Đề tài Tổ chức hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Xí nghiệp khai thác kinh doanh vật liệu xây dựng

Sau khi ký hiệp định Pari về việc chấm dứt chiến tranh phá hoại Miền Bắc, nhiệm vụ đặt ra là nhanh chóng khôi phục nền kinh tế hàn gắn vết thương chiến tranh xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Miền Bắc làm hậu phương cho Miền Nam thống nhất đất nước. Đứng trước tình hình đó để đáp ứng nhu cầu xây dựng và mở rộng thủ đô Hà Nội, ngày 18-4-1969 Bộ xây dựng ra quyết định số 393/BKT thành lập xí nghiệp cát sỏi Sông Lô có trụ sở tại Sông Lô xã An Đạo-Phong Châu-Vĩnh Phú (cũ). Đến tháng 8 năm 1972 xí nghiệp cát sỏi Sông Lô được đổi tên thành xí nghiệp cát sải số 1 là một trong 10 xí nghiệp đá cát sỏi thuộc Bộ xây dựng. Đến tháng 4 - 1990 để đảm bảo cho nhu cầu ngày càng lớn về vật liệu xây dựng cho công tác xây dựng cơ bản ở thủ đô Hà Nội và mở rông xí nghiệp, Bộ trưởng Bộ xây dựng đã quyết định sát nhập xí nghiệp vận tải thủy - Gia Lâm và xí nghiệp cát sỏi số 1 bàn giao trạm cát sỏi Chèm cho xí nghiệp lúc này trụ sở của xí nghiệp đặt tại bến Chèm - Từ Liêm, đồng thời là nơi tập kết và tiêu thụ sản phẩm. Song do sự thay đổi của cơ cấu tổ chức, Bộ xây dựng nói chung và liên hiệp các xí nghiệp nói riêng, đầu năm 1996 liên hiệp các xí nghiệp đổi tên thành công ty vật liệu xây dựng Bộ xây dựng.

doc69 trang | Chia sẻ: maiphuong | Lượt xem: 1404 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tổ chức hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Xí nghiệp khai thác kinh doanh vật liệu xây dựng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC  Trang   Phần I: Giới thiệu về xí nghiệp khai thác kinh doanh vật liệu xây dựng  4   I. Quá trình hình thành và phát triển  4   II. Nhiệm vụ và quyền hạn  5   1. Nhiệm vụ  5   2. Quyền hạn  6   III. Các nhân tố ảnh hưởng đến điều kiện SXKD  6   1. Đặc điểm tổ chức sản xuất  6   2. Đặc điểm tổ chức quản lý  8   3. Đặc điểm của Bộ máy kế toán  9   Phần II. Hạch toán chi phí SXKD và tính giá thành sản phẩm  14   I. Ý nghĩa - vai trò nhiệm vụ tổ chức hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.  14   1. Ý nghĩa - của việc tổ chức hạch toán chi phí sản xuất Z SP.  14   2. Vai trò của tổ chức hạch toán chi phí sản xuất và tính Z SP.  16   3. Nhiệm vụ của tổ chức hạch toán.  16   II. Phân loại chi phí.  17   1. Chi phí sản xuất trong doanh nghiệp.  17   a - Phân loại chi phí sản xuất theo nội dung tính chất kinh tế của chi phí.  17   b - Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh theo mục đích công dụng của chi phí.  18   b.1. Chi phí sản xuất chế tạo sản phẩm.  18   b.2. Chi phí bán hàng  19   b.3. Chi phí quản lý doanh nghiệp.  19   b.4. Chi phí hoạt động khác.  19   2. Giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất.  20   a - Giá thành kế hoạch  21   b - Giá thành định mức.  21   c- Giá thành thực tế.  21   3. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là tính giá thành sản phẩm.  22   a - Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất.  22   b - Đối tượng tính giá thành.  