Đề tài Tổ chức và hoạt động của phòng pháp chế trong ngân hàng thương mại cổ phần từ thực tiễn của ngân hàng Đông Á

Trước năm 1990, về cơ bản hệ thống ngân hàng Việt Nam tồn tại theo mô hình một cấp, gắn với những đặc trưng của nền kinh tế kế hoạch hóa. Theo mô hình này, Ngân hàng nhà nước Việt Nam là pháp nhân duy nhất hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng, vừa với tư cách là cơ quan quản lí nhà nước về ngân hàng, vừa tiến hành các hoạt động của ngân hàng trung ương trên lãnh thổ Việt Nam đồng thời cũng kiêm luôn chức năng của một ngân hàng thương mại, tức là huy động vốn và cho vay đối với khu vực kinh tế quốc doanh và khu vực kinh tế tập thể. Mô hình này không có sự tách bạch rõ ràng giữa chức năng quản lí nhà nước về ngân hàng của ngân hàng nhà nước với chức năng kinh doanh ngân hàng của ngân hàng thương mại. Vì vậy, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong giai đoạn này không hoạt động theo đúng nghĩa của một ngân hàng trung ương, cũng không thực sự là một ngân hàng thương mại với chức năng kinh doanh ngân hàng chuyên nghiệp. Kể từ khi nền kinh tế Việt Nam chính thức được chuyển đổi theo hướng thị trường có sự điều tiết của Nhà nước, việc tìm hiểu, học hỏi và tiếp thu kinh nghiệm lập pháp của nước ngoài trong nhiều lĩnh vực nói chung và trong lĩnh vực ngân hàng nói riêng đã dẫn tới hệ quả là sự ra đời của hai pháp lệnh về ngân hàng (bao gồm Pháp lệnh ngân hàng nhà nước và Pháp lệnh ngân hàng, hợp tác xã tín dụng và công ty tài chính). Với cơ sở pháp lí đầu tiên là hai pháp lệnh về ngân hàng và gần đây nhất là hai đạo luật ngân hàng, hệ thống ngân hàng ở Việt Nam đã có những thay đổi rất cơ bản về tổ chức và hoạt động, so với giai đoạn trước đó. Dựa trên nền tảng pháp lí trực tiếp là các văn bản quy phạm pháp luật này, hệ thống ngân hàng hai cấp ở Việt Nam đã chính thức được hình thành, bao gồm hai bộ phận là ngân hàng trung ương và ngân hàng trung gian, với sự phân tách rạch ròi giữa chức năng “ngân hàng trung ương” của ngân hàng Nhà nước Việt Nam với chức năng “kinh doanh ngân hàng” của các ngân hàng trung gian.

doc24 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1367 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tổ chức và hoạt động của phòng pháp chế trong ngân hàng thương mại cổ phần từ thực tiễn của ngân hàng Đông Á, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA PHÒNG PHÁP CHẾ TRONG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN TỪ THỰC TIỄN CỦA NGÂN HÀNG ĐÔNG Á NGUYỄN TIẾN MẠNH  – PHÒNG PHÁP CHẾ NGÂN HÀNG ĐÔNG Á CHƯƠNG I : HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VÀ SỰ CẦN THIẾT THÀNH LẬP PHÒNG PHÁP CHẾ. 1.1 Sự hình thành và phát triển của ngân hàng thương mại cổ phần. Trước năm 1990, về cơ bản hệ thống ngân hàng Việt Nam tồn tại theo mô hình một cấp, gắn với những đặc trưng của nền kinh tế kế hoạch hóa. Theo mô hình này, Ngân hàng nhà nước Việt Nam là pháp nhân duy nhất hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng, vừa với tư cách là cơ quan quản lí nhà nước về ngân hàng, vừa tiến hành các hoạt động của ngân hàng trung ương trên lãnh thổ Việt Nam đồng thời cũng kiêm luôn chức năng của một ngân hàng thương mại, tức là huy động vốn và cho vay đối với khu vực kinh tế quốc doanh và