Thực hiện đường nối đổi mới của Đảng và Nhà nước ta đã được đề ra từ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ sáu năm 1986 trong hơn 20 năm qua nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn như: chính trị ổn định, kinh tế tăng trưởng cao, trật tự an ninh xã hội được giữ vững, tỷ lệ xóa mù chữ là cao nhất thế giới .mặc dù bước đầu đã gặp không ít chông gai. Hiện nay trong mắt bạn bè thế giới Việt Nam đã trở thành đối tác đáng tin cậy. Để đưa đất nước tiến lên CNXH thì vấn đề phát triển kinh tế có ý nghĩa then chốt, quyết định. Với mục tiêu xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, chúng ta đang phải đương đầu với rất nhiều những khó khăn thử thách rất lớn. Tình hình tội phạm kinh tế trong giai đoạn hiện nay đang ngày càng gia tăng, tinh vi và phức tạp, trong đó tội sản xuất, buôn bán hàng giả đang có chiều hướng gia tăng và diễn biến phức tạp.
Theo đánh giá của Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) tổng giá trị hàng giả được mua bán hàng năm trên thế giới khoảng 500 tỷ Euro gấp đôi ngân sách nước Đức. Hiện nay hàng giả chiếm lĩnh 1/10 thương mại thế giới, trong đó các loại hàng được làm giả nhiều nhất có: cứ 3 chiếc đĩa CD thì có 1 chiếc được sao chép trái phép; các mặt hàng như: quần áo, phụ kiện may mặc, mỹ phẩm và nước hoa chiếm khoảng 1/3 tổng số hàng giả thế giới, phần mềm máy tính là 35%, video, DVD và CD là 25%. Đồng hồ Thụy Sỹ giả mạo được bán nhiều hơn hàng thật: 40 triệu chiếc giả so với 26 triệu chiếc đồng hồ thật. Ta có thể thấy hàng giả đang lan tran khắp mọi nơi và trở thành vấn nạn của các quốc gia, Việt Nam chúng ta cũng phải đối mặt với vấn nạn này. Nạn hàng giả này không chỉ gây ra những thiêt hại to lớn về kinh tế, làm tổn hại về vật chất, mất uy tín quốc gia, nhà sản xuất, người tiêu dùng mà tai hại hơn nó còn có thể gây ra những thiêt hại về sức khỏe, tính mạng của con người. Từ thực tế này đòi hỏi phải có những biệm pháp để ngăn chăn đẩy lùi nạn hàng giả, trong đó pháp luật hình sự là một biện pháp hữu hiệu. Do đó vấn đề nghiên cứu khoa học, phân tích, đưa ra quan điểm, giải pháp nhằm hoàn thiện quy định của pháp luật hình sự cũng như nâng cao hiệu quả của hoạt động xét xử đối với tội sản xuất, buôn bán hàng giả trong giai đoạn hiện nay. Chính vì vậy, chúng tôi chọn đề tài : “Tội sản xuất, buôn bán hàng giả theo Điều 156 Bộ luật hình sự lý luân và thực tiễn” để làm khóa luận tốt nghiệp.
56 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 2828 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tội sản xuất, buôn bán hàng giả theo Điều 156 Bộ luật hình sự lý luân và thực tiễn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU
Thực hiện đường nối đổi mới của Đảng và Nhà nước ta đã được đề ra từ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ sáu năm 1986 trong hơn 20 năm qua nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn như: chính trị ổn định, kinh tế tăng trưởng cao, trật tự an ninh xã hội được giữ vững, tỷ lệ xóa mù chữ là cao nhất thế giới….mặc dù bước đầu đã gặp không ít chông gai. Hiện nay trong mắt bạn bè thế giới Việt Nam đã trở thành đối tác đáng tin cậy. Để đưa đất nước tiến lên CNXH thì vấn đề phát triển kinh tế có ý nghĩa then chốt, quyết định. Với mục tiêu xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, chúng ta đang phải đương đầu với rất nhiều những khó khăn thử thách rất lớn. Tình hình tội phạm kinh tế trong giai đoạn hiện nay đang ngày càng gia tăng, tinh vi và phức tạp, trong đó tội sản xuất, buôn bán hàng giả đang có chiều hướng gia tăng và diễn biến phức tạp.
