Ngày nay, việc giảm bớt nghèo đói đã trở thành vấn đề quan tâm hàng đầu ở các
nước đang phát triển. Mặc dù tăng trưởng có thể đem lại lợi ích cho tất cả các thành
viên trong xã hội nhưng người nghèo bao giờ cũng nhận được phần ít hơn trong thành
quả tăng trưởng của nền kinh tế. Thiên tai, nạn đói và bệnh tật vẫn thường xuyên đe
dọa cuộc sống của người nghèo, cho nên, việc nghiên cứu tìm ra những yếu tố ảnh
hưởng đến sự nghèo đói để cải thiện đời sống của người nghèo đã trở thành ưu tiên
hàng đầu cho chiến lược pháttriển kinh tế của các quốc gia.
Riêng đối với tỉnh An Giang, công cuộc xóa đói, giảm nghèo là một trong những
mục tiêu hàng đầu của Lãnh đạo Tỉnh ủy, Ủy ban Nhân dân, lãnh đạo các cấp các
ngành và toàn thể người dân trong tỉnh. Tuy nhiên, cho đến nay, khi tìm hiểu về những
thông tin có liên quan đến những nghiên cứu về đói nghèo tại An Giang và đặc biệt là
tại huyện Tri Tôn thì chỉ mang tính thống kê, định tính, hoặc nếu có những nghiên cứu
thực nghiệm bằng những mô hình khoa học thì chỉ tập trung ở quy mô cấp tỉnh hay
Vùng, Miền cụ thể như các công trình: Hiện trạng đói nghèo 12 tỉnh ĐBSCL (2003) do
AusAID tài trợ, PPA (2008) ở An giang, Chương trình phân tích hiện trạng nghèo đói
vùng ĐBSCL (2003) do AusAID tài trợ.
Với ý nghĩa đó, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài nghiên cứu “ Tình trạng
nghèo ở huyện Tri Tôn thực trạng và giải pháp” nhằm tìm hiểu thực trạng nghèo của
các hộ gia đình trên địa bàn nghiên cứu, xác định những khả năng ảnh hưởng đến xác
suất nghèo của hộ gia đình đồng thời đề xuất cácgiải pháp cho những chính sách phù
hợp.
Tác giả xin chân thành cám ơn PGS. TS Đinh Phi Hổ đã tận tình hướng dẫn để
tôi có thể thực hiện đề tài nầy.
Tác giả xin chân thành cám ơn Quý Thầy Cô Khoa Kinh tế Phát triển của trường
Đại học Kinh tế TP HCM, xin chân thành cám ơn Quý Thầy Cô giảng dạy lớp Cao học
Fulbright khóa 3, xin chân thành cám ơn Quý Thầy Cô giảng dạy chương trình
Fulbright - Việt Nam khóa 4, xin chân thành cám ơn Quý Thầy Cô Khoa Đào tạo sau
Đại học trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh đã trang bị cho tôi kiến thức
để thực hiện đề tài nầy.
89 trang |
Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1853 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tình trạng nghèo ở huyện Tri Tôn thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
___________________
TRƯƠNG MINH LỄ
BÁO CÁO KẾT QUẢ ĐỀ TÀI
TÌNH TRẠNG NGHÈO Ở HUYỆN TRI TÔN
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP.