khu vực kinh tế tập thể. Mô hình này không có sự tách bạch rõ ràng giữa chức năng quản lí nhà nước về ngân hàng của ngân hàng nhà nước với chức năng kinh doanh ngân hàng của ngân hàng thương mại. Vì vậy, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong giai đoạn này không hoạt động theo đúng nghĩa của một ngân hàng trung ương, cũng không thực sự là một ngân hàng thương mại với chức năng kinh doanh ngân hàng chuyên nghiệp. Kể từ khi nền kinh tế Việt Nam chính thức được chuyển đổi theo hướng thị trường có sự điều tiết của Nhà nước, việc tìm hiểu, học hỏi và tiếp thu kinh nghiệm lập pháp của nước ngoài trong nhiều lĩnh vực nói chung và trong lĩnh vực ngân hàng nói riêng đã dẫn tới hệ quả là sự ra đời của hai pháp lệnh về ngân hàng (bao gồm Pháp lệnh ngân hàng nhà nước và Pháp lệnh ngân hàng, hợp tác xã tín dụng và công ty tài chính). Với cơ sở pháp lí đầu tiên là hai pháp lệnh về ngân hàng và gần đây nhất là hai đạo luật ngân hàng, hệ thống ngân hàng ở Việt Nam đã có những thay đổi rất cơ bản về tổ chức và hoạt động, so với giai đoạn trước đó. Dựa trên nền tảng pháp lí trực tiếp là các văn bản quy phạm pháp luật này, hệ thống ngân hàng hai cấp ở Việt Nam đã chính thức được hình thành, bao gồm hai bộ phận là ngân hàng trung ương và ngân hàng trung gian, với sự phân tách rạch ròi giữa chức năng “ngân hàng trung ương” của ngân hàng Nhà nước Việt Nam với chức năng “kinh doanh ngân hàng” của các ngân hàng trung gian. Các tổ chức tín dụng ở Việt Nam hiện nay bao gồm: ngân hàng thương mại quốc doanh, ngân hàng thương mại cổ phần, ngân hàng liên doanh, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, hợp tác xã tín dụng, công ty tài chính… Tháng 12.1997 trước yêu cầu cao của thực tiễn, hai Pháp lệnh ngân hàng đã được Quốc hội nâng lên thành hai luật về ngân hàng (có hiệu lực từ ngày 1.10.1998) và sau đó Luật ngân hàng nhà nước và Luật các tổ chức tín dụng được sửa đổi và bổ sung vào năm 2003, 2004. Tương tự như luật ngân hàng của các nước, những hoạt động chuyên nghiệp này cũng được ghi nhận khá đầy đủ trong Luật các tổ chức tín dụng của Việt Nam. Những quy định này được xây dựng từ ý tưởng du nhập hoặc vay mượn các quy định tiên tiến của nước ngoài, nhất là các nước phát triển như Đức, Pháp, Hoa Kì, Nhật Bản hoặc các nước có điều kiện, hoàn cảnh tương tự Việt Nam như Trung Quốc, Đài Loan, Malaysia… Tóm lại, trong gần hai thập kỉ xây dựng và hoàn thiện pháp luật ngân hàng Việt Nam, nhiều quy định pháp luật tiên tiến của nước ngoài đã được du nhập vào Việt Nam. Ngoài việc tiếp thu có chọn lọc các quy định hợp lí của pháp luật nước ngoài, pháp luật ngân hàng Việt Nam cũng thừa nhận sự tồn tại có tính cách tạm thời của một số quy định đặc thù trong giai đoạn nền kinh tế chuyển đổi, chẳng hạn như việc duy trì vai trò chủ đạo của các ngân hàng thương mại nhà nước trong một giai đoạn nhất định; quy định chức năng quản lí nhà nước của Ngân hàng nhà nước Việt Nam đối với hệ thống ngân hàng… Sau gần hai mươi năm xây dựng các thiết chế và khung khổ pháp lí cho một nền kinh tế thị trường từ nền tảng của một nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung cao độ, pháp luật ngân hàng Việt Nam dù chưa được hoàn thiện nhưng sự thừa nhận các nguyên tắc của thị trường trong việc thiết