Đề tài Tổ chức và hoạt động trong việc giải quyết thủ tục hành chính của phường thời gian qua

Trong thời kỳ đổi mới, nền kinh tế nước ta vận hành theo cơ chế hoá tập trung mà đặc trưng cơ bản của nó là cơ chế “ xin – cho” .Song, từ khi nền kinh tế nước ta chuyển sang vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng XHCN thì cơ chế “ xin – cho” cùng những khuyết tật vốn có của nền kinh tế chỉ huy đã tạo nên một nền hành chính quan liêu, trì trệ, kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế.

doc33 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1387 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tổ chức và hoạt động trong việc giải quyết thủ tục hành chính của phường thời gian qua, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lời nói đầu Trong thời kỳ đổi mới, nền kinh tế nước ta vận hành theo cơ chế hoá tập trung mà đặc trưng cơ bản của nó là cơ chế “ xin – cho” .Song, từ khi nền kinh tế nước ta chuyển sang vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng XHCN thì cơ chế “ xin – cho” cùng những khuyết tật vốn có của nền kinh tế chỉ huy đã tạo nên một nền hành chính quan liêu, trì trệ, kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế. Một trong những hạn chế đó là thủ tục tiếp nhận và giải quyết công việc của công dân và tổ chức, trước hết là TTHC chồng chéo, do nhiều ngành, nhiều cấp quy định, vừa thiếu tính đồng bộ, vừa rườm rà phức tạp, thường xuất phát từ yêu cầu thuận lợi của cơ quan có trách nhiệm giải quyết công việc mà chưa quan tâm đầy đủ đến nguyện vọng và sự thuận tiện của nhân dân.Nhiều cơ quan nhà nước chưa chấp hành đúng các quy định về việc tiếp nhận và giải quyết công việc của dân hoặc đùn đẩy trách nhiệm giải quyết công việc giữa các cơ quan, cuối cùng công việc không ai giải quyết, thậm chí cán bộ công chức có biểu hiện tuỳ tiện, cửa quyền, sách nhiễu…không niêm yết công khai cho nhân dân biết các quy định về thủ tục hành chính của Nhà nước; không bố trí cán bộ đủ trình độ và phẩm chất làm công việc tiếp nhận và giải quyết công việc ; không những làm mất nhiều thời gian, công sức, tiền bạc của cơ quan, đơn vị, của nhân dân, mà còn là một trong những nguyên nhân làm tệ tham nhũng phát triển, gây bất bình và làm giảm lòng tin của nhân dân đối với Nhà nước. Chính vì vậy, cải cách TTHC trở thành đòi hỏi bức xúc, đáp ứng yêu cầu chính đáng của nhân dân. Đây cũng là một nội dung quan trọng của cải cách một bước nền hành chính quốc gia. Cải cách hành chính là quá trình làm cho bộ máy hành chính Nhà nước phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế –xã hội, đổi mới hệ thống Chính trị, cải cách bộ máy Nhà nước cải cách hành chính là nỗ lực có chủ định nhằm tạo mới cho hệ thống hành chính Nhà nước nhằm nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước. Cải cách hành chính là quá trình cải tiến quyền lực quản lý nhằm xác định lại mối quan hệ, quyền lực giữa bộ máy hành chính đối với xã hội, doanh nghiệp với công dân, điều chỉnh mối quan hệ giữa bộ máy hành chính