1. Tính cấp thiết của đề tài
Thất nghiệp là một thực trạng tồn tại khách quan trong nền kinh tế thị trường, khi sức lao động được coi là hàng hoá và là hàng hoá đặc biệt. Tác động của thất nghiệp đến các vấn đề kinh tế, chính trị và xã hội của một đất nước thường ở các mức độ khác nhau tuỳ thuộc vào tỷ lệ thất nghiệp cao hay thấp. ở nước ta, tình hình thất nghiệp diễn biến phức tạp. Ngay trong những năm đầu chuyển sang nền kinh tế thị trường, mặc dù nhà nước, các địa phương và các doanh nghiệp đã có nhiều biện pháp khắc phục và giải quyết quyết tình trạng thất nghiệp, như: Xúc tiến tìm kiếm việc làm; Hợp tác xuất khẩu lao động; Trợ cấp thôi việc và mất việc làm.v.v song thất nghiệp vẫn luôn là là một vấn đề xã hội nan giải. Thực chất, các biện pháp khắc phục và giải quyết tình trạng thất nghiệp đã và đang được áp dụng nói trên chỉ là những biện pháp “tình thế”. Nhận thức rõ vấn đề này, cũng như thấy rõ kinh nghiệm của các nước khi giải quyết tình trạng thất nghiệp và hậu quả của nó là phải triển khai “bảo hiểm thất nghiệp”, cho nên ngày 29 tháng 6 năm 2006 Quốc Hội nước ta đã thông qua Luật bảo hiểm xã hội và trong đó quy định bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 năm 2009 phải triển khai bảo hiểm thất nghiệp.
Tuy nhiên, bảo hiểm thất nghiệp là một vấn đề hoàn toàn mới mẻ đối với nước ta và chưa có tiền lệ. Mặc dù đã có một số công trình khoa học nghiên cứu về vấn đề này, nhưng mới chỉ là bước đầu và chưa lý giải thật rõ được những nội dung của bảo hiểm thất nghiệp như: Mức đóng góp của bên tham gia, điều kiện hưởng, mức hưởng trợ cấp thất nghiệp, hỗ trợ học nghề, hỗ trợ tìm kiếm việc làm.v.v. và đặc biệt là công tác tổ chức BHTN ở nước ta như thế nào cho phù hợp vẫn chưa có một công trình nghiên cứu nào đề cập đến.
Chính vì những lý do đó, chúng tôi cho rằng việc nghiên cứu đề tài: “ Tổ chức bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam” trong điều kiện hiện nay có ý nghĩa thiết thực. Đề tài thực hiện thành công sẽ góp phần giúp ngành lao động và thương binh xã hội; ngành Bảo hiểm xã hội nước ta nhanh chóng tổ chức triển khai và đưa Luật bảo hiểm xã hội vào cuộc sống. Đồng thời, nội dung của đề sẽ là những căn cứ lý luận và thực tiễn giúp cơ quan quản lý nhà nước và cơ quan quản lí sự nghiệp về bảo hiểm xã hội nói chung và bảo hiểm thất nghiệp nói riêng xây dung, hoàn thiện và tổ chức triển khai chính sách bảo hiểm thất nghiệp sát thực và có hiệu quả.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực của đề tài.
a, Tình hình nghiên cứu ngoài nước.
Thất nghiệp và lạm phát là 2 vấn đề có quan hệ chặt chẽ với nhau, đồng thời cũng là 2 vấn đề nan giải và khó giải quyết đối với Chính phủ các nước. Bởi vậy, ngay sau khi ra đời, Tổ chức lao động quốc tế (ILO) đã phê chuẩn Công ước thất nghiệp C2 vào năm 1919. Tiếp đến các năm sau, tổ chức này còn phê chuẩn các Công ước: Công ước phòng chống thất nghiệp C44, năm 1934; Công ước An sinh xã hội C102, năm 1952; Công ước xúc tiến, hỗ trợ và bảo vệ phòng chống thất nghiệp C168 năm 1991. Những công ước này là định hướng cho các nước (tham gia phê chuẩn Công ước) hoạch định chính sách tìm kiếm biện pháp phòng chống thất nghiệp để bảo vệ người lao động và gia đình họ. Có 2 loại chính sách mà nhiều nước đã hoạch định và tổ chức thực hiện, đó là: Chính sách Bảo hiểm thất nghiệp và chính sách Bảo hiểm xã hội (trong đó, có chế độ trợ cấp thất nghiệp). Để hoạch định và tổ chức thực hiện được những chính sách này là hoàn toàn phụ thuộc và điều kiện kinh tế, chính trị và xã hội của từng nước. Tuy nhiên có một số nhà khoa học đã công bố những công trình nghiên cứu của mình liên quan đến bảo hiểm thất nghiệp và trợ cấp thất nghiệp. Điển hình như: ở Cộng hoà Liên Bang Đức có Schmid, G; ở Mỹ có Wernev, H và Wayne Nafziger, E; ở Anh có DaVid, W và Pearce, ở Nga có V.Pap Lốp;.v.v .
