Đề tài Tình trạng người hai quốc tịch và không quốc tịch

Khái niệm quốc tịch : Quốc tịch là mối liên hệ mang tính chất pháp lý - chính trị giữa một cá nhân với một quốc gia nhất định và biểu hiện ở tổng thể các quyền và nghĩa vụ pháp lý được pháp luật quy định và đảm bảo. Xuất phát từ chủ quyền quốc gia, mỗi nước đều có quyền quy định trong pháp luật nước mình những phương thức hưởng quốc tịch nhất định. Nhìn chung, hầu hết các quốc gia đều ghi nhận các phương thức sau: hưởng quốc tịch theo nguyên tắc huyết thống, hưởng quốc tịch theo nguyên tắc nơi sinh hưởng quốc tịch theo sự gia nhập quốc tịch, hưởng quốc tịch theo sự lựa chọn quốc tịch và phương thức hưởng quốc tịch theo sự phục hồi quốc tịch. Ngoài ra, thực tiễn sinh hoạt quốc tế còn có phương thức thưởng quốc tịch. Đa phần, một người sinh ra chỉ có một quốc tịch, tuy nhiên có những trường hợp do những nguyên nhân khác nhau, mà một người có thể có hai quốc tịch và cũng có thể không có quốc tịch nào.

doc9 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 2706 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Tình trạng người hai quốc tịch và không quốc tịch, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
  Lớp Quốc Tế 34A Thành Viên Nhóm: Nguyễn Lê Việt Linh                  0955050093 Hoàng Nguyễn Thảo Nghi          0955050124 Tạ Ánh Nhi                                 0955050134 Nguyễn Thái Ngân                     0955050114 Nguyễn Chính Việt Phương      0955050142 Trần Phương Linh                      0955050096 Hồ Gia Ngọc                               0955050117    Phan Thanh Luận                      0955050098   Thái Thị Xuân Sương 0955050167 Điêu Hải My 0955050110 Đề Tài Thuyết Trình: Tình Trạng Người Hai Quốc Tịch Và Không Quốc Tịch I. Khái niệm quốc tịch : Quốc tịch là mối liên hệ mang tính chất pháp lý - chính trị giữa một cá nhân với một quốc gia nhất định và biểu hiện ở tổng thể các quyền và nghĩa vụ pháp lý được pháp luật quy định và đảm bảo. Xuất phát từ chủ quyền quốc gia, mỗi nước đều có quyền quy định trong pháp luật nước mình những phương thức hưởng quốc tịch nhất định. Nhìn chung, hầu hết các quốc gia đều ghi nhận các phương thức sau: hưởng quốc tịch theo nguyên tắc huyết thống, hưởng quốc tịch theo nguyên tắc nơi sinh hưởng quốc tịch theo sự gia nhập quốc tịch, hưởng quốc tịch theo sự lựa chọn quốc tịch và phương thức hưởng quốc tịch theo sự phục hồi quốc tịch. Ngoài ra, thực tiễn sinh hoạt quốc tế còn có phương thức thưởng quốc tịch. Đa phần, một người sinh ra chỉ có một quốc tịch, tuy nhiên có những trường hợp do những nguyên nhân khác nhau, mà một người có thể có hai quốc tịch và cũng có thể không có quốc tịch nào. Người có hai quốc tịch Khái niệm: Người có 2 quốc tịch là tình trạng pháp lý của một người cùng một lúc là công dân của cả hai quốc gia mang tính khách quan nhưng có khi không phụ thuộc vào ý chí của đương sự. Nói cách khác, pháp luật của cả hai quốc gia đều coi người đó là công dân của mình, trên cơ sở đó cùng một lúc họ sẽ đồng thời được hưởng các quyền và thực hiện các nghĩa vụ công dân của cả hai quốc gia. b) Nguyên nhân: Việc đưa đến tình trạng hai quốc tịch do nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng phổ biến có các nguyên nhân sau: - Do sự quy định khác nhau về quốc tịch trong pháp luật các nước. Nguyên nhân xuất phát từ chủ quyền của quốc gia đối với dân cư; đông thời gắn với các điều kiện kinh tế, chính trị xã hội làm xuất hiện xung đột về pháp luật giữa các quốc gia: là hiện tượng nhiều hệ thống pháp luật cùng điều chỉnh một vấn đề