Theo đánh giá của Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) tổng giá trị hàng giả được mua bán hàng năm trên thế giới khoảng 500 tỷ Euro gấp đôi ngân sách nước Đức. Hiện nay hàng giả chiếm lĩnh 1/10 thương mại thế giới, trong đó các loại hàng được làm giả nhiều nhất có: cứ 3 chiếc đĩa CD thì có 1 chiếc được sao chép trái phép; các mặt hàng như: quần áo, phụ kiện may mặc, mỹ phẩm và nước hoa chiếm khoảng 1/3 tổng số hàng giả thế giới, phần mềm máy tính là 35%, video, DVD và CD là 25%. Đồng hồ Thụy Sỹ giả mạo được bán nhiều hơn hàng thật: 40 triệu chiếc giả so với 26 triệu chiếc đồng hồ thật. Ta có thể thấy hàng giả đang lan tran khắp mọi nơi và trở thành vấn nạn của các quốc gia, Việt Nam chúng ta cũng phải đối mặt với vấn nạn này. Nạn hàng giả này không chỉ gây ra những thiêt hại to lớn về kinh tế, làm tổn hại về vật chất, mất uy tín quốc gia, nhà sản xuất, người tiêu dùng mà tai hại hơn nó còn có thể gây ra những thiêt hại về sức khỏe, tính mạng của con người. Từ thực tế này đòi hỏi phải có những biệm pháp để ngăn chăn đẩy lùi nạn hàng giả, trong đó pháp luật hình sự là một biện pháp hữu hiệu. Do đó vấn đề nghiên cứu khoa học, phân tích, đưa ra quan điểm, giải pháp nhằm hoàn thiện quy định của pháp luật hình sự cũng như nâng cao hiệu quả của hoạt động xét xử đối với tội sản xuất, buôn bán hàng giả trong giai đoạn hiện nay. Chính vì vậy, chúng tôi chọn đề tài : “Tội sản xuất, buôn bán hàng giả theo Điều 156 Bộ luật hình sự lý luân và thực tiễn” để làm khóa luận tốt nghiệp.
Mục đích của khóa luân là nghiên cứu một cách có hệ thống các quy định về tội sản xuất, buôn bán hàng giả theo BLHS năm 1999, từ đó đối chiếu quy định pháp luật với thực tiễn xét xử để tìm ra những bất cập, vướng mắc, qua đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động xét xử tội sản xuất, buôn bán hàng giả.
Nhiệm vụ của đề tài là khái quát lịch sử pháp luật hình sự Việt Nam về tội sản xuất, buôn bán hàng giả; nghiên cứu quy định của Điều 156 BLHS năm 1999 để thấy những tiến bộ, hạn chế cần khắc phục, sửa chữa; tìm hiểu thực tiễn xét xử, đưa ra giải pháp để nâng cao hiệu quả của hoạt động này đối với tội sản xuất, buôn bán hàng giả.
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là quy định của Điều156 BLHS năm 1999 về tội sản xuất, buôn bán hàng giả, thực tiễn xét xử tội phạm này trong những năm gần đây(2003-2007).
Phạm vi của đề tài là tội sản xuất, buôn bán hàng giả dưới góc độ luật hình sự trong khoảng thời gian từ 2003 đến nay.
Phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong khóa luận bao gồm: phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, lịch sử, thống kê….dựa trên nền tảng Chủ nghĩa Mác-Lênin.
Ngoài phần lời nói đầu và kết luận, thì khóa luận này có kết cấu như sau:
Chương một: Lịch sử lập pháp hình sự Việt Nam về tội sản xuất, buôn bán hàng giả.
Chương hai: Tội sản xuất, buôn bán hàng giả theo BLHS năm 1999.
Chương ba: Thực tiễn xét xử tội sản xuất, buôn bán hàng giả trong những năm gần đây(2003-2007).