23   c. Phân biệt đối tượng tổ chức hạch toán chi phí sản xuất và đối tượng tính z sản phẩm.  24   III. Nội dung của tổ chức hạch toán chi phí sản xuất ở doanh nghiệp.  24   1. Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.  24   2. Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp  27   3. hạch toán và phân bổ chi phí sản xuất chung.  28   4. Tập hợp chi phí sản xuất đánh giá dở dang.  29   a - Đánh giá sản phẩm làm dở dang chi phí nguyên vật liệu trực tiếp  30   b - Đánh giá sản phẩm làm dở theo chi phí định mức.  30   c - Đánh giá sản phẩm làm dở cuối kỳ theo phương pháp HT - Tương đương.  30   IV. Các phương pháp tính giá thành trong các doanh nghiệp sản xuất.  31   1. Phương pháp tính giá theo đơn đặt hàng.  32   2. Phương pháp tính giá thành giản đơn.  33   3. Phương pháp tính giá thành phân bước.  33   a - Phương pháp tính giá thành phân bước có tính giá thành nửa thành phẩm.  33   b - Phương pháp tính giá thành phân bớc không tính z nửa thàn phẩm.  34   Phần III: Tổ chức hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở xí nghiệp khai thác kinh doanh VLXD.  36   1. Đặc điểm chi phí sản xuất - cách phân loại chi phí ở xí nghiệp.  36   a - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (NVLTT).  36   b - Chi phí sản xuất chung (SXC).  36   2. Đối tượng tổ chức hạch toán chi pghí sản xuất và tính z sản phẩm ở xí nghiệp.  37   a - Đối tượng là phương pháp tổ chức hạch toán ở xí nghiệp (XN).  37   a.1 - Hạch toán chi phí NVLTT.  38   a.2 - Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp (NCTT)  43   a.3 - hạch toán chi phí sản xuất chung.  49   b - Tổ chức hạch toán, tính giá thành sản phẩm ở xí nghiệp.  55   b.1 - Chi phí NVLTT.  56   b.2 - Chi phí NCTT.  57   b.3 - CHi phí SXC.  58   b.4 - Chi phí mua hàng hoá  59   Phần IV: Kết luận.  60   PHẦN I GIỚI THIỆU VỀ XÍ NGHIỆP KHAI THÁC KINH DOANH VẬT LIỆU XÂY DỰNG Trụ sở: Chèm - Thuỵ Phượng - Từ Liêm - Hà Nội I/ QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN Sau khi ký hiệp định Pari về việc chấm dứt chiến tranh phá hoại Miền Bắc, nhiệm vụ đặt ra là nhanh chóng khôi phục nền kinh tế hàn gắn vết thương chiến tranh xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Miền Bắc làm hậu phương cho Miền Nam thống nhất đất nước. Đứng trước tình hình đó để đáp ứng nhu cầu xây dựng và mở rộng thủ đô Hà Nội, ngày 18-4-1969 Bộ xây dựng ra quyết định số 393/BKT thành lập xí nghiệp cát sỏi Sông Lô có trụ sở tại Sông Lô xã An Đạo-Phong Châu-Vĩnh Phú (cũ). Đến tháng 8 năm 1972 xí nghiệp cát sỏi Sông Lô được đổi tên thành xí nghiệp cát sải số 1 là một trong 10 xí nghiệp đá cát sỏi thuộc Bộ xây dựng. Đến tháng 4 - 1990 để đảm bảo cho nhu cầu ngày càng lớn về vật liệu xây dựng cho công tác xây dựng cơ bản ở thủ đô Hà Nội và mở rông xí nghiệp, Bộ trưởng Bộ xây dựng đã quyết định sát nhập xí nghiệp vận tải thủy - Gia Lâm và xí nghiệp cát sỏi số 1 bàn giao trạm cát sỏi Chèm cho xí nghiệp lúc này trụ sở của xí nghiệp đặt tại bến Chèm - Từ Liêm, đồng thời là nơi tập kết và tiêu thụ sản phẩm. Song do sự thay đổi