Đề tài Tổ chức thi công chi tiết mặt đường

Tiến hành tổ chức thi công mặt đường cấp 60 Tốc độ thi công của dây chuyền là 90m/ca Kết cấu mặt đường bao gồm các lớp sau: - Lớp cấp phối đá dăm loại II dầy 25cm - Lớp cấp phối đá dăm loại I dầy 15cm - Lớp BTN hạt trung dầy 7 cm - Lớp BTN hạt mịn dầy 5 cm Cự ly vận chuyển trung bình 50km Phần xe chạy 2x3,5m=7m Lề 2x2.5m=5m Lề gia cố 2x2.0m=4m Chiều dài đoạn thi công 12000 m

doc24 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 3544 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tổ chức thi công chi tiết mặt đường, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tổ chức thi công chi tiết mặt đường Phần I : Nhiệm vụ, khối lượng thi công I. Nhiệm vụ thi công mặt đường Tiến hành tổ chức thi công mặt đường cấp 60 Tốc độ thi công của dây chuyền là 90m/ca Kết cấu mặt đường bao gồm các lớp sau: - Lớp cấp phối đá dăm loại II dầy 25cm - Lớp cấp phối đá dăm loại I dầy 15cm - Lớp BTN hạt trung dầy 7 cm - Lớp BTN hạt mịn dầy 5 cm Cự ly vận chuyển trung bình 50km Phần xe chạy 2x3,5m=7m Lề 2x2.5m=5m Lề gia cố 2x2.0m=4m Chiều dài đoạn thi công 12000 m II. Khối lượng thi công mặt cho một ngày công tác 1. Diện tích thi công Do tốc dộ dây chuyền thi công của đội là 90m/ca Một ngày làm hai ca được 180m Diện tích phần mặt đường xe chạy: Fđ = B.L= 7.180 = 1260m2 Trong đó: B: bề rộng mặt xe chạy B= 7m L: chiều dài đoạn thi công trongmột ngày L= 180 m Phần lề gia cố Fgc= Bgc .L Trong đó: Bgc : bề rộng phần lề gia cố Bgc = 4.0m Fgc = 4x 180 = 720 m2 Phần lề đất Fl= Bl .L Bl = 0,5 x 2 =1.0m Fl = 1x180 =180 m2 2. Khối lượng vật liệu Trong thực tế khối lượng vật liệu lấy theo tính toán không khác nhiều so với định mức nên để đảm bảo khối lượng vật liệu cần thiết cho xây dựng ta tính toán khối lượng như sau: 2.1 Khối lượng CPĐD Loại I Bổ trí lớp cấp phối đá dăm loại I cho lớp móng mặt đường và cho cả phần lề gia cố Q1 = (Fđ h1 + Fgch1). K1.K2 Trong đó: h1 = 15cm = 0,15m K1 = 1,3 K2 = 1,1 Q1 = (1260 + 720). 0,15 .1,3. 1,1 = 424,71 m3 2.2 Khối lượng CPĐD Loại II Bổ trí lớp cấp phối đá dăm loại II cho lớp móng mặt đường và cho cả phần lề gia cố Q2 = (Fđ h2 + Fgch2). K1.K2 Trong đó: h2 = 25cm = 0,25m K1 = 1,3 K2 = 1,1 Q2 = (1260 + 720) .0,25 .1,3. 1,1 = 707.85 m3 2.3 Khối lượng BTN hạt trung : Với lớp BTN hạt trung ta cũng bố trí cho cả phần lề gia cố Q3 = (Fđ + Fgc )h3 .K1.K2 Trong đó: h3 = 0,07m Q3 = (1260 +720).0,07.1,45. 1,1 = 221 m3 2.4 Khối lượng BTN hạt mịn Q4 = (Fđ + Fgc )h4 .K1.K2 Trong đó: H4 = 0,05m Q4 =(1260 +720).0,05.1,45. 