nhưng kết quả điều chỉnh lại khác nhau, khi quy định về các trường hợp hưởng và mất quốc tịch. Trường hợp này xảy ra khi đứa trẻ được sinh ra trên lãnh thổ quốc gia có luật quốc tịch áp dụng nguyên tắc luật nơi sinh nên đứa trẻ sẽ mang quốc tịch của nước đó; đồng thời, cha mẹ đứa trẻ lại là công dân của nước có luật quốc tịch áp dụng nguyên tắc huyết thống nên đứa trẻ mang thêm quốc tịch theo quốc tịch của cha mẹ VD: Đứa trẻ A có cha mẹ là công dân của nước áp dụng nguyên tắc huyết thống (Việt Nam) sinh ra trên lãnh thổ của nước áp dụng nguyên tắc nơi sinh (Brazil). Do vậy theo luật của Brazil đứa trẻ sẽ mang quốc tịch Brazil, theo luật của Việt Nam thì đứa trẻ cũng có quốc tịch của Việt Nam. - Do những thay đổi về điều kiện thực tế của cá nhân, ví dụ, một cá nhân được hưởng quốc tịch mới nhưng không đương nhiên bị mất quốc tịch cũ. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do luật quốc tịch của nước họ không có quy định về việc đương nhiên mất quốc tịch khi vào quốc tịch mới. - Do hưởng quốc tịch mới từ việc kết hôn hoặc được nhận làm con nuôi hoặc được quốc gia nước ngoài tặng thưởng quốc tịch do công lao của họ đóng góp cho quốc gia đó. VD: A là công dân Việt Nam, A lấy chồng là người có quốc tịch Pháp. Theo luật của Pháp, thì A cũng có quốc tịch của Pháp, đồng thời theo pháp luật Việt Nam thì A vẫn được giữ quốc tịch của Việt Nam. Thực tiễn cho thấy, những người mang hai quốc tịch là nguyên nhân gây ra trở ngại rất lớn cho quốc gia trong việc thực hiện chủ quyền của mình đối với dân cư, và trong một chừng mực nhất định nó gây ra trở ngại cho quốc gia trong quan hệ hợp tác quốc tế. Hệ quả: Tình trạng hai quốc tịch đưa đến những hệ quả pháp lý thuận lợi và khó khăn như sau’. Thuận lợi: Sẽ được hưởng quyền lợi kinh tế chính trị, phúc lợi của các quốc gia mà họ là công dân Có những thuận lợi rất lớn trong việc xuất- nhập cảnh, cư trú đi lại trên lãnh thổ các quốc gia mà họ là công dân một cách thuận tiện, và cùng một lúc được nhiều nước bảo hộ khi họ ở nước ngoài. VD: Tuy không có khái niệm quốc tịch châu Âu ( đối với EU), nhưng người có tư cách công dân châu Âu sẽ được toàn bộ các quốc gia châu Âu bảo hộ khi ở nước ngoài. Bất lợi: - Sự khó khăn trong việc bảo hộ ngoại giao cho công dân → mang tính quyết định. Thứ nhất, việc tiến hành bảo hộ ngoại giao người hai quốc tịch. Điều này xuất hiện tình huống một quốc gia thực hiện bảo hộ ngoại giao đối với công dân của mình ở quốc gia mà người đó cũng có quốc tịch, việc bảo hộ này là không có cơ sở (Điều 4 - Công ước La Haye năm 1930). VD: A đồng thời là công dân của cả Việt Nam và Hoa Kì sẽ không được nhà nước Việt Nam bảo hộ khi A đang cư trú trên lãnh thổ Hoa Kì. Thứ hai, hai quốc gia tiến hành bảo hộ ngoại giao đối với một người coi là công dân của hai nước ở nước thứ ba. Đối với trường hợp này, nước thứ ba sẽ có quyền quyết định quốc gia là công dân của ai. VD: A có hai quốc tịch là Thái Lan và Pháp (được sinh ra và sống ở Thái Lan, làm việc và lấy vợ ở Pháp). Do tính chất công việc, A sang công tác ở Đức và tại đây A đã vi phạm pháp luật. Trường hợp này, Đức sẽ chỉ công nhận một trong hai quốc tịch của A hoặc công nhận quốc tịch mà A có mốt quan hệ gắn bó nhất – nguyên tắc quốc tịch hữu hiệu ( Điều 5) - Việc thực hiện nghĩa vụ quân sự của cá nhân. Trong việc thực hiện nghĩa vụ quân sự, người có hai quốc tịch thực hiện nghĩa vụ quân sự ở lãnh thổ của một trong số các quốc gia mình mang quốc tịch hoặc phục vụ trong quân đội nước ngoài hoặc vì các lý do khác tương tự từ phía các quốc gia khác mà người đó