CHƯƠNG I
LỊCH SỬ LẬP PHÁP HÌNH SỰ VIỆT NAM QUY ĐỊNH VỀ
TỘI SẢN XUẤT, BUÔN BÁN HÀNG GIẢ
Bước vào những năm đầu của thế kỷ 21, nước ta đang tiến sâu hơn vào quá trình hội nhập toàn diện với quốc tế và khu vực. Trước những tác động và yêu cầu của quá trình hội nhập đất nước ta đã có những thay đổi lớn về mọi mặt, trong đó sự thay đổi trong kinh tế là lớn nhất và quan trọng nhất. Để quản lý tốt “nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” theo đúng chủ trương đường nối của Đảng và Nhà nước. Bên cạnh những chính sách về phát triển kinh tế thì chính sách hình sự về các tội phạm xâm hại tới trật tự quản lý kinh tế cũng phải ra đời và phù hợp, linh hoạt, chặt chẽ hơn. Chương XVI- BLHS năm 1999 quy định “Các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế” đã đáp ứng phần nào đòi hỏi này. Trong 29 điều luật (từ Điều 153 đến Điều 181) thì “Tội sản xuất, buôn bán hàng giả” được quy định tại Điều 156 nhằm đấu tranh chống nạn hàng giả, buôn bán hàng giả nói riêng và các tội phạm xâm phạm trật tự quản lý kinh tế nói chung. Lịch sử lập pháp hình sự nước ta về “Tội sản xuất, buôn bán hàng giả”cũng đã được quy định và có sự trừng trị rất nghiêm khắc đối với các hành vi phạm tội này. Có thể khái quát như sau:
1. Giai đoạn từ năm 1945 đến trước khi có BLHS năm 1985
Ngày 2/9/1945 Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời - “Nhà nước công nông đầu tiên của Đông nam á”. Nhà nước và bộ máy của nó vừa mới được thành lập đã phải đương đầu với bao khó khăn và thử thách: “giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm,…” Để bảo vệ thành quả của cuộc cách mạng tháng tám năm 1945, bảo vệ quyền và lợi ích của giai cấp mình, nhiệm vụ quan trọng và hàng đầu của nhà nước ta là giữ vững an ninh quốc gia, ổn định kinh tế đảm bảo đời sống cho nhân dân. Nhiều chính sách luật được ra đời (Sắc luật) nhưng chưa thể cho ra đời một chính sách Luật hình sự được pháp điển hóa do hoàn cảnh lịch sử chưa cho phép. Trong khoảng tời gian từ năm 1945 đến năm 1975, đất nước ta liên tục có chiến tranh, cả nước tập trung toàn bộ sinh lực vào cuộc chiến đấu bảo vệ đất nước, các văn bản pháp luật mang tính hình sự ra đời cũng chỉ tập chung vào quy định các tội có liên quan đến cuộc chiến như: tội phản cách mạng; tội xâm phạm tài sản xã hội chủ nghĩa; các tội về kinh tế thì là: tội đầu cơ, buôn bán hàng cấm…có ảnh hưởng nhiều tới cuộc chiến tranh. “Tội sản xuất, buôn bán hàng giả” trong giai đoạn này không hề được quy định trong bất kỳ một văn bản pháp luật mang tính hình sự nào. Do tại thời điểm này, nền kinh tế nước ta còn bao cấp mà tất cả sinh lực của đất nước đều tập chung cho cuộc chiến tranh, hành hóa lưu thông trên thị trường đều do các doanh nghiệp nhà nước sản xuất hoặc do các nước viên trợ, chính vì vậy mà hàng giả gần như là không có cơ hội phát triển.
Năm 1975, đất nước ta hoàn toàn thống nhất, nền kinh tế đất nước sau chiến tranh hết sức nghèo nàn và lạc hậu, bọn tư sản mại bản được sự tiếp tay của tư sản nước ngoài không ngừng gây rối loạn thị trường, trong đó nạn hàng giả cũng là một trong những nguyên nhân gây rối loạn. Nhằm ổn định thị trường, thắt chặt sự quản lý nhà nước đối với nền kinh tế, Chính phủ cách mạng lâm thời cộng hòa miền nam Việt Nam ban hành Sắc luật số: 03.SL ngày 15/3/1976 quy định về tội phạm và hình phạt. “Tội sản xuất, buôn bán hàng giả” cũng được quy định tại Sắc luật này trong các tội kinh tế:
“Điều 6. Tội kinh tế.
