nhập khẩu hàng năm là 1,5 tỷ đôi giày dép các loại, nhưng đây cũng là một thị trường khá phức tạp với 27 quốc gia trong khối. Vì thế hiện nay EU vẫn được coi là một trong những thị trường mục tiêu cho ngành giày dép Việt Nam . Ngoài ra còn có những thị trường khác mà Việt Nam không thể bỏ qua như Mỹ và Nhật Bản...Vậy để tăng kim ngạch xuất khẩu vào thị trường mục tiêu này đề tài: “Tình hình xuất khẩu giày dép của Việt Nam vào thị trường EU trong sau khi Việt Nam gia nhập WTO” được chọn để nghiên cứu.
2. Mục đích nghiên cứu
Đề tài phân tích những kết quả và những hạn chế của việc xuất khẩu giày dép Việt Nam sang thị trường EU sau khi trở thành thành viên của WTO từ đó đề ra những giải pháp thích hợp để tăng khả năng cạnh tranh cũng như kim ngạch xuất khẩu của ngành
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng
Tình hình xuất khẩu giày dép của Việt Nam và thị trường EU
Phạm vi nghiên cứu
Từ năm 2003 đến nay
4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu là sự vận dụng phân tích tổng hợp, đánh giá để tìm ra những giải pháp phù hợp cho xuất khẩu giày dép sang EU của Việt Nam trong điều kiện là thành viên của WTO
5. Kết cấu của bài gồm có 3 chương:
Chương 1: Tổng quan về xuất khẩu
Chương 2: Tình hình xuất khẩu giày dép sang EU
Chương 3: Biện pháp thúc đẩy xuất khẩu giày dép sang EU
Chương 1:
Tổng quan về xuất khẩu
1.1. KháI niệm và vai trò của xuất khẩu
1.1.1. Khái niệm
Xuất khẩu trong thương mại quốc tế là việc bán hàng hoá và dịch vụ cho nước ngoài, trong cách tính toán cán cân thương mại quốc tế theo IMF là việc bán hàng hoá cho nước ngoài.
Xuất khẩu trong thương mại quốc tế không phải hoạt động mua bán thông thường, hoạt động này nó đòi hỏi phải có sự tham gia của các chủ thể mang quốc tịch khác nhau, hoạt động xuất khẩu không chỉ đơn thuần là mang lại lợi nhuận cho riêng doanh nghiệp xuất khẩu, mà nó còn có ý nghĩa rất lớn đối với quốc gia. Thông qua động xuất khẩu người ta sẽ biết được trình độ phát triển, mức độ hội nhập của quốc gia này. Hoạt động này càng phát triển thì càng tạo ra sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia không những về kinh tế mà còn về văn hoá, chính trị, xã hội...
1.1.2. Vai trò của xuất khẩu
Theo lý thuyết thương mại quốc tế của David Ricardo ông đã chứng minh được rằng thương mại quốc tế làm cho tất cả các nước tham gia đều có lợi và nó đã khắc phục được hạn chế trong lý thuyết của Adam Smith là thương mại quốc tế chỉ làm lợi cho một bên mà thôi, bên còn lại sẽ bị thiệt. Hiện nay trong quá trình toàn cầu hoá, quốc tế hoá nền kinh tế thế giới thì trong chính sách thương mại quốc tế của các quốc gia đang có sự chuyển đổi dần từ chính sách bảo hộ mậu dịch sang chính sách tự do hoá thương mại. Thương mại quốc tế bao gồm cả hoạt động xuất khẩu và hoạt động nhập khẩu, bài viết này chỉ đi vào vai trò của hoạt động xuất khẩu đối với các quốc gia
1.1.2.1 Hoạt động xuất khẩu tạo nguồn thu ngoại tệ quan trọng
Ngoại tệ là một trong những nguồn dự trữ quan trọng của các quốc gia ngoài vàng để ổn định nền kinh tế, đặc biệt là những nguồn ngoại tệ mạnh có khả năng chuyển đổi như USD, EUR, GBP..thì việc nắm gữi nó càng trở nên cần thiết. Nó giúp cho các quốc gia tiến hành các hoạt động giao dịch dễ dàng hơn. Nhất là đối với các nước đang phát triển thì hoạt động này càng trở nên quan trọng hơn, các quốc gia này thường xuyên phải nhập khẩu máy móc thiết bị, công nghệ của các nước tiên tiến để tiến hành hoạt động sản xuất. Hoạt động nhập khẩu này đã làm cho lượng ngoại tệ dự trữ trong nước bị giảm. Để bù đắp cho lượng giảm ngoại tệcó rất nhiều con đường như: thu hút vốn đầu tư nước ngoài, vay nợ nước ngoài, thu từ lượng kiều hối từ nước ngoài chuyển về, nhưng con đường cơ bản và quan trọng nhất là xuất khẩu hàng hoá để thu ngoại tệ.