cũng có quốc tịch thì không thể bị coi là người trốn tránh nghĩa vụ. Như vậy sẽ nảy sinh tình trạng pháp lý khó khăn cho việc thực hiện chủ quyền quốc gia đối với dân cư, thậm chí gây phức tạp cho quan hệ hợp tác giữa các quốc gia trong vấn đề dân cư. d) Giải pháp: Để giải quyết vấn đề người có hai hay nhiều quốc tịch, biện pháp các quốc gia thực hiện là : - Giải pháp quốc tế: Để hạn chế và ngăn ngừa các trở ngại do hiện tượng hai hay nhiều quốc tịch mang lại, trong quan hệ hợp tác của mình các quốc gia đã ký kết các điều ước quốc tế song phương hoặc đa phương nhằm mục đích ngăn chặn, hạn chế và tiến tới loại bỏ các trường hợp hai hay nhiều quốc tịch. Các điều ước sẽ chia thành hai loại: + Loại 1: giải quyết các vấn đề nảy sinh trong quan hệ giữa các quốc gia do việc một người có hai hay nhiều quốc tịch, + Loại 2 : loại trừ tình trạng hai quốc tịch. Theo các điều ước hữu quan, những người có hai hay nhiều quốc tịch sẽ có quyền tự do lựa chọn một quốc tịch trong số những quốc tịch mà họ hiện có. VD: Theo điều 6 Công ước Lahaye, các quốc gia sẽ tạo điều kiện cho công dân được thôi quốc tịch nếu người đó thường trú hoặc cư trú ở nước ngoài và đáp ứng pháp luật quốc gia về thôi quốc tịch. Dựa trên nguyên tắc hữu hiệu để xác định được quốc gia sẽ bảo hộ ngoại giao cho cá nhân có 2 quốc tịch: + Xác định quốc gia nào người đó gắn bó nhiều nhất + Xác định quốc gia nào người đó nhập quốc tịch sau cùng + Xác định quốc gia nào người đó nói thông thạo ngôn ngữ nào nhất + Xác định quốc gia nào người đó gắn bó với gia đình + Xác định quốc gia nào cấp thị thực xuất cảnh cho người nó đến nước thứ 3 Trong trường hợp không lựa chọn được quốc tịch thì họ được coi là công dân của nước nơi họ cư trú thường xuyên, nơi công dân thực hiện các quyền và nghĩa vụ chủ yếu, có tài sản chủ yếu của họ (theo nguyên tắc quốc tịch hữu hiệu – Điều 5) Ngoài các điều ước đa phương, các quốc gia cũng đã ký các điều ước song phương về quốc tịch, cụ thể như Hiệp định Pháp – Bỉ 1949, Hiệp định Pháp – Italya 1953…Đa phần các hiệp định này đều quy định nếu công dân nước kí kết này gia nhập quốc tịch nước kí kết khác thì công dân đó sẽ mất quốc tịch gốc hoặc sẽ chỉ được chọn một quốc tịch. Giải pháp quốc gia: các quốc gia sẽ cụ thể hóa trong luật (luật Quốc tịch), các giải pháp để giải quyết tình trạng người hai, nhiều quốc tịch. Từ đó, thay đổi theo lộ trình để giảm dần lượng người có hai quốc tịch cho đến khi hạn chế thấp nhất tình trạng đó. Người không quốc tịch: a ) Khái Niệm Người không quốc tịch là tình trạng pháp lý của một cá nhân không có quốc tịch của một nước nào,đồng nghĩa với việc người đó cũng không được coi là công dân của bất kỳ nước này. b ) Nguyên nhân: Việc đưa đến tình không quốc tịch do nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng phổ biến có các nguyên nhân sau: -Có sự xung đột pháp luật giữa các nước về vấn đề quốc tịch:vì mỗi nước có nhiều hướng cho hưởng quốc tịch khác nhau Vd: chẳng hạn một người do cư trú ở nước ngoài mà theo luật nước họ,họ bị tước quốc tịch hoặc tự động mất quốc tịch, nhưng luật của nước nơi họ đang cư trú lại yêu cầu phải được sự chấp thuận thôi quốc tích gốc mới được vào quốc tịch mới. - Khi một người đã mất quốc tịch cũ (do được thôi quốc tịch, bị tước quốc tịch, tự động mất quốc tịch...) nhưng chưa có quốc tịch mới - Trẻ em sinh ra trên lãnh thổ của nước áp dụng riêng biệt nguyên tắc "quyền huyết thống" mà cha mẹ là người không có quốc tịch. Vd: Các nước áp dụng nguyên tắc quyền huyết thống như là Ý,Lào,Thái Lan…sẽ làm người con không có quốc