với các thiết chế còn lại của hệ thống Chính trị, phân bổ lại quyền lực trong bộ máy hành chính Nhà nước thay đổi phương thức thực hiện quyền lực quản lý hành chính Nhà nước từ Trung ương đến cơ sở ( cấp xã ). Cải cách hành chính theo cơ chế “một cửa” là phương thức giải quyết thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền của cơ quan hành chính nhà nước từ tiếp nhận yêu cầu, hồ sơ đến trả lại kết quả thông qua một đầu mối là “ Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả” tại cơ quan hành chính nhà nước. Uỷ ban nhân dân phường là cấp hành chính ở cơ sở thực hiện giải quyết hành chính cho tổ chức công dân theo quy định của Pháp luật, góp phần nâng cao hiệu quả cải cách hành chính của tỉnh. Qua thời gian học tập tại trường, quá trình thực tập tại Uỷ ban nhân dân phường Khương Đình, được sự giúp đỡ của thầy cô và sự giúp đỡ tận tình của lãnh đạo cán bộ Uỷ ban nhân dân phường tạo điều kiện cho tôi hoàn thành tốt đợt thực tập và đó cũng là tiền đề cho tôi vận dụng những kiến thức đã học ở trường để đưa vào thực tiễn địa phương. Sau cùng, tôi xin gửi đến Ban giám hiệu Học viện hành chính, thầy cô chủ nhiệm và các thầy cô giáo, lãnh đạo cán bộ Uỷ ban nhân dân phường Khương Đình lời cảm ơn chúc sức khoẻ. Mục lục Phần I : Một số nét về phường Khương Đình-quận Thanh Xuân-Hà Nội. 1 I.Vị trí Địa lý 1 II.Thực trạng Kinh tế-xã hội của phường. 1 III.Thực trạng cán bộ của Uỷ ban nhân dân phường. 3 1/.Tình hình chung về công tác cán bộ trước khi có QĐ số 171/2004/QĐ-UB của UBND Thành phố Hà Nội. 3 2/.Công tác kiện toàn tổ chức theo QĐ số 171/2004/QĐ-UB của UBND Thành phố Hà Nội. 4 Phần 2: Tổ chức và hoạt động trong việc giải quyết thủ tục hành chính của phường thời gian qua 8 I.Tình hình thực hiện giải quyết thủ tục hành chính trước khi có QĐ số 156/2003/QĐ-UB của UBND Thành phố Hà Nội về cơ chế “một cửa” tại các cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương. 8 1/.Những kết quả đạt được trước khi có QĐ số 156/2003/QĐ-UB của UBND Thành phố Hà Nội. 8 2/.Những yếu kém tồn đọng của công tác giải quyết thủ tục hành chính. 8 3/.Nguyên nhân yếu kém. 9 II.Tình hình thực hiện cải cách thủ tục hành chính sau khi có QĐ số 156/2003/QĐ-UB của UBND Thành phố Hà Nội về cơ chế “một cửa” tại các cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương. 10 1/. Các văn bản quy phạm Pháp luật quy định. 10 2/.Vị trí, chức năng, nhiệm vụ của bộ phận tiếp nhận và trả kết quả cho công dân tổ chức ( Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả ). 10 3/.Phương thức hoạt động. 11 4/.Trách nhiệm của công chức làm việc tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả và các cán bộ công chức khác thuộc Uỷ ban nhân dân phường. 12 5/.Quy trình thủ tục giải quyết hành chính thuộc thẩm quyền phường Khương Đình. 14 Phần III: Kết quả thực hiện cải cách hành chính theo cơ chế một cửa ở phường Khương Đình. 23 I.Kết quả thực hiện. 23 1/.Về thể chế và thủ tục hành chính. 23 2/.Xây dựng và nâng cao chất lượng cán bộ công chức . 