1.1.2.2 Hoạt động xuất khẩu giúp phát huy được lợi thế so sánh
Mỗi quốc qia đều có những lợi thế riêng của mình, các quốc gia phát triển thườngcó lợi thế về vốn, công nghệ do đó các quốc gia này thường đem vốn, công nghệ đi đầu tư ở các quốc gia kém phát triển thiếu vốn, công nghệ kém để tăng hiẹu quả sử dụng vốn, công nghệ. Ngoài ra họ còn tiến hành các hoạt động chuyển giao công nghệ. Các quốc gia kém phát triển thường có lợi thế về nguồn lao động đòi rào, già nhân công rẻ, tài nguyên thiên nhiên phong phú. Vì thế họ luôn tập trung sản xuất và xuất khẩu những mặt hàng sử dụng nhiều tài nguyên sẵn có, cần nhiều lao động nhưng yêu cầu hàm lượng chất xám không cao. Như vậy, hoạt động này giúp cho chuyên môn hoá sản xuất và phân công lao động quốc tế phát triển
1.1.2. 3 Hoạt động xuất khẩu góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Để phát huy lợi thế so sánh có hiệu quả các quốc gia đã thực hiện chuyên môn hoá sản xuất và xuất khẩu mặt hàng mà mình có lợi thế. Hoạt động xuất khẩu phảt triển kéo theo một loạt các hoạt động dịch vụ khác ra đờivà phảt triển mạnh như: hoạt động tín dụng ngân hàng, hoạt động thanh toán quốc tế, hoạt động vận tải quốc tế, bảo hiểm quốc tế...và các hoạt động đầu tư quốc tế để phát triển cơ sở hạ tầng, hoạt động chuyển giao công nghệ cũng phát triển theo. Vì vậy nó làm cho cơ cấu của nền kinh tế dịch chuyển theo hướng công nghiệp hoá hướng vào xuất khẩu. Đây là tiền đề cơ bản để có thể tiến hành thành công hiện đại hoá nền kinh tế.
1.1.2.4 Hoạt động xuất khẩu nâng cao uy tín của hàng hoá trên thị trường thế giới, nâng cao vị thế của một quốc gia trên thị trường quốc tế.
Để có thể thực hiện hoạt động xuất khẩu và không ngừng nâng cao kim ngạch xuất khẩu của hàng hoá thì các quốc gia phải tiến hành các hoạt động đổi mới trang thiết bị, máy móc phục vụ cho sản xuất để tạo ra những sản phẩm có chất lượng cao, có khả năng cạnh tranh và đứng vững trên thị trường quốc tế. Chính từ những sản phẩm này ma không những hình ảnh của doanh nghiệp xuất khẩu được quang bá mà hình ảnh của quốc gia đó cũng được quảng bá trên trường quốc tế và nó ăn sâu vào tâm thức của người tiêu dùng. Từ đó vị thế của quốc gia được nâng cao.
Hoạt động xuất khẩu làm củng cố và tăng cường quan hệ với các nước.
Hoạt động xuất khẩu phát triển tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động khác cũng phát triển theo. Điều này thúc đẩy quan hệ ngoại giao giữa các nước ngày càng được tăng cường và phát triển thông qua các hiệp ước về kinh tế, chính trị, văn hoá.