Tội kinh tế là tội gây thiệt hại về tài chính cho Nhà nước, cho Hợp tác xã hoặc cho tập thể nhân dân, gây trở ngại cho việc khôi phục và phát triển sãn xuất, cho việc ổn định đời sống nhân dân, gồm các tội:
- Sản xuất hàng giả cố ý lừu gạt người tiêu thụ;
- Kinh doanh trái phép, cố ý trốn tránh quy định của Nhà nước;
- Làm bạc giả, hoặc tiêu thụ bạc giả;
…
Phạm một trong các tội trên đây, thì bị phạt tù từ sáu tháng đến năm năm và phạt tiền đến năm mươi nghìn đồng Ngân hàng hoặc một trong hai hình phạt đó. Trong trường hợp nghiêm trọng, thì phạt tù đến hai mươi9 năm, tù chung thân hoặc xử tử hình và bị tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.”
Việc quy định tội sản xuất hàng giả trong Sắc luật số: 03.SL đã đáp ứng phần nào yêu cầu đấu tranh chống tội phạm về hàng giả trong tội phạm về kinh tế. Qua đó thể hiện được tính chất nguy hiểm cho xã hội của tội sản xuất hàng giả và thái độ của Nhà nước đối với tội phạm này là rất nghiêm khắc. Nhưng Sắc luật số: 03.SL bên cạnh những ý nghĩa tích cực còn bộc lộ những hạn chế nhất định và quy định tội sản xuất hàng giả cũng vậy. Sắc luật chưa có sự phân hóa các tội phạm về kinh tế nói chung và tội sản xuất hàng giả nói riêng. Điều 6 của Sắc luật chỉ quy định “Sản xuất hàng giả cố ý lừu gạt người tiêu thụ” mà không quy định hành vi buôn bán hàng giả cũng là tội phạm, không đưa ra những đối tượng hàng giả cụ thể như: hàng giả; hàng giả là lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, …mà chỉ quy định hàng giả chung chung, thậm chí còn không có một văn bản pháp luật nào hướng dẫn hàng giả là loại hàng hóa như thế nào? Việc quy định như vậy là không cụ thể và đầy đủ. Về hình phạt, điều luật quy định hình phạt áp dụng chung cho các tội phạm, việc quy định như vậy chưa cho thấy rõ mức độ nguy hiểm cho xã hội của từng loại tội phạm, cũng như chế tài áp dụng đối với tội phạm đó. Là văn bản pháp luật đầu tiên quy định về các tội phạm thuộc lĩnh vực kinh tế như thế này thì Sắc luật còn quá nhiều những hạn chế cả về kỹ thuật lập pháp cũng như khả năng áp dụng trong thực tiễn của pháp luật, gây ra không ít những khó khăn trong việc giải quyết các vụ án trong thực tiễn xét xử của tòa án. Nhưng do hoàn cảnh lịch sử mà Sắc luật này vẫn được áp dụng trong cả nước từ năm 1978 cho đến năm 1982.
Để khắc phục những hạn chế, thiếu xót của Sắc luật số: 03.SL và phù hợp hơn với tình hình mới của nền kinh tế, trên cơ sở của Hiến pháp năm 1980, Pháp lệnh số: 07-LCT/HĐNN7 ban hành ngày 10/7/1982 pháp lênh trừng trị các tội đầu cơ, buôn lậu, làm hàng giả, kinh doanh trái phép. Đây là văn bản pháp luật đầu tiên quy định về các tội này cho đến trước khi có BLHS năm 1985. “Tội làm hàng giả hoặc buôn bán hàng giả” quy định tại Điều 5 Pháp lệnh, trong đó:
“Điều 5. Tội làm hàng giả hoặc buôn bán hàng giả.