của cơ cấu tổ chức, Bộ xây dựng nói chung và liên hiệp các xí nghiệp nói riêng, đầu năm 1996 liên hiệp các xí nghiệp đổi tên thành công ty vật liệu xây dựng Bộ xây dựng. Ngày 29-2-1996 công ty vật liệu xây dựng đã ra quyết định số 01/CtyTC-HC về việc thành lập xí nghiệp cát sỏi trực thuộc công ty vật liệu xây dựng - Bộ xây dựng đồng thời tách riêng vận tải thuỷ và phân xưởng sửa chữa phương tiện thuỷ (tại Gia Lâm) của xí nghiệp cát sỏi thành xí nghiệp vận tải thủy trực thuộc công ty Vật liệu xây dựng - Bộ xây dựng để tạo điều kiện cho việc khai thác và sản xuất kinh doanh cát vàng và sỏi xô của xí nghiệp Bộ xây dựng đã quyết định bàn giao xí nghiệp cát sỏi trực thuộc công ty vật liệu xây dựng - Bộ xây dựng cho Tổng công ty Sông Hồng và đổi tên thành công ty Xây lắp và kinh doanh vật liệu xây dựng trực thuộc Tổng công ty Sông Hồng theo quyết định số 78/BXD-TCLĐ ngày 17-2-1997. Cho đến ngày 7-2-1999 căn cứ vào tình hình phát triển và đặc điểm sản xuất kinh doanh Bộ trưởng Bộ xây dựng ra quyết định số 80 ngày 18-1-1999 đổi tên công ty khai thác kinh doanh vật liệu xây dựng thành Xí nghiệp khai thác kinh doanh vật liệu xây dựng. II/ NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN 1. Nhiệm vụ: - Khai thác và kinh doanh các loại cát-sỏi xây dựng theo kế hoạch của Bộ xây dựng giao cho - Tiêu thụ sản phẩm cho xây dựng cơ bản khu vực Hà Nội và Vĩnh Phúc. - Bảo quản tốt và tận dụng công suất máy móc thiết bị công cụ đã được trang bị đồng thời coi trọng cải tiến kỹ thuật cải tiến tổ chức trong quá trình sản xuất và kinh doanh nhằm không ngừng nâng cao năng suất lao động. - Quản lý chặt chẽ tài sản-vật tư-tài chính. - Lãnh đạo cán bộ công nhân viên hăng hái thi đua trong công việc. 2. Quyền hạn. - Sử dụng quản lý nhân lực vật tư tài chính theo chế độ hiện hành - Được mở tài khoản kế toán và vay tiền ở ngân hàng - Được dùng con dấu theo mẫu quy định III/ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐIỀU KIỆN SẢN XUẤT KINH DOANH 1. Đặc điểm tổ chức sản xuất - Là một đơn vị có đặc điểm sản xuất là khai thác giữa lòng Sông Lô do đó khi khai thác được sản phẩm cần phải có phương tiện vận chuyển vào bờ để tiêu thụ, chính vì thế mà xí nghiệp đã tổ chức 3 đội sản xuất phù hợp với quy trình sản xuất kinh doanh đó là: + Đội khai thác vận tải và sửa chữa có nhiệm vụ khai thác cát vàng, cát đen, vận tải hàng hoá từ Việt Trì -> Chèm và sửa chữa các thiết bị vận tải các loại. + Đội bốc dỡ: Có nhiệm vụ bốc dỡ cát sỏi từ xà lan lên bằng máy xúc KM 602 hoặc bốc dỡ cát sỏi từ bãi lên phương tiện tiêu thụ sản phẩm. + Đội thủ công: Có nhiệm vụ gon vét cát sỏi ở xà lan thành từng mô gon để máy xúc bốc hàng được nhanh và hạn chế hao hụt sản phẩm do máy không có khả năng gon vét sạch sản phẩm ở xà lan được Mô hình sản xuất ở K T và kinh doanh vật liệu xây dựng Là một doanh nghiệp mà sản phẩm sản xuất ra chính là nguồn tài nguyên thiên nhiên mà xí nghiệp khai thác giữa lòng sông Lô đối với sản phẩm cát vàng và cát đen nên sản phẩm của xí nghiệp có đặc thù là: Một máy xúc KM 602 đặt trên Pông tông ở giữa sông để khai thác khi Pông tông khai thác thì phải kèm theo một đoàn xà lan túc trực bên cạnh để làm nhiệm vụ vận chuyển sản phẩm vào bờ thì tại cảng bốc hàng có đặt máy xúc KM 602 để sẵn sàng làm nhiệm vụ bốc sản phẩm từ xà lan lên bờ, hoặc bốc hàng từ xà lan lên phương tiện tiêu thụ sản phẩm sau khi thủ kho nghiệm thu sản phẩm đã được đo đạc, kiểm nhận khối lượng sản phẩm nhập kho. Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm ở xí nghiệp KT và KDVLXD 2. Đặc điểm tổ chức quản lý Xí nghiệp khai thác và kinh doanh vật liệu xây dựng tổ chức quản lý trực tiếp tức là các phòng ban trực tiếp quản lý sản xuất theo chức năng nhiệm vụ của phòng giúp giám đốc có quyết định kịp thời và đúng đắn mọi kế hoạch sản xuất kinh doanh của xí nghiệp. Bộ máy quản lý của xí nghiệp bao gồm: - Ban Giám đốc: chịu trách nhiệm và chỉ đạo toàn bộ bộ máy quản lý cũng như đợt sản xuất của xí nghiệp. - Một phó giám đốc chịu trách nhiệm quản lý trực tiếp bộ máy quản lý và giúp giám đốc chỉ đạo đợt sản xuất khi giám đốc vắng mặt. - Các phòng ban: + Phòng tổ chức hành chính: Có nhiệm vụ quản lý và giải quyết mọi vấn đề liên quan đến nhân sự (quản lý hồ sơ cán bộ công nhân viên chức xét nâng lương cho cán bộ công nhân viên, quản lý y tế ngoài ra còn làm quyết toán lương cho xí nghiệp. + Phòng kế hoạch - kỹ thuật vật tư: Có nhiệm vụ nghiên cứu và lập kế hoạch kịp thời cho sản xuất kinh doanh, cung ứng đầy đủ vật tư cho toàn bộ các máy móc làm việc phục vụ sản xuất và làm cố vấn cho đợt sản xuất về mặt kỹ thuật đối với máy móc phương tiện thiết bị đến thời kỳ trùng tu đại tu và sửa chữa đột suất. + Phòng tài chính kế toán: Có nhiệm vụ thực hiện công tác hạch toán kế toán của xí nghiệp theo đúng chế độ của Nhà nước, cung cấp các số liệu thông tin chính xác kịp thời đầy đủ của tất cả các hoạt động sản xuất kinh doanh. Đồng thời có nhiệm vụ cân đối nguồn vốn đảm bảo tiến độ hoạt động phù hợp với sản xuất kinh doanh của xí nghiệp. + Phòng kinh doanh: Có nhiệm vụ đi đến các địa điểm có công trình xây dựng để chào bán sản phẩm của đơn vị mình và giúp cho việc hàng hoá tiêu thụ một cách nhanh chóng hơn. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của xí nghiệp khai thác và kinh doanh vật liệu xây dựng Biểu số 03 3. Đặc điểm của bộ máy kế toán - Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán: Đứng đầu phòng tài chính kế toán là trưởng phòng tài chính kế toán tiếp đó là các nhân viên kế toán, thủ quỹ, phòng được đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của giám đốc công ty. Phòng kế toán có 4 người công việc được phân công cụ thể như sau: + Trưởng phòng tài chính kế toán: Đìêu hành chung công việc của phòng tài chính kế toán là người giúp giám đốc tổ chức chỉ đạo thực hiện toàn bộ công tác kế toán, có nhiệm vụ lập báo cáo tài chính kế toán va tính giá thành sản phẩm. + Một kế toán thanh toán kiểm kê tài sản cố định tiền lương, bảo hiểm xã hội có nhiệm vụ theo dõi các khoản thanh toán bằng tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, thanh toán lương hàng tháng cho cán bộ công nhân viên