kế các quy định về mô hình tổ chức và hoạt động nghiệp vụ của ngân hàng trung ương cũng như các định chế tài chính trung gian ở Việt Nam, có thể xem như là một bước tiến lớn trong tư duy pháp lí của các nhà soạn luật. 1.2 Sự cần thiết thành lập phòng pháp chế trong ngân hàng thương mại cổ phần. Trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế, việc đảm bảo hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đúng pháp luật, phòng tránh rủi ro pháp lý trong kinh doanh là vô cùng quan trọng. Vì vậy, vai trò của các cố vấn pháp lý trong doanh nghiệp ngày càng được củng cố và xem trọng. Cố vấn pháp lý của doanh nghiệp có thể là các luật sư tư vấn, chuyên gia pháp lý hoặc tổ chức pháp chế trong doanh nghiệp. Đó là những nhân tố đảm bảo tính an toàn pháp lý trong kinh doanh của doanh nghiệp. Đối với các nước phát triển, quá trình hoạt động của doanh nghiệp không thể thiếu bóng dáng của các cố vấn pháp lý. Ở nước ta vai trò của các cố vấn pháp lý đối với hoạt động của doanh nghiệp trước đây chưa được các doanh nghiệp quan tâm. Trong những năm gần đây, hoạt động kinh doanh, thương mại chịu áp lực cạnh tranh ngày càng khốc liệt, nhất là sau khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), nhiều doanh nghiệp đã tăng cường và củng cố vai trò của các cố vấn pháp lý trong hoạt động của mình. Tuy nhiên, vai trò của các cố vấn pháp lý chỉ mới được các doanh nghiệp ở những thành phố lớn quan tâm, còn các doanh nghiệp ở những tỉnh thành khác thì hầu như không để ý đến.Thời gian qua chúng ta đã có một số vụ tranh chấp trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp có tính chất quốc tế và phần thua thiệt đa số nghiêng về phía các doanh nghiệp Việt Nam. Nguyên nhân dẫn đến những rủi ro pháp lý của các doanh nghiệp trong thời gian qua là không am hiểu pháp luật và thông lệ quốc tế, thậm chí có doanh nghiệp không nắm được quy định của pháp luật Việt Nam, mà quan trọng hơn là các doanh nghiệp không thấy được vai trò của các cố vấn pháp lý trong đời sống doanh nghiệp nên thiếu quan tâm đầu tư. Vì vậy, ngay trong quá trình dự toán chi phí kinh doanh các doanh nghiệp chưa dự trù tài chính cho việc tư vấn pháp luật. Mặt khác, một số chủ doanh nghiệp có tâm lý ngại thuê luật sư tư vấn vì sợ chi phí cao, chất lượng của luật sư tư vấn trong nước còn hạn chế. Một trong những biện pháp quản lý hữu hiệu nhất của Nhà nước ta cũng như của nhiều nước trên thế giới là quản lý Nhà nước bằng pháp luật. Hiện nay, chúng ta đã và đang hội nhập thế giới trên mọi lĩnh vực và để việc tham gia tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đạt hiệu quả cao, chúng ta đã và đang phải xây dựng, sửa đổi, bổ sung một loạt các qui phạm pháp luật để tạo hành lang pháp lý an toàn cho chính chúng ta và cho các đối tác nước ngoài muốn đầu tư, hợp tác với Việt Nam. Trước bối cảnh này, để thực hiện tốt biện pháp quản lý bằng pháp luật ở tại ngân hàng thương mại thì một trong những nhiệm vụ cần thiết là phải xây dựng và củng cố tổ chức pháp chế của ngân hàng thương mại sao cho phù hợp với mô hình mới, đúng pháp luật và đạt hiệu quả cao nhất góp phần phát huy sức mạnh của ngân hàng thương mại.Việc gia nhập WTO đã mở ra những cơ hội phát triển mới cho thị trường tài chính Việt Nam. Tuy nhiên, bên cạnh