1,1 = 157,9 m3 => Vậy một ngày cần cung cấp cho đội thi công là : 157,9 m3 BTN mịn 221 m3 BTN trung 424,71 m3 CPĐD I 707,85 m3 CPĐD II phần II : chọn phương án tổ chức thi công mặt đường theo phương pháp dây chuyền =>Các đội chuyên nghiệp được thành lập như sau: (1): Đội chuyên nghiệp thi công lớp cấp phối đá dăm II dày 25cm (2): Đội chuyên nghiệp thi công lớp cấp phối đá dăm I dày 15cm (3): Đội chuyên nghiệp thi công lớp BTN hạt trung dày 7cm (4): Đội chuyên nghiệp thi công lớp BTN hạt mịn dày 5cm (5): Đội chuyên nghiệp thi công lề đường Tốc độ dây chuyền là V=90m/ca Các dây chuyền chuyên nghiệp trong dây chuyền thi công mặt đường. Để tổ chức thi công theo phương pháp dây chuyền ta tiến hành thành lập các dây chuyền chuyên nghiệp như sau: 1: Dây chuyền lên khuôn và lu sơ bộ lòng đường 2: Dây chuyền thi công móng cấp phối đá dăm loạiII 3: Dây chuyền thi công móng cấp phối đá dăm loạiI 4: Dây chuyền thi công lớp BTN trung 5: Dây chuyền thi công lớp BTN mịn 6: Dây chuyền hoàn thiện phần III : Tổ chức thi công mặt đường I. Công tác chuẩn bị Công tác chuẩn bị trong quá trình xây dựng mặt đường bao gồm các công việc sau: - Cắm lại cọc tim và cọc 2 bên mép phần xe chạy để xác định vị trí cần thi công. Bố trí nhân công làm việc này. - Chuẩn bị vật liệu - Lu lèn sơ bộ lòng đường. 1. Yêu cầu . Kích thước bề rộng toàn mặt đường cần thi công :12 m Độ mui luyện đạt yêu cầu : Phần xe chạy :2% Phần lề :3% Nền đường đạt độ chặt yêu cầu k = 0,98 2. Phương án xây dựng mặt : Trên cơ sở phân tích ưu nhựoc điểm các phương pháp thi công, căn cứ vào tình hình đơn vị thi công tôi quyết định chọn thi công theo phương pháp đắp lề hoàn toàn . Phương pháp được tiến hành theo trình tự như sau: Sử dụng nhân công kết hợp máy san đắp đất lề đường. Sử dụng đầm cóc đầm nén lề đường đạt độ chặt k=0,98 Thi công lớp kết cấu mặt đường chiều dầy bằng chiều dầy thi công lề đường Tiến hành như vậy từ dưới lên trên 3. Đầm nén sơ bộ lòng đường. -Nền đường khi tiến hành thi công lớp kết cấu mặt đường là đảm bảo tất cả các yêu cầu chung trong xây dựng nền đường.Tuy nhiên để đảm bảo cho việc thi công các lớp mặt đạt yêu cầu ta vẫn tiến hành lu lên sơ bộ mặt đường.Sau khi đầm nén xong nền đường đạt độ chặt k=0,98 a) Chọn phương tiện đầm nén. Để tiến hành lu lên sơ bộ lòng đường ta chọn phương tiện đầm nén hợp lý, điều này có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng đầm nén và do đó ảnh hưởng tới chất lượng công trình. Phương tiện đầm nén để tạo biến dạng không đàn hồi trong vật liệu nhưng lại không được quá lớn so với sức cản đầm nén của vật liệu