24 3/.Cải cách tài chính công. 24 4/. Cơ sở vật chất phục vụ cho bộ phận tiếp nhận và trả kết quả 24 II. Kiểm điểm sự lãnh đạo điều hành của Uỷ ban nhân dân phường đối với BPTN và TKQ. 25 III.Những khó khăn vướng mắc trong quá trình thực hiện. 25 IV.Một số nhiệm vụ trọng tâm cần thực hiện năm 2006. 26 Phần IV: Kết luận và kiến nghị 28 i.Kết luận. II.Kiến nghị. PHầN I Một số nét về phường Khương Đình I/. Vị trí địa lý: Phường Khương Đình là một phường nằm ở phía đông quận Thanh Xuân được tách ra từ xã Khương Đình thuộc huyện Thanh Trì theo Nghị Định số 74/CP ngày 22/11/1996. Toàn phường có tổng diện tích tự nhiên là : 127, 6569 ha; dân số 14.996 người được chia thành 48 tổ dân số phố hình thành 10 cụm dân cư.Trên địa bàn có 05 cơ quan xí nghiệp và 40 công ty ngoài quốc doanh, 01 chợ và 220 hộ kinh doanh cá thể. Địa giới hành chính phường Khương Đình giáp danh với các phường như sau : Phía bắc giáp với phường Khương Trung quận Thanh Xuân. Phía nam giáp phường Kim Giang và phường Đại Kim quận Hoàng Mai. Phía đông giáp với phường Định Công quận Hoàng Mai. Phía tây giáp với phường Hạ Đình. II/. Thực trạng Kinh tế – Xã hội của phường. 1/. Về kinh tế: Tình hình kinh tế trên địa bàn ổn định. Kinh tế hộ gia đình phát triển chậm, giữ ở mức độ trung bình, kinh doanh cho thuê nhà phát triển. Ngay từ những ngày đầu năm, lãnh đạo phường đã tập trung triển khai giao nhiệm vụ và bàn biện pháp tiến hành thực hiện các chỉ tiêu kinh tế xã hội năm 2005 như : Xây dựng kế hoạch thu ngân sách năm 2005; Phối hợp chặt chẽ với chi cục Thuế quận Thanh Xuân đẩy mạnh hoạt động của Ban chống thất thu thuế – Hội đồng tư vấn thuế, tiến hành rà soát các hộ kinh doanh, các hộ cho thuê nhà đưa vào quản lý. Kết quả tổng thu ngân sách đến 30/12/2005 đạt 1.860.000.000đ ( đạt 113, 3% KH năm 2005 ), trong đó : Thuế nhà đất : 418.597.000đ, đạt 101% KH năm ; lệ phí trước bạ nhà đất :226.000.000đ đạt 206%; Thuế chuyển quyền sử dụng đất :140.971.000đ đạt 282%. Chỉ tiêu thuế NQD đạt thấp do cơ sở sản xuất Lê Đông phải di chuyển để trả lại mặt bằng phục vụ dự án đầu tư, cảI tạo Đình Gừng ( một năm cơ sở Lê Đông nộp trên 300 triệu đồng tiền thuế ). 2/. Về văn hóa – xã hội : Đời sống văn hoá của nhân dân ngày càng được nâng lên, hội đồng giáo dục phường đã làm tốt công tác tham mưu cho Đảng uỷ – UBND phường về phát triển giáo dục trên địa bàn phường.Trong năm học 2004-2005, UBND, Hội đồng giáo dục phường đã chỉ đạo các trường thực hiện tốt công tác dạy và học. Phối hợp với Phòng giáo dục Quận xây dựng và triển khai thực hiện xong kế hoạch điều tra phổ cập giáo dục bậc trung học. Hoạt động chăm sóc sức khỏe cho nhân dân thực hiện tốt, các chương trình y tế quốc gia, kế hoạch hoá gia đình, phòng chống dịch bệnh được thực kiện khá ttó, làm tốt công tác cấp thẻ bảo hiểm Y tế đúng theo quy định, phong trào văn nghệ thể dục thể thao cũng phát triển khá. Công tác lao động – thương binh xã hội : đã chi trả tiền Pháp lệnh ưu đãI cho 873 người, chi trả tiền truy lĩnh cho 81 người là 48.092.000đ, xét duyệt hồ sơ theo Nghị