1. Người nào làm hàng giả hoặc buôn bán hàng giả nhằm thu lợi bất chính, thì bị phạt tù từ sáu tháng đến năm năm và bị phạt tiền từ năm nghìn đồng đến năm vạn đồng;
2. Phạm tội làm hàng giả hoặc buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh hoặc phạm tội trong trường hợp nghiêm trọng quy định tại Khoản 1 Điều 9 pháp lệnh này thì bị phạt tù từ ba năm đến mười hai năm, bị phạt tiền đến năm trăm nghìn đồng và có thể bị tịch thu một phần tài sản;
3. Phạm tội làm hàng giả hoặc buôn bán hàng giả có chất độc hại hoặc các chất khác có thể nguy hiểm đến sức khỏe, tính mạng người tiêu dùng, hoặc phạm tội trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng quy định tại Khoản2 Điều 9 Pháp lệnh này thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân, bị phạt tiền đến một triệu đồng, và có thể bị tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.”
“Tội làm hàng giả hoặc buôn bán hàng giả” được quy định trong Pháp lệnh đã thể hiện một sự thay đổi căn bản về trình độ lập pháp so với Sắc luật số:03/SL. Không còn quy định đơn giản chỉ một câu mà tội phạm này đã được quy định trong một điều luật riêng, trong đó hành vi buôn bán hàng giả đã được coi là tội phạm và có tính nguy hiểm cho xã hôi tương đương với hành vi làm hàng giả; hàng giả đã được phân định thành nhiều loại hàng giả với mức độ nguy hiểm khác nhau và chế tài áp dụng với từng loại hàng giả khác nhau. Tuy nhiên, Pháp lệnh cũng có những hạn chế nhất định. Các tình tiết như: “ phạm tội trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng quy định tại Khoản 2 Điều 9 Pháp lệnh này thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân” mà theo quy định tai Điều 8 của Pháp lệnh thì trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng thì hình phạt cao nhất là “tử hình”. Những quy định này thể hiện tính không nhất quán của pháp luật đối với hành vi phạm tội. Pháp lệnh cũng chưa phân định được tội phạm và vi phạm pháp luật khác mà phải áp dụng Nghị định 46/HĐBT ngày 10/5/1983 quy định về việc xử lý bằng biện pháp hành chính các hành vi đầu cơ, buôn lậu, làm hàng giả, kinh doanh trái phép, Nghị định này đưa ra một số các dấu hiệu định lượng và định tính để xác định tội phạm và vi phạm pháp luật bị xử phạt vi phạm hành chính, cụ thể là:
“Mọi hành vi đầu cơ, buôn lậu, làm hàng giả, kinh doanh trái phép thuộc loại vi phạm nhỏ chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự đêù bị xử lý bằng các biện pháp hành chính theo quy định của Nghị định này.
Vi phạm nhỏ là vi phạm trong trường hợp giá trị hàng phạm pháp dưới hai vạn đồng, tính chất việc vi phạm không nghiêm trọng, tác hại gây ra cho sản xuất, đời sống nhân dân, trật tự và an toàn xã hội là không nhiều, người vi phạm không có tiền án, tiền sự, khi bị phát hiện không có hành vi chống lại cán bộ, nhân viên làm nhiệm vụ”, nhưng Nghị định cũng nêu “…hàng giả thuộc loại lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh thì bất cứ trường hợp nào cũng bị truy cứu trách nhiệm hình sự” do loại hàng giả này có mức độ nguy hiểm cao hơn so với các loại hàng giả khác. Trên thực tế khi áp dụng pháp luật để xử lý một hành vi làm hoặc buôn bán hàng giả các cơ quan chức năng phải căn cứ vào cả hai văn bản pháp luật này để xác định truy cứu TNHS hay xử lý bằng các biện pháp hành chính, phần nào đã gây ra những trở ngại nhất định, không thuận tiện. việc cho ra đời một BLHS là vấn đề cần thiết để quy định cụ thể và khoa học về tội làm hàng giả, buôn bán hàng giả nói riêng và các tội phạm hình sự nói chung.
