Đề tài Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện Giao thông đường bộ

Giao thông nói chung và giao thông đường bộ nói riêng đóng một vai trò hết sức quan trọng trong đời sống kinh tế, xã hội của đất nước. Giao thông là một hoạt động mang tính xã hội cao vì nó gắn liền với cuộc sống của con người, thông qua kết cấu hạ tầng giao thông vận tải và trật tự an toàn giao thông. Việt Nam là một nước đang phát triển, vì vậy giao thông đóng vai trò quan trọng và có ý nghĩa to lớn trong việc phục vụ quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Khi giao thông phát triển và tình hình trật tự an toàn giao thông được đảm bảo thì sẽ có tác dụng mạnh mẽ, là tiền đề thúc đẩy xã hội phát triển; ngược lại, nếu nó lạc hậu thì sễ kìm hãm sự phát triển của xã hội. Trong những năm gần đây, tình hình trật tự an toàn giao thông có những diễn biến phức tạp, số vụ tai nạn giao thông ngày càng gia tăng về cả số lượng và mức độ nghiêm trọng. Theo thống kê, mỗi năm trên cả nước xảy ra hàng chục ngàn vụ tai nạn giao thông lớn nhỏ, làm chết và bị thương hàng ngàn người, thiệt hại về tài sản hàng tỉ đồng. Trong đó, số vụ tai nạn xảy ra trên lĩnh vực giao thông đường bộ luôn chiếm trên 90% tổng số vụ tai nạn giao thông, gây nên những thiệt hại hết sức nghiêm trọng về người và tài sản. Giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội luôn được coi là nhiệm vụ chiến lược của Đảng và Nhà nước ta, là yều tố quyết định cho sự phát triển của đất nước. Do đó, công tác phòng ngừa và đấu tranh phòng chống tội phạm là hết sức quan trọng, nhất là trong tình hình diễn biến tội phạm nói chung, tội phạm vi phạm về trật tự an toàn giao thông đường bộ nói riêng là hết sức phức tạp. Trước diễn biến phức tạp của tình hình tai nạn giao thông đường bộ hiện nay, Chính phủ đã đề ra nhiều giải pháp và biện pháp xử lý nhằm hạn chế tai nạn và hậu quả do tai nạn gây ra. Song song với việc xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ, cơ cấu, phân luồng giao thông, tổ chức thi sát hạch cấp bằng lái xe, kiểm định phương tiện, cấm các loại xe không đủ thông số kĩ thuật lưu hành, Chính phủ và các cấp ngành liên quan cũng chú trọng tăng cường công tác giáo dục ý thức chấp hành pháp luật trong nhân dân. Bên cạnh việc sử dụng các biện pháp hành chính, kinh tế, giáo dục, thuyết phục thì biện pháp hình sự được coi là một trong những biện pháp quan trọng, cần thiết góp phần bảo đảm an toàn giao thông đường bộ, đồng thời thể hiện được một cách đầy đủ chính sách xử lý đúng đắn của Đảng và Nhà nước, của Chính phủ ta đối với lĩnh vực an toàn giao thông nói chung và giao thông đường bộ nói riêng, thể hiện thái độ kiên quyết, xử lý nghiêm minh những hành vi vi phạm, không chấp hành luật giao thông đường bộ gây thiệt hại ngiêm trọng về người và tài sản.