Nhìn chung, những công trình nghiên cứu của các tác giả mới chỉ tập trung chủ yếu vào phản ánh thực trạng thất nghiệp, nguyên nhân và hậu quả thất nghiệp trong một giai đoạn nào đó, ở những nước và những khu vực nào đó trên thế giới. Có một một số nghiên cứu đã tiếp cận với bảo hiểm thất nghiệp và trợ cấp thất nghiệp, song mới chỉ đưa ra những định hướng về đối tượng tham gia, mức trợ cấp và thời gian trợ cấp thất nghiệp. Do đây là một vấn đề kinh tế – xã hội đặc thù của từng nước, cho nên chưa có một công trình nào bàn về tổ chức bảo hiểm thất nghiệp. Chính vì vậy, những nghiên cứu của các tác giả kể trên có chăng chỉ là để tham khảo trong quá trình tổ chức bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam.
Tóm lại, các nghiên cứu nước ngoài mới chỉ đề cập đến một số khía cạnh của bảo hiểm thất nghiệp và trợ cấp thất nghiệp. Vì thế, cơ sở lý luận và thực tiễn để tổ chức bảo hiểm thất nghiệp ở nước ta cần phải được quan tâm nghiên cứu.
b, Tình hình nghiên cứu trong nước.
Ngay sau khi nền kinh tế nước ta chuyển sang cơ chế thị trường, hiện tượng thất nghiệp đã bắt đầu xuất hiện và tình trạng thất nghiệp có xu hướng ngày càng gia tăng, kể cả ở khu vực nông thôn và thành thị. Chính vì vậy, Bảo hiểm thất nghiệp và trợ cấp thất nghiệp đã bắt đầu thu hút sự quan tâm của nhiều nhà khoa học và nhiều nhà quản lý.
Năm 1993, trong cuốn “ Một số vấn đề về chính sách bảo hiểm xã hội ở nước ta hiện nay” do Nhà xuất bản lao động phát hành, tác giả Nguyễn Văn Phần đã có một bài viết với tiêu đề: “Một số ý kiến về trợ cấp thất nghiệp và trợ cấp hưu trí”. Nội dung bài viết mới chỉ đề cập đến khái niệm về trợ cấp thất nghiệp và sự cần thiết phải có trợ cấp thất nghiệp cho người lao động trong cơ chế thị trường .
Năm 2000, TS.Nguyễn Văn Định và các cộng sự của bộ môn Kinh Tế Bảo hiểm - Trường Đaị học Kinh Tế Quốc Dân thực hiện một đề tài khoa học cấp bộ, mã số B2000 - 38- 62 : “Tổ chức bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam trong điều kiện kinh tế thị trường”. Tuy nhiên, do thời gian và kinh phí có hạn và khi đó luật Bảo hiểm xã hội chưa ra đời cho nên nội dung của đề tài này mới chỉ dừng lại ở một số nội dung chủ yếu mang tính định tính như: Sự cần thiết khách quan phải triển khai Bảo hiểm thất nghiệp, phân tích thực trạng thất nghiệp và nêu lên một số quan điểm chung khi tổ chức triển khai Bảo hiểm thất nghiệp ở nước ta .
Trong cuốn sách “ Bảo hiểm xã hội - những điều cần biết ” do Nhà xuất bản thống kê phát hành năm 2001, PGS.TS Nguyễn Văn Kỷ đã có một bài viết : “Luật bảo hiểm xã hội và vấn đề bảo hiểm thất nghiệp”. Nội dung bài viết chỉ tập trung vào một khía cạnh nhỏ là: Khi xây dựng luật Bảo hiểm xã hội ở nước ta có nên hay không nên đề cập đến vấn đề bảo hiểm thất nghiệp. Năm 2003, tại buổi hội thảo khoa học “Hoàn thiện chính sách tài chính đảm bảo an ninh xã hội” do Bộ tài chính tổ chức, TS. Đặng Anh Duệ đã có bài báo tham luận : “ Để xây dựng và thực hiện chế độ bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam”. Bài báo này mới chủ yếu tập trung nêu lên sự cần thiết phải có chế độ bảo hiểm thất nghiệp trong hệ thống các chế độ bảo hiểm xã hội ở Việt Nam và điều kiện về mặt tài chính để xây dựng và thực hiện chế độ này.
Năm 2004, TS. Nguyễn Huy Ban và các cộng sự tại Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã thực hiện một chuyên đề khoa học: “Nghiên cứu những nội dung cơ bản của bảo hiểm thất nghiệp hiện đại - vấn đề lựa chọn hình thức trợ cấp thất nghiệp ở Việt Nam”. Trong chuyên đề này, một số nội dung của bảo hiểm thất nghiệp đã bước đầu được đề cập, một số quan điểm khi lựa chọn hình thức trợ cấp thất nghiệp ở nước ta đã được đưa ra. Song, việc phân biệt giữa bảo hiểm thất nghiệp và trợ cấp thất nghiệp chưa được nghiên cứu, vấn đề tổ chức bảo hiểm thất nghiệp ở nước ta chưa được làm rõ.