2. Giai đoạn từ khi BLHS năm 1985 ra đời đến khi ban hành BLHS năm 1999
2.1. BLHS năm 1985 quy định về tội làm hàng giả, tội buôn bán hàng giả
Năm 1985, BLHS Việt Nam đầu tiên và cũng là bộ luật đầu tiên của nước ta được ban hành. Đây được coi là một mốc son trong lịch sử lập pháp của nước ta. Từ đây các tội phạm không còn được quy định riêng lẻ trong các văn bản pháp luật dưới luật nữa mà được tập hợp trong một BLHS. Mỗi một tội phạm và hình phạt đối với tội phạm đó được quy định trong một điều luật riêng và được sắp xếp vào từng nhóm tội khác nhau. Cũng như vậy, “Tội làm hàng giả, tội buôn bán hàng giả” thuộc nhóm “Các tội kinh tế” quy định tại Điều 167 của Bộ luật.
“Điều 167. Tội làm hàng giả, tội buôn bán hàng giả.
1. Người nào làm hàng giả hoặc buôn bán hàng giả thì bị phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây bị phạt tù từ ba năm đến mười hai năm.
a. Hàng giả là lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, phòng bệnh;
b. Có tổ chức;
c. Lợi dụng chức vụ quyền hạn hoặc danh nghĩa Nhà nước, tổ chức xã hội;
d. Hàng giả có số lương lớn thu lợi bất chính lớn;
đ. Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội trong những truờng hợp đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình.”
Quy định trên cho thấy Điều 167 BLHS năm 1985 đã có tính kế thừa Pháp lệnh số: 07-LCT/HĐNN7 nhưng cũng có những thay đổi có tính tiến bộ hơn: Khoản 1 không đổi so với Pháp lệnh mà chỉ thay đổi về hình phạt; ở Khoản 2 không đưa ra thuật ngữ “ phạm tội trong trường hợp nghiêm trọng” mà thay vào đó là các trường hợp cụ thể; về hình phạt, Điều 167 chỉ quy định một loại hình phạt là tước tự do (tù) khác so với tại Pháp lệnh 07 quy định hai loại hình phạt là hình phạt tù và hình phạt tiền. Việc quy định như vậy theo chúng tôi thì chưa thực sự khoa học.
Để giải thích thế nào là hàng giả thì tại Nghị định 140/HĐBT ngày 25/4/1991 của Hội đồng bộ trưởng về kiểm tra xử lý việc sản xuất, buôn bán hàng giả và Thông tư liên bộ số: 1254-TTLB ngày 8/11/1991 của Ủy ban khoa học Nhà nước, Bộ thương mại và du lịch hướng dẫn thực hiện Nghị định 140/HĐBT đã đưa ra định nghĩa hàng giả, các dấu hiệu nhận biết hàng giả và phân biệt hàng giả với hàng kém chất lượng. Trong đó: “ Hàng giả theo Nghị định này là những sản phẩm, hàng hóa được sản xuất ra trái pháp luật có hình dáng giống như những sản phẩm, hàng hóa được Nhà nước cho phép sản xuất, nhập khẩu và tiêu thụ trên thị trường, hoặc những sản phẩm, hàng hóa không có giá trị sử dụng đúng với nguồn gốc, bản chất tự nhiên tên gọi công dụng của nó.” (Điều 3- Nghị định 140/HĐBT).
“Điều 4: Sản phẩm, hàng hóa có một trong những dấu hiệu dưới đây được coi là hàng giả.
1. Sản phẩm, hàng hóa (kể cả nhập khẩu) có nhãn sản phẩm giả mạo hoặc nhãn sản phẩm của một cơ sở sản xuất khác mà không được chủ nhãn đồng ý;
2. Sản phẩm, hàng hóa mang nhãn hiệu hàng hóa giống hệt hoặc tương tự có khả năng làm cho người tiêu dùng nhầm lẫn với nhãn hiệu hàng hóa của cơ sở sản xuất, buôn bán khác đã đăng ký với cơ quan bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp (Cục sáng chế) hoặc đã được bảo hộ theo Điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia;
3. Sản phẩm, hàng hóa mang nhãn không đúng với nhãn sản phẩm đã đăng ký với cơ quan tiêu chuẩn đo lường chất lượng;
4. Sản phẩm, hàng hóa ghi dấu phù hợp tiêu chuẩn chất lượng Việt Nam khi chưa được cấp giấy chứng nhận và dấu phù hợp tiêu chuẩn Viêt Nam;
5. Sản phẩm, hàng hóa đã đăng ký hoặc chưa đăng ký chất lượng với cơ quan tiêu chuẩn đo lường chất lượng mà có mức chất lượng thấp hơn mức chất lượng tối thiểu cho phép;