Chuyên ngành: KINH TẾ PHÁT TRIỂN
Mã số: 60.31.05
LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ
Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS Đinh Phi Hổ
An Giang, Tháng 04 năm 2010
Tôi xin cam đoan với quý Hội đồng rằng, đề
tài này là công trình của chính bản thân tôi thực
hiện, và xin chịu trách nhiệm với lời cam đoan này
An Giang, tháng 4 năm 2010
Người thực hiện
Trương Minh Lễ
iMỤC LỤC
Tên các đề mục ..………………………………………………………. trang
Mục lục ………………………………………………………………… i
Danh mục phần phụ lục ………………................................................... iv
Danh mục các chữ viết tắt ....................................................................... v
Lời cam đoan của tác giả: ……………………………………………… vi
Lời mở đầu ............................................................................................... vii
Chương I : GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI …………………………………... 1
1.1 Vấn đề nghiên cứu .............................................................................. 1
1.2 Ý nghĩa và mục tiêu của đề tài……. ………….................................. 2
1.3 Câu hỏi nghiên cứu ………………………………………………… 2
1.4 Các giả thuyết nghiên cứu ................................................................ 2
1.5 Phạm vi nghiên cứu ………………………………………………… 3
1.6 Bố cục của luận văn ……………………………………………….. 3
1.7 Kết luận chương I …………………………………………………... 4
Chương II: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ NGHÈO
2.1. Khái niệm nghèo đói ....................................................................... 5
2.2. Lý thuyết về phát triển kinh tế: ........................................................... 5
2.3. Lý thuyết tăng trưởng nông nghiệp và sự nghèo đói ở nông thôn …. 6
2.4. Lý thuyết về nông nghiệp với phát triển kinh tế ................................. 8
2.5. Lý thuyết về thay đổi và chuyển giao công nghệ trong nông nghiệp. 10
2.6. Phương pháp xác định đối tượng nghèo ............................................. 10
2.7. Nguyên nhân nghèo đói ..................................................................... 12
2.8. Nhóm các yếu tố có ảnh hưởng đến tình trạng nghèo ở huyện Tri Tôn 13
2.8.1. Nhóm các yếu tố có liên quan tới hộ gia đình ……………………. 13
ii
2.8.1.1. Những hạn chế của người dân tộc Khmer .................................... 13
2.8.1.2. Giới tính của chủ hộ………………………………….. ................ 15
2.8.1.3. Trình độ học vấn của chủ hộ.......................................................... 15
2.8.1.4. Quy mô của hộ gia đình ................................................................ 16
2.8.1.5. Vấn đề làm nông của hộ gia đình................................................... 17
2.8.1.6. Số năm định cư tại địa phương của hộ gia đình............................ 18
2.8.1.7. Hộ có người đi làm xa................................................................... 18
2.8.2. Nhóm các yếu tố có liên quan tới nguồn lực sản xuất và cơ sở hạ tầng19
2.8.2.1. Vấn đề đất sản xuất ……………. ……………………………… 19
2.8.2.2. Vay ngân hàng ……………. ……………………………………. 20
2.8.2.3. Khoảng cách đến chợ và khả năng tiếp cận với cơ sở hạ tầng ..... 20
2.9. Kết luận chương II :.............................................................................. 21
Chương III : THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu .............................................................. 23
3.2. Vị trí địa lý của huyện Tri Tôn .......................................................... 25
3.3. Phương pháp điều tra chọn mẫu …………………………………….. 27
3.4. Công thức đo lường mức độ nghèo....................................................... 28
3.5. Xác định chuẩn nghèo …...................................................................... 29
3.6. Mô hình kinh tế lượng ………………………………………………. 29
3.7. Phương pháp nghiên cứu...................................................................... 31
3.8. Kết luận chương III ………………………………………………… 31
Chương IV : KẾT QUẢ PHÂN TÍCH
4.1. Mô tả dữ liệu điều tra ở huyện Tri Tôn................................................ 32
4.2. Nghèo phân theo thành phần dân tộc ….............................................. 32
4.3. Nghèo và giới tính của chủ hộ …........................................................ 35
iii
4.4. Trình độ học vấn của chủ hộ trong mẫu điều tra ................................. 36
4.5. Số người phụ thuộc trong hộ gia đình …............................................ 38
4.6. Tình trạng làm nông của hộ gia đình.................................................... 39
4.7. Đi làm xa.............................................................................................. 41
4.8. Sở hữu đất đai và tình trạng của hộ gia đình ...................................... 42
4.9. Đường ô tô và khoảng cách của hộ gia đình đến trung tâm chợ.......... 43
4.10. Vấn đề vốn vay và tình trạng của hộ gia đình.................................... 44
4.11. Kết quả phân tích hồi quy …………………………………………. 46
4.12. Kết luận chương IV ………………………………………………… 50
Chương V : ĐỀ NGHỊ MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIẢM NGHÈO Ở HUYỆN
TRI TÔN.
