ể một doanh nghiệp đi vào hoạt động cần có những gì ? Các nhà đầu tư khi bỏ vốn để kinh doanh, để thành lập doanh nghiệp, để đầu tư ở thị trường cổ phiếu, để đầu tư tài chính, để cho vay, để góp vốn, để mua cổ phần .v.v.cần biết thông tin gì? Số liệu lấy ở đâu? tình hình hoạt động của công ty mà mình định đầu tư ra sao? Nó kinh doanh có hiệu quả không ? Mức độ dủi do như thế nào ? Có nhiều đối thủ cạnh tranh không ? Biện pháp gì để tối đa hoá lợi nhuận ? Sử dụng nguồn nội lực như thế nào ?.?.?.
82 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1333 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tổng hợp quản trị các hoạt động của công ty cổ phần Thiết Bị Điện Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời nói đầu
Đ
ể một doanh nghiệp đi vào hoạt động cần có những gì ? Các nhà đầu tư khi bỏ vốn để kinh doanh, để thành lập doanh nghiệp, để đầu tư ở thị trường cổ phiếu, để đầu tư tài chính, để cho vay, để góp vốn, để mua cổ phần ..v..v..cần biết thông tin gì? Số liệu lấy ở đâu? tình hình hoạt động của công ty mà mình định đầu tư ra sao? Nó kinh doanh có hiệu quả không ? Mức độ dủi do như thế nào ? Có nhiều đối thủ cạnh tranh không ? Biện pháp gì để tối đa hoá lợi nhuận ? Sử dụng nguồn nội lực như thế nào ?..?..?..
Tất cả những câu hỏi trên thật là khó đối với những người có ý định kinh doanh, nếu họ không biết cách phân tích, mổ sẻ những số liệu, những chính sách của doanh nghiệp cũng như của nhà nước. Từ những yếu tố vi mô đến những chính sách vĩ mô luôn đòi hỏi mọi người hoạt động trong nền kinh tế phải hiểu rõ và hiểu đúng, Đặc biệt đối với nhà quản trị, họ luôn là người đưa ra phương án, chiến lược, dự báo, lập kế hoạch kinh doanh. Họ phải luôn có ý chí sáng suốt, có gan làm giầu, có đầu óc tổ chức, tóm lại họ phải là người giỏi .Vì hành động của họ sẽ ảnh hưởng tới toàn thể người lao động và chính công ty của họ nếu họ là chủ sở hữu. Họ không chỉ biết mà còn phải hiểu rõ, hiểu sâu và tìm hiểu chi tiết những yếu tố, những tác động để có phương hướng cụ thể nhằm phát huy mặt tích cực và hạn chế điểm còn yếu từ đó có giải pháp trong việc xây dựng kế hoạch hoạt động cho các kỳ tiếp theo. Để lắm bắt chính xác họ phải phân tích, đánh giá trên tấ cả các mặt của doanh nghiệp gồm (Sự hình thành và phát triển, Cơ cấu sản xuất,Quá trình công nghệ, Bộ máy quản lý, Hoạch định chiến lược, Kế hoạch hỗ chợ, Nhân lực, Tài chính, Chất lượng sản phẩm, quá trình điều hành sản xuất, marketinh ..v..v..)
Tất cả những thứ đó đều được nghiên cứu trong bài viết cho dù mỗi người có cách tiếp cận khác nhau song phương phát nghiên cứu thì giống nhau và đương nhiên sản phẩm họ làm ra có nội dung tương đương. Trong thời gian thực tập, được sự hướng dẫn, giúp đỡ của thầy Trần Hoàng Long cùng các thầy cô giáo trong khoa và các cô trong phòng tài chính của công ty Cổ Phần Thiết Bị Điện Hà Nội . Là một nhà quản trị trong tương lai em đã nhận thức được tầm quan trọng của các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường, phương hướng hoạt động, quy luật kinh tế, và đặc biệt em đã có cái nhìn tổng quát về doanh nghiệp. Song do thời gian tìm hiểu có hạn cùng với những kiến thức đã học trên ghế nhà trường nay được áp dụng trong thực tế, không thể chánh những sai sót và nhầm lẫn em kính mong thầy và các cô trong phòng tài chính của công ty cổ phần Thiết Bị Điện Hà Nội góp ý và giúp đỡ, để bài viết hoàn thiện hơn và có khả năng áp dụng trong thực tế, và cũng gúp em có cái nhìn đúng hơn, sâu hơn, rộng hơn về mọi lĩnh vực của doanh nghiệp.
