Cựu Tổng Giám đốc UNESCO Federico Mayor đã đưa ra một nhận xét như sau: “Văn hóa phản ánh và thể hiện một cách tổng quát và sống động mọi mặt của cuộc sống (của mỗi cá nhân và cả cộng đồng) đã diễn ra trong quá khứ cũng như đang diễn ra trong hiện tại, qua hàng bao thế kỷ, nó đã cấu thành một hệ thông các giá trị, truyền thống thẩm mỹ và lối sống mà dựa trên đó từng dân tộc tự khẳng định bản sắc riêng của mình”. Văn hóa là một hiện tượng khách quan, là tổng hoà của tất cả các khía cạnh của đời sống. Ngay cả những khía cạnh nhỏ nhặt nhất của cuộc sống cũng mang những dấu hiệu văn hóa. Rất nhiều thứ mới thoạt nhìn thì giống nhau, nhưng nếu xem xét kỹ thì lại có những điểm riêng biệt. Trong văn hóa luôn luôn có sự tương đồng nhất định và những đặc điêm riêng tạo nên bản sắc văn hóa của quốc gia dân tộc. Khi xét về văn hóa Đông Nam Á chúng ta sẽ thấy rõ điều này, mặc dù trên nền chung gốc văn hóa nông nghiệp lúa nước nhưng ở mỗi quốc gia trong khu vực lại có những nét dị biệt.
Đông Nam Á là khu vực có nền văn hóa lâu đời, được tạo nên từ rất nhiều mối quan hệ và bản sắc riêng của mỗi dân tộc. Tiếp cận văn hoá Đông Nam Á ngày nay, cái cảm đầu tiên với mỗi người sẽ là một nền văn hoá đa dạng trong thống nhất. Trong kho tàng văn hoá đồ sộ ấy dẫu có rất nhiều yếu tố chung làm nên cái gọi là “khung” Đông Nam Á song cũng có không ít những yếu tố đặc sắc, riêng biệt tiêu biểu cho mỗi quốc gia, mỗi dân tộc.
Chính vì lý do đó, chúng tôi chọn đề tài “Tính tương đồng và dị biệt trong văn hóa giữa các nước ở khu vực Đông Nam Á” để làm bài tiểu luận cuối kì. Việc nhận xét đặc điểm này sẽ giúp chúng ta thấy được nét tương đồng và những điểm riêng có của từng quốc gia. Chúng ta sẽ thấy được từ những nét tương đồng đã tạo nên bức tranh thống nhất như thế nào và những nét dị biệt tạo nên nét chấm phá, điểm nhấn cho bức tranh văn hóa ấy ra sao. Bên cạnh đó, đây cũng là đề tài giúp bản thân người viết thâu tóm một cách khái quát lại nội dung trong văn hóa của khu vực Đông Nam Á.
79 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 3144 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tính tương đồng và dị biệt trong văn hóa giữa các nước ở khu vực Đông Nam Á, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU
Cựu Tổng Giám đốc UNESCO Federico Mayor đã đưa ra một nhận xét như sau: “Văn hóa phản ánh và thể hiện một cách tổng quát và sống động mọi mặt của cuộc sống (của mỗi cá nhân và cả cộng đồng) đã diễn ra trong quá khứ cũng như đang diễn ra trong hiện tại, qua hàng bao thế kỷ, nó đã cấu thành một hệ thông các giá trị, truyền thống thẩm mỹ và lối sống mà dựa trên đó từng dân tộc tự khẳng định bản sắc riêng của mình”. Văn hóa là một hiện tượng khách quan, là tổng hoà của tất cả các khía cạnh của đời sống. Ngay cả những khía cạnh nhỏ nhặt nhất của cuộc sống cũng mang những dấu hiệu văn hóa. Rất nhiều thứ mới thoạt nhìn thì giống nhau, nhưng nếu xem xét kỹ thì lại có những điểm riêng biệt. Trong văn hóa luôn luôn có sự tương đồng nhất định và những đặc điêm riêng tạo nên bản sắc văn hóa của quốc gia dân tộc. Khi xét về văn hóa Đông Nam Á chúng ta sẽ thấy rõ điều này, mặc dù trên nền chung gốc văn hóa nông nghiệp lúa nước nhưng ở mỗi quốc gia trong khu vực lại có những nét dị biệt.