để tránh tình trạng phá hoại, trượt trồi, lượn sóng... Vì vậy để lu sơ bộ tôi chọn lu 25T bánh đứng, 2 bánh, 2 trục Bề rộng vệt lu= 150cm Vận tốc lu 5km/h lu 2 l/điểm b) Bố trí sơ đồ lu. Việc bố trí sơ đồ lu phải đảm bảo yêu cầu sau: Số lần tác dụng phải đồng đều Tạo điều kiện tăng nhanh hiệu quả đầm nén, công đầm nén tốt nhất mà vẫn đảm bảo yêu cầu chất lượng đầm nén. `Vệt bánh lu cách mép ngoài lề đường tối thiểu 20 cm Các vệt bánh lu chồng lên nhau tối thiểu 20( 35 cm Lu lần lượt từ 2 bên mép đường vào giữa. c) Tính số ca lu cần thiết. Công thức tính: n = (ca) Trong đó: L: chiều dài đoạn thi công bằng tốc độ dây chuyền L = 90 m P: năng suất đầm nén lòng đường của lu, được xác định: P = (km/ca) Trong đó: T :Thời gian là việc của 1 ca T = 8h KT :Hệ số sử dụng thời gian KT = 0,75 L :Chiều dài đoạn công tác L= 0,09 km ( :Hệ số xét đến sự ảnh hưởng của lu chạy không đều = 1,3 V :Tốc độ lu khi làm việc V= 5Km/h N :Tổng số hành trình lu N= nyc. nht nht :Số hành trình lu phải thực hiện nht = 8 cho một bên nyc :Số lần đầm nén yêu cầu = 2lần/điểm nyc,nht được xác định theo sơ đồ lu: Theo sơ đồ lu ta xác định được: nht = 16 Vậy: P =0,71(Km/ca) Sơ đồ bố trí lu 8T lu sơ bộ lòng đường Vậy số ca lu cần thiết: n= 0,127ca II. Thi công lớp cấp phối đá dăm loại II dày 25cm Bao gồm 7m mặt đường và 2.2,0m lề gia cố Trình tự thi công: - Đắp lề đất cho lớp móng . - Vận chuyển vật liệu đến hiện trường. - San rải vật liệu thành từng lớp theo yêu cầu. - Lu lèn vật liệu đến độ chặt yêu cầu. - Tưới nhựa đường, bảo dưỡng. 1. Đắp lề đất cho lớp móng a). Khối lượng đất đắp ở giai đoạn này. Q = K1. K2. S. h Trong đó: K1 = 1,3 K2 = 1,1 S là diện tích bề mặt đường (không kể lề gia cố) S = (2.0.5+0,084).90 = 97,56m2 h là chiều dày h = 0,25m Thay số ta có: Q = 97,56.0,25.1,3.1,1 = 34,87 m3 b). Vận chuyển vật liệu. Dùng ô tô tự đổ MAZ 200, năng suất của ô tô là 10 m3/ca, cự li vận chuyển trung bình là 50 km. Số ca xe cần là: N = ca Cự li giữa các đống đổ.: Trong đó: Q: Khối lượng chuyên chở của một ô tô,Q=7m3 B: Chiều rộng vệt rảI,B=1m H: Chiều dày rảI cần thiết khi chưa lu lèn, H=1,3.0,25=0.325m c). San rải và đầm lèn. Vì diện thi công hẹp nên ta dùng thủ công để thi công đoạn này. Năng suất san đất là 5 m3/công Số công cần thiết để thi công là: N = 34,87/5 = 6,974 công Đầm lèn sẻ đầm cùng với lớp cấp phối đá dăm 2. Vận chuyển cấp phối đá dăm loại II Dùg ô tô tự đổ MAZ 200 để vận chuyển a). Yêu cầu vật liệu. - Vật liệu mang đến phải đảm bảo các chỉ tiêu theo quy định của quy trình. - Không được dùng thủ công để xúc mà phải