doc38 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 3166 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện Giao thông đường bộ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN THỨ NHẤT MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết và lý do chọn đề tài: Giao thông nói chung và giao thông đường bộ nói riêng đóng một vai trò hết sức quan trọng trong đời sống kinh tế, xã hội của đất nước. Giao thông là một hoạt động mang tính xã hội cao vì nó gắn liền với cuộc sống của con người, thông qua kết cấu hạ tầng giao thông vận tải và trật tự an toàn giao thông. Việt Nam là một nước đang phát triển, vì vậy giao thông đóng vai trò quan trọng và có ý nghĩa to lớn trong việc phục vụ quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Khi giao thông phát triển và tình hình trật tự an toàn giao thông được đảm bảo thì sẽ có tác dụng mạnh mẽ, là tiền đề thúc đẩy xã hội phát triển; ngược lại, nếu nó lạc hậu thì sễ kìm hãm sự phát triển của xã hội. Trong những năm gần đây, tình hình trật tự an toàn giao thông có những diễn biến phức tạp, số vụ tai nạn giao thông ngày càng gia tăng về cả số lượng và mức độ nghiêm trọng. Theo thống kê, mỗi năm trên cả nước xảy ra hàng chục ngàn vụ tai nạn giao thông lớn nhỏ, làm chết và bị thương hàng ngàn người, thiệt hại về tài sản hàng tỉ đồng. Trong đó, số vụ tai nạn xảy ra trên lĩnh vực giao thông đường bộ luôn chiếm trên 90% tổng số vụ tai nạn giao thông, gây nên những thiệt hại hết sức nghiêm trọng về người và tài sản. Giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội luôn được coi là nhiệm vụ chiến lược của Đảng và Nhà nước ta, là yều tố quyết định cho sự phát triển của đất nước. Do đó, công tác phòng ngừa và đấu tranh phòng chống tội phạm là hết sức quan trọng, nhất là trong tình hình diễn biến tội phạm nói chung, tội phạm vi phạm về trật tự an toàn giao thông đường bộ nói riêng là hết sức phức tạp. Trước diễn biến phức tạp của tình hình tai nạn giao thông đường bộ hiện nay, Chính phủ đã đề ra nhiều giải pháp và biện pháp xử lý nhằm hạn chế tai nạn và hậu quả do tai nạn gây ra. Song song với việc xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ, cơ cấu, phân luồng giao thông, tổ chức thi sát hạch cấp bằng lái xe, kiểm định phương tiện, cấm các loại xe không đủ thông số kĩ thuật lưu hành, Chính phủ và các cấp ngành liên quan cũng chú trọng tăng cường công tác giáo dục ý thức chấp hành pháp luật trong nhân dân. Bên cạnh việc sử dụng các biện pháp hành chính, kinh tế, giáo dục, thuyết phục thì biện pháp hình sự được coi là một trong những biện pháp quan trọng, cần thiết góp phần bảo đảm an toàn giao thông đường bộ, đồng thời thể hiện được một cách đầy đủ chính sách xử lý đúng đắn của Đảng và Nhà nước, của Chính phủ ta đối với lĩnh vực an toàn giao thông nói chung và giao thông đường bộ nói riêng, thể hiện thái độ kiên quyết, xử lý nghiêm minh những hành vi vi phạm, không chấp hành luật giao thông đường bộ gây thiệt hại ngiêm trọng về người và tài sản. Lệ Thủy là một huyện thuộc phía Nam của tỉnh Quảng Bình, với nhiều tuyến đường giao thông huyết mạch đi qua và nhiều tuyến đường nhánh giao thông khác, với mật độ xe lưu thông lớn. Cùng với xu hướng phát triển chung của Đất nước, Lệ Thủy đang từng bước đổi mới, đời sống nhân dân ngày càng được nâng cao, các dự án đầu tư cho việc phát triển giao thông vận tải ngày càng tăng. Trong những năm gần đây, Lệ Thủy đang chú trọng phát triển cơ sở hạ tầng, chỉnh trang đô thị, quy hoạch, giải tỏa…mật độ người và phương tiện tham gia giao thông ngày càng đông, việc giáo dục ý thức chấp hành pháp luật cho người tham gia giao thông được chính quyền địa phương hết sức quan tâm, khắc phục, hạn chế tai nạn giao thông. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển kinh tế, sự gia tăng vè phương tiện tham gia giao thông, tình hình vi phạm pháp luật nói chung và vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ trên địa bàn huyện trong những năm gần đây vẫn diễn ra rất phức tạp, gây nên những thiệt hại nghiêm trọng về tính mạng, sức khỏe và tài sản của nhân dân. Xuất phát từ tình hình trên, việc nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn, tình hình diễn biến và các biện pháp đấu tranh phòng chống tội phạm “vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ” là hết sức cấp thiết. Với những lý do trên, trong phạm vi của bài niên luận này, tôi quyết định chọn nghiên cứu đề tài: “Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện Giao thông đường bộ” và thực tiễn tại huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình. 2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài: Chương XIX Bộ luật Hình sự 1999 quy định các tội xâm phạm an toàn công cộng và trật tự công cộng, có thể chia các tội này thành hai nhóm chính là: Các tội xâm phạm an toàn giao thông và các tội phạm khác. Đối với nhóm tội xâm phạm an toàn giao thông đường bộ, Bộ luật Hình sự 1999 quy định sáu tội, bao gồm: 1/ Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ ( Điều 202_Bộ luật Hình sự 1999 ). 2/ Tội cản trở giao thông đường bộ ( Điều 203_Bộ luật Hình sự 1999 ). 3/ Tội đưa vào sử dụng các phương tiện giao thông đường bộ không đảm bảo an toàn ( Điều 204_Bộ luật Hình sự 1999 ). 4/ Tội điều động hoặc giao cho người không đủ điều kiện điều khiển các phương tiện giao thông đường bộ ( Điều 205_Bộ luật Hình sự 1999 ). 5/ Tội tổ chức đua xe trái phép ( Điều 206_Bộ luật Hình sự 1999 ). 6/ Tội đua xe trái phép ( Điều 207_Bộ luật Hình sự 1999 ). Từ tình hình thực tế về tội xâm phạm an toàn giao thông đường bộ, việc nghiên cứu một cách đầy đủ, toàn diện các tội phạm thuộc nhóm này là rất cần thiết bởi những hành vi phạm tội đó gây những hậu quả hết sức nghiêm trọng về tính mạng, sức khỏe và tài sản của nhân dân. Tuy nhiên, trong phạm vi giới hạn của một bài niên luận tội chỉ chọn nghiên cứu một loại tội: “Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ” theo quy định của Bộ luật Hình sự 1999 và liên hệ thực tế diễn biến tình hình vi phạm quy định pháp luật về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ trên địa bàn huyện Lệ Thủy_Quảng Bình. 3. Mục đích nghiên cứu của đề tài: Việc nghiên cứu và viết báo cáo kiến tập thực tế là một nhiệm vụ của sinh viên Luật năm thứ 3 trong chương trình đào tạo Đại học Luật. Qua đó, giúp cho sinh viên hình thành phương pháp nghiên cứu khoa học pháp lý, hệ thống hóa những kiến thức đã được truyền đạt của giảng viên qua những bài giảng, giáo trình và các tài liệu tham khảo khác. Đồng thời, việc nghiên cứu cũng sẽ giúp sinh viên có sự liên hệ giữa lý luận và thực tiễn nhằm thực hiện tốt phương pháp học tập “học phải đi đôi với hành” để nâng cao hiệu quả của việc học tập hiện tại cũng như quá trình làm việc sau này. Trong quá trình nghiên cứu, kiến tập thực tế, bản thân tôi đã nhận được sự giúp đỡ, hướng dẫn nhiệt tình của quý thầy cô, trực tiếp là cô Nguyễn Thị Xuân_Giảng viên thuộc khoa Luật, Trường Đại học Khoa học Huế. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến lãnh đạo Viện Kiểm Sát nhân dân huyện Lệ Thủy đã tạo điều kiện cho tôi hoàn thành tốt báo cáo kiến tập này. Do tính đa dạng, phức tạp của vấn đề, cùng thời gian kiến tập không được nhiều, nguồn tài liệu còn hạn chế…nên niên luận khó tránh khỏi những khiếm khuyết. Kính mong nhận được sự hướng dẫn, nhận xét của quý thầy cô, và sự đóng góp của các bạn lớp Luật K30 để đề tài này được hoàn chỉnh hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! PHẦN THỨ HAI NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHƯƠNG MỘT MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TỘI VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ ĐIỀU KHIỂN PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ Cơ sở pháp lý: Luật giao thông đường bộ năm 2003 Luật Giao thông đường bộ năm 2008 có hiệu lực từ ngày 01/07/2009 Điều 202 Bộ luật Hình sự 1999, Bộ Luật Hình sự sửa đổi bổ sung năm 2009. 2. Cơ sở lý luận, dấu hiệu pháp lý của tội “Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện Giao thông đừờng bộ”. 