Đông Nam Á là khu vực có nền văn hóa lâu đời, được tạo nên từ rất nhiều mối quan hệ và bản sắc riêng của mỗi dân tộc. Tiếp cận văn hoá Đông Nam Á ngày nay, cái cảm đầu tiên với mỗi người sẽ là một nền văn hoá đa dạng trong thống nhất. Trong kho tàng văn hoá đồ sộ ấy dẫu có rất nhiều yếu tố chung làm nên cái gọi là “khung” Đông Nam Á song cũng có không ít những yếu tố đặc sắc, riêng biệt tiêu biểu cho mỗi quốc gia, mỗi dân tộc.
Chính vì lý do đó, chúng tôi chọn đề tài “Tính tương đồng và dị biệt trong văn hóa giữa các nước ở khu vực Đông Nam Á” để làm bài tiểu luận cuối kì. Việc nhận xét đặc điểm này sẽ giúp chúng ta thấy được nét tương đồng và những điểm riêng có của từng quốc gia. Chúng ta sẽ thấy được từ những nét tương đồng đã tạo nên bức tranh thống nhất như thế nào và những nét dị biệt tạo nên nét chấm phá, điểm nhấn cho bức tranh văn hóa ấy ra sao. Bên cạnh đó, đây cũng là đề tài giúp bản thân người viết thâu tóm một cách khái quát lại nội dung trong văn hóa của khu vực Đông Nam Á.
CHƯƠNG 1: ĐÔNG NAM Á - VĂN HÓA CỦA CÁC NƯỚC
1. Khái quát Đông Nam Á
1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên
Đông Nam Á là một khu vực của châu Á, bao gồm các nước nằm ở phía Nam Trung Quốc, phía Đông Ấn Độ và phía Bắc của Úc với diện tích khoảng 4,523,000 km². Khu vực này bao gồm 11 quốc gia: Brunei, Campuchia, Đông Timor, Indonesia, Lào, Malaysia, Myanma, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam với số dân cư tính đến năm 2009 ước chừng khoảng gần 570,000,000 người.
Bản đồ địa lý khu vực Đông Nam Á
Philippines Đông Timor Thái Lan
Việt Nam Brunei Campuchia
Malaysia Indonesia Lào
Myanma Singapore
Quốc kỳ 11 quốc gia khu vực Đông Nam Á
Đông Nam Á là khu vực có địa hình hết sức đặc biệt. Nơi đây là chỗ giao nhau của nhiều mảng địa chất có núi lửa và động đất hoạt động mạnh. Các quốc gia của khu vực được chia ra làm hai nhóm chính: Myanma, Thái Lan, Campuchia, Lào và Việt Nam nằm ở Đông Nam Á lục địa, còn gọi bán đảo Trung Ấn, trong khi đó các nước còn lại tạo nên nhóm Đông Nam Á hải đảo. Nhóm Đông Nam Á hải đảo này được hình thành bởi nhiều cung đảo thuộc về Vành đai núi lửa Thái Bình Dương và là một trong những khu vực có hoạt động núi lửa mạnh nhất thế giới.
Do điều kiện địa lí của mình, Đông Nam Á chịu ảnh hưởng chủ yếu của gió mùa, tạo nên hai mùa tương đối rõ rệt: Mùa khô lạnh, mát và mùa mưa tương đối nóng và ẩm. Vì thế, Đông Nam Á còn được gọi là khu vực “Châu Á gió mùa”. Chính gió mùa và khí hậu biển làm cho khí hậu vùng Đông Nam Á đáng lẽ có thể trở nên khô cằn như một số khi vực lục địa khác có cùng vĩ độ đã trở nên xanh tốt và trù phú với những đô thị đông đức và thịnh vượng như Singapore, Jakarta, Kuala Lumpur,... Gió mùa kèm theo những cơn mưa nhiệt đới đã cung cấp đủ nước cho con người dùng trong đời sống và sản xuất hằng năm, tạo nên những cánh rừng nhiệt đới phong phú về thảo mộc và chim muông. Đông Nam Á từ lâu đã trở thành quê hương của những cây gia vị, cây hương liệu đặc trưng như hồ tiêu, sa nhân, đậu khấu, hồi, quế, trầm hương,… và cây lương thực đặc trưng là lúa nước.