dùng máy xúc. b). Vận chuyển vật liệu. - Xác định khối lượng vật liệu cấp phối cho mỗi ca thi công: Q = K1. K2. S. h Trong đó: K1 = 1,3 K2 = 1,1 S. Diện tích bề mặt thi công S = (7+2.2,0).90 = 990m2 h Bề dày lớp cấp phối sau lu lèn h = 0,25m Thay số ta có: Q = 353,93 m3 Sử dụng ô tô MAZ 200 để vận chuyển năng suất vận chuyển của ô tô là 10 m3  /ca. Số ca ô tô cần thiết N = c). Cự ly giữa các đống đổ là (chú ý là đổ thành hai đống chạy song song dọc đường và so le nhau) L = = 3. San rải vật liệu. Cấp phối đá dăm sau khi được vận chuyển theo đúng yêu cầu kỹ thuật sẽ được đổ thành đống và san rải bằng máy san D144. Năng suất của máy san. N= Trong đó: T= 8h Kt=0,75 Q= 489m3 t= n: hành trình chạy máy san n= 16 L: chiều dài đoạn thi công L= 0,09Km V: vận tốc máy san V=3Km/h Tqđ: thời gian quay đầu tqđ=0,05 h t= 1,28h N= m3/ca Vậy số ca máy san cần thiết: n= 0,2133ca 4. Lu lèn vật liệu. Đối với lớp móng đường đá dăm, lu lèn là một trong những khâu quan trọng nhất, quyết định chất lượng của lớp móng này. Để đảm bảo được yêu cầu này cần lưu ý: - Trọng lượng lu phải phù hợp, không được nặng quá hay nhẹ quá để tránh phá hoại cục bộ lớp đá dăm và phát sinh những biến dạng phá hoại kết cấu. - Số lần lu cần phải vừa đủ, tránh nhiều quá hoặc ít quá. Việc đầm nén đúng kỹ thuật sẽ đảm bảo chất lượng về cường độ cũng như năng suất đầm nén. Trong quá trình đầm nén phải kiểm tra chất lượng đầm nén. - Phải chú ý đén độ ẩm của vật liệu. Nếu chưa đạt độ ẩm tốt nhất (Wtn) thì có thể tưới thêm nước (tưới nhẹ và đều, không phun mạnh). - Khi thi công phải tiến hành rải thử để diều chỉnh số lượt lu cho phù hợp. a). Lu sơ bộ: Dùng bánh sắt loại 8 tấn (lu 2 bánh, 2 trục), lu 4lần/điểm với vận tốc 2 km/h .Giai đoạn này có tác dụng làm cho lớp cấp phối ổn định. Bề rộng vệt bánh 1,5m, mỗi vệt lu đè lên nhau 0,2 m và chờm ra ngoài 0,2 m Căn cứ vào sơ đồ lu (sơ đồ 3) & số lượt lu yêu cầu ta có: Số hành trình lu: n = 16*nyc = 64 hành trình nyc-số lượt lu yêu cầu. Năng suất lu được tính như sau: (m/ca) Trong đó: T: Thời gian làm việc một ca (8h). Kt: Hệ số sử dụng thời gian, Kt=0,75 V: Vận tốc lu,V=2km/h=2000m/h. ( : hệ số xét đến ảnh hưởng lu chạy không chính xác lấy bằng 1,3 ( = 142,8 (m/ca) ( Số ca lu cần thiết: 90/142,8 = 0,63 (ca) (Giai đoạn này lu cả lề đất) b).Lu lèn chặt: Dùng lu rung 14 tấn (khi rung đạt 25T), lu 8 lần/điểm với vận tốc 3km/h (Bề rộng bánh lu 2,5m). Căn cứ vào sơ đồ lu (sơ đồ 4) & số lượt lu yêu cầu, ta có: Tổng số hành trình lu: n=9 . nyc= 9. 