2.1 Khách thể của tội “Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện Giao thông đường bộ”: Khách thể của tội phạm là những quan hệ xã hội được luật Hình sự bảo vệ và bị các hành vi phạm tội xâm phạm đến. Theo luật hình sự Việt Nam, những tội thuộc nhóm tội xâm phạm an toàn giao thông đường bộ được quy định tại chương XIX của Bộ luật hình sự 1999 là những tội có khách thể chung là trật tự an toàn giao thông đường bộ, quan hệ tính mạng, sức khỏe và quan hệ tài sản. Điều này có nghĩa là những tội xâm phạm an toàn giao thông đường bộ là những hành vi vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ, gây thiệt hại cho tính mạng, thiệt hại nghiêm trọng về sức khỏe, tài sản của người khác, hoặc hành vi vi phạm đó có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả đặc biệt nghiêm trọng nếu không được ngăn chặn kịp thời. Sự gây thiệt hại này phải phản ánh được đẩy đủ tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội. Việc giữ gìn an toàn giao thông đường bộ không chỉ để bảo vệ, đảm bảo sự hoạt động bình thường của các phương tiện giao thông đường bộ mà qua đó còn bảo vệ tính mạng, sức khỏe và tài sản của người tham gia giao thông. Trong điều kiện đất nước phát triển nền kinh tế thị trường và mở rộng giao lưu hợp tác quốc tế, các phương tiện giao thông đường bộ ngày càng gia tăng về cả số lượng, chủng loại và cả mật độ lưu thông. Một trong những nhiệm vụ cấp bách của Nhà nước và toàn xã hội hiện nay là đảm bảo an toàn giao thông đường bộ, hạn chế các vụ tai nạn giao thông nhằm hạn chế những thiệt hại về tính mạng, sứ khỏe và tài sản do nó gây ra. Cũng như các tội xâm phạm an toàn giao thông đường bộ khác, tội phạm vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ theo quy định tại Điều 202 Bộ luật Hình sự 1999, Bộ luật Hình sự sửa đổi bổ sung năm 2009 trực tiếp xâm phạm đến sự hoạt động bình thường của các phương tiện giao thông đường bộ, xâm phạm đến quan hệ tính mạng, sức khỏe của nhân dân, tài sản của nhà nước, của các tổ chức và công dân. Điều 202 là một quy phạm viện dẫn, nó không trực tiếp chỉ ra những quy định cụ thể nào về an toàn giao thông đường bộ có thể bị vi phạm. Do đó, để truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người vi phạm thì các cơ quan tố tụng cần phải xác định rõ những quy định cụ nào về an toàn giao thông đường bộ đã bi xâm hại theo quy định tại “ Điều lệ trật tự an toàn giao thông đường bộ và trật tự an toàn giao thông đô thị”. Đối tượng tác động của tội “Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ” là các loại phương tiện giao thông đường bộ nói chung, bao gồm các loại xe có gắn động cơ ( ô tô các loại, máy kéo, xe chuyên dùng, xe gắn máy…), các loại xe thô sơ (xe đạp, xe cải tiến, xe tự chế…) do người điều khiển hoặc do súc vật kéo. Tất cả các loại phương tiện này dù của Nhà nước, của tổ chức, cá nhân trong nước hoặc nước ngoài hay của các Tổ chức quốc tế, khi đã tham gia vào hoạt động giao thông trên các tuyến đường bộ của Việt Nam thì đều phải tuân thủ những quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam về An toàn giao thông đường bộ. 2.2 Mặt khách quan của tội "Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ" : Yếu tố tiếp theo trong cấu thành tội phạm là mặt khách quan của tội phạm. Mặt khách quan của tội phạm là những biểu hiện của tội phạm ra bên ngoài thế giới khách quan. Bất cứ tội phạm nào khi xảy ra cũng đều có những biểu hiện diễn ra hoặc tồn tại bên ngoài mà con người có thể trực tiếp nhận biết được. Đó là hành vi khách quan nguy hiểm cho xã hội cũng như mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả, các điều kiện bên ngoài của việc thực hiện hành vi phạm tội ( công cụ, phương tiện, phương pháp, thủ đoạn, thời gian, địa điểm phạm tội…). Tổng hợp những biểu hiện trên tạo thành mặt khách quan của tội phạm. Như vậy mặt khách quan của tội phạm là mặt bên ngoài của tội phạm, bao gồm những biểu hiện của tội phạm diễn ra hoặc tồn tại bên ngoài thế giới khách quan. Nghiên cứu mặt khách quan của tội “ Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ ” chúng ta cần phải xem xét một cách toàn diện từ hành vi khách quan với hậu quả nguy hiểm cho xã hội trong mối quan hệ nhân quả giữa hành vi khách quan và hậu quả mà nó gây ra. Trong đó việc nghiên cứu hành vi khách quan có ý nghĩa rất quan trọng trong việc giúp ta phân biệt được tội "Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ" với những tội phạm khác trong nhóm tội xâm phạm an toàn giao thông đường bộ thông đường bộ. 2.2.1 Hành vi khách quan của tội Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ": Hành vi khách quan của tội phạm là hành vi vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ. Điều khiển phương tiện giao thông đường bộ là hành vi trực tiếp thực hiện các chức năng điều khiển sự vận động của phương tiện giao thông đường bộ. Do đó, vi phạm quy định về điều khiền phương tiện giao thông đường bộ là hành vi của người trực tiếp tham gia giao thông vi phạm các quy định trực tiếp nhằm bảo đảm sự an toàn trong hoạt động của các phương tiện giao thông đường bộ. Hành vi vi phạm các quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ thường được biểu hiện ở những vi phạm sau đây: Vi phạm về tốc độ ( đi quá tốc độ cho phép hoặc không đúng tốc độ quy định ); chở quá trọng tải; vượt trái phép ( vượt ẩu khi chưa có điều kiện an toàn ); đi không đúng phần đường quy định. Bên cạnh những vi phạm về kỹ thuật an toàn giao thông đường bộ nêu trên thì những hành vi vi phạm các quy định về an toàn giao thông đường bộ còn thể hiện ở những hành vi như: Điều khiển phương tiện giao thông vận tải đường bộ mà không có giấy phép lái xe; điều khiển phương tiện trong khi đang say rượu hoặc say do dùng chất kích thích mạnh khác; gây tai nạn rồi bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm, hoặc cố ý không cứu giúp nạn nhân hoặc không chấp hành hiệu lệnh của người đang làm nhiệm vụ điều khiển, hướng dẫn giao thông. Điều 202 Bộ luật Hình sự 1999 không nêu rõ những hành vi như thế nào là vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ, do đó, để truy cứu trách nhiệm hình sự về tội "Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ" theo Điều 202 Bộ luật hình sự 1999 thì cần phải xác định những quy định cụ thể nào bị vi phạm văn cứ vào “Điều lệ trật tự an toàn giao thông đường bộ và trật tự an toàn giao thông đô thị”. Như vậy nghĩa là việc xác định hành vi vi phạm các quy định về điều kkhiển phương tiện giao thông đường bộ không chỉ căn cứ vào các quy định của Bộ luật Hình sự mà còn phải căn cứ vào các quy định của Luật Giao thông đường bộ và các văn bản hướng dẫn khác của cơ quan có thẩm quyền. 2.2.2 Hậu quả nguy hiểm cho xã hội của tội “Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ” : Tính nguy hiểm khách quan của tội phạm là ở chỗ, tội phạm đã gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho các quan hệ xã hội được luật Hình sự bảo vệ. Sự gây thiệt hại này là một trong những nội dung biểu hiện của yếu tố mặt khách quan trong cấu thành tội phạm_đó là hậu quả nguy hiểm cho xã hội của hành vi khách quan. Trong cấu thành tội phạm của tội “Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ”, thiệt hại nghiêm trọng xảy ra_hậu quả của hành vi khách quan là một dấu hiệu bắt buộc. Hành vi vi phạm chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu đã gây thiệt hại về tính mạng, thiệt hại nghiêm trọng về sức khỏe tài sản của người khác, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 của điều luật ( hành vi vi phạm có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả đặc biệt nghiêm trọng nếu không được ngăn chặn kịp thời ). Còn lại, nếu hành vi xâm phạm đến an toàn giao thông đường bộ thông đường bộ nhưng chưa gây hậu quả nghiêm trọng hoặc không thuộc trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 202 BLHS thì bị xử phạt hành chính. Hậu quả nghiêm trọng trong cấu thành tội phạm của tội “Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ” được hướng dẫn cụ thể trong Nghị quyết số 02/2003/NQ HĐTPTANDTC ngày 17/04/2003 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật Hình sự 1999như sau: a. Làm chết một người; b. Gây tổn hại sức khỏe của một đến hai người với tỉ lệ thương tật của mỗi người từ 31% trở lên; c. Gây tổn hại cho sức khỏe của nhiều người với tỷ lệ thương tật của dưới 31%, nhưng tổng tỷ lệ thương tật của những người này từ 41% đến 100%; d. Gây tổn hại cho sức khỏe của một người với tỷ lệ thưong tật từ 21% đến 30% và còn gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ ba mươi triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng; đ. Gây tổn hại cho sức khỏe của nhiều người, với tỷ lệ thương tật của tật của mỗi người dưới 21%, nhưng tổng tỷ lệ thương tật của tất cả những người này từ 30% đến 40%và còn gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ ba mươi triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng; e. Gây thiệt hại về tài sản có giá tị từ năm mươi triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng. 2.2.3 Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ với hậu quả tai nạn: Nếu hành vi khách quan là nội dung biểu hiện thứ nhất, hậu quả là nội dung biểu hiện thứ hai thì nội dung biểu hiện thứ ba trong yếu tố mặt khách quan của tội phạm là mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm và hậu quả nguy hiểm cho xã hội. Trong một cấu thành tội phạm, nếu hậu quả đã được phản ánh là một dấu hiệu bắt buộc trong mặt khách quan thì mối quan hệ nhân quả giữa hành vi khách quan và hậu quả cũng sẽ là dấu hiệu bắt buộc trong mặt khách quan của cấu thành tội phạm. Do đó, việc áp dụng cấu thành tội phạm đối với tội “Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ” không chỉ đòi hỏi phải xác định được hậu quả nguy hiểm cho xã hội mà còn phải xác định được mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả.Ví dụ, theo Điều 9 Luật giao thông đường bộ qui định qui tắc đường bộ: “Người tham gia giao thông phải đi bên phải theo chiều đi của mình, đi đúng làn đường, phần đường qui định và phải chấp hành hệ thống biển báo đường bộ” …Không tuân thủ quy định trên, Nguyễn văn B điều khiển xe ô tô đi vào phần đường bên trái theo chiều đi của mình để đầu xe ô tô đâm vào chị A làm chị A chết tại chỗ.Mối quan hệ nhân quả của vụ tai nạn là hành vi không chấp hành Luật giao thông đường bộ của B, thể hiện về mặt khách quan đó là B đã điều khiển xe ô tô đi sai quy định đâm vào chị A, hậu quả là chị A tử vong. Hậu quả chị A tử vong nhưng đồng thời là mặt khách quan do tội phạm gây ra. Tội “Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ” có cấu thành tội phạm vật chất, hậu quả phải là đấu hiệu bắt buộc của mặt khách quan. Việc xác định hậu quả có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định tội danh và quy định hình phạt. Vì vậy khi định tội, định khung hình phạt cần xác định mối quan hệ nhân quả giữa hành vi khách quan và hậu quả thực tế xảy ra. Khi có một vụ tai nạn giao thông đường bộ xảy ra thường do một loạt các nguyên nhân và điều kiện tác động, gắn liền với nhau. Chúng có thể là hành vi vi phạm của người điều khiển phương tiện giao thông, có thể là lỗi của người bị hại, hoặc do lỗi của cả hai bên, thậm chí là do lỗi của người thứ ba. Ngoài ra, có thể do tình trạng đường sá, thời tiết, thiết bị an toàn của phương tiện, hệ thống đèn, biển báo giao thông, hay do tình trạng sức khỏe của nạn nhân và điều kiện cứu chữa…Như vậy, trong từng trường hợp cụ thể, cần phải xác định được những nguyên nhân nào do ai gây ra; đâu là nguyên nhân trực tiếp, đâu là nguyên nhân gián tiếp dẫn đến hậu quả. Một người chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về hậu quả nguy hiểm cho xã hội nếu hậu quả đó do chính hành vi vi phạm của họ gây ra. 2.2.4 Những biểu hiện khác của mặt khách quan trong cấu thành tội phạm tội “Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ”: Ngoài các nội dung biểu hiện như hành vi khách quan, hậu quả nguy hiểm cho xã hội, mối quan hệ nhân quả giữa hành vi khách quan và hậu quả, mặt khách quan của tội phạm còn có những nội dung biểu hiện khác như: phương tiện, thời gian, địa điểm, hoàn cảnh phạm tội …Tuy nhiên, những nội dung này không phải được phản ánh là đấu hiệu bắt buộc trong cấu thành tội phạm đối với tội “Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ”. Việc xác định thời gian, địa điểm, hoàn cảnh cụ thể xảy ra tội phạm không ảnh hưởng đến việc định tội danh mà chỉ có ý nghĩa khi quyết định hình phạt đối với người phạm tội. 2.3 Chủ thể của tội “Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ” : Chủ thể của tội phạm t
Tài liệu liên quan