1.2. Lịch sử hình thành khu vực Đông Nam Á
Ý niệm về Đông Nam Á như một khu vực riêng biệt đã có từ lâu. Song cùng với thời gian, khái niệm này ngày càng được hiểu một cách đầy đủ và chính xác hơn. Từ xa xưa để chỉ khu vực này, người ta đã dùng nhiều tên gọi khác nhau cho những mục đích riêng biệt: Người Trung Quốc xưa kia thường dùng từ “Nam Dương” để chỉ những nước nằm trong vùng biển phía Nam; Người Nhật gọi vùng này là “NanYo”; Người Ả Rập xưa gọi vùng này là “Qumr”, rồi lại gọi là “Waq - Waq” và sau này chỉ gọi là “Zabag”. Còn người Ấn Độ từ xưa vẫn gọi vùng này là “Suvarnabhumi” (đất vàng) hay “Suvarnadvipa” (đảo vàng). Tuy nhiên đối với các lái buôn thời bấy giờ, Đông Nam Á được nhìn nhận là một vùng thần bí, nơi sản xuất hương liệu gia vị và những sản phẩm kì lạ khác, còn sinh sống ở đây là những con người thành thạo và can đảm. Tên gọi “Đông Nam Á” được các nhà nghiên cứu chính trị và quân sự của Hà Lan, Anh, Mỹ đưa ra từ những năm đầu khi nổ ra Thế chiến thứ hai, nhưng chính thức đi vào lịch sử với ý nghĩa là một khu vực địa - chính trị, và quân sự được bắt đầu từ khi Tổng thống Mỹ Franklin D. Roosevelt và Thủ tướng Anh Winston Churchill tại Hội nghị Québec lần thứ nhất vào tháng 8 năm 1943 nhất trí thành lập Bộ chỉ huy tối cao quân Đồng Minh ở Đông Nam Á.
Đến khoảng nửa đầu thế kỷ 15, hầu hết các quốc gia tiền thân ở Đông Nam Á đã ra đời, và bắt đầu bước vào giai đoạn phát triển rực rỡ mà điển hình là nhà nước Đại Việt dưới triều nhà Lê. Đây là nhà nước hoàn thiện và hùng mạnh nhất ở Đông Nam Á thời bấy giờ. Nhưng đến nửa đầu thế kỷ 18, các nhà nước trên bắt đầu suy yếu và rơi vào sự xâm lược hoặc lệ thuộc vào phương Tây, bắt đầu chịu ảnh hưởng của văn hóa châu Âu. Sự quản lý thuộc địa có một ảnh hưởng sâu sắc với Đông Nam Á. Trong khi các cường quốc thuộc địa chiếm hầu hết các nguồn tài nguyên và thị trường rộng lớn của vùng này, thì chế độ thuộc địa cũng làm cho vùng phát triển với quy mô khác nhau. Nền kinh tế nông nghiệp thương mại, mỏ và xuất khẩu đã phát triển nhanh chóng trong giai đoạn này. Nhu cầu tăng cao về nhân công dẫn tới nhập cư hàng loạt, đặc biệt từ thị trường Ấn Độ của Anh Quốc và Trung Quốc, dẫn tới sự thay đổi lớn về nhân khẩu học. Những định chế cho một quốc gia dân tộc kiểu một nhà nước quan liêu, các toà án, phương tiện truyền thông in ấn và ở tầm hẹp hơn là giáo dục hiện đại đã gieo những hạt giống đầu tiên cho các phong trào quốc gia ở những lãnh thổ thuộc địa.
Đến đầu thế kỷ XX, các phong trào dân tộc tại các quốc gia trên khu vực đã bùng dậy mạnh mẽ để giành lại độc lập tự chủ cho dân tộc; đồng thời cũng từ đó ra sức xây dựng để đất nước ngày càng giàu mạnh hơn. Và cũng kể từ đó khu vực này đã bước vào giai đoạn phát triển nhanh chóng cả về mặt quân sự cũng như kinh tế.
Nhìn chung, trong suốt quá trình phát triển, khu vực Đông Nam Á đã gặp nhiều khó khăn và thử thách. Tuy nhiên với sự chung tay đồng lòng của 11 đất nước anh em đã hình thành nên một diện mạo Đông Nam Á mới. Hôm nay, thế giới biết đến khu vực Đông Nam Á hiện đại với đặc trưng ở hoạt động kinh tế diễn ra hết sức năng động, mức độ tăng trưởng kinh tế cao của hầu hết các nước thành viên và sự kết hợp bên trong chặt chẽ thông qua khu vực thương mại tự do ASEAN. Đây cũng là một khối có triển vọng thành công trong việc hội nhập ở mức cao hơn nữa vào vùng Châu Á Thái Bình Dương thông qua Hội nghị thượng đỉnh Đông Á.