8 = 72(hành trình). Năng suất lu: = 190,4 (m/ca) ( Số ca lu cần thiết: 0,473(ca) Trong quá trình lu cần thiết phải chú ý đến độ ẩm của cấp phối sao cho độ ẩm thực tế xấp xỉ với độ ẩm tốt nhất. c). Lu hoàn thiện: Dùng lu bánh sắt loại 8T, lu 4 lần/điểm. Vận tốc lu V= 4km/h. Bề rộng bánh lu 1,5 m. Dựa vào sơ đồ lu (sơ đồ 3) (bỏ phần lu lề đất) ta có: Số hành trình lu: n = 16 . nyc = 16 . 4 = 64 (hành trình) Năng suất lu: = 285,6 (m/ca). ( Số ca máy lu yêu cầu: = 0,315 (ca). 5. Bảo dưỡng và làm lớp nhựa tưới thấm. - Tưới nhựa thấm, lượng nhựa 1 kg/m2. Sử dụng xe phun nhựa D164A, năng suất theo định mức 10T/ca. - Lượng nhựa cần dùng cho 1 ca thi công: 11.1.90 = 990 (kg) =0,99 (tấn). ( Số ca máy cần dùng cho 1 ca thi công : 0,099 (ca). - Té đá mạt cỡ 3-5 mm, quét đều với lượng 9-:-10 lít/m2. Lượng đá mạt cần dùng: 9900 lít. Dùng xe MAZ 200 để vận chuyển đá mạt năng suất của xe là 10m3/ca Số ca xe cần thiết: N = 9,9/10 = 0,99 ca Lu bằng lu bánh sắt loại 8T, lu 2 lần/điểm, vận tốc lu 4 km/h. Theo sơ đồ lu số 3 (bỏ phần lu lề đất) ta có: Số hành trình lu n = 14*2 =28 hành trình. Năng suất lu: = 652,8 (m/ca) ( Số ca lu cần thiết: 90/652,8 = 0,138 (ca). 6. Bố trí công nhân. Theo định mức cần 2,05 công/100m2. Trong giai đoạn này cần: 2,05 . 90.11/100 = 20,295 (công). III. Thi công lớp cấp phối đá dăm loại I dày 15cm Bao gồm 7m mặt đường và 2.2,0m lề gia cố Trình tự thi công: - Đắp lề đất cho lớp móng . - Vận chuyển vật liệu đến hiện trường. - San rải vật liệu thành từng lớp theo yêu cầu. - Lu lèn vật liệu đến độ chặt yêu cầu. - Tưới nhựa đường, bảo dưỡng. 1. Đắp lề đất cho lớp móng a). Khối lượng đất đắp ở giai đoạn này. Q = K1. K2. S. h Trong đó: K1 = 1,3 K2 = 1,1 S là diện tích bề mặt đường (không kể lề gia cố) S = (2.0.5+0,084).90 = 97,56m2 h là chiều dày h = 0,15m Thay số ta có: Q = 97,56.0,15.1,3.1,1 = 20,93 m3 b). Vận chuyển vật liệu. Dùng ô tô tự đổ MAZ 200, năng suất của ô tô là 10 m3/ca, cự li vận chuyển trung bình là 50 km. Số ca xe cần là: N = ca Cự li giữa các đống đổ.: Trong đó: Q: Khối lượng chuyên chở của một ô tô,Q=7m3 B: Chiều rộng vệt rảI,B=1m H: Chiều dày rảI cần thiết khi chưa lu lèn, H=1,3.0,15=0.195m c). San rải và đầm lèn. Vì diện thi công hẹp nên ta dùng thủ công để thi công đoạn này. Năng suất san đất là 5 m3/công Số công cần thiết để thi công là: N = 20,93/5 = 4,186 công Đầm lèn sẻ đầm cùng với lớp cấp phối đá dăm 2. Vận chuyển cấp phối đá dăm loại I Dùng ô tô tự đổ MAZ 200 để vận chuyển a). Yêu cầu vật liệu. - Vật liệu mang đến phải đảm bảo các chỉ tiêu theo quy định của quy trình. - Không được dùng thủ công để xúc mà phải dùng máy