theo dõi tiến hành tăng giảm tài sản cố định, trích khấu hao TSCĐ. + Một kế toán tiêu thụ sản phẩm hạch toán chi phí sản xuất sản phẩm: Có nhiệm vụ theo dõi tiến hành tiêu thụ sản phẩm của công ty và hàng thanh toán công nợ với khách hàng đồng thời hàng tháng có nhiệm vụ tổng hợp các chi phí sản xuất để trưởng phòng tính giá thành sản phẩm. + Một kế toán vật tư kiêm thủ quỹ: Có nhiệm vụ theo dõi nhập-xuất-tồn vật tư trong kỳ và đồng thời có nhiệm vụ thu - chi tiền mặt, quản lý quỹ tiền mặt của công ty Mô hình tổ chức bộ máy kế toán - Hình thức kế toán mà công ty đang áp dụng hiện nay là hình thức kế toán tập trung theo hình thức nhật ký chung. - Phương pháp kế toán mà công ty đang áp dụng là phương pháp kê khai thường xuyên kỳ hạch toán theo tháng và báo cáo quyết toán theo quý. - Hệ thống sổ sách kế toán áp dụng gồm có: + Sổ kế toán tổng hợp gồm sổ nhật ký chung, sổ nhật ký đặc biệt và sổ cái có tài khoản + Sổ kế toán chi tiết gồm: Sổ chi tiết tài sản cố định sổ chi tiết thanh toán với người mua, người bán, sổ chi tiết vật tư, thẻ kho, sổ chi tiết tiền lương… + Ngoài ra còn có các bảng phân bổ như phân bổ tiền lương và BHXH phân bố khấu hao tài sản cố định, phân bố nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ. Sơ đồ trình tự ghi sổ theo hình thức nhật ký chung - Trình tự hạch toán như sau: + Kế toán vật tư kiêm thủ quĩ: Căn cứ vào phiếu thu - chi (có đầy đủ chữ ký) vào sổ quỹ hàng ngày ( có số tồn quỹ) sau đó giao ngay báo cáo quỹ cho kế toán thanh toán theo dõi đối chiếu và kiểm tra. Còn vật tư thì căn cứ vào phiếu xuất - nhập vật tư của thủ kho đối chiếu kiểm tra thẻ kho, lấy số tồn cuối sau đó từ phiếu nhập - xuất lên bảng kê chi tiết nhập - xuất vật tư từ bảng kê xuất vật tư lên bảng phân bố nguyên vật liệu công cụ dụng cụ. + Kế toán thanh toán kiêm tài sản cố định: Kế toán thanh toán căn cứ vào báo cáo quỹ tiền mặt (đã kiểm tra) vào sổ nhật ký thu - chi tiền mặt. Hàng tháng đến kỳ thanh toán lương cho cán bộ công nhân viên (căn cứ vào bảng thanh toán lương) trích bảo hiểm xã hội - KDCĐ theo tỷ lệ quy định sau đó vào sổ chi tiết tiền lương và lên bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội. + Kế toán TSCĐ hàng tháng trích khấu hao cơ bản lên bảng phân bố và tính khấu hao. Nếu phát sinh tăng - giảm TSCĐ thì căn cứ vào biên bản tăng - giảm TSCĐ và các chứng từ liên quan kèm theo để vào sổ chi tiết tài sản cố định. + Kế toán tiêu thụ sản phẩm kiêm tổng hợp chi phí sản xuất. Căn cứ vào phiếu nhập - xuất sản phâm vào sổ chi tiết thanh toán với người mua và người bán (mở sổ theo dõi cho riêng từng khách hàng một) để cuối tháng đối chiếu và có nhiệm vụ quyết toán với khách hàng. Sau đó lên bảng kê nhập - xuất sản phẩm vào sổ nhật ký đặc biệt và bản kê chi tiết thanh toán với người mua và phải trả người cung cấp. Sau khi tất cả kế toán đã làm song hết chi tiết kế toán tổng hợp đối chiếu từng tài khoản để vào sổ nhật ký chung, vào sổ nhật ký chung thì căn cứ vào các bảng kê chi tiết tài khoản (131,141,331…) và các bản phân bổ tiền lương. BHXH trích khấu hao tài sản cố