1.3. Điều kiện kinh tế - xã hội
Do vị trí địa lí nằm án ngữ trên con đường hàng hải nối liền giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, Đông Nam Á từ lâu vẫn được coi là cầu nối giữa Trung Quốc, Nhật Bản với Ấn Độ, Tây Á và Địa Trung Hải Thậm chí đến gần đây, một số nhà nghiên cứu vẫn gọi khu vực này là “ống thông gió” hay “ngã tư đường”.
Đông Nam Á thuộc các nước đang phát triển. Tuy nhiên, bốn trong số mười nước đã đứng trong 20 nền kinh tế hùng mạnh nhất. Tính đến năm 2007, dân số ASEAN là 580 triệu người, tốc độ tăng trưởng hàng năm là 1,9%. GDP bình quân thu nhập đầu người khoảng 5.900 USD/1 năm.
Chuyển dịch cơ cấu GDP của một số nước Đông Nam Á
Nhìn vào sơ đồ ta thấy: GDP khu vực I giảm rõ rệt; GDP khu vực II tăng mạnh; GDP khu vực III tăng ở tất cả các nước. Điều đó thể hiện sự chuyển đổi từ nền kinh tế thuần nông lạc hậu sang nền kinh tế có công nghiệp và dịch vụ phát triển. Sở dĩ có sự chuyển dịch như vậy vì đang trong quá trình công nghiệp hoá và trong quá trình sản xuất nên năng suất sản xuất tăng lên, đời sống nhân dân được cải thiện nên dịch vụ cũng gia tăng.
Đông Nam Á phát triển mạnh các ngành công nghiệp khai khoáng: Khai thác than Inđônnêxia, Việt Nam; Khai thác thiếc Malaixia, Thái Lan, Inđonexia; Khai thác đồng Philippin; Khai thác đá quý Thái Lan.
Về công nghiệp chế biến Công nghiệp luyện kim, hoá chất, chế biến nông sản phân bố khắp nơi; các mặt hàng tiêu dùng có chất lượng cao, chiếm lĩnh thị trường thế giới: Malaixia, Thái Lan, Inđônêxia, Xingapo,...; Công nghiệp chế biến và lắp ráp ô tô, xe máy, thiết bị điện tử: Xingapo, Malaixia, Thái Lan, Inđônêxia,…
Công nghiệp điện Sản lượng điện năm 2003 của khu vực đạt 439 tỷ kwh. Hai nước sản xuất điện nhiều nhất là Thái Lan và Inđônêxia. Sản lượng điện tiêu dùng còn thấp (744kwh/người/năm). Chỉ số tiêu dùng điện năng theo dầu người của mỗi quốc gia thể hiện: Sử dụng điện năng cho sinh hoạt; điện năng sử dụng cho sản xuất, dịch vụ. Quốc gia nào có chỉ số tiêu dùng điện năng theo đầu người cao thể hiện trình độ phát triển kinh tế cao và ngược lại.
Về dịch vụ đang có sự phát triển dựa trên nhiều thuận lợi về vị trí địa lý, tài nguyên thiên nhiên, văn hoá đa dạng,… Cơ sở hạ tầng đang từng bước được hiện đại hoá, hệ thống ngân hàng, tín dụng được chú trọng phát triển, tuy nhiên mức độ phát triển không đều. Với những đặc điểm đó sẽ tác động đến sự phát triển của nền kinh tế là: Làm xuất hiện nhiều ngành mới và lao động trong khu vực dịch vụ tăng khá mạnh; ngành dịch vụ ngày càng được phát triển nhằm mục đích: Phục vụ sản xuất cho nhu cầu phát triển trong nước, thu hút vốn đầu tư, công nghệ và thiết bị hiện đại, phục vụ và nâng cao đời sống nhân dân.
Về nông nghiệp có những điều kiện thuận lợi để phát triển cây lúa nước như khí hậu ẩm, đất phù sa màu mở, lượng mưa dồi dào, dân cư đông, nguồn lao động dồi dào rất thuận lợi cho việc trồng lúa nước. Sản lượng không ngừng tăng từ 103 triệu tấn năm 1985 đạt tới 161 triệu tấn năm 2004 vì vậy đã giải quyết được nhu cầu lương thực cho người dân. Việt Nam và Thái Lan là hai nước đứng đầu thế giới về xuất khẩu lúa gạo.