định 59/Cp được Sở LĐ - TBXH duyệt 38 hồ sơ và đã chi trả 41.000.000đ… Công tác phòng chống tệ nạn xã hội ( ma tuý, mại dâm….) được phường xây dựng, triển khai kế hoạch tới từng ban ngành đoàn thể của phường, các cụm dân cư, tổ dân phố.. Năm 2005 cùng với việc thực hiện các nhiệm vụ kinh tế – xã hội Quận giao, phường còn phải triển khai thực hiện các nhiệm vụ đột xuất của Thành phố, của Quận, của Đảng uỷ – HĐND phường. Bám sát Nghị quyết của Đảng uỷ – HĐND phường và sự chỉ đạo việc thực hiện các nhiệm vụ KT – XH – ANQP trên địa bàn phường; Công tác quản lý đầu tư, công tác xét cấp giấy chứng nhận QSH nhà và QSD đất đạt kết quả tốt; Thực hiện Kế hoạch 19 của UBND Quận đã thu được nhiều kết quả, từng bước hạn chế các vi phạm về TTXD; Hoạt động văn hoá xã hội đã có nhiều kết quả thông qua các hội thi, hội diễn, các hoạt động mừng Đảng, mừng Xuân, các hoạt động chào mừng 30 năm giảI phóng hoàn toàn miền Nam thống nhất đất nước, kỷ niệm 51 năm chiến thắng Điện Biên Phủ… III/. Thực trạng cán bộ của Uỷ ban nhân dân phường. 1/. Tình hình chung về công tác cán bộ trước khi có QĐ số 171/2004/QĐ-UB của UBND Thành phố Hà Nội ( về việc Ban hành quy định về bố trí các chức danh và chế độ chính sách đối với cán bộ xã, phường, thị trấn ). Về bộ máy chức danh hành chính, bộ phận văn phòng Uỷ ban nhân dân phường như sau : Thường trực Uỷ ban nhân dân phường : 3 đồng chí. 1 Đ/c Chủ tịch Uỷ ban nhân dân phường. 1 Đ/c phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân phường phụ trách văn hoá - xã hội. Văn phòng Uỷ ban nhân dân phường có 9 đ/c. -1 Đ/c cán bộ văn phòng Uỷ ban nhân dân phường. - 1 Đ/c Cán bộ tư pháp. - 1 Đ/c Cán bộ văn hoá - tập thể. -1 Đ/c Cán bộ lao động thương binh- xã hội. -1 Đ/c Cán bộ văn thư kiêm thủ quỹ. -1 Đ/c Cán bộ địa chính. -1 Đ/c Cán bộ thanh tra xây dựng. -1 Đ/c Cán bộ dân số và trẻ em. -1 Đ/c Cán bộ đô thị. * Ban tài chính -1 Đ/c Trưởng ban Tài chính. Với thực trạng đội ngũ cán bộ hành chính của xã như trên về số lượng và chất lượng nhìn chung chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chính trị đặt ra.Đa số cán bộ trưởng thành tại địa phương trải qua thực tiễn ở cơ sở, nên về trình độ chuyên môn còn nhiều hạn chế. Một số ít trẻ tuổi có trình độ chuyên môn, nhưng chưa qua kinh nghiệm, do biên chế ít nên việc hỗ trợ đào tạo còn gặp nhiều khó khăn, công tác quy hoạch tạo nguồn thực hiện chưa được thường xuyên liên tục, chế độ phụ cấp chưa đáp ứng được nhu cầu tối thiểu trong sinh hoạt đời sống của cán bộ.Chính vì vậy trong thời gian qua chưa phát huy hết tính năng động sáng tạo, vai trò tham mưu của lực lượng cán bộ trẻ. 2/. Công tác kiện toàn tổ chức theo QĐ số 171/2004/QĐ-UB của UBND Thành phố Hà Nội ( về việc quy định về bố trí các chức danh và chế độ chính sách đối với cán bộ xã, phường, thị trấn ) Thực hiện QĐ số 171/2004/QĐ-UB của Uỷ ban nhân dân Thành phố Hà Nội, Uỷ ban nhân dân phường đã tiến hành sắp xếp lại bộ máy hành chính văn phòng Uỷ ban nhân dân phường theo quy định với chức danh cụ thể như sau : Thường trực Uỷ ban nhân dân phường : 3 Đ/c 1 Đ/c Chủ tịch Uỷ ban nhân dân phường 2 Đ/c phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân phường Văn phòng Uỷ ban nhân dân phường. + Cán bộ công chức. 1 Đ/c văn phòng thống kê – tổng hợp. 1 Đ/c Cán bộ tư pháp – hộ tịch . 