Nhìn chung, cho đến nay chưa có một công trình nghiên cứu nào nghiên cứu một cách có hệ thống và toàn diện về tổ chức bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam. Đặc biệt là nội dung của bảo hiểm thất nghiệp trong điều kiện ở nước ta? Triển khai bảo hiểm thất nghiệp độc lập hay xây dựng chế độ trợ cấp thất nghiệp nằm trong hệ thống các chế độ bảo hiểm xã hội? Hệ thống tổ chức bảo hiểm thất nghiệp?.v.v.Vẫn là những vấn đề cần được nghiên cứu và làm rõ.
3. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Đề tài có ba mục tiêu chủ yếu sau đây:
1. Làm rõ những vấn đề lý luận về thất nghiệp, trợ cấp thất nghiệp và bảo hiểm thất nghiệp
2. Đánh giá thực trạng thất nghiệp, nhu cầu và khả năng tham gia bảo hiểm thất nghiệp, thực trạng chính sách và công tác tổ chức triển khai BHTN ở nước ta.
3. Làm rõ quan điểm về tổ chức BHTN, đưa ra những kiến nghị và giải pháp tổ chức BHTN ở nước ta.
4. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
- Ngoài những phương pháp nghiên cứu khoa học kinh tế vẫn dùng như phương pháp tổng hợp, phân tích, so sánh., đề tài đặc biệt chú trọng tới các phương pháp sau đây: Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế. Đề tài sẽ dự kiến điều tra, ở một số địa phương, một số ngành có nhiều khả năng xảy ra thất nghiệp để làm rõ thực trạng thất nghiệp, nhu cầu và khả năng tham gia bảo hiểm thất nghiệp, lựa chọn mô hình tổ chức bảo hiểm thất nghiệp.
- Xử lý kết quả điều tra trên máy tính để xác định thực trạng, nhu cầu, khả năng tham gia bảo hiểm thất nghiệp xác định mô hình tổ chức bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam.
- Báo cáo chuyên đề và xin ý kiến các chuyên gia.
5. Phạm vi nghiên cứu
Do thời gian và kinh phí nghiên cứu có hạn, mặt khác đối tượng tham gia baỏ hiểm thất nghiệp chỉ là những người làm công ăn lương tập trung ở khu vực thành thị, nên việc nghiên cứu đề tài chỉ giới hạn ở phạm vi sau:
- Điều tra, khảo sát ở Thủ đô Hà Nội - một thành phố lớn có tỷ lệ thất nghiệp cao. Dự kiến đề tài sẽ khảo sát một số doanh nghiệp đại diện tại Hà Nội.
- Xin ý kiến một số chuyên gia thuộc các ngành Lao động và thương binh xã hội, tài chính, Bảo hiểm xã hội.
- Đề tài dự kiến làm rõ những nội dung Bảo hiểm thất nghiệp khi triển khai ở nước ta và mô hình tổ chức bảo hiểm thất nghiệp. Sau đó nêu lên những quan điểm và đưa ra những kiến nghị cũng như những giải pháp về tổ chức BHTN ở nước ta.
6. Địa chỉ ứng dụng của đề tài
- Bộ lao động và thương binh xã hội
- Bảo hiểm xã hội Việt Nam
- Các Trường Đại học khối kinh tế – Xã hội Việt Nam
7. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, đề tài gồm có ba chương:
- Chương I: Những vấn đề lý luận chung về thất nghiệp và bảo hiểm thất nghiệp
- Chương II: Thực trạng thất nghiệp và tổ chức BHTN ở Việt Nam
- Chương III: Kiến nghị và giải pháp về tổ chức BHTN ở Việt Nam
159 trang |
Chia sẻ: ngatran | Lượt xem: 2347 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tổ chức bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
TRANG
Danh mục các chữ viết tắt
4
Danh mục bảng/biểu/sơ đồ
5
Phần mở đầu
7
CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ THẤT NGHIỆP VÀ BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP
12
1.1. VẤN ĐỀ THẤT NGHIỆP TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG
12
1.1.1. Khái niệm và phân loại thất nghiệp
12
1.1.2. Nguyên nhân thất nghiệp
18
1.1.3. Hậu quả của thất nghiệp
20
1.1.4. Các chính sách và biện pháp áp dụng nhằm hạn chế và khắc phục tình trạng thất nghiệp
21
1.2. NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP
26
1.2.1. Những công ước quốc tế về Thất nghiệp và Bảo hiểm thất nghiệp
26
1.2.2. Những nội dung cơ bản của Bảo hiểm thất nghiệp
38
1.3. VẤN ĐỀ TỔ CHỨC BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP
50
1.3.1. Mô hình tổ chức Bảo hiểm thất nghiệp là một nhánh của bảo hiểm xã hội
51
1.3.2. Mô hình tổ chức cơ quan Bảo hiểm thất nghiệp độc lập
52
1.4. KINH NGHIỆM TỔ CHỨC BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP Ở CÁC NƯỚC
52
1.4.1. Kinh nghiệm của Cộng hoà Liên bang Đức
55
1.4.2. Kinh nghiệm của Trung quốc
59
1.4.3. Bảo hiểm thất nghiệp tại Thái Lan
63
1.4.4. Đánh giá chung
65
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG THẤT NGHIỆP, NHU CẦU VÀ KHẢ NĂNG THAM GIA BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP Ở VIỆT NAM