1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu
1.2.1 Các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến hàng xuất khẩu
Đây là những yếu tố thuộc về nội lực của quốc gia hay của doanh nghiệp xuất khẩu. Nó ảnh hưởng trực tiếp tới năng lực sản xuất, chât lượng của sản phẩm.
1.2.1.1 Điều kiện tự nhiên
Mỗi quốc gia đều có vị trí địa lí và điều kiện về tự nhiên là khác nhau, nó có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất và xuất khẩu của mỗi doanh nghiệp thuộc quốc gia đó. Nếu điều kiện tự nhiên thuận lợi có tài nguyên thiên nhiên phong phú, đất đai, khoáng sản, cho phép sản xuất và xuất khẩu những mặt hàng chủ lực tận dụng được điều kiện tự nhiên trong nước. Đây là tiền đề quan trọng để hàng hoá của ngánh công nghiệp mũi nhọn xuất khẩu cạnh tranh với hàng hoá cùng chủng loại của nước ngoài về chất lượng và giá cả.
Vị trí địa lí của mỗi quốc gia rất quan trọng trong việc phát triển các hoạt động xuất khẩu. Vị trí đại lí thuận lợi có thể giao thông liên lạc với các nước dễ dàng thì nó không những tiết kiệm được chi phí vận chuyển, chi phí lưu kho hay bảo quản hàng hoá, mà còn làm cho hoạt động thương mại quốc tế phát triển nhộn nhịp hơn.
Việt Nam là một ví dụ cho ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên đối với hoạt động sản xuất và xuất khẩu. Việt Nam có lợi thế nguồn lao động dồi dào, giá nhân công rẻ, nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng như đất đai, khoáng sản...Đất đai, khí hậu nóng ẩm giá mùa thuận lợi cho phát triển các ngành công nghiệp chế biến phục vụ cho phát triển các ngành công nghiệp mũi nhọn. Chẳng hạn như Việt Nam có điều kiện thuận lợi trong nuôi trồng, chế biến thuỷ sản. Và xuất khẩu thuỷ sản hiện đang là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Ngoài ra, Việt Nam còn có vị trí địa lí thuận lợi nằm trên các đường hàng không và hàng hải quốc tế quan trọng, đây là của ngõ để phát triển hoạt động vận tải quốc tế.
1.2.1.2 Nguồn vốn, lao động và công nghệ
Vốn, lao động và công nghệ đây là những yếu tố không thể thiết được trong quá trình sản xuất và xuất khẩu. Nó quy định quy mô, chất lượng, giá cả của hàng hoá sản xuất ra, cũng như là sự tồn tại củ doanh nghiệp.
Nguồn vốn rất quan trọng đối với sản xuất và xuất khẩu hàng hoá. Nguồn vốn này được sử dụng để mua nguyên vật liệu sản xuất, đầu tư trang thiết bị, máy móc, trả lương cho nhân viên... và các hoạt động khác nữa. Vì thế đây là yếu tố quy định quy mô của doanh nghiệp. doanh nghiệp có nhiều vốn thì cho phép mở rộng quy mô sản xuất, doanh nghiệp ít vốn thì quy mô nhỏ và hẹp. Tuy nhiên vốn không phải là một yếu tố quan trọng nhất quyết định đến sự thành bại của doanh nghiệp mà nó chỉ là yếu tố cần thiết cho một doanh nghiệp sản xuất. Thực tế cho thấy có rất nhiều doanh nghiệp không có vốn, khởi đầu từ hai bàn tay trắng nhưng họ vẫn rất thành công. Có những doanh nghiệp thục tế không thiếu vốn nhưng hoạt động không hiệu quả nên làm ăn thua nỗ và dẫn đến phải đóng cửa
Công nghệ được coi là chìa khoá của thành công. Nó quyết định đến năng suất lao động, mẫu mã, bao bì của sản phẩm. Ngày nay với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ đã tạo ra rất nhiều sản phẩm chủng loại khác nhau mẫu mã đa dạng, phong phú, giá thành lại rẻ. Tạo điều kiện thuận lợi cho người tiêu dùng lựa chọn. Vì thế doanh nghiệp nào có công nghệ sản xuất tiên tiến thì sẽ tồn tại, doanh nghiệp sản xuất với những công nghệ lạc hậu, lỗi thời thì hàng hoá không thể cạnh tranh được và bị đào thải.