2 Đ/c Cán bộ Địa chính – xây dựng. 2 Đ/c Kế toán Ngân sách. 1 Đ/c Cán bộ văn hoá thương binh – xã hội. Cán bộ không chuyên trách. 1 Đ/c Cán bộ Lao động thương binh – xã hội. 1 Đ/c Cán bộ văn thư kiêm thủ quỹ. 1 Đ/c Cán bộ Dân số gia đình và trẻ em. 1 Đ/c Cán bộ phụ trách truyền thanh văn hoá. 1 Đ/c Cán bộ Uỷ nhiệm thu thuế. Tóm tắt : Chức năng nhiệm vụ của cán bộ công chức và cán bộ không chuyên trách thuộc văn phòng Uỷ ban nhân dân phường : + Cán bộ văn phòng thống kê tổng hợp : Trực tiếp tham mưu cho Thường trực Uỷ ban nhân dân phường về công tác thống kê tổng hợp tình hình phát triển kinh tế – xã hội, an ninh quốc phòng ở địa bàn, trực tiếp làm tổ trưởng điều hành bộ phận tiếp nhận và trả kết quả ( bộ phận tiép nhận và trả kết quả ) hồ sơ theo cơ chế một cửa. + Cán bộ Tư pháp hộ tịch. Tham mưu giúp thường trực Uỷ ban nhân dân phường quản lý Nhà nước về công tác xây dựng văn bản quy phạm Pháp luật, kiểm tra văn bản, phổ biến giáo dục Pháp luật, chứng thực hộ tịch, hoà giải mâu thuẫn trong nhân dân và các công tác Tư pháp khác. + Cán bộ địa chính xây dựng . Tham mưu giúp Uỷ ban nhân dân phường thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về đất đai – xây dựng, việc chuyển quyền – chuyển nhượng quyền sử dụng đất, các vấn đề khác có liên quan đến đất đai . + Cán bộ lao động thương binh xã hội . Tham mưu với Uỷ ban nhân dân phường về quản lý nhà nước đối với toàn bộ các hoạt động thuộc lĩnh vực lao động việc làm, chính sách thương binh và xã hội, chăm lo gia đình có công với cách mạng trên địa bàn phường theo đúng chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước. + Cán bộ dân số gia đình và trẻ em . Thực hiện chức năng tham mưu giúp Uỷ ban nhân dân phường quản lý Nhà nước các công việc thuộc lĩnh vực dân số, gia đình và trẻ em trên địa bàn phường theo đúng chủ trương chính sách của Đảng, Pháp luật của Nhà nước. + Cán bộ phụ trách truyền thanh văn hoá. Tham mưu giúp Uỷ ban nhân dân các hoạt động thông tin, tuyên truyền các chủ trương chính sách của Đảng, Pháp luật của Nhà nước và của địa phương. + Cán bộ văn hoá - xã hội . Tham mưu giúp Uỷ ban nhân dân xã quản lý các điểm chiếu Video, Karaoke, các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao trên địa bàn phường. + Cán bộ Uỷ nhiệm thu thuế. Giúp Uỷ ban nhân dân phường thực hiện công tác lập bộ các nguồn thu thuế do trên quy định và các nguồn thu ngân sách ở địa bàn . + Cán bộ Kế toán tài chính. Thực hiện nhiệm vụ tham mưu cho Uỷ ban nhân dân phường trong việc theo dõi thanh quyết toán thu, chi ngân sách Nhà nước trên địa bàn phường . + Cán bộ Văn thư – thủ quỹ – lưu trữ . Thực hiện nhiệm vụ thu, chi ngân sách, lưu trữ công văn đến và đi, đánh văn bản . Sơ đồ tổ chức và nhân sự của Uỷ ban nhân dân