67
2.1. THỰC TRẠNG LAO ĐỘNG, VIỆC LÀM VÀ THẤT NGHIỆP Ở VIỆT NAM
67
2.1.1. THỰC TRẠNG VỀ LAO ĐỘNG VÀ VIỆC LÀM Ở VIỆT NAM
67
2.1.2. Thực trạng thất nghiệp ở Việt Nam
72
2.2. CÁC CHÍNH SÁCH, BIỆN PHÁP HẠN CHẾ VÀ GIẢI QUYẾT TÈNH TRẠNG THẤT NGHIỆP Ở NƯỚC TA TRONG NHỮNG NĂM VỪA QUA.
87
2.2.1. Chính sách dân số
87
2.2.2. Trợ cấp thôi việc và mất việc làm
88
2.2.3. Xúc tiến xuất khẩu lao động
93
2.2.4. Đầu tư phát triển kinh tế - xã hội và giải quyết công ăn việc làm cho người lao động
94
2.3. NHU CẦU THAM GIA VÀ KHẢ NĂNG ĐÁP ỨNG NHU CẦU BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP Ở VIỆT NAM
96
2.3.1. Nhu cầu tham gia bảo hiểm thất nghiệp
96
Khả năng đáp ứng nhu cầu bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam
104
CHƯƠNG III: NỘI DUNG VÀ MÔ HÌNH TỔ CHỨC BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP Ở VIỆT NAM
110
3.1. QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC VỀ BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP
110
3.2. NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP Ở VIỆT NAM
111
3.2.1. Đối tượng áp dụng
111
3.2.2. Hình thức triển khai
114
3.2.3. Điều kiện hưởng bảo hiểm thất nghiệp
115
3.2.4. Mức đóng góp bảo hiểm thất nghiệp
118
3.2.5. Mức hưởng và thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp
121
3.2.6. Các nội dung khác có liên quan
123
3.3. MÔ HÌNH TỔ CHỨC BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP Ở VIỆT NAM
125
3.3.1. Mô hình tổ chức bảo hiểm thất nghiệp của Việt Nam theo Nghị định 94/2008/NĐ-CP
126
3.3.2. Mô hình tổ chức bảo hiểm thất nghiệp độc lập do Bộ Lao động Thương binh và Xã hội quản lý
133
3.3.3. Mô hình tổ chức bảo hiểm thất nghiệp liên kết giữa Bộ Lao động Thương binh và Xã hội với cơ quan Bảo hiểm xã hội Việt Nam
134
3.4. KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP TỔ CHỨC BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP Ở VIỆT NAM
137
3.4.1. Kiến nghị
137
3.4.2. Giải pháp tổ chức thực hiện bảo hiểm thất nghiệp
139
KẾT LUẬN
143
DANH MôC tµi liÖu tham kh¶o
144
Phô lôc
Danh môc c¸c ch÷ viÕt t¾t
BHXH: Bảo hiểm xã hội
BHTN: Bảo hiểm thất nghiệp
BHYT: Bảo hiểm y tế
BHTM: Bảo hiểm thương mại
ASXH: An sinh xã hội
ILO: Tổ chức lao động quốc tế
WTO: Tổ chức thương mại thế giới
FDI: Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
VĐXH: Vốn đầu tư xã hội
GDP: Tổng sản phẩm quốc nội
XNK: Xuất nhập khẩu
XK: Xuất khẩu
BỘ LĐ-TB-XH: Bộ Lao động Thương binh và Xã hội
DANH MỤC CÁC BIỂU/HÌNH/SƠ ĐỒ
STT
Tên bảng/hình/sơ đồ
Trang
Bảng 1.1
Tỷ lệ thất nghiệp của thế giới và các khu vực (1996-2006)
15
Bảng 1.2
Tỷ lệ thất nghiệp ở một số quốc gia (1996-2006)
16
Sơ đồ 1
BHTN tại Đức
55
Bảng 1.3
Thời gian hưởng trợ cấp BHTN tại Đức
58
Bảng 2.1
Một số chỉ tiêu của kết quả điều tra 1/7/2007
67
Bảng 2.2
Lao động và cơ cấu lao động theo giới tính và (2003-2007)
68
Bảng 2.3
Cơ cấu lực lượng lao động theo vùng lãnh thổ (2003-2007)
68
Bảng 2.4
Cơ cấu lực lượng lao động theo khu vực thành thị và nông thôn (2003-2007)
69
Bảng 2.5
Cơ cấu lực lượng lao động theo trình độ chuyên môn kỹ thuật (2003-2007)
69
Bảng 2.6
Lao động có việc phân theo ngành kinh tế, thành phần kinh tế và vùng lãnh thổ (2003-2007)
71
Bảng 2.7
Tình hình thất nghiệp trong độ tuổi ở Việt Nam (2003-2007)
72
Bảng 2.8
Thất nghiệp trong độ tuổi ở Việt Nam phân theo khu vực thành thị và nông thôn (2003-2007)
73
Bảng 2.9
Thất nghiệp trong độ tuổi ở Việt Nam phân theo giới tính (2003-2007)
74
Bảng 2.10
Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi ở thành thị và tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở khu vực nông thôn theo vùng kinh tế (Giai đoạn 2003-2007)
75
Bảng 2.11
Tình hình lao động thiếu việc làm ở nước ta năm 2007
76
Bảng 2.12
Tình hình thất nghiệp phân theo độ tuổi (2005 và 2007)
77
Bảng 2.13
Kết quả điều tra tình hình thất nghiệp theo độ tuổi do Nhóm nghiên cứu đề tài thực hiện
78
Bảng 2.14
Kết quả điều tra về thời gian thất nghiệp do Nhóm nghiên cứu đề tài thực hiện
78
Bảng 2.15
Kết quả điều tra về nguyên nhân thất nghiệp do Nhóm nghiên cứu đề tài thực hiện
79
Bảng 2.16
Tình hình thất nghiệp ở khu vực thành thị phân theo trình độ học vấn năm 2006
80
Bảng 2.17
Tình hình thất nghiệp ở thành thị phân theo trình độ chuyên môn kỹ thuật năm 2006
81
Bảng 2.18
Tốc độ gia tăng dân số và nguồn lao động ở Việt Nam qua các thời kỳ (1960 - 2007)
88
Bảng 2.19
Thực trạng đầu tư ở Việt Nam (1991-2007)
95
Bảng 2.20
Số lượng, cơ cấu doanh nghiệp và lao động trong các doanh nghiệp phân theo các khu vực kinh tế
98
Bảng 2.21
Kết quả điều tra đánh giá về nhu cầu tham gia BHTN ở Việt Nam
100
Bảng 2.22
Số đơn vị tham gia BHXH trong cả nước
101
Bảng 2.23
Tỷ lệ các doanh nghiệp thực tế tham gia BHXH
102
Bảng 2.24
Số người lao động tham gia BHXH trong cả nước
103
Bảng 2.25
Tỷ lệ lao động trong các doanh nghiÖp
thùc tÕ tham gia BHXH
104
Bảng 2.26
Kết quả đánh giá mức đóng góp bảo hiểm thất nghiệp của người lao động, người sử dụng lao động và Nhà nước
107
Bảng 2.27
Thu nhập bình quân tháng của 1 người lao động làm công ăn lương và mức chi tiêu bình quân theo khu vực
108
Mô hình 3.1
Mô hình tổ chức BHXH Việt Nam
128
LỜI NÓI ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Thất nghiệp là một thực trạng tồn tại khách quan trong nền kinh tế thị trường, khi sức lao động được coi là hàng hoá và là hàng hoá đặc biệt. Tác động của thất nghiệp đến các vấn đề kinh tế, chính trị và xã hội của một đất nước thường ở các mức độ khác nhau tuỳ thuộc vào tỷ lệ thất nghiệp cao hay thấp. ở nước ta, tình hình thất nghiệp diễn biến phức tạp. Ngay trong những năm đầu chuyển sang nền kinh tế thị trường, mặc dù nhà nước, các địa phương và các doanh nghiệp đã có nhiều biện pháp khắc phục và giải quyết quyết tình trạng thất nghiệp, như: Xúc tiến tìm kiếm việc làm; Hợp tác xuất khẩu lao động; Trợ cấp thôi việc và mất việc làm.v.v… song thất nghiệp vẫn luôn là là một vấn đề xã hội nan giải. Thực chất, các biện pháp khắc phục và giải quyết tình trạng thất nghiệp đã và đang được áp dụng nói trên chỉ là những biện pháp “tình thế”. Nhận thức rõ vấn đề này, cũng như thấy rõ kinh nghiệm của các nước khi giải quyết tình trạng thất nghiệp và hậu quả của nó là phải triển khai “bảo hiểm thất nghiệp”, cho nên ngày 29 tháng 6 năm 2006 Quốc Hội nước ta đã thông qua Luật bảo hiểm xã hội và trong đó quy định bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 năm 2009 phải triển khai bảo hiểm thất nghiệp.
Tuy nhiên, bảo hiểm thất nghiệp là một vấn đề hoàn toàn mới mẻ đối với nước ta và chưa có tiền lệ. Mặc dù đã có một số công trình khoa học nghiên cứu về vấn đề này, nhưng mới chỉ là bước đầu và chưa lý giải thật rõ được những nội dung của bảo hiểm thất nghiệp như: Mức đóng góp của bên tham gia, điều kiện hưởng, mức hưởng trợ cấp thất nghiệp, hỗ trợ học nghề, hỗ trợ tìm kiếm việc làm.v.v.. và đặc biệt là công tác tổ chức BHTN ở nước ta như thế nào cho phù hợp vẫn chưa có một công trình nghiên cứu nào đề cập đến.
