Đề tài Tổ chức thương mại thế giới WTO và các giải pháp đẩy nhanh tiến trình gia nhập của Việt Nam
Hiện nay, trước xu hướng toàn cầu hoá đang trở thành một đặc trưng phổ biến của sự phát triển thế giới, nó bao trùm toàn bộ đời sống của cộng đồng dân tộc ở những mức độ và quy mô ngày càng sâu sắc hơn. Nhưng vấn đề quan trọng hơn ở chỗ, tất cả các quốc gia dường như đều bị cuốn vào vòng xoáy chung ấy. Điều đó chứng tỏ rằng toàn cầu hoá không thể là quá trình đẩy lùi lịch sử mà là xu hướng khách quan của chính thời đại. Cũng chính vì lẽ đó ngày 27/11/2001, Bộ Chính trị đã ban hành nghị quyết số 07 - NQ/HN về hội nhập kinh tế quốc tế nhằm định hướng cho quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta trong thời kỳ đổi mới. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX (4/2001) đã khẳng định “phát huy cao nội lực, đồng thời tranh thủ nguồn lực từ bên ngoài chủ động hội nhập kinh tế quốc tế để phát triển nhanh, có hiệu quả và bền vững”. Việt Nam đang trong quá trình đàm phán gia nhập vào Tổ chức Thương mại thế giới. Nên việc nghiên cứu và tìm hiểu về tổ chức này là yêu cầu tất yếu không chỉ đối với Đảng và Nhà nước ta mà còn đối với toàn dân mà đặc biệt là các doanh nghiệp Việt Nam trước sự cạnh tranh gay gắt của thị trường thế giới nhằm nâng cao khả năng cạnh trên thị trường thế giới nhằm giúp Việt Nam sớm gia nhập vào WTO trước năm 2005. Do vậy em chọn nghiên cứu đề tài “Tổ chức thương mại thế giới WTO và các giải pháp đẩy nhanh tiến trình gia nhập của Việt Nam”. Bố cục của đề tài được phân bổ gồm ba chương Chương I: Tổng quan về tổ chức thương mại thế giới Chương II: Tiến trình gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới của Việt Nam Chương III: Các giải pháp nhằm đẩy nhanh tiến trình gia nhập của Việt Nam Đề tài nghiên cứu dựa trên quan điểm duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, đồng thời sử dụng tổng hợp các phương pháp phân tích hoạt động kinh tế tài chính, phân tổ thống kê, phương pháp ngoại suy, phương pháp tương quan. Để khảo sát, phân tích thực tiễn trong đề tài sử dụng số liệu thống kê chính thức của các Bộ, Ban, ngành liên quan. Mặc dù có nhiều cố gắng trong sưu tập và nghiên cứu nhưng do những hạn chế về tư liệu, chắc chắn không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định, em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp chân thành của các thày cô và các bạn nhằm giúp em hoàn thiện đề tài này. Em xin chân thành cám ơn cô Nguyễn Thuý Hồng đã hướngdẫn, giúp đỡ và tạo điều kiện tốt cho em hoàn thành đề tài này.