phường Khương đình Thường trực UBND Chủ tịch 2 phó Chủ tịch BCH Quân Sự phường Văn phòng UBND Tài chính BCH Công an phường Nhân viên Uỷ nhiệm thu 2 Công chức kế toán Tài chính Nhân viên Thủ quỹ - Văn thư NV Dân số GĐ & TE NV truyền thanh - Văn hoá NV Lao động TB - XH C chức Tư pháp - Hộ tịch C chức Văn phòng - Thống kê C chức VH - XH 2 C chức Địa chính - XD Phần II Tổ chức và hoạt động trong việc giảI quyết thủ tục hành chính của phường Khương Đình thời gian qua I/. Tình hình thực hiện cải cách thủ tục hành chính trước khi có quyết định số 156/2003/QĐ-UB của UBND Thành phố Hà Nội về áp dụng cơ chế “ một cửa” đối với các lĩnh vực hành chính cấp xã, phường. 1/. Những kết quả đã đạt được trong thời gian trước khi có QĐ số 156/2003/QĐ-UB của Uỷ ban nhân dân Thành phố Hà Nội. Trong quá trình lãnh đạo điều hành, mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng Uỷ ban nhân dân phường đã có nhiều nỗ lực phấn đấu về các chỉ tiêu phát triển Kinh tế – xã hội được giao và đã nhận thức rõ, việc cải cách thủ tục hành chính Nhà nước là một khâu quan trọng trong hoạt động của hệ thống cơ quan hành chính Nhà nước. Từ đó Uỷ ban nhân dân phường đã nỗ lực tiến hành sắp xếp lại đội ngũ cán bộ có liên quan trực tiếp đến công việc hành chính của cấp phường. Xây dựng quy chế tiếp công dân, quy định chức năng nhiệm vụ của từng cán bộ trực tiếp liên quan đến việc giải quyết thủ tục hành chính cho nhân dân, quy định thời gian giải quyết thủ tục hành chính của tổ chức và công dân nhanh hơn, hạn chế việc gây phiền hà cho công dân và tổ chức, từng bước cán bộ và nhân viên nâng lên về nhận thức, hoạt động ngày càng có chiều sâu hơn, các vấn đề xã hội được giảI quyết kịp thời và có hiệu quả. Hàng năm đã giải quyết một khối lượng lớn giấy tờ hành chính của công dân và tổ chức, thường xuyên kiểm tra kịp thời uốn nắn những hiện tượng tiêu cực, sách nhiễu công dân và tổ chức trong việc giải quyết thủ tục hành chính. Ngăn chặn các trường hợp gây khó khăn phiền hà cho công dân, hạn chế được tình trạng đi lại nhiều lần của người dân. 2/. Những yếu kém tồn tại của công tác giải quyết thủ tục hành chính. Thời gian qua tuy có nhiều cố gắng nhưng việc giải quyết các thủ tục hành chính của công dân và tổ chức ở phường còn nhiều yếu kém tồn tại dẫn đến công việc giải quyết hành chính chưa mang lại hiệu quả cao. Chức năng thẩm quyền từng loại hồ sơ chưa được cán bộ nhân viên nhận thức rõ ràng, từ đó dẫn đến tình trạng một số loại giấy tờ phải có xác nhận của Quận. Bên cạnh đó đối với loại văn bản của phường không phải là cấp giải quyết cuối cùng, có nhiều trường hợp lời chứng thật chung chung khó rõ ý hoặc chữ ký tên thôi, cũng chưa thể hiện hết trách nhiệm trong việc chứng thực của loại giấy tờ hành chính ở cán bộ có thẩm quyền . Có nhiều trường hợp chỉ vì những thủ tục hành chính rất đơn giản ( thậm chí không cần thiết ) đã làm cản trở ách tắc công việc, hiện tại còn quá nhiều các loại thủ tục hành chính . Người trực tiếp tham mưu để giải quyết thì có thái độ cửa quyền hách dịch