Chính vì những lý do đó, chúng tôi cho rằng việc nghiên cứu đề tài: “ Tổ chức bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam” trong điều kiện hiện nay có ý nghĩa thiết thực. Đề tài thực hiện thành công sẽ góp phần giúp ngành lao động và thương binh xã hội; ngành Bảo hiểm xã hội nước ta nhanh chóng tổ chức triển khai và đưa Luật bảo hiểm xã hội vào cuộc sống. Đồng thời, nội dung của đề sẽ là những căn cứ lý luận và thực tiễn giúp cơ quan quản lý nhà nước và cơ quan quản lí sự nghiệp về bảo hiểm xã hội nói chung và bảo hiểm thất nghiệp nói riêng xây dung, hoàn thiện và tổ chức triển khai chính sách bảo hiểm thất nghiệp sát thực và có hiệu quả.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực của đề tài.
a, Tình hình nghiên cứu ngoài nước.
Thất nghiệp và lạm phát là 2 vấn đề có quan hệ chặt chẽ với nhau, đồng thời cũng là 2 vấn đề nan giải và khó giải quyết đối với Chính phủ các nước. Bởi vậy, ngay sau khi ra đời, Tổ chức lao động quốc tế (ILO) đã phê chuẩn Công ước thất nghiệp C2 vào năm 1919. Tiếp đến các năm sau, tổ chức này còn phê chuẩn các Công ước: Công ước phòng chống thất nghiệp C44, năm 1934; Công ước An sinh xã hội C102, năm 1952; Công ước xúc tiến, hỗ trợ và bảo vệ phòng chống thất nghiệp C168 năm 1991. Những công ước này là định hướng cho các nước (tham gia phê chuẩn Công ước) hoạch định chính sách tìm kiếm biện pháp phòng chống thất nghiệp để bảo vệ người lao động và gia đình họ. Có 2 loại chính sách mà nhiều nước đã hoạch định và tổ chức thực hiện, đó là: Chính sách Bảo hiểm thất nghiệp và chính sách Bảo hiểm xã hội (trong đó, có chế độ trợ cấp thất nghiệp). Để hoạch định và tổ chức thực hiện được những chính sách này là hoàn toàn phụ thuộc và điều kiện kinh tế, chính trị và xã hội của từng nước. Tuy nhiên có một số nhà khoa học đã công bố những công trình nghiên cứu của mình liên quan đến bảo hiểm thất nghiệp và trợ cấp thất nghiệp. Điển hình như: ở Cộng hoà Liên Bang Đức có Schmid, G; ở Mỹ có Wernev, H và Wayne Nafziger, E; ở Anh có DaVid, W và Pearce, ở Nga có V.Pap Lốp;.v.v ..
Nhìn chung, những công trình nghiên cứu của các tác giả mới chỉ tập trung chủ yếu vào phản ánh thực trạng thất nghiệp, nguyên nhân và hậu quả thất nghiệp trong một giai đoạn nào đó, ở những nước và những khu vực nào đó trên thế giới. Có một một số nghiên cứu đã tiếp cận với bảo hiểm thất nghiệp và trợ cấp thất nghiệp, song mới chỉ đưa ra những định hướng về đối tượng tham gia, mức trợ cấp và thời gian trợ cấp thất nghiệp. Do đây là một vấn đề kinh tế – xã hội đặc thù của từng nước, cho nên chưa có một công trình nào bàn về tổ chức bảo hiểm thất nghiệp. Chính vì vậy, những nghiên cứu của các tác giả kể trên có chăng chỉ là để tham khảo trong quá trình tổ chức bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam.
Tóm lại, các nghiên cứu nước ngoài mới chỉ đề cập đến một số khía cạnh của bảo hiểm thất nghiệp và trợ cấp thất nghiệp. Vì thế, cơ sở lý luận và thực tiễn để tổ chức bảo hiểm thất nghiệp ở nước ta cần phải được quan tâm nghiên cứu.
b, Tình hình nghiên cứu trong nước.
Ngay sau khi nền kinh tế nước ta chuyển sang cơ chế thị trường, hiện tượng thất nghiệp đã bắt đầu xuất hiện và tình trạng thất nghiệp có xu hướng ngày càng gia tăng, kể cả ở khu vực nông thôn và thành thị. Chính vì vậy, Bảo hiểm thất nghiệp và trợ cấp thất nghiệp đã bắt đầu thu hút sự quan tâm của nhiều nhà khoa học và nhiều nhà quản lý.
Năm 1993, trong cuốn “ Một số vấn đề về chính sách bảo hiểm xã hội ở nước ta hiện nay” do Nhà xuất bản lao động phát hành, tác giả Nguyễn Văn Phần đã có một bài viết với tiêu đề: “Một số ý kiến về trợ cấp thất nghiệp và trợ cấp hưu trí”. Nội dung bài viết mới chỉ đề cập đến khái niệm về trợ cấp thất nghiệp và sự cần thiết phải có trợ cấp thất nghiệp cho người lao động trong cơ chế thị trường .