6. Sản phẩm, hàng hóa có giá trị sử dụng không đúng với nguồn gốc, bản chất tự nhiên, tên gọi và công dụng của nó.”
Từ đây, ta có thể thấy hàng giả được chia làm hai loại: hàng giả về hình thức (sản xuất và sử dụng nhãn giả và bao bì mang nhãn giả hoặc sử dụng nhãn của người khác, của cơ sở sản xuất khác mà không được phép của chủ nhãn (bao gồm nhãn sản phẩm, nhãn hiệu hàng hóa và dấu hiệu phù hợp tiêu chuẩn chất lượng Việt Nam)); hàng giả về nội dung (hàng không có giá trị sử dụng, không đúng với nguồn gốc, bản chất tự nhiên, tên gọi và công dụng của nó; hoặc có mức chất lượng dưới mức tối thiểu do Nhà nước quy định, nhằm đánh lừa gây thiệt hại cho người tiêu dùng để thu lợi bất chính). Hàng giả là hàng có mức chất lượng thấp hơn mức chất lượng tối thiểu, còn hàng kém chất lượng là hàng có mức chất lượng thấp hơn mức chất lượng ghi trên nhãn đăng ký song chưa vi phạm mức chất lượng tối thiểu.
Qua những quy định trên đây, hàng giả đã được phần nào làm rõ hơn với những dấu hiệu cụ thể của nó mà trước đây chưa hề có một văn bản pháp luật nào của Nhà nước đưa ra khái niệm hàng giả. Nó có một ý nghĩa lớn trong việc áp dụng để phân định hàng giả, hàng thật và hàng kém chất lượng. Tuy nhiên thì định nghĩa và dấu hiệu này vẫn chưa phản ánh đúng bản chất của hàng giả. Hàng giả được chia thành hai loại trong đó có hàng giả về hình thức, nhưng từ định nghĩa đến dấu hiệu của loại hàng này cho thấy đây đây không phải là hàng giả mà là hàng xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp. Việc đưa ra quy định “mức chất lượng tối thiểu” để phân định hàng giả và hàng kém chất lượng, nhưng thưc tế không phải bất cứ loại hàng hóa nào cũng có được quy định mức chất lương tối thiếu mà đa phần là không có. Do vậy việc áp dụng thực tế của các quy định này là rất khó khăn.
BLHS năm 1985 với những hạn chế lịch sử của nó là: được xây dựng trên cơ sở kinh tế xã hội của nền kinh tế bao cấp và trên thực tiễn của tình hình tội phạm của thời kỳ đó. Do vậy trong khoảng thời gian 15 năm tồn tại, BLHS năm 1985 được sửa đổi, bổ sung 4 lần. Trong đó Điều 167 được sửa đổi, bổ sung 2 lần, ở lần sửa đổi, bổ sung thứ hai (năm 1992) Điều 167 được sử đổi, bổ sung theo hướng tăng hình phạt nên mức cao hơn và bổ sung thêm đối tượng hàng giả mới là: “Vật liệu xây dựng, phân bón thuốc trừ sâu”. Với sự sửa đổi, bổ sung mới này ta thấy được cá loại hàng giả ngày càng đa dạng hơn và việc tăng hình phạt nên mức cao hơn thể hiện thái độ của Nhà nước là nghiêm khắc hơn đối với loại tội phạm này. Mặc dù đã sửa đổi, bổ sung nhưng Điều 167 vẫn có những hạn chế về cả nội dung và kỹ thuật lập pháp, nó đã tạo ra những khó khăn nhất định trong việc áp dụng pháp luật như: việc không đưa ra các tiêu chuẩn để định lượng cũng như định tính để xác định một hành vi làm, buôn bán hàng giả là tội phạm hay vi phạm pháp luật khác do vậy một người có hành vi làm, buôn bán hàng giả sẽ có 3 khả năng có thể xảy ra: người đó có thể bị truy cứu TNHS theo Điều 167 BLHS; có thể bị xử phạt hành chính theo Nghị định 57/CP ngày 31/5/199