đó, đầu tư trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng cũng đặt ra nhiều thách thức và rủi ro đối với các ngân hàng thương mại của Việt Nam. Tình hình chung hiện nay không hẳn tất cả lãnh đạo của các doanh nghiệp đã hiểu đúng, đầy đủ, chính xác công việc pháp chế ở doanh nghiệp. Vậy nhiệm vụ của công tác pháp chế là gì? Căn cứ vào các qui định của Nhà nước (Nghị định số 122/2004/NĐ-CP ngày 18/5/2004 của Chính phủ; Thông tư số 07/2005/TT-BTP ngày 31/8/2005 của Bộ Tư pháp hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 122/2004/NĐ-CP về nghiệp vụ của các tổ chức pháp chế; Thông tư liên tịch số 01/2005/TTLT/BTP-BNV ngày 24/01/2005 của Bộ Tư pháp và Bộ Nội vụ về mô hình tổ chức pháp chế ở các doanh nghiệp Nhà nước; Công văn số 3412/STP-TC ngày 20/9/2005 của Sở Tư pháp TP. Hồ Chí Minh về việc báo cáo tình hình xây dựng, củng cố tổ chức pháp chế ở các doanh nghiệp; Công văn số 1337/UBND-PC ngày 9/3/2006 của UBND TP. Hồ Chí Minh về tình hình xây dựng củng cố tổ chức pháp chế; Công văn số 1340/UBND-PC ngày 9/3/2006 của UBND TP. Hồ Chí Minh về việc xây dựng, củng cố tổ chức pháp chế tại các sở, ngành của thành phố…) và xuất phát từ nhu cầu thực tiễn của doanh nghiệp thì tổ chức pháp chế có vai trò hết sức quan trọng và cần phải đươc thành lập. Trong một hai năm trở lại đây, hoạt động kinh doanh tiền tệ – ngân hàng của Việt Nam phát triển mạnh mẽ. Tính hấp dẫn của kinh doanh tiền tệ – ngân hàng được đánh giá là cao hơn so với các ngành kinh tế khác. Lợi nhuận trên vốn tự có, thách thức lớn nhất đối với các ngân hàng thương mại Việt Nam nằm ở nội lực của chính các ngân hàng, với quy mô vốn nhỏ, nguồn nhân lực hạn chế, trình độ công nghệ còn chậm tiến so với các nước trong khu vực. Ngoài ra, tại cuộc tọa đàm lấy ý kiến về dự thảo nghị định khuyến khích các tổ chức dịch vụ tư vấn pháp luật, phát triển hoạt động tư vấn pháp luật để đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp (Tổ chức này được tạo điều kiện tiếp cận thông tin pháp lý, tham gia các chương trình đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp) vào sáng 27/4/2008, đại diện Bộ Tư pháp đã đưa ra con số “giật mình” sau một cuộc khảo sát: 50-80% doanh nghiệp phải nhờ cậy các mối quan hệ với cơ quan nhà nước hoặc phải có sự hỗ trợ của bạn bè và người thân mới tiếp cận thông tin (trong đó có thông tin pháp lý) . Kết quả điều tra của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Vĩnh Phúc cũng cho thấy, khoảng 70-80% trong số gần 1.300 doanh nghiệp không hiểu hoặc hoặc hiểu không đầy đủ pháp luật về kinh doanh Bộ Tư pháp cho biết, nhận thức pháp luật của nhiều chủ doanh nghiệp còn hạn chế. Không chỉ doanh nghiệp mới thành lập mà cả ở những đơn vị hoạt động đã lâu, tình trạng phổ biến là người quản lý không nắm được các quy định cơ quy định cơ bản về pháp luật kinh doanh. Việc này đặc biệt nghiêm trọng ở các địa phương ngoài Hà Nội và Thành Phố Hồ Chí Minh. Nguyên nhân của vấn đề trên được nhìn nhận là do người quản lý doanh nghiệp, kể cả các doanh nghiệp lớn, thuộc sở hữu nhà nước chưa chú trọng việc áp dụng, thực hiện pháp luật. Nó ảnh hưởng, gây ra những rủi ro trong kinh doanh. Mọi hoạt động kinh doanh nói chung và kinh doanh ngân hàng nói riêng đều phải tuân theo quy định của pháp luật. Hoạt