Lao động một nhân tố không kém phần quan trọng trong việc sản xuất hàng hoá. Nó cũng chi phối tới chất lượng và giá cả sản phẩm. Lao động có trình độ tay nghề, chuyên môn nghiệp vụ cao sẽ tạo ra những sản phẩm có hàm lượng chất xám cao. Đây là một yếu tố cũng tạo ra lợi thế cạnh tranh của sản phẩm. Có thể khảng định con người là yếu tố quan trọng nhất trong hoạt động sản xuất, thông qua con người và phải có những con người tri thức thì mọi hoạt động trong doanh nghiệp mới được thực hiện có hiệu quả. Do đó, trong bất kỳ hoạt động nào thì các doanh nghiệp cũng cần phải quan tâm, phát triển con người.
1.2.2 Các yếu tố gián tiếp ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu
1.2.2.1 Yếu tố luật pháp
Một trong những yếu tố của môi trường bên ngoài ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp đó là luật pháp. Các doanh nghiệp này không những chịu ảnh hưởng bởi hệ thống luật pháp quốc gia mà còn chịu ảnh hưởng của luật pháp quốc tế.
Hiện nay trên thế giới tồn tại 3 hệ thống luật pháp là luật quốc gia, luật quốc tế và thông lệ quốc tế. Nó ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất và xuất khẩu của các doanh nghiệp ở các mặt sau:
Quy định về giao dịch hợp đồng, quyền phát minh, sáng chế, sở hữu kiểu dáng công nghiệp
Quy định về lao động, tiền lương...
Quy định vận chuyển quốc tế
Quy định về cạnh tranh, chống độc quyền...
Quy định bảo vệ môi trường, tiêu chuẩn chất lượng...
Tất cả những quy định đó đòi hỏi các doanh nghiệp phải cân nhắc, tuân thủ chặt chẽ trước khi xuất khẩu hàng hoá của mình ra thị trường quốc tế.
1.2.2.2 Chế độ chính sách quản lí của nhà nước
Nếu luật pháp quốc tế và thông lệ quốc tế hầu như mang tính kho đổi, bắt buộc thì chính sách và luật pháp quốc gia lại mang tính linh hoạt vì mục tiêu của chính sách và luật pháp này là nhằm vào phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Trong chính sách thương mại quốc tế của mỗi quốc gia thì không phải là bất kỳ mặt hàng nào cũng được tham gia xuất nhập khẩu một cách tự do, có những mặt hàng Nhà Nước khuyến khích xuất nhập khẩu, có những mặt hàng lại hạn chế xuất nhập khẩu, thậm chí có những mặt hàng còn bị cấm xuất nhập khẩu...tất cả những hoạt động nay đều nằm tronh chính sách thương mại của mỗi quốc gia. Các công cụ chính sách mà các quốc gia thường sử dụng là: thuế quan, hạn ngạch, chống bán phá giá...
Thuế quan là loại thuế đánh vào mỗi đơn vị hàng hoá. Có hai loại thuế là thuế xuất khẩu và thuế nhập khẩu. Tuy nhiên các quốc gia thường sử dụng thuế nhập khẩu, ít dùng thuế xuất khẩu
Thuế quan nhập khẩu là loại thuếđánh vào mỗi đơn vị hàng hoá nhập khẩu. Nó có tác dụng là bảo hộ nhà sản xuất trong nước và chính phủ thu được khoản thuế, nhưng nó lại có nhược điểm là thiệt hại người tiêu dùng và biện pháp được áp dụng khi hàng hoá trong nước kém cạnh tranh với hàng hoá nước ngoài hay trong thời kỳ đầu phát triển.