tịch khi cha mẹ là những người không có quốc tịch. c ) Hệ quả: Tình trạng không quốc tịch đưa đến những hệ quả pháp lý thuận lợi và khó khăn như sau. Thuận lợi: Những người không quốc tịch sẽ không cần thực hiện nghĩa vụ công dân Khuyết điểm: Những người không quốc sẽ phải chịu nhiều hạn chế và rủi ro như: - Địa vị pháp lý của người không quốc tịch bị hạn chế hơn nhiều so với công dân của nước sở tại và người có quốc tịch nước ngoài trên lãnh thổ quốc gia mà họ đang sinh sống. -Không được hưởng các quyền mà các bộ phận khác của dân cư được hưởng trên cơ sở các đều ước quốc tế giữa các quốc gia với nhau về dân cư của các nước. -Không được hưởng bảo hộ ngoại giao của bất kỳ một quốc gia nào=> điều này không đảm bảo tư cách các quyền con người cơ bản trong đời sống XH và đời sống quốc tế -Theo nguyên tắc, những người không quốc tịch có khối lượng quyền và tự do ít hơn, bị hạn chế trong việc sử dụng các quyền dân sự và chính trị, không có khả năng yêu cầu sự giúp đỡ bảo hộ ngoại giao trong trường hợp các quyền và lợi ích cá nhân của họ bị xâm phạm. d ) Biện pháp: Để khắc phục tình trạng trên, các nước đã kí kết một số điều ước quốc tế hai bên hoặc nhiều bên như Công ước về quy chế của người không quốc tịch (kí ngày 29.9.1954, có hiệu lực từ ngày 6.6.1960) Công ước về hạn chế tình trạng không quốc tịch (Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua ngày 30.8.1961, có hiệu lực từ ngày 13.12.1975). Cũng như ban hành những văn bản pháp luật điều chỉnh vấn đề này. Nhà nước Việt Nam rất quan tâm đến tình trạng không quốc tịch, do vậy đã có những quy định thích hợp trong Luật quốc tịch năm từ năm 1988 cho đến nay là lậut quộc tịch 2008. nhằm loại trừ tình trạng người không quốc tịch VD. Quy định giữa quốc tịch khi kết hôn, li hôn, hủy việc kết hôn trái pháp luật và khi quốc tịch của vợ hoặc chồng có thay đổi hoặc cho trẻ em sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam được hưởng quốc tịch Việt Nam khi cha mẹ đều là người không quốc tịch hoặc không rõ cha mẹ là ai, vv. Thực trang ở Việt Nam, theo Điều 8 luật quốc tịch VN 2008. Hạn chế tình trạng không quốc tịch “ Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam tạo điều kiện cho trẻ em sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam đều có quốc tịch và những người không quốc tịch thường trú ở Việt Nam được nhập quốc tịch Việt Nam theo quy định của Luật này” Hiện nay, ngày càng có nhiều người được Chủ tịch nước quyết định cho thôi quốc tịch Việt Nam để nhập quốc tịch của nước nơi họ đang định cư. Nhưng vì lý do nào đó mà không được nhập quốc tịch nước sở tại thì sẽ rơi vào tình trạng không quốc tịch. Nhà nước ta có chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho người đã mất quốc tịch Việt Nam nếu có đơn xin trở lại quốc tịch Việt Nam thì được xem xét để có thể được trở lại quốc tịch Việt Nam. Đây là quy định vừa phù hợp với thông lệ quốc tế nhằm hạn chế tình trạng không quốc tịch, vừa phù hợp với đạo lý của người Việt Nam và phù hợp với chính sách đại đoàn kết dân tộc của Nhà nước ta. TÀI LIỆU THAM KHẢO Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình luật quốc tế, NXB. CAND, Hà Nội , 2007; TS. Nguyễn Thanh Long, ThS. Nguyễn Thị Kim Ngân,Vấn đề hai hay nhiều quốc tịch trong pháp luật quốc tế và pháp luật của các quốc gia, Tạp chí Luật học số 06/2009 TS.Vũ Đức Long, Công ước quốc tế về hạn chế tình trạng hai hay nhiều quốc tịch , Tạp chí Dân chủ và Pháp luật số 3/1998; Công ước Lahaye năm 1930 về xung đột quốc tịch. Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008.