Nội dung của bài viết gồm hai phần lớn
Phần một: tổng quát chung về doanh nghiệp
Phần hai: Tổng hợp quản trị các hoạt động của doanh nghiệp
Mục lục
Trang
Lời nói đầu:………………………………………………………………….1
Phần I: Tổng quát chung về doanh nghiệp………..6
I. Quá trình hình thành và phát triển………………………………………..6
1. lịch sử phát triển của doanh nghiệp………………………………..6
2. tình hình phát triển của doanh nghiệp trong những năm qua...…....8
3. chức năng, nhiệm vụ, mục tiêu của công ty………………………11
II. Quá trình công nghệ sản xuất sản phẩm ………………………………..12
Nhiệm vụ sản xuất sản phẩm của công ty………………………..12
Đặc điểm của công nghệ…………………………………..12
Quá trình công nghệ tại công ty…………………………...12
Sơ đồ quy trình công nghệ tại công ty……………………………13
Sơ đồ mảng điện…………………………………………..13
Sơ đồ mảng hoá……………………………………………14
Đánh giá trình độ công nghệ của công ty………………………..15
Ưu điểm…………………………………………………...15
Nhược điểm……………………………………………….20
Giải pháp khắc phục………………………………………20
III. Cơ cấu sản suất sản phẩm của doanh nghiệp…………………………..21
Nguyên tắc hình thành các bộ phận sản xuất……………………21
Đặc điểm của cơ cấu sản xuất21
Nguyên tắc hình thành các bộ phận sản xuất tại công ty…21
Các bộ phận và các cấp sản xuất của doanh nghiệp……………..22
Các bộ phận sản xuất tại công ty………………………….22
Các cấp sản xuất tại công ty………………………………23
Đánh giá cơ cấu sản xuất của công ty……………………………23
Ưu điểm…………………………………………………...23
Nhược điểm……………………………………………….23
Giải pháp khắc phục………………………………………23
IV. Bộ máy quản lý của doanh nghiệp……………………………………..24
Các cấp và các bộ phận quản lý của doanh nghiệp………………24
Đặc điểm của bộ máy quản lý…………………………….24
Bộ máy quản lý tại công ty………………………………..24
Chức năng, nhiệm vụ của bộ máy quản lý trong công ty.………..26
Đánh giá bộ máy quản lý của doanh nghiệp….………………….27
a. Ưu điểm………………….………………………………..27
b. Nhược điểm……………………………………………….27
Giải pháp khắc phục………………………………………27
V. Hoạch định chiến lược của doanh nghiệp………………………………27
Thực trạng về môi trường và nội bộ doanh nghiệp………………27
Môi trường hoạt động của doanh nghiệp………………….27
Môi trường ngành…………………………………………30
Phân tích nội bộ doanh nghiệp…………………………….34
Thực trạng về mô hình phát triển doanh nghiệp………………….37
Thực trạng về phương án kinh doanh của doanh nghiệp…………38
VI. Vây dựng kế hoạch hỗ trợ doanh nghiệp ………………………………38
Kế hoạch vật tư kỹ thuật…………………………………………38
Đặc điểm của vật tư……………………………………….38
Kế hoạch vật tư kỹ thuật tại công ty………………………39
Kế hoạch lao động, tiền lương…………………………………...40
Đặc đIểm của lao động, tiền lương……………………….40
Kế hoạch lao động, tiền lương tại công ty………………..40
Kế hoạch khoa học kỹ thuật……………….……………………..41
Đặc điểm của khoa học kỹ thuật………………………….41
Kế hoạch khoa học kỹ thuật tại công ty…………………..42
Kế hoạch giá thành và giá cả…………………………………….42
Đặc điểm của giá thành, giá cả……………………………42
Kế hoạch giá thành và giá cả tại công ty………………….42
Kế hoach lợi nhuận và phân phối lợi nhuận……………………...45
Đặc điểm của lợi nhuận và phân phối lợi nhuận…………..45
Kế hoach lợi nhuận và phân phối lợi nhuận tại công ty…...45
Phần II: tổng hợp quản trị các ……………………….46
hoạt động của doanh nghiệp
Quản trị nhân lực………………………………………………………..46
Mô tả công việc trong doanh nghiệp…………………………….46
Hệ thống định mức lao động của doanh nghiệp…………………47
Đặc điểm của định mức lao động…………………………47
Hệ thống định mức lao động tại công ty………………….48
Tình hình sử dụng thời gian lao động của doanh nghiệp………..50
Đặc điểm của thời gian lao động………………………….50
Tình hình sử dụng thời gian lao động tại doanh nghiệp…...51
Tình hình cơ cấu lao động của doanh nghiệp……………………52
Phương pháp đánh giá thành tích của doanh nghiệp…………….52
Hệ thống lương, phúc lợi và các…………………….………….. 53
khoản phụ cấp của doanh nghiệp
Đặc điểm của lương, phúc lợi và các khoản phụ cấp……...53
Hệ thống lương, phúc lợi và các khoản phụ cấp…………. 53
Tình hình năng suất lao động của doanh nghiệp………………..55
Tình hình đào tạo và phát triển nhân lực của doanh nghiệp……..57