Năm 2000, TS.Nguyễn Văn Định và các cộng sự của bộ môn Kinh Tế Bảo hiểm - Trường Đaị học Kinh Tế Quốc Dân thực hiện một đề tài khoa học cấp bộ, mã số B2000 - 38- 62 : “Tổ chức bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam trong điều kiện kinh tế thị trường”. Tuy nhiên, do thời gian và kinh phí có hạn và khi đó luật Bảo hiểm xã hội chưa ra đời cho nên nội dung của đề tài này mới chỉ dừng lại ở một số nội dung chủ yếu mang tính định tính như: Sự cần thiết khách quan phải triển khai Bảo hiểm thất nghiệp, phân tích thực trạng thất nghiệp và nêu lên một số quan điểm chung khi tổ chức triển khai Bảo hiểm thất nghiệp ở nước ta .
Trong cuốn sách “ Bảo hiểm xã hội - những điều cần biết ” do Nhà xuất bản thống kê phát hành năm 2001, PGS.TS Nguyễn Văn Kỷ đã có một bài viết : “Luật bảo hiểm xã hội và vấn đề bảo hiểm thất nghiệp”. Nội dung bài viết chỉ tập trung vào một khía cạnh nhỏ là: Khi xây dựng luật Bảo hiểm xã hội ở nước ta có nên hay không nên đề cập đến vấn đề bảo hiểm thất nghiệp. Năm 2003, tại buổi hội thảo khoa học “Hoàn thiện chính sách tài chính đảm bảo an ninh xã hội” do Bộ tài chính tổ chức, TS. Đặng Anh Duệ đã có bài báo tham luận : “ Để xây dựng và thực hiện chế độ bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam”. Bài báo này mới chủ yếu tập trung nêu lên sự cần thiết phải có chế độ bảo hiểm thất nghiệp trong hệ thống các chế độ bảo hiểm xã hội ở Việt Nam và điều kiện về mặt tài chính để xây dựng và thực hiện chế độ này.
Năm 2004, TS. Nguyễn Huy Ban và các cộng sự tại Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã thực hiện một chuyên đề khoa học: “Nghiên cứu những nội dung cơ bản của bảo hiểm thất nghiệp hiện đại - vấn đề lựa chọn hình thức trợ cấp thất nghiệp ở Việt Nam”. Trong chuyên đề này, một số nội dung của bảo hiểm thất nghiệp đã bước đầu được đề cập, một số quan điểm khi lựa chọn hình thức trợ cấp thất nghiệp ở nước ta đã được đưa ra. Song, việc phân biệt giữa bảo hiểm thất nghiệp và trợ cấp thất nghiệp chưa được nghiên cứu, vấn đề tổ chức bảo hiểm thất nghiệp ở nước ta chưa được làm rõ.
Nhìn chung, cho đến nay chưa có một công trình nghiên cứu nào nghiên cứu một cách có hệ thống và toàn diện về tổ chức bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam. Đặc biệt là nội dung của bảo hiểm thất nghiệp trong điều kiện ở nước ta? Triển khai bảo hiểm thất nghiệp độc lập hay xây dựng chế độ trợ cấp thất nghiệp nằm trong hệ thống các chế độ bảo hiểm xã hội? Hệ thống tổ chức bảo hiểm thất nghiệp?.v.v.Vẫn là những vấn đề cần được nghiên cứu và làm rõ.
3. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Đề tài có ba mục tiêu chủ yếu sau đây:
1. Làm rõ những vấn đề lý luận về thất nghiệp, trợ cấp thất nghiệp và bảo hiểm thất nghiệp
2. Đánh giá thực trạng thất nghiệp, nhu cầu và khả năng tham gia bảo hiểm thất nghiệp, thực trạng chính sách và công tác tổ chức triển khai BHTN ở nước ta.
3. Làm rõ quan điểm về tổ chức BHTN, đưa ra những kiến nghị và giải pháp tổ chức BHTN ở nước ta.
4. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
- Ngoài những phương pháp nghiên cứu khoa học kinh tế vẫn dùng như phương pháp tổng hợp, phân tích, so sánh..., đề tài đặc biệt chú trọng tới các phương pháp sau đây: Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế. Đề tài sẽ dự kiến điều tra, ở một số địa phương, một số ngành có nhiều khả năng xảy ra thất nghiệp để làm rõ thực trạng thất nghiệp, nhu cầu và khả năng tham gia bảo hiểm thất nghiệp, lựa chọn mô hình tổ chức bảo hiểm thất nghiệp.
- Xử lý kết quả điều tra trên máy tính để xác định thực trạng, nhu cầu, khả năng tham gia bảo hiểm thất nghiệp xác định mô hình tổ chức bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam.
- Báo cáo chuyên đề và xin ý kiến các chuyên gia.