xúc. b). Vận chuyển vật liệu. - Xác định khối lượng vật liệu cấp phối cho mỗi ca thi công: Q = K1. K2. S. h Trong đó: K1 = 1,3 K2 = 1,1 S. Diện tích bề mặt thi công S = (7+2.2,0).90 = 990m2 h Bề dày lớp cấp phối sau lu lèn h = 0,15m Thay số ta có: Q = 212,355 m3 Sử dụng ô tô MAZ 200,năng suất vận chuyển của ô tô là 10 m3  /ca. Số ca ô tô cần thiết N = c). Cự ly giữa các đống đổ là (chú ý là đổ thành hai đống chạy song song dọc đường và so le nhau) L = = 3. San rải vật liệu. Cấp phối đá dăm sau khi được vận chuyển theo đúng yêu cầu kỹ thuật sẽ được đổ thành đống và san rải bằng máy san D144. Năng suất của máy san. N= Trong đó: T= 8h Kt=0,75 Q= 212,355m3 t= n: hành trình chạy máy san n= 16 L: chiều dài đoạn thi công L= 0,09Km V: vận tốc máy san V=3Km/h Tqđ: thời gian quay đầu tqđ=0,05 h t= 1,28h N= m3/ca Vậy số ca máy san cần thiết: n= 0,2133ca 4. Lu lèn vật liệu. Đối với lớp móng đường đá dăm, lu lèn là một trong những khâu quan trọng nhất, quyết định chất lượng của lớp móng này. Để đảm bảo được yêu cầu này cần lưu ý: - Trọng lượng lu phải phù hợp, không được nặng quá hay nhẹ quá để tránh phá hoại cục bộ lớp đá dăm và phát sinh những biến dạng phá hoại kết cấu. - Số lần lu cần phải vừa đủ, tránh nhiều quá hoặc ít quá. Việc đầm nén đúng kỹ thuật sẽ đảm bảo chất lượng về cường độ cũng như năng suất đầm nén. Trong quá trình đầm nén phải kiểm tra chất lượng đầm nén. - Phải chú ý đén độ ẩm của vật liệu. Nếu chưa đạt độ ẩm tốt nhất (Wtn) thì có thể tưới thêm nước (tưới nhẹ và đều, không phun mạnh). - Khi thi công phải tiến hành rải thử để diều chỉnh số lượt lu cho phù hợp. a). Lu sơ bộ: Dùng bánh sắt loại 8 tấn (lu 2 bánh, 2 trục), lu 4lần/điểm với vận tốc 2 km/h .Giai đoạn này có tác dụng làm cho lớp cấp phối ổn định. Bề rộng vệt bánh 1,5m, mỗi vệt lu đè lên nhau 0,2 m và chờm ra ngoài 0,2 m Căn cứ vào sơ đồ lu (sơ đồ 3) & số lượt lu yêu cầu ta có: Số hành trình lu: n = 16*nyc = 64 hành trình nyc-số lượt lu yêu cầu. Năng suất lu được tính như sau: (m/ca) Trong đó: T: Thời gian làm việc một ca (8h). Kt: Hệ số sử dụng thời gian, Kt=0,75 V: Vận tốc lu,V=2km/h=2000m/h. ( : hệ số xét đến ảnh hưởng lu chạy không chính xác lấy bằng 1,3 ( = 142,8 (m/ca) ( Số ca lu cần thiết: 90/142,8 = 0,63 (ca) (Giai đoạn này lu cả lề đất) b).Lu lèn chặt: Dùng lu rung 14 tấn (khi rung đạt 25T), lu 8 lần/điểm với vận tốc 3km/h (Bề rộng bánh lu 2,5m). Căn cứ vào sơ đồ lu (sơ đồ 4) & số lượt lu yêu cầu, ta có: Tổng số hành trình lu: n=9 . nyc= 9. 