5.1. Diện tích đất của hộ gia đình................................................................ 52
5.2. Vấn đề đi làm xa .................................................................................. 54
5.3. Vấn đề giáo dục và học vấn.................................................................. 55
5.4. Vấn đề làm nông của hộ gia đình ........................................................ 56
5.5. Số tiền vay ........................................................................................... 59
5.6. Một vài kiến nghị đối với công tác dân tộc Khmer …………………. 60
5.7. Hệ thống nông hộ và phát triển bền vững …………………………... 61
5.8. Những hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo .................. 63
Kết luận : ……………………………………………………………….. 64
Phần phụ lục :
Tài liệu tham khảo
Phiếu phỏng vấn
Các bảng biểu kiểm định mô hình hồi quy
iv
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU PHẦN PHỤ LỤC
Bảng 4.11.3 Mô hình Logit tổng quát
Bảng 4.11.4 Mô hình hồi quy sau khi đã khử các biến không có ý nghĩa thống kê
Bảng 4.11.5 Kiểm định khả năng dự báo của mô hình Logit
Bảng 4.11.6 Hệ số tương quan cặp giữa các biến trong mô hình hồi quy
Bảng 4.11.7 Kiểm định mức độ phù hợp của mô hình.
Bảng 4.11.8 Kiểm định tỷ lệ dự báo đúng của mô hình.
vDANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
AusAID : Cơ quan phát triển quốc tế Úc
BCPTVN : Báo cáo phát triển Việt Nam
ĐBSCL: Đồng bằng Sông Cửu Long
ĐTMSDC: Điều tra mức sống dân cư của Việt Nam
ĐTMSHGĐ: Điều tra mức sống hộ gia đình của Việt Nam
GDP: Tổng sản phẩm nội địa.
LĐTBXH: Lao động Thương binh Xã hội
NXB: Nhà xuất bản
PPA: Đánh giá đói nghèo có sự tham gia của người dân địa phương
UBND: Ủy ban Nhân dân.
LỜI NÓI ĐẦU
Ngày nay, việc giảm bớt nghèo đói đã trở thành vấn đề quan tâm hàng đầu ở các
nước đang phát triển. Mặc dù tăng trưởng có thể đem lại lợi ích cho tất cả các thành
viên trong xã hội nhưng người nghèo bao giờ cũng nhận được phần ít hơn trong thành
quả tăng trưởng của nền kinh tế. Thiên tai, nạn đói và bệnh tật vẫn thường xuyên đe
dọa cuộc sống của người nghèo, cho nên, việc nghiên cứu tìm ra những yếu tố ảnh
hưởng đến sự nghèo đói để cải thiện đời sống của người nghèo đã trở thành ưu tiên
hàng đầu cho chiến lược phát triển kinh tế của các quốc gia.
Riêng đối với tỉnh An Giang, công cuộc xóa đói, giảm nghèo là một trong những
mục tiêu hàng đầu của Lãnh đạo Tỉnh ủy, Ủy ban Nhân dân, lãnh đạo các cấp các
ngành và toàn thể người dân trong tỉnh. Tuy nhiên, cho đến nay, khi tìm hiểu về những
thông tin có liên quan đến những nghiên cứu về đói nghèo tại An Giang và đặc biệt là
tại huyện Tri Tôn thì chỉ mang tính thống kê, định tính, hoặc nếu có những nghiên cứu
thực nghiệm bằng những mô hình khoa học thì chỉ tập trung ở quy mô cấp tỉnh hay
Vùng, Miền cụ thể như các công trình: Hiện trạng đói nghèo 12 tỉnh ĐBSCL (2003) do
AusAID tài trợ, PPA (2008) ở An giang, Chương trình phân tích hiện trạng nghèo đói
vùng ĐBSCL (2003) do AusAID tài trợ.