động của các ngân hàng thương mại liên quan đến rất nhiều lĩnh vực, ngành nghề, địa bàn; vì vậy, cũng yêu cầu thực hiện nhiều quy định của pháp luật. Ngân hàng cũng là một lĩnh vực nhạy cảm và quan trọng trong nền kinh tế. Do đó, càng yêu cầu phải tuân thủ pháp luật một cách chặt chẽ, nghiêm túc. Chính vì vậy, không thể thiếu vai trò của phòng (bộ phận) pháp chế và nhân viên pháp chế trong hoạt động ngân hàng. 1.3 Tổ chức của phòng pháp chế của ngân hàng thương mại cổ phần. Tùy theo cách thức tổ chức, điều hành của Ban Tổng Giám đốc của từng ngân hàng mà cơ cấu của phòng Pháp chế có thể sẽ bao gồm Trưởng phòng, giúp việc cho trưởng phòng là phó trưởng phòng và các chuyên viên, chịu sự quản lý và điều hành trực tiếp của Ban Tổng Giám đốc Bộ máy của phòng Pháp chế thường gồm có: Tổ tổng hợp và tư vấn, tổ xử lý nợ, tổ pháp lý chứng từ và tổ quản lý đầu tư… Nhiệm vụ cụ thể của các tổ do trưởng phòng Pháp chế quy định. Nhiệm vụ và quyền hạn của trưởng phòng pháp chế bao gồm việc tổ chức thực hiện và chịu trách nhiệm trước Ban tổng giám đốc Ngân hàng về mọi mặt công tác của phòng; Quyết định chương trình, kế hoạch công tác và tổ chức quản lý việc thực hiện nhiệm vụ của phòng; Quản lý, phân công nhiệm vụ cho cán bộ trong phòng. Đề nghị bổ nhiệm, miễn nhiệm, nâng lương, khen thưởng, kỷ luật, tuyển dụng và bồi dưỡng cán bộ theo thẩm quyền đã được phân cấp; Tham gia các cuộc họp do Ban Tổng Giám đốc triệu tập; Ký thừa lệnh tổng giám đốc Ngân hàng thương mại trên các văn bản hành chính theo thẩm quyền. Phó trưởng phòng có nhiệm vụ giúp trưởng phòng chỉ đạo điều hành một số mặt công tác của phòng theo phân công của trưởng phòng và chịu trách nhiệm trước trưởng phòng về nhiệm vụ được phân công, ký thay trưởng phòng trên các văn bản hành chính theo sự phân công của trưởng phòng. Khi trưởng phòng vắng mặt, Phó trưởng phòng được uỷ quyền điều hành công tác của phòng, chịu trách nhiệm về kết quả những công việc đã giải quyết và báo cáo lại khi trưởng phòng có mặt; Tham gia ý kiến với trưởng phòng về tổ chức, hoạt động của phòng theo nguyên tắc tập trung dân chủ và chế độ thủ trưởng. 1.4 Hoạt đông của phòng pháp chế của ngân hàng thương mại cổ phần 1.4.1 Hoạt động tham mưu về mặt pháp lý trong kinh doanh của ngân hàng Phòng pháp chế nói chung, nhân viên pháp chế nói riêng có vai trò bảo đảm mọi hoạt động quản lý và kinh doanh của ngân hàng đều thực hiện đúng các quy định của pháp luật. Từ đó giảm thiểu rủi ro pháp lý và bảo vệ quyền lợi chính đáng, hợp pháp của ngân hàng. Tuy nhiên, nếu chỉ dừng lại ở mức độ không vi phạm điều cấm của pháp luật thì chưa đủ. Với hệ thống công nghệ thông tin hiện nay, việc tra cứu các quy phạm pháp luật liên quan đến kinh doanh, nhất là quy định cấm đoán, không phải là điều quá khó khăn. Điều đó chỉ là đòi hỏi nhân viên pháp chế ở mức trung bình khá. Thực tế cuộc sống và kinh doanh đòi hỏi nhiều hơn thế. Pháp luật là sự bó buộc, là khuôn khổ, là công thức cứng nhắc. Còn kinh doanh là sự tự do, là sáng tạo, là thiên biến vạn hoá. Nhân viên pháp chế trong hoạt động ngân hàng đóng vai trò là “nhịp cầu” giữa pháp luật và kinh doanh, biến bó buộc thành tự do, đổi khuôn khổ thành sáng tạo, chuyển công thức cứng nhắc thành thiên biến vạn hoá, muôn hình vạn trạng. Pháp