5. Phạm vi nghiên cứu
Do thời gian và kinh phí nghiên cứu có hạn, mặt khác đối tượng tham gia baỏ hiểm thất nghiệp chỉ là những người làm công ăn lương tập trung ở khu vực thành thị, nên việc nghiên cứu đề tài chỉ giới hạn ở phạm vi sau:
- Điều tra, khảo sát ở Thủ đô Hà Nội - một thành phố lớn có tỷ lệ thất nghiệp cao. Dự kiến đề tài sẽ khảo sát một số doanh nghiệp đại diện tại Hà Nội.
- Xin ý kiến một số chuyên gia thuộc các ngành Lao động và thương binh xã hội, tài chính, Bảo hiểm xã hội.
- Đề tài dự kiến làm rõ những nội dung Bảo hiểm thất nghiệp khi triển khai ở nước ta và mô hình tổ chức bảo hiểm thất nghiệp. Sau đó nêu lên những quan điểm và đưa ra những kiến nghị cũng như những giải pháp về tổ chức BHTN ở nước ta.
6. Địa chỉ ứng dụng của đề tài
- Bộ lao động và thương binh xã hội
- Bảo hiểm xã hội Việt Nam
- Các Trường Đại học khối kinh tế – Xã hội Việt Nam
7. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, đề tài gồm có ba chương:
- Chương I: Những vấn đề lý luận chung về thất nghiệp và bảo hiểm thất nghiệp
- Chương II: Thực trạng thất nghiệp và tổ chức BHTN ở Việt Nam
- Chương III: Kiến nghị và giải pháp về tổ chức BHTN ở Việt Nam
CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ THẤT NGHIỆP VÀ BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP
1.1 VẤN ĐỀ THẤT NGHIỆP TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG
1.1.1 Khái niệm và phân loại thất nghiệp
1.1.1.1 Khái niệm thất nghiệp
Thất nghiệp, hiểu theo nghĩa chung nhất là tình trạng tồn tại khi một bộ phận người lao động muốn làm việc nhưng không có việc làm.
Còn về “người thất nghiệp” thì theo định nghĩa của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) đưa ra tại Hội nghị lần thứ 13 các nhà Thống kê Lao động quốc tế, tháng 10 - năm 1982: Người thất nghiệp là những người trong độ tuổi lao động, có khả năng lao động, hiện tại không có việc làm, muốn làm việc và hiện rất sẵn sàng để làm việc, đang tích cực tìm kiếm việc làm.
Các định nghĩa này cho thấy, không phải người nào không có việc làm cũng được xếp vào nhóm “người thất nghiệp”, mà chỉ những người “trong độ tuổi lao động, có khả năng lao động, đang không có việc làm, đang đi tìm việc làm” thì mới được coi là người thất nghiệp. Sở dĩ người thất nghiệp phải là người “trong độ tuổi lao động, có khả năng lao động” là vì, về mặt tự nhiên mà nói, con người chỉ có thể lao động khi cơ thể đạt đến một sự phát triển về thể lực - tức là phải đạt đến một độ tuổi nào đó. Ví dụ nhiều quốc gia trên thế giới quy định, độ tuổi lao động là từ 16-60 đối với nữ và từ 16-50 đối với nam. (Giới hạn dưới của tuổi lao động là độ tuổi mà những người tới độ tuổi này có thể tham gia lao động, còn giới hạn trên của tuổi lao động là độ tuổi mà những người vượt quá độ tuổi đó thì khả năng lao động suy giảm rõ rệt). Và có một thực tế là không phải tất cả những người trong độ tuổi lao động đều có thể tham gia lao động, mà có một bộ phận do những nguyên nhân nào đó (tàn tật, tai nạn…) dẫn đến không có khả năng lao động .
Bên cạnh các đặc trưng “trong độ tuổi lao động, có khả năng lao động”, người thất nghiệp còn phải là người “đang không có việc làm, đang đi tìm việc làm”. “Đang đi tìm việc làm” theo ILO là việc “tiến hành những bước đi cụ thể nhằm tìm kiếm việc làm được trả công hoặc tự tạo việc làm. Những bước đi cụ thể này bao gồm: Đăng ký tìm việc tại các trung tâm giới thiệu việc làm của Nhà nước hay của tư nhân; nộp đơn xin việc trực tiếp cho các chủ sử dụng lao động; tìm kiếm việc làm tại các công trường, nông trang, cổng nhà máy…; tìm kiếm và trả lời các quảng cáo việc làm trên báo chí; nhờ bạn bè, người thân giúp tìm việc làm; tìm địa điểm, máy móc, thiết bị, thu xếp các nguồn tài chính, xin giấy phép… chuẩn bị cho việc tự kinh doanh.” Như vậy những người trong độ tuổi lao động, có khả năng lao động nhưng đang đi học, đang thực hiện các nghĩa vụ với Nhà nước, đang làm công việc nội trợ hoặc không có nhu cầu làm việc đều không được coi là người thất nghiệp.
Từ các đặc trưng trên có thể thấy “người thất nghiệp” có thể thuộc một trong các dạng sau:
Những người mới đến tuổi lao động, học sinh, sinh viên mới tốt nghiệp hoặc thô