Với ý nghĩa đó, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài nghiên cứu “ Tình trạng
nghèo ở huyện Tri Tôn thực trạng và giải pháp” nhằm tìm hiểu thực trạng nghèo của
các hộ gia đình trên địa bàn nghiên cứu, xác định những khả năng ảnh hưởng đến xác
suất nghèo của hộ gia đình đồng thời đề xuất các giải pháp cho những chính sách phù
hợp.
Tác giả xin chân thành cám ơn PGS. TS Đinh Phi Hổ đã tận tình hướng dẫn để
tôi có thể thực hiện đề tài nầy.
Tác giả xin chân thành cám ơn Quý Thầy Cô Khoa Kinh tế Phát triển của trường
Đại học Kinh tế TP HCM, xin chân thành cám ơn Quý Thầy Cô giảng dạy lớp Cao học
Fulbright khóa 3, xin chân thành cám ơn Quý Thầy Cô giảng dạy chương trình
Fulbright - Việt Nam khóa 4, xin chân thành cám ơn Quý Thầy Cô Khoa Đào tạo sau
Đại học trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh đã trang bị cho tôi kiến thức
để thực hiện đề tài nầy.
Tác giả cũng xin chân thành cám ơn: Sở LĐTBXH tỉnh An Giang, Sở Nội vụ
tỉnh An Giang, Phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Tri Tôn, Phòng
LĐTBXH huyện Tri Tôn, UBND thị trấn Tri Tôn, UBND xã Ô Lâm, UBND xã Tà
Đảnh. Các Anh cán bộ nông nghiệp xã: Lại Thế Cảnh, Châu Sóc Anh, Đoàn Thanh
Bằng đã tận tình giúp đở và hợp tác để tôi có thể hoàn thành luận văn.
1CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI
1.1. Vấn đề nghiên cứu:
Nghèo đói là vấn đề nổi cộm trên toàn thế giới, đặc biệt là ở những quốc gia
đang phát triển. Hiện nay cuộc chiến chống lại đói nghèo vẫn còn đang tiếp diễn. Một
quốc gia muốn ổn định về chính trị và phát triển kinh tế thì trước hết phải giải quyết tốt
vấn đề nghèo và đói. Theo ngân hàng thế giới, hiện nay có khoảng 1,2 tỷ người, tức
khoảng 1/5 dân số toàn cầu lâm vào cảnh nghèo đói.
Cũng như các nước trên thế giới, Nhà nước Việt Nam sau khi hoàn thành công
cuộc giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước đã nỗ lực cho việc xóa đói giảm nghèo và
rút ngắn khoảng cách giàu nghèo của các cộng đồng dân cư để tạo sự công bằng và
phát triển bền vững.
Theo BCPTVN (2008) số liệu điều tra hộ gia đình năm 2006 khẳng định xu
hướng giảm nghèo đang tiếp tục diễn ra ở Việt Nam, với tỷ lệ hộ gia đình sống dưới
ngưỡng nghèo chỉ còn 16% so với 28,9% của năm 2002 và 58,1% của năm 1993.
Thành tựu giảm nghèo của Việt Nam trong thời gian qua là một trong những câu
chuyện thành công trong phát triển kinh tế và một câu hỏi đặt ra là làm thế nào để tiếp
tục được các thành quả của những năm trước.
An Giang là một trong 13 tỉnh thuộc khu vực ĐBSCL, là tỉnh ở biên giới Tây
Nam của Tổ quốc. An Giang có nền kinh tế chủ yếu phụ thuộc vào nông nghiệp. Dân
số khoảng 2,2 triệu người, mật độ dân số 636 người / km2, thuộc nhóm cao trong vùng.
Tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh năm 2008 là 6,96%, phần lớn hộ nghèo sống tập trung ở nông
thôn, trong đó, có 41% số hộ nghèo sống ở các huyện cù lao, tiếp đến là 28% ở vùng
miền núi (Tri Tôn và Tịnh Biên), 24% sống ở các huyện đồng bằng và chỉ 7% số hộ
nghèo sống ở vùng thành thị.
2Khi bắt đầu quyết định chọn luận văn nầy, bằng cố gắng của mình, tác giả đã thu
thập số liệu để tìm hiểu những nguyên nhân gây ra tình trạng nghèo tại huyện Tri Tôn,
tỉnh An Giang.