luật về cơ bản chỉ lo rào trước, chặn sau, vành vạnh vẹn tròn. Kinh doanh trên thực tế thì lại có xu hướng phá rào, mở lối, gồ ghề góc cạnh. Nhân viên pháp chế trong hoạt động kinh doanh là người đứng giữa, giúp các nhà quản trị, điều hành ngân hàng đưa pháp luật vào thực tế hoạt động kinh doanh một cách đơn giản, hợp lý, hiệu quả và an toàn nhất. Thực hiện pháp luật là mất chi phí, tiến hành kinh doanh là được lợi nhuận. Nhân viên pháp chế trong hoạt động kinh doanh ngân hàng là phải tham gia vào dây chuyền tiết giảm và biến đổi chi phí thành lợi nhuận. Trong hoạt động kinh doanh, nếu chỉ đưa ra nguyên lý kiểu công thức đúng cho mọi trường hợp “cứ đúng pháp luật mà làm”, “cứ sai pháp luật mà tránh”, thì chưa nói lên điều gì cả, thậm chí như thế là khó có thể kinh doanh một cách bình thường được trong thời kỳ chuyển đổi kinh tế và bước đầu hoàn thiện hệ thống pháp luật hiện nay. Để hoạt động kinh doanh cạnh tranh và tồn tại được trên thương trường, đòi hỏi nhân viên pháp chế phải “giải mã” các trường hợp không rõ cấm, cũng chẳng biết có được làm hay không. Một số điều luật tưởng rằng là cấm kỵ, nhưng thực ra lại là được. Và ngược lại, có những điều luật không hề cấm, nhưng có khi vẫn là “kỵ”. Vì trên thực tế còn vô vàn những điều luật mâu thuẫn, chồng chéo, phức tạp, rối rắm, khó hiểu. Hoạt động kinh doanh cũng như con người, cũng giống cuộc sống, có đúng, có sai. Trong khi đó, mỗi quyết định kinh doanh hay văn bản giao dịch không đơn giản chỉ do một quy phạm pháp luật điều chỉnh, mà thường dính dáng đến nhiều quy định của pháp luật. Nếu tất cả các vấn đề pháp lý liên quan đều đúng cả, thì đã không nên chuyện. Nhưng nếu có nội dung không phù hợp với pháp luật, thì trường hợp nào có thể chấp nhận, trường hợp nào không thể. Trong rất nhiều tình huống trên thực tế, thường phải chấp nhận khác pháp luật một phần, thậm chí là sai pháp luật. Vậy thì nhân viên pháp chế phải làm thế nào? Có lẽ, trong nhiều cái sai, thì chọn cái sai ít nhất; trong những cái phải sai, thì làm cho cái sai trở thành nhẹ nhất. Nhân viên pháp chế cùng giải bải toán cân bằng giữa rủi ro và lợi nhuận, trong đó có rủi ro pháp lý. Cân đong rủi ro pháp lý, nhân viên pháp chế thành thạo hơn cán bộ nghiệp vụ. Nhân viên pháp chế trong hoạt động kinh doanh ngân hàng mang trên mình một trọng trách là xác định và chấp nhận những loại vi phạm nào không bị trả giá hoặc trả giá rẻ, những loại vi phạm nào trả giá đắt hoặc rất đắt. Để thực hiện được những vấn đề trên thì Phòng pháp chế phải thực hiện một số nhiệm vụ sau: · Dự đoán về những thay đổi về môi trường kinh tế vĩ mô, về các chính sách của Nhà nước, quy định của pháp luật có thể ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến hoạt động của ngân hàng . · Tư vấn cho Ban Tổng giám đốc các đối sách để giảm thiểu những tác động xấu hoặc có những bước đi thích hợp đón đầu các cơ hội cho hoạt động của ngân hàng. · Làm đầu mối giúp Ban Tổng giám đốc ngân hàng chuẩn bị ý kiến bằng văn bản đối với các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật do các cơ quan nhà nước gửi xin ý kiến. · Tổng kết, đánh giá những vướng mắc trong quá trình thực hiện pháp luật liên quan đến lĩnh vực hoạt động của ngân hàng để kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành hoặc sửa đổi, bổ sung văn bản quy phạm pháp luật. · Thực hiện tư vấn về mặt pháp lý cho Ban Tổng Giám đốc trong việc soạn thảo, ký kết các văn bản và giải quyết các vụ việc liên quan đến hoạt động của ngân hàng. · Tư vấn cho Ban Tổng Giám đốc hoặc được ủy quyền trong việc tiếp xúc và ký các bản ghi nhớ với các cá nhân, tổ chức kinh tế, các công ty luật trong và ngoài nước về những vấn đề liên quan đến khía cạnh pháp lý trong hoạt động của ngân hàng; Phối hợp với các phòng ban chức năng liên quan thực hiện những vấn đề đó để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của ngân hàng, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động và những vấn đề khác liên quan đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng. · Tham gia bảo vệ quyền lợi của ngân hàng trong việc tố tụng giải quyết tranh chấp tại các Tòa án, Trọng tài kinh tế hoặc các cơ quan khác ở trong và ngoài nước trên cơ sở pháp luật. · Thu thập tài liệu, xác minh để đề xuất, kiến nghị và kết luận về mặt pháp lý đối với những vụ việc, bảo vệ quyền lợi của Ngân hàng trước cơ quan tư pháp hoặc các cơ quan Nhà nước khác khi được tổng giám đốc giao. 1.4.2 Soạn thảo các loại văn bản trong hoạt động của ngân hàng Phòng pháp chế có nhiệm vụ dự thảo các hợp đồng theo sự phân công của Ban Tổng giám đốc ngân hàng tham gia quá trình đàm phán, ký kết hợp đồng và có ý kiến về mặt pháp lý đối với các văn bản hợp đồng đó. Và tham gia ý kiến về mặt pháp lý đối với dự thảo hợp đồng, văn bản do các đơn vị khác của ngân hàng chủ trì soạn thảo trước khi trình Tổng giám đốc ngân hàng. Đồng thời, tham gia soạn thảo, xây dựng các văn bản, quy chế liên quan đến hoạt động ngân hàng. Phòng pháp chế có nghĩa vụ xem xét, kiểm tra sau đó đưa ra ý kiến và chịu trách nhiệm về mặt pháp lý đối với dự thảo cuối cùng của các văn bản trước khi trình Tổng giám đốc ký ban hành. Bên cạnh đó, còn phải tiến hành rà soát và hệ thống hóa các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến hoạt động của ngân hàng; Kiến nghị việc tạm đình chỉ, đình chỉ thi hành, sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ những quy định của ngân hàng trái pháp luật hoặc không còn phù hợp. 1.4.3. Các hoạt động khác (Tham mưu về chế độ chính sách, tham gia tuyển dụng, kỷ luật, các hội đồng khác) Phòng pháp chế thực hiện một số hoạt động khác như: - Tư vấn cho ban Tổng Giám đốc Ngân hàng về những vấn đề pháp lý liên quan đến tổ chức, quản lý và hoạt động của ngân hàng, kiến nghị với ban Tổng giám đốc về mặt pháp luật những vấn đề cần được hủy bỏ, sửa đổi, bổ sung, xây dựng và hoàn thiện trong tổ chức và hoạt động của toàn ngân hàng. - Chủ trì hoặc phối hợp với các tổ chức, cơ quan hữu quan thực hiện các hoạt động thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và nội quy, quy chế của ngân hàng cho cán bộ, người lao động. - Phối hợp với các phòng, ban của ngân hàng giúp ban Tổng giám đốc ngân hàng lập kế hoạch tổ chức thực hiện pháp luật, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện pháp luật và nội quy, quy chế của ngân hàng. - Khảo sát, tổng kết, đánh giá thực trạng hiểu biết pháp luật, ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, người lao động trong ngân hàng để kiến nghị với ban Tổng giám đốc n
Tài liệu liên quan