Hạn ngạch xuất khẩu là công cụ phi thuế quan để hạn chế xuất khẩu. Mục đích của chính phủ khi sử dụng công cụ này là để quản lí hoạt động xuất nhập khẩu có hiệu quả và nhằm điều chỉnh loại hàng xuất khẩu. Hơn nữacó thể quản lí được nguồn lực trong nước.
Tuy nhiên, trong xu thế mở cửa và hội nhập như ngày nay thì thuế quan và hạn ngạch dần được thay thế và loại bỏ bằng các công cụ khác như thuế chống bán phá giá, quy định về tiêu chuẩn chất lượng, vệ sinh môi trường...
1.2.2.3 Yếu tố văn hoá
Văn hoá là di sản được kế thừa từ ông cha qua một quá trình lịch sử dài, là những hiểu biết về phong tục,tập quán, giá trị tinh thần cũng như vật chất. Chính nền văn hoá kế thừa này tạo nên phong cách sống riêng của cả cộng đồng, của mỗi quốc gia và nó ảnh hưởng đến thị hiếu tiêu dùng, thứ tự ưu tiên cho nhu cầu thoả mãn hàng hoá của con người. Do đó nó có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt đông thương mại quốc tế.
Các yếu tố văn hoá tạo nên nhu cầu khác nhau của thị trường, tác động đến thị hiếu của người tiêu dùng. Doanh nghiệp chỉ có thể thành công trên thị trường quốc tế khi có sự hiẻu biết nhất định về thị trường trong đó có tính đến phong tục tập quán, thói quen tiêu dùng. Mà điều này lạicó sự khác biệt ở mỗi quốc gia. Do đó khi tìm hiểu tiềm năng của một thị trường thì cần phải chú ý yếu tố văn hoá của thị trường đó
1.2.2.4 Môi trường kinh doanh quốc tế
Môi trường kinh doanh quốc tế là yếu tố bên ngoài, ảnh hưởng không nhỏ đến xuất khẩu, thể hiện ở những mặt sau đây
Thứ nhất : sự ổn định về chính trị là nhân tố cần thiết đối với nhà xuất khẩu các doanh nghiệp cần quan tâm đến vấn đề chính trị của quốc gia mà mình xuất khẩu hàng tới. Nếu tình hình chính trị của quốc gia đó không ổn định thường xuyên có bạo loạn, chiến tranh...thì đối với quốc gia này khi xuất khẩu vào phải chú ý hơn nữa diễn biền hoà bình, ổn định chính trị của nó, nếu không rủi ro rất cao.
Thứ hai : Thủ tục, chính sách của nước nhập khẩu có thể tạo điều kiện thuận lợi cho việc nhập khẩu như thủ tục hành chính thông thoáng, minh bạch, không bị chồng chéo nhau. Ngược lại nếu thủ tục rườm rà nó sẽ cản trở hoạt động nhập khẩu.
Thứ tư : Chính sách mặt hàng của các nước nhập khẩu cũng ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu. Với những mặt hàng mà các nước nhập khẩu không có khả năng sản xuất, hoặc là sản xuất kém hiệu quả thì nó sẽ không sản xuất nữa mà thay vào đó là nhập khẩu hàng ở nước ngoài. Khi đó, những mặt hàng này sẽ được nhập khẩu dễ dàng hơn vào quốc gia đó thông qua tăng hạn ngạch, không đánh thuế nhập khẩu...Có những mặt hàng mà quốc gia này có khả năng sản xuất có hiệu quả thì nó bảo vệ hàng sản xuất trong nước bằng các biện pháp kiểm soát chặt chẽ hơn hàng nhập khẩu qua kiểm định chất lượng hàng hoá, các tiêu chuẩn về vệ sinh, biện pháp hạn chế xuất khẩu tự nguyện...
Thứ năm : Môi trường cạnh tranh, các doanh nghiệp cần phải tìm hiểu đối thủ cạnh tranh về mặt hàng xuất khẩu của mình là ai? mạnh hay yếu, đối phó với họ bằng cách nào thì tốt? và môi trường cạnh tranh không chỉ có các đối thủ trong nước mà còn có những đối thủ nước ngoài. Vì vậy cần tìm hiểu kỹ môi trường cạnh tranh, cũng như xem xét nội lực của mình để đưa ra những phương án tối ưu, giúp hàng hoá của mình có thể cạnh tranh được và đứng vững trên trường quốc tế.