1.2. Ý nghĩa và mục tiêu của đề tài:
Tại huyện Tri Tôn, từ trước đến giờ chưa có công trình nào nghiên cứu mang
tính chất định lượng để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng nghèo của hộ gia
đình. Tác giả hy vọng kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần nhỏ bé vào việc đẩy
nhanh công cuộc giảm nghèo tại địa phương.
1.3. Câu hỏi nghiên cứu:
- Các yếu tố nào ảnh hưởng đến tình trạng nghèo của hộ gia đình ở huyện Tri
Tôn?
- Để cải thiện tình trạng nghèo ở huyện Tri Tôn thì chúng ta nên làm gì ?
1.4. Các giả thuyết nghiên cứu:
Giả thiết của đề tài là những nhóm yếu tố sau đây sẽ có tác động đến xác suất
nghèo của hộ gia đình:
- Nhóm các yếu tố có liên quan đến hộ gia đình bao gồm: Thành phần dân tộc
của chủ hộ, số năm hộ sinh sống tại địa phương, trình độ học vấn của chủ hộ, giới tính
của chủ hộ, số người sống phụ thuộc trong hộ, việc làm nông của chủ hộ, hộ có người
đi làm xa hay không.
- Nhóm các yếu tố có liên quan đến nguồn lực sản xuất và cơ sở hạ tầng: Đường
giao thông, khoảng cách từ nhà đến chợ xã, hộ có sở hữu đất hay không và vay từ các
nguồn tín dụng chính thức.
31.5. Phạm vi nghiên cứu:
Thu thập số liệu: Đề tài đã tiến hành điều tra trực tiếp 182 hộ thuộc địa bàn: xã
Ô Lâm (60 hộ), xã Tà Đảnh (62 hộ) và thị trấn Tri Tôn (60 hộ). Thời gian điều tra từ
ngày 30 tháng 11 đến 15 tháng 12 năm 2008.
Bảng 1. Thông tin về các xã trong phạm vi nghiên cứu của đề tài.
Đơn vị hành
chánh
Dân số
(người)
Người dân tộc
(người)
Số hộ
(hộ)
Số hộ
nghèo
Tỷ lệ hộ
nghèo %
Toàn huyện 125.654 47.406 30.970 5.643 18,25%
Thị trấn Tri Tôn 14.752 3.174 3.338 500 14,47%
Xã Ô Lâm 10.304 10.138 2.865 726 25,34%
Xã Tà Đảnh 6.735 1.543 174 11,27%
Nguồn: Phòng LĐTBXH huyện Tri Tôn (2008)
1.6 . Bố cục của luận văn:
Chương I: Giới thiệu
Chương II: Cơ sở lý thuyết về nghèo
Trình bày các lý thuyết về nghèo, các phương pháp xác định đối tượng nghèo,
các nguyên nhân dẫn đến nghèo của hộ gia đình để làm cơ sở xây dựng mô hình nghiên
cứu.
Chương III: Thiết kế nghiên cứu
Mô tả địa bàn nghiên cứu và các cách thức nghiên cứu về nghèo ở huyện Tri tôn
Chương IV: Kết quả phân tích
Chương V: Đề nghị giải pháp giảm nghèo tại huyện Tri Tôn
41.7. Kết luận chương I:
Trong quá khứ, người dân nơi đây đã chịu nhiều mất mát, đau thương nhưng
không kém hào hùng để góp sức người, sức của tham gia kháng chiến. Hòa bình lập lại
không được bao lâu, Huyện Tri Tôn lại bị tàn phá nặng nề trong cuộc chiến biên giới
Tây Nam của tổ quốc. Mặc dù hiện nay, được hưởng sự đãi ngộ của Chính phủ với các
chương trình như: chương trình 134 và 135, đề án 27 phát triển kinh tế - xã hội vùng
đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn, nhưng tỷ lệ nghèo của huyện Tri Tôn vẫn
cao nhất tỉnh. Là một huyện vùng biên giới, muốn ổn định chính trị và bảo đảm trật tự,
trị an cho xã hội thì trước hết, công tác giảm nghèo của huyện Tri Tôn phải được đưa
lên hàng đầu.