định, phân bố vật liệu công cụ dụng cụ vào từng tài khoản một. Bước cuối cùng phòng tài vụ sẽ tính giá thành sản phẩm (sau khi đã tổng hợp tất cả các chi phí sản xuất ) vào sổ cái. Khi vào sổ cái căn cứ vào nhật ký chung và các sổ nhật ký đặc biệt như (nhật ký thu - chi tiền mặt, nhật ký bán hàng) sau đó từng quý lên bảng cân đối, tài sản và báo cáo kết quả kinh doanh (Báo cáo quyết toán) Chỉ tiêu sản xuất - kinh doanh năm 1998-2000 STT  Chỉ tiêu  ĐVT  Năm 1998  Năm 1999  Năm 2000   1  Vốn sản xuất kinh doanh  Tr.đ      -  Vốn cố định   8.881  4.851  5.172   -  Vốn lưu động       2  Sản lượng sản phẩm  m3      -  Cát vàng   325.600  131.137  213.215   -  Cát đen   63.460  52.531  55.630   -  Sỏi   22.160  6.900  3.500   3  Doanh thu nộp thuế  Tr.đ  7.660  3.600  4.500   4  Các khoản thu nộp thuế  Tr.đ  473,6  18,4  18,4   -  Thuế (GTGT)   218,4  18,4  18,4   5  Lao động  Người  169  169  127   6  Thu nhập  1000đ/người  450  350  350   PHẦN II HẠCH TOÁN CHI PHÍ SXKD VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÍ NGHIỆP KHAI THÁC VÀ KINH DOANH VLXD I.Ý NGHĨA - VAI TRÒ NHIỆM VỤ CỦA TỔ CHỨC HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SP. 1/ ý nghĩa của tổ chức hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành SP. Nền kinh tế nước ta hiện nay đang phát triển theo hướng nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của nhà nước. Một doanh nghiệp muốn tạo được chỗ đứng vững chắc trên thị trường trước hết sản phẩm phải đạt được hai yêu cầu. Chất lượng cao và giá thành hạ để tính toán chính xác giá thành sản phẩm. Doanh nghiệp phải trú trọng làm tốt công tác chức hạch chi sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Công tác này không chỉ có ý nghĩa đối với riêng doanh nghiệp mà còn có ý nghĩa đối với cả nhà nước và các bên có liên quan. Đối với doanh nghiệp: Trong nền kinh tế bao cấp trước kia mọi hoạt động sản xuất kinh doanh đều được thực hiện theo kế hoạch của nhà nước từ khâu thu mua nguyên vật liệu, tư liệu sản xuất đến khâu tiêu thụ sản phẩm đều thông qua hàng loạt các chỉ tiêu pháp lệnh với một hệ thống giá cả cứng nhắc. Công tác tổ chức hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp chỉ quan tâm đến việc điều chỉnh số liệu chi phí, giá thành cho phù hợp với kế hoạch định trước. Trong nền kinh tế hiện nay làm tốt công tác tổ chức hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm sẽ giúp nghiệp nhận thức đúng đắn thực trạng quá trình sản xuất quản lý cung cấp các thông tin cần thiết một cách kịp thời chính xác cho bộ máy lãnh đạo để có những chiến lược, các biện pháp phù hợp nhằm tiết kiệm tối đa chi phí sản xuất tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp đồng thời còn giúp cho doanh nghiệp có kế hoạch sử dụng vốn cho hiệu quả đảm bảo tính chủ động trong sản xuất kinh doanh, chủ động về tài chính. Đối với nhà nước: Làm tốt công tác tổ chức hạch chi phí sản xuất tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp sẽ giúp nhà nước có cái nhìn tổng thể toàn diện đối với sự phát triển của nền kinh tế, từ đó đưa ra các