Phân bố một số cây trồng chủ yếu ở Đông Nam Á
Sản lượng cao su, cà phê của Đông Nam Á và của thế giới
Các nước trồng cây công nghiệp nhiều như cao su ở Thái Lan, Inđônxia, Malaixia, Việt Nam. Cà phê và hồ tiêu ở Việt Nam sau đó là Inđônêxia, Malaixia và Thái Lan. Ngoài ra, Đông Nam Á còn là nơi cung cấp cho thế giới các sản phẩm từ nhiều loại cây lấy dầu, lấy sợi,… Đất phù sa, đất đỏ màu mỡ, nguồn nước dồi dào, khí hậu nóng ẩm,dân cư đông và nguồn lao động đông.
Về chăn nuôi, đánh bắt và nuôi trồng thuỷ, hải sản có điều kiện để phát triển. Đồng cỏ, sản xuất lương thực phát triển, diện tích mặt nước lớn, lao động dồi dào. Chăn nuôi cơ cấu đa dạng, số lượng lớn nhưng chưa trở thành ngành chính. Thuỷ sản có nhiều lợi thế về sông, biển nên nuôi trồng thuỷ, hải sản là ngành truyền thống và tăng liên tục. Năm 2003 sản lượng cá khai thác đạt 14,5 triệu tấn. Những nước phát triển mạnh là: Inđônêxia, Philippines, Malaisia, Việt Nam.
Hiện nay, trên thế giới có 10 người thì có một người sống ở Đông Nam Á. Điều này chứng tỏ ASEAN là một thị trường tiềm năng. Đông Nam Á là một khu vực rộng lớn và phong phú đa dạng, trải dài ba múi giờ và gồm mười quốc gia - Brunei Darussalam, Campuchia, Indonesia, Lào, Malaysia, Myanmar, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam.
Một vài thế kỷ trước sự di cư của con người, ảnh hưởng của các tôn giáo lớn và các nền văn minh của phương Đông, sự xuất hiện của người phương Tây, dẫn đến trong một khu vực gồm các quốc gia nhưng lại đa dạng về diện tích và dân số, tôn giáo, sử dụng ngôn ngữ và hoàn cảnh lịch sử kinh tế của mỗi quốc gia.
2. Văn hóa các nước trong khu vực Đông Nam Á
Khu vực Đông Nam Á hiện nay có 11 quốc gia. Tuy nhiên, khi xét đến văn hóa thì người ta thường đề nói văn hóa Đông Nam Á được tạo nên bởi 10 nền văn hóa tiêu biểu của 10 quốc gia: Việt Nam, Philippines, Thái Lan, Brunei, Campuchia, Malaysia, Indonesia, Lào, Myanma, Singapore. Để thấy được những nét tương đồng và dị biệt trong văn hóa các nước, dưới đây chúng ta sẽ đi khái quát về văn hóa của từng quốc gia.
2.1. Văn hóa Việt Nam
Khi chúng ta nói đến văn hoá là nói tới toàn bộ những giá trị sáng tạo về tinh thần và vật chất, thể hiện trình độ sống, dân trí, những quan niệm về đạo lý nhân sinh, thẩm mỹ của một dân tộc và dấu ấn ở mỗi con người. Văn hoá góp phần trực tiếp tạo nên bản sắc của dân tộc, tạo nên sự khác biệt giữa dân tộc này với dân tộc khác.
Nhìn chung, các nền kinh tế, các công trình về khoa học, kỹ thuật ít mang dấu ấn riêng bằng công trình văn hoá. Theo A.Kroeber và Kluckhohn (Mỹ), có trên 200 định nghĩa về văn hoá. Federico Mayor - Tổng giám đốc UNESCO xem văn hoá phản ánh và thể hiện một cách tổng quát, sống động mọi mặt của cuộc sống con người đã diễn ra trong quá khứ cũng như đang diễn ra trong hiện tại, qua hàng bao thế kỷ, nó đã cấu thành nên một hệ thống các giá trị truyền thống thẩm mỹ vsà lối sống, mà dựa trên đó từng dân tộc tự khẳng định bản sắc riêng của mình. Học giả Arnold Toynbee, trong tác phẩm History - nghiên cứu về lịch sử văn hoá các dân tộc - đã chọn 34 nền văn hoá gốc có bản sắc riêng, trong đó có văn hoá Việt Nam.