Nghiên cứu để tìm ra giải pháp nhằm cải thiện tình trạng nghèo của huyện Tri
Tôn là một vấn đề cấp bách và mang tính nhân bản.
5CHƯƠNG II: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ NGHÈO
2.1. Khái niệm nghèo đói:
Việt Nam sử dụng khái niệm về nghèo đói theo chủ trương của Ủy ban Kinh tế
xã hội khu vực châu Á – Thái Bình Dương (tổ chức ở Thái Lan năm 1993) và được các
quốc gia trong khu vực thống nhất. Khái niệm nầy cho rằng: “ Nghèo đói là tình trạng
một bộ phận dân cư không có khả năng thỏa mãn những nhu cầu cơ bản của con người
mà những nhu cầu ấy đã được thừa nhận tùy theo trình độ phát triển kinh tế - xã hội và
phong tục tập quán của từng địa phương”.
Một khái niệm khác nhưng cụ thể hơn về nghèo đói được đưa ra tại hội nghị
thượng đỉnh thế giới tại Copenhagen, Đan Mạch năm 1995: “Người nghèo là tất cả
những ai mà thu nhập thấp hơn 1 đô la Mỹ (USD) một ngày cho mỗi người, số tiền
được coi như đủ để mua những sản phẩm thiết yếu để tồn tại”.
Theo Ngân hàng Thế giới, nghèo là tình trạng không có khả năng để có mức
sống tối thiểu, chúng bao gồm tình trạng thiếu thốn các sản phẩm và dịch vụ thiết yếu
như giáo dục, y tế, dinh dưỡng.
Tóm lại: Tất cả những quan niệm trên về nghèo đói đều phản ảnh ba khía cạnh
chủ yếu sau đây: Những người được xem là nghèo đói khi:
* Có mức sống thấp hơn mức sống trung bình.
* Không được thụ hưởng những nhu cầu cơ bản ở mức tối thiểu dành cho con
người.
* Thiếu cơ hội lựa chọn tham gia vào quá trình phát triển của cộng đồng.
2.2. Lý thuyết về phát triển kinh tế:
Theo Nguyễn Trọng Hoài (2007), phát triển kinh tế, hiểu một cách đầy đủ,
thường bao hàm những thay đổi toàn diện, liên quan đến những vấn đề chính trị, văn
hóa, xã hội và thể chế. Một khái niệm khác thường được đề cập đến trong giai đoạn
6hiện nay đó là phát triển bền vững. Trong hội nghị Rio de Janerio, 1992, khái niệm nầy
được nhấn mạnh như sau: Phát triển bền vững là phát triển đáp ứng những nhu cầu của
hiện tại nhưng không gây trở ngại cho việc đáp ứng nhu cầu của các thế hệ mai sau.
Muốn cho dân giàu, nước mạnh và xã hội phồn vinh thì Chính phủ phải duy trì
được mức tăng trưởng kinh tế ổn định trong dài hạn. Đây là điều kiện tiền đề để thực
hiện các mục tiêu khác của quá trình phát triển. Nền kinh tế có tăng trưởng thì ngân
sách nhà nước ngày càng mở rộng, thu nhập của người dân cũng nâng lên và như vậy
mới có điều kiện nâng cao mức hưởng thụ về vật chất cũng như tinh thần cho người
dân (thông qua tăng cường ngân sách cho đầu tư cơ sở hạ tầng, giáo dục, chăm sóc y tế,
xóa đói giảm nghèo …).