đường lối chính sách phù hợp để phát triển các doanh nghiệp thực sự làm ăn có lãi và hạn chế qui mô của các doanh nghiệp không sản xuất mặt hàng chiến lược nhưng lại thua lỗ triền miên, không có khả năng khắc phục nhằm đảm bảo cho sự phát triển không ngừng của nền kinh tế. Mặt khác tổ chức hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến thuế lợi tức mà nhà nước thu được từ các doanh nghiệp. Ngoài ra đối với bên thứ ba là Ngân hàng người mua cũng rất quan tâm đến kết quả của tổ chức hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp. Một doanh nghiệp làm ăn có lãi nhất định sẽ chiếm được uy tín của ngân hàng tạo được lòng tin đối với các nhà cung cấp đồng thpì chiếm được tình cảm của người mua. Để đảm bảo được sự chủ động về vốn cho bản thân các bên thứ ba cũng cần biết được thực trạng kinh doanh của doanh nghiệp. Tóm lại: trong nền kinh tế thị trường tổ chức hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong mỗi doanh nghiệp là vô cùng quan trọng, nó ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của doanh nghiệp và bên có liên quan. Để làm tốt công tác này doanh nghiệp cần phải tổ chức hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành thật tốt theo đúng chế độ nhà nước qui định và phù hợp với tình hình thực tế của doanh nghiệp. 2. Vai trò của tổ chức hạch toán chi sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Cùng với sự phát triển của xã hội, các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ngày càng mở rộng và phát triển không ngừng, kéo theo sự thay đổi về hoạt động quản lý của cơ chế quản lý. Trong mỗi doanh nghiệp việc tổ chức hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm được coi như là công cụ quản lý gián tiếp bằng những con số cụ thể ghi chép, tính toán phản ánh, giám sát thường xuyên liên tục sự biến động của vật tư tiền vốn bằng thước đo giá trị và hiện vật để giúp cho doanh nghiệp thấy doanh nghiệp mình ra sao và qua đó tự mình điều chỉnh cách quản lý sao cho thích hợp với khả năng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mình sao cho có hiệu quả kinh tế hơn vì việc tổ chức hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong nền kinh tế thị trường hiện nay là một vấn đề then chốt có vai trò cực kỳ quan trọng trong các doanh nghiệp hiện nay. 3. Nhiệm vụ của tổ chức hạch toán. - Xác định đúng đắn đối tượng tập hợp chi phí và đối tượng tính giá thành sản phẩm. - Tổ chức kinh tế tập hợp chi phí sản xuất theo đúng đối tượng đã xác định và phương pháp kinh tế tập hợp chi phí thích hợp. - Xác định chính xác chi phí về sản phẩm làm dở cuối kỳ. - Thực hiện tính giá thành sản phẩm kịp thời chính xác theo đúng đối tượng tính giá thành sản phẩm và phương pháp tính giá thành hợp lý. - Tiến hành phân tích tình hình thực hiện kế hoạch giá thành, tư vấn cho lãnh đạo doanh nghiệp trong công tác quản lý chỉ đạo hoạt động sản xuất kinh doanh. II/ PHÂN LOẠI CHI PHÍ 1. Chi phí sản xuất trong doanh nghiệp. - Quá trình sản xuất ra sản phẩm nhằm thoả mãn nhu cầu tiêu dùng của xã hội cũng chính là quá tr
Tài liệu liên quan