Nền văn hoá Việt Nam là một nền văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc. ở một tiểu vùng mà văn hoá của một vài nước lớn dễ chi phối, ảnh hưởng và có xu thế đồng hoá, bộc lộ rõ qua các thời kỳ lịch sử nhưng văn hoá Việt Nam vẫn tồn tại bền vững và có bản sắc. Chưa phải là đất nước giàu có, qua nhiều thế hệ đời sống còn nhiều khó khăn, kỹ thuật sản xuất kém phát triển, song ở đất nước dường như thuần nông của chúng ta đã tụ hội nhiều giá trị của nền văn minh lúa nước, văn minh phương Đông.
Văn hoá tinh thần với nhiều phẩm chất cao đẹp dễ bộc lộ trong những giá trị văn nghệ dân gian: Những thiên sử thi, truyện cổ, điệu hò sông nước, làn điệu dân ca. Tuy nhiên cũng thấy rằng văn hoá Việt Nam còn yếu về văn hoá thành thị, văn hoá khoa học kỹ thuật. Trong tư duy chưa mạnh về tư duy trừu tượng.
Với vị trí chiến lược của khu vực và châu lục, Việt Nam bị nhiều thế lực tranh chấp và thường diễn ra những cuộc chiến tranh kéo dài. Trong chiến tranh, văn hoá vẫn có thể phát triển nhưng không thuận lợi như trong điều kiện hoà bình. Ở Việt Nam, nhiều di sản văn hoá bị chiến tranh, thiên tai tàn phá chỉ còn lại những phế tích. Cho đến nay, chúng ta chưa có điều kiện khôi phục lại đầy đủ diện mạo văn hoá Việt Nam. Tuy nhiên đây cũng là những thành tựu văn hóa nổi bật của Việt Nam được thế giới biết đến.
2.2. Văn hóa Philippines
Quần đảo Philippines được người Bồ Đào Nha phát hiện vào năm 1521 theo yêu cầu của các vị vua Tây Ban Nha. Tuy nhiên, họ đã thất bại trong việc truyền giáo cho người dân nơi này. Sau đó, Philippines đã lần lượt bị thống trị bởi Tây Ban Nha, Hoa kỳ, thực dân Anh. Việc mở ra kênh đào Suez đã mang đến cho Philippines một tầng lớp trí thức mới, phần nào thay đổi tư tưởng của người dân nước này. Điều này làm dấy lên các cuộc đấu tranh chống đối quân thống trị góp phần mang lại độc lập cho Philippines, trong đó có sự góp sức không nhỏ của vị anh hùng dân tộc Rizal. Philippines chính thức độc lập vào ngày 4 tháng 7 năm 1946 và mở ra một trang sử mới cho công cuộc phát triển đất nước này.
Philippines có một nền văn hóa khá đặc biệt pha trộn giữa Tây Ban Nha, Trung Hoa và Hoa Kỳ. Do chịu sự thống trị khá lâu của Tây Ban Nha nên ngày nay, nền văn hóa Philippines chịu ảnh hưởng lớn nhất từ phong cách Tây Ban Nha. Du khách có thể thấy những ảnh hưởng đó qua các phong tục và những nghi thức liên quan đến nhà thờ Thiên Chúa Giáo, đặc biệt là trong các lễ hội đậm màu sắc tôn giáo, lễ hội chọi gà, cuộc thi bắn pháo hoa, lễ hội sắc đẹp và nhảy múa. Nền ẩm thực của Philippines cũng có ảnh hưởng từ Trung Hoa qua món mì đặc sản Mami, một món ăn không thể không thử qua khi đến Philippinses. Hoa Kỳ cũng để lại cho Philippines một nền văn hóa khác đó là ngôn ngữ, tiếng Anh được người dân nơi đây sử dụng như tiếng mẹ đẻ.
2.3. Văn hóa Thái Lan
Vương quốc Thái Lan (tiếng Thái: ราชอาณาจักรไทย Racha-anachak Thai), thường gọi là Thái Lan, là một quốc gia nằm ở vùng Đông Nam Á, phía Bắc giáp Lào và Myanma, phía Đông giáp Lào và Campuchia, phía Nam giáp vịnh Thái Lan và Malaysia, phía Tây giáp Myanma và biển Andaman. Lãnh hải Thái Lan phía Đông Nam giáp với lãnh hải Việt Nam ở vịnh Thái Lan, phía Tây Nam giáp với lãnh hải Indonesia và Ấn Độ ở biển Andaman.