8 = 72(hành trình). Năng suất lu: = 190,4 (m/ca) ( Số ca lu cần thiết: 0,473(ca) Trong quá trình lu cần thiết phải chú ý đến độ ẩm của cấp phối sao cho độ ẩm thực tế xấp xỉ với độ ẩm tốt nhất. c). Lu hoàn thiện: Dùng lu bánh sắt loại 8T, lu 4 lần/điểm. Vận tốc lu V= 4km/h. Bề rộng bánh lu 1,5 m. Dựa vào sơ đồ lu (sơ đồ 3) (bỏ phần lu lề đất) ta có: Số hành trình lu: n = 16 . nyc = 16 . 4 = 64 (hành trình) Năng suất lu: = 285,6 (m/ca). ( Số ca máy lu yêu cầu: = 0,315 (ca). 5. Bảo dưỡng và làm lớp nhựa tưới thấm. - Tưới nhựa thấm, lượng nhựa 1 kg/m2. Sử dụng xe phun nhựa D164A, năng suất theo định mức 10T/ca. - Lượng nhựa cần dùng cho 1 ca thi công: 11.1.90 = 990 (kg) =0,99 (tấn). ( Số ca máy cần dùng cho 1 ca thi công : 0,099 (ca). - Té đá mạt cỡ 3-5 mm, quét đều với lượng 9-:-10 lít/m2. Lượng đá mạt cần dùng: 9900 lít. Dùng xe MAZ 200 để vận chuyển đá mạt năng suất của xe là 10m3/ca Số ca xe cần thiết: N = 9,9/10 = 0,99 ca Lu bằng lu bánh sắt loại 8T, lu 2 lần/điểm, vận tốc lu 4 km/h. Theo sơ đồ lu số 3 (bỏ phần lu lề đất) ta có: Số hành trình lu n = 14*2 =28 hành trình. Năng suất lu: = 652,8 (m/ca) ( Số ca lu cần thiết: 90/652,8 = 0,138 (ca). 6. Bố trí công nhân. Theo định mức cần 2,05 công/100m2. Trong giai đoạn này cần: 2,05 . 90.11/100 = 20,295 (công). IV. Thi công các lớp bê tông nhựa Trình tự thi công. - Tưới nhựa dính bám trên lớp CPĐD loại I - Thi công lớp bê tông nhựa hạt trung - Thi công lớp bê tông nhựa hạt mịn - Thi công phần lề đất. Tốc độ thi công lớp bê tông nhựa là 90 m/ca 1. Yêu cầu chung về vật liệu BTN - Trước khi rải vật liệu phải dùng máy thổi sạch bụi bẩn bám trên bề mặt lớp móng trên. - Phải tưới nhựa dính bám với lượng nhựa tiêu chuẩn 0,8kg/m2, nhựa được dùng là bitum lỏng. - Lớp BTN hạt trung thi công theo phương pháp rải nóng nên yêu cầu mọi thao tác phải tiến hành nhanh chóng khẩn trương, phải đảm bảo các chỉ tiêu kỹ thuật. - Hỗn hợp BTN được sản xuất tại trạm trộn ở nhiệt độ từ 1500 C-1700 C, có thành phần cốt liệu đạt cấp phối tốt nhất, đá dăm trong thành phần cốt liệu phải được xay từ đá tảng, đá núi;cuội, sỏi hoặc từ xỉ lò cao không bị phân huỷ. Không được dùng đá dăm xay từ các đá mắcma, sa thạch, diệp thạch...Cường độ chịu nén phải đạt từ 800-1000 daN/cm2. Lượng đá dăm yếu và phong hoá không được vượt quá 10% khối lượng. Đá dẹt, đá thỏi không được vượt quá 15%, nếu dùng sỏi xay thì không được vượt quá 2% loại đá gốc silíc. Hàm lượng sét không được vượt quá 2% khối lượng. Cát có thể dùng cát thiên nhiên, cát xay từ đá với môđuyn độ lớn Mk>2, nếu Mk<2 thì phải trộn thêm cát hạt lớn. Hàm lượng bụi sét không được vượt quá 3% khối lượng, không