làm cho nhiều người ngại đến ( cửa quan) nên nhờ ( thông qua ) người khác và đây là cơ hội để tiêu cực phát sinh những vấn đề phức tạp. Đồng thời các cơ quan có trách nhiệm cấp trên ban hành các quy định, các thể chế còn nhiều chồng chéo lẫn nhau, thiếu sự hướng dẫn cho cấp phường một cách cụ thể hoặc ban hành xong sửa đổi liên tục làm cho cán bộ chuyên môn thuộc lĩnh vực phụ trách lúng túng. Mức thu lệ phí thiếu công khai, rõ ràng, nạn hách dịch gây khó khăn trở ngại nhất là trên lĩnh vực đất đai còn xảy ra. Việc giải quyết khiếu nại tố cáo của công dân còn một số trường hợp quá hạn luật quy định dây dưa kéo dài làm ảnh hưởng đến uy tín, sự lãnh đạo của Đảng bộ và chính quyền ở địa phương. 3/. Nguyên nhân yếu kém. Đội ngũ cán bộ đa số yếu về chuyên môn, chưa qua đào tạo nghiệp vụ, chưa nắm vững khoa học quản lý, thái độ vô tư khi thực hiện công vụ, thiếu kiến thức pháp luật dẫn đến tình trạng lúng túng vận dụng không chính xác trong giải quyết hoặc giải quyết theo cảm tính. Bố trí sắp xếp cán bộ chưa đúng theo tiêu chuẩn hoá, còn chắp vá dẫn đến tình trạng có nhiều cán bộ thì làm quá tải công việc nhưng cũng có cán bộ thì thiếu công việc. Mối quan hệ phối hợp Uỷ ban nhân dân với các ngành và các tổ đôi lúc chưa chặt chẽ, một số sai sót về kỹ thuật nghiệp vụ chưa được uốn nắn khắc phục kịp thời. Vai trò lãnh đạo của Thường trực Uỷ ban nhân dân đôi lúc có buông lơi, công tác phân công bố trí công việc chưa rõ ràng, công tác kiểm tra chưa được thường xuyên. Chế độ chính sách đối với nhân viên cấp phường chưa đáp ứng được nhu cầu tối thiểu trong cuộc sống. Những khiếm khuyết tồn tại trong quá trình giải quyết thủ tục hành chính của công dân và tổ chức trên địa bàn phường là một tình trạng cần khắc phục để củng cố niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, việc cải cách thủ tục hành chính trên địa bàn phường Khương Đình là bước đi hết sức quan trọng nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của phường theo hướng công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước, phù hợp với nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng Xã hội chủ nghĩa. II/. Tình hình thực hiện cải cách thủ tục hành chính sau khi có quyết định số 156/2003/QĐ-UB của UBND Thành phố Hà Nội về áp dụng cơ chế “ một cửa” đối với các lĩnh vực hành chính cấp xã, phường. 1/. Các văn bản quy phạm pháp luật quy định. Quyết định 181-QĐ/TTg ngày 04/09/2003 của Thủ tướng Chính phủ ban hành quy chế thực hiện cơ chế “ một cửa” . Quyết định số 156/2003/QĐ-UB của Uỷ ban nhân dân Thành phố Hà Nội. Quyết định số 171/2004/QĐ-UB ngày 22/11/2004 của UBND Thành phố. Quyết định số 183/2003 QĐ-UB ngày 29/12/2003 của UBND Thành phố quy định việc quản lý, phát hành hệ thống báo biểu sử dụng tại “Bộ phận tiếp nhận hồ sơ hành chính”. 2/. Vị trí chức năng. Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả cho công dân trực thuộc Uỷ ban nhân dân phường, chịu sự lãnh đạo trực tiếp và toàn diện của thường trực Uỷ ban nhân dân phường. Bộ phận ti
Tài liệu liên quan