Vương quốc Thái Lan - đất nước của những ngôi đền biểu trưng cho nền văn hoá Nông nghiệp - Phật giáo. Tuy chỉ rộng hơn Việt Nam một chút, nhưng lại ít dân hơn - 61 triệu người, biên giới tiếp giáp với bốn nước trong đó phía Nam là Malaysia, phía Tây là Myanmar, Lào về hướng đông Bắc và Campuchia nằm ở phía Đông Nam. Có điều kiện tiếp xúc với nhiều nền văn hoá khác nhau trong cùng khu vực Đông Nam á, hơn thế nữa với bản tính thân thiện của người dân, Thái Lan được mệnh danh là “Đất nước của những nụ cười”. Nhưng sẽ thật thiếu sót khi nói về Thái Lan mà lại không đề cập đến những món ăn độc đáo vì có cả vị chua, ngọt mà vẫn giữ được vị cay và hương thơm đặc trưng.
2.4. Văn hóa Brunei
Negara Brunei Darussalam, thường được gọi là Vương quốc Hồi giáo Brunei hay đơn giản là Brunei, là một nước nằm trên đảo Borneo, ở Đông Nam Á. Ngoài đường bờ biển ở Biển Đông, nước này hoàn toàn bị Đông Malaysia bao bọc. Nước Brunei giàu dầu lửa và khí gas là thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) và thuộc Khối Thịnh vượng chung Anh.
Nhìn tổng thể về lịch sử, có thể nhận thấy rằng nền văn hóa của Brunei là nền văn hóa chịu ảnh hưởng của khá nhiều nền văn hóa lân cận. Việc ảnh hưởng những nền văn hóa lân cận mang đến cho Brunei những nét mới lạ. Những yếu tố văn hóa ảnh hưởng được kết hợp hài hòa đã làm cho nền văn hóa mới của Brunei thêm nhiều bản sắc. Những đất nước mà văn hóa Brunei có ảnh hưởng lớn là Malaysia và Indonesia. Hai đất nước này gần gũi với Brunei về địa lý cũng như về lịch sử hình thành. Cho nên việc Brunei chịu ảnh hưởng khá nhiều về văn hóa hai đất nước này cũng là điều dễ hiểu.
Ngoài ra, theo nghiên cứu còn ghi chép cuộc sống sinh hoạt từ ngàn xưa cho đến nay của Brunei đã ảnh hưởng những quy định của văn hóa tôn giáo Hồi giáo và Ấn Độ giáo. Hai nên tôn giáo này ảnh hưởng sâu sắc trong lối sống sinh hoạt hàng ngày của người dân Brunei. Những quy định về lối sống hay phong tục của người Brunei đều phản ánh rõ điều này. Đa số mọi chuẩn mực trong cuộc sống của người Brunei chịu ảnh hưởng của Hồi giáo. Người dân Brunei có nguồn gốc chính là từ người Malaysia. Nhưng trong cuộc sống hàng ngày thì người dân Brunei lại bảo thủ và độc quyền với người dân nguồn gốc của mình. Người ta nhận định rằng chính những quy định về Hồi giáo đã hình thành nên tính cách của người Brunei.
Khắp đất nước Brunei vẫn còn lưu giữ lại khá nhiều những công trình kiến trúc mang đậm nét văn hóa kiến trúc đạo Hồi. Nhà thờ ở đây được cho là thiêng liêng và vô cùng có ý nghĩa trong cuộc sống của người dân. Một số ngành thủ công mỹ nghệ như làm đồ trang sức bằng bạc hay nghề làm giỏ đan móc, thêu vẫn được duy trì.
2.5. Văn hóa Campuchia
Nền văn hóa Campuchia có lịch sử phong phú đa dạng trải qua nhiều thế kỷ và chịu ảnh hưởng nặng của Ấn Độ. Nền văn hóa Campuchia cũng gây ảnh hưởng mạnh lên Thái Lan, Lào và ngược lại. Trong lịch sử Campuchia, tôn giáo có vai trò lớn trong các hoạt động văn hóa. Trải qua gần 2000 năm, người dân Campuchia đã phát triển