lẫn tạp chất hữu cơ. Bột khoáng phải nghiền từ đá cácbonát có cường độ chịu nén >200daN/cm2, hàm lượng bùn sét không vượt quá 5% khối lượng, bột khoáng phải khô, tơi không được vón cục. Nhựa đường cần có tính dính bám tốt đối với đá, ổn định với nhiệt độ, không thấm nước, ít chóng hoá già. Phải dùng nhựa đặc có nguồn gốc từ dầu mỏ, độ kim lún của nhựa phải đạt 60-90. Trong quá trình thi công BTN phải đảm bảo các nhiệt độ sau: + Nhiệt độ khi xuất xưởng: 1300 C-:- 1600 C. + Nhiệt độ vận chuyển đến hiện trường: 1200 C-:- 1400 C. + Nhiêt độ khi rải: 1100 C-:- 1300 C. + Nhiệt độ khi lu lèn: 1100 C-:-1300 C. + Nhiệt độ khi kết thúc lu: >700C. - Yêu cầu khi vận chuyển : Phải dùng ôtô tự đổ vận chuyển đến địa điểm thi công .Trong quá trình vận chuyển phải phủ bạt kín để đỡ mất nhiệt và đề phòng trời mưa. Để chống dính phải quét dầu lên đáy và thùng xe, tỉ lệ dầu : nước là 1:3. Không nên dùng chung xe vận chuyển các loại vật liệu khác. - Yêu cầu khi rải: Chỉ được rải BTN bằng máy rải chuyên dùng, giữa chỗ tiếp giáp các vệt rải phải phải quét một lớp nhựa lỏng đông đặc vừa hay nhũ tương nhựa đường phân tách nhanh để đảm bảo sự kết dính tốt giữa vệt rải cũ và mới. Trong trường hợp naỳ bề rộng mặt đường là 11m nên phải dùng 4 vệt rải. - Yêu cầu khi lu : Phải bố trí công nhân luôn theo dõi bánh lu , néu thấy hiện tượng bóc mặt thì phải quét dầu lên bánh lu (tỉ lệ dầu:nước là 1:3). 2. Thi công lớp bê tông nhựa hạt trung 7cm * Công tác tưới nhựa dính bám: - Lượng nhựa cần tưới là : 0,5kg/m2. Sử dụng xe phun nhựa D164A. Năng suất: 10 tấn/ca. - Lượng nhựa cần dùng cho 1 ca thi công: 11x0,5x90 = 495 (kg). ( Số ca máy cần dùng cho 1 ca thi công: 0,0495 (ca). - Dùng 1 xe thổi bụi làm sạch mặt đường trước khi thi công lớp BTN hạt trung a). Vận chuyển vật liệu - Khối lượng bê tông nhựa hạt trung cần dùng cho một ca thi công: Q = Kl. Kr. L. B . h. ( (T) Trong đó: Kr - hệ số rơi vãi vật liệu, Kr=1,02 Kl - hệ số đầm nén, Kl = 1,3 L - chiều dài ca thi công.L=90m B - bề rộng mặt đường, B=11m h - chiều dày lớp vật liệu sau lu lèn, h=7cm. ( - trọng lượng riêng của bê tông nhựa hạt trung, (=2,424 T/m3 ( Q = 1,3 . 1,02. 90. 11. 0,07. 2,424 = 222,75 (T) Dùng xe MAZ 200 trọng tải 10 T để vận chuyển. Do yêu cầu về mặt thời gian nên mọi công tác đều phải làm khẩn trương, do đó xe phải chạy với vận tốc: V=40km/h; các thông số khác : tđ=3’; tb=2’;

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docThuyetminh.doc
  • docMd.doc
  • docQUAN.doc
  • dwgTCTC XDDF2.dwg
  • dwgTCTC.DWG
  • dwgTiendo.dwg
Tài liệu liên quan