Ngày nay, vần đề cạnh tranh càng trở nên gay gắt và quyết liệt hơn. Bất kì một doanh nghiệp nào khi tham gia vào hoạt động kinh doanh quốc tế cũng phải đối mặt với vấn đề này. Thị trường quốc tế rộng lớn, đối thủ cạnh tranh cũng nhiều và càng lớn mạnh, nhất là đối thủ lại là những tập đoàn, công ty xuyên quốc gia thì cạnh tranh cang trở nên gay gắt. Đây là vấn đề khó khăn của cácdoanh nghiệp, đặc biệt là các nước đang phát triển, cácdoanh nghiệp thường vừa và nhỏ mang tầm cỡ quốc gia, chưa phải là quốc tế.
1.3. Lý thuyết xuất khẩu
1.3.1 Lý thuyết cổ điển về thương mại quốc tế
Lý thuyết về thương mại quốc tế được coi là bắt đầu bằng các tác phẩm của trường phái trọng thương vào các thế kỷ 16-18, tiếp theo là thuyết lợi thế tuyệt đối của Adam smith và lợi thế so sánh của David Ricardo. Theo đánh giá lý thuyết về lợi thế tuyệt đối và lợi thế so sánh đều nhấn mạnh yếu tố cung, coi quá trình sản xuất của mỗi nước là yếu tố quy định hoạt động thương mại quốc tế. Theo các lý thuyết này thương mại quốc tế giữa các nước được thực hiện theo phương thức hàng đổi hàng. Những giả định này khiến cho sự phân tích trở nên đơn giản hơn, nhưng đồng thời vẫn giúp chỉ ra được nguồn gốc sâu xa của thương mại quốc tế. Quá trình chuyên môn hoá sản xuất và trao đổi chỉ có thể đem lại lợi ích tối đa nếu như nguồn lực được di chuyển trong phạm vi quốc gia.
Theo đánh giá của các nhà kinh tế, hạn chế cơ bản nhất của lý thuyết cổ điển về thương mại quốc tế là ở chỗ nó được xây dựng trên cơ sở học thuyết về giá trị lao động, theo đó lao động là yếu tố duy nhất và đồng nhất trong tất cả các ngành sản xuất. Do tính chất phi thực tế của học thuyết về giá trị lao động cho nên lý thuyết lợi thế so sánh gặp phải nguy cơ bị bác bỏ.
1.3.2 Lý thuyết heckscher-ohlin (H-O)
Vào đầu thế kỷ 20, H-O đã đề xuất quan điểm cho rằng chính mức độ sẵn có của các yếu tố sản xuất ở các quốc gia khác nhau và hàm lượng các yếu tố sản xuất sử dụng để làm ra các mặt hàng khác nhau mới là những nhân tố quan trọng quy định thương mại. Dựa trên các khái niệm cơ bản về hàm lượng các yếu tố và mức độ dồi dào của các yếu tố thì nội dung định lý H-O được phát biểu như sau:
Một quốc gia sẽ xuất khẩu những mặt hàng mà việc sản xuất đòi hỏi sử dụng nhiều một cách tương đối yếu tố sản xuất dồi dào của quốc gia đó.
Giả sử thế giới có hai quốc gia là Việt Nam và Nhật Bản với hai mặt hàng là thép và vải. Việt Nam có 20 chiếc máy và 200 lao động, Nhật Bản có 30 chiếc máy và 1500 lao động. Ngoài ra vải là mặt hàng cần nhiều lao động, thép là mặt hàng cần nhiều vốn. Luc đó Việt Nam sẽ là nước dồi dào tương đối về lao động vì:
= > =
Lúc đó theo lý thuyêt H-O, Việt Nam sẽ sản xuất và xuất khẩu vải – là mặt hàng cần nhiều lao động, còn Nhật Bản sẽ sản xuất và xuất