Mặt trái của phát triển kinh tế có thể gặp phải đó là, mặc dù nền kinh tế tăng
trưởng nhanh, nhưng chỉ một bộ phận nhỏ dân cư được hưởng lợi từ sự tăng trưởng
nầy, trong khi phần lớn bộ phận dân cư khác vẫn trong tình trạng thu nhập thấp và
nghèo đói, sự phân hóa giàu nghèo giữa các tầng lớp dân cư ngày càng lớn. Tuy nhiên,
tình trạng bất bình đẳng về thu nhập trong phân phối không những là hệ quả cần thiết
của tăng trưởng kinh tế mà còn là nguyên nhân ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế. Do
đó, bất kỳ một sự “hấp tấp, vội vã” nào trong chính sách nhằm nhanh chóng xóa bỏ bất
bình đẳng trong phân phối thu nhập của giai đoạn đầu phát triển kinh tế sẽ ảnh hưởng
tới tăng trưởng kinh tế của quốc gia.
2.3 . Lý thuyết tăng trưởng nông nghiệp và sự nghèo đói ở nông thôn:
Rao CHH và Chopra K (1991) tranh luận về mối quan hệ nầy như sau: Trong
quá trình tăng trưởng nông nghiệp, hai phương thức chủ yếu được thực hiện là quảng
canh (tăng sản lượng do mở rộng diện tích) và thâm canh (tăng năng suất trên đơn vị
diện tích bằng cách tăng cường sử dụng các yếu tố đầu vào do ngành công nghiệp hóa
chất sản xuất).
7Phương thức quảng canh, do bóc lột chất dinh dưỡng tự nhiên trong đất, mở
rộng diện tích do phá rừng thì tăng trưởng nông nghiệp có thể đạt trong ngắn hạn,
nhưng khi môi trường tự nhiên bị suy thoái, sản lượng và thu nhập sẽ sụt giảm trong
khi dân số tăng và hệ quả là thất nghiệp và sự nghèo đói xuất hiện.
Phương thức thâm canh, để đáp ứng nhu cầu tăng trưởng nhanh trong nông
nghiệp, tình trạng lạm dụng các hóa chất sử dụng vào sản xuất nông nghiệp ngày càng
tăng làm suy thoái tài nguyên đất và nước. Khi sự suy thoái này xuất hiện thì năng suất
và thu nhập giảm dần, trong khi dân số tăng, nông thôn không thu hút được việc làm và
hệ quả là thất nghiệp và sự nghèo đói xuất hiện.
Shepherd A (1998) cho rằng ngay cả việc đảm bảo không suy thoái tài nguyên
môi trường bằng kỹ thuật tốt cũng xuất hiện sự nghèo đói, do đặc điểm tự nhiên khác
nhau theo vùng và hiệu quả áp dụng tiến bộ kỹ thuật cũng đem lại kết quả khác nhau.
Giai đoạn đầu áp dụng kỹ thuật mới, do đòi hỏi tăng nhanh đầu tư về giống, phân bón,
thuốc sâu, làm đất, thủy nông nội đồng … nên cũng gắn với rủi ro cao, và như vậy chỉ
các hộ giàu ở vùng nông thôn mới có khả năng thực hiện và hưởng lợi ích lớn từ việc đi
tiên phong đầu tư các kỹ thuật mới. Sau đó, với sự hỗ trợ của Nhà nước thông qua tài
trợ giá đối với các yếu tố sản xuất đầu vào và ưu đãi về tín dụng thì nông dân nghèo
mới có điều kiện áp dụng rộng rãi những kỹ thuật đó. Tuy nhiên, khi đại bộ phận nông
dân có thể áp dụng được mô hình này, sản lượng sẽ tăng nhanh và giá sẽ rớt xuống làm
giảm hiệu quả đầu tư của nông dân. Nếu quá trình này tiếp tục, họ sẽ bị rơi vào gánh
nặng nợ nần, từ bỏ việc đầu tư, trong khi dân số tăng, làm tăng thất nghiệp và tình trạng
nghèo đói sẽ trầm trọng.
Trong bối cảnh như vậy, những người nông dân sẽ sẵn sàng đáp ứng nhu cầu
tiêu dùng hàng hóa tự nhiên của bộ phận dân cư có thu nhập cao bằng cách khai thác
nguồn lực tự nhiên (hàng hóa công) như săn bắn, phá rừng để tăng thu nhập. Hệ quả là
môi trường tự nhiên tiếp tục bị suy thoái, thu nhập người dân giảm, và lại