Đánh giá về quản trị nhân lực của công ty………………………57
a. Ưu điểm…………………………………………………...57
b. Nhược điểm………………………………………………..58
Giải pháp khắc phục………………………………………58
II. Quản trị tài chính………………………………………………………..59
Tình hình doanh thu, lợi nhuận của doanh nghiệp……………... 59
Tình hình doanh thu tại công ty…………………………...59
Tình hình lợi nhuận tại công ty……………………………60
Tình hình biến động vốn và nguồn vốn của doanh nghiệp……...62
Tình hình biến động vốn tại công ty………………………62
Tình hình biến nguồn vốn tại công ty……………………..66
Tình hình chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm………………69
Tình hình chi phí sản xuất tại công ty……………………..69
Tình hình giá thành sản phẩm tại công ty…………………69
Tình hình thực hiện dự án đầu tư………………………………..72
Đánh giá về quản trị tài chính của công ty……………………...72
a. Ưu điểm…………………………………………………...72
b. Nhược điểm………………………………………………..73
Giải pháp khắc phục………………………………………73
III. Quản trị chất lượng……………………………………………………..74
Chỉ tiêu chất lượng sản phẩm……………………………………74
hệ số đảm bảo chất lượng……………………………………….75
IV. Quản trị điều hành sản xuất ……………………………………………75
Công suất thiết kế và công suất sử dụng………………………...75
Mặt bằng của công ty……………………………………………76
Phương pháp lập kế hoạch tác nghiệp và điều độ sản xuất ……..76
V. Quản trị marketing………………………………………………………77
Chiến lược sản phẩm…………………………………………….77
Chiến lược giá cả………………………………………………..77
Chiến lược phân phối……………………………………………79
Đánh giá về quản trị marketing…………………………………80
a. Ưu điểm…………………………………………………...80
b. Nhược điểm……………………………………………….80
Giải pháp khắc phục………………………………………80
Kết luận…………………………………………………………………….81
Tài liệu tham khảo………………………………………………………….82
Phần I: Tổng quát chung về doanh nghiệp
Quá trình hình thành và phát triển
Lịch Sử Phát Triển Của Doanh Nghiệp
Năm 1986 đại hội đảng lần VI họp tại Hà Nội ra quyết định chủ trương đổi mới toàn diện về mặt kinh tế. Những năm trở về trước nước ta có nền kinh tế đóng, tự cung tự cấp, nó rất phù hợp trong các cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc và thực tế đã chứng minh điều đó. Tuy nhiên khi đất nước được giải phóng, hình thức kinh tế này không còn phù hợp nữa nó trở lên lạc hậu và kém phát triển, vì vậy để vững bước đi lên con đường Xã Hội Chủ Nghĩa đòi hỏi phải có chính sách phù hợp với thời kỳ mới với một phương thức sản xuất tiên tiến theo kịp với trình độ phát triển của xã hội loài người. Từ bài học quý giá của các nước đông âu đảng ta đã chủ chương đổi mới toàn diện, nhất là mặt kinh tế, thể hiện một lền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần có sự quản lý của nhà nước, theo định hướng Xã Hội Chủ Nghĩa (kinh tế thị trường).Trong bối cảnh lịch sử đó, ngày 06 tháng 03 năm 1986 nhà máy vật liệu cách đIện được thành lập theo quyết định số 37/CL-CB của bộ trưởng bộ cơ khí luyện kim, nhà máy được tách từ phân xưởng vật liệu điện thuộc nhà máy chế tạo biến thế. Khi chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập chung sang nền kinh tế thị trường đòi hỏi các doanh nghiệp năng động hơn trong kinh doanh, tự chủ và hạch toán độc lập, cho nên các doanh nghiệp muốn tồn tại phải thích ứng ngay để biết tận dụng lợi thế của mình và hạn chế điểm còn yếu, nhất là với doanh nghiệp nhà nước. Để giảm bớt áp lực phụ thuộc vào nhà nước và chủ động trong thời kỳ mới các doanh nghiệp tự tìm con đường đi riêng cho mình, tuy nhiên vì chính sách thay đổi quá nhanh lên các doanh nghiệp chưa thể thích ứng kịp trong môi trường kinh doanh này nhất là các doanh nghiệp nhà nước. Trước đây chỉ sản xuất theo chỉ tiêu nhà nước giao nay tự hạch toán độc lập và tự chủ trong kinh doanh, để tồn tại trong môi trường mới các doanh nghiệp nhỏ phải được tổ chức và sắp xếp lại thành doanh nghiệp lớn hơn đủ sức trụ vững trên thị trường.Vì được tách ra từ một phân xưởng lên Nhà Máy Vật Liệu Cách ĐIện cũng không là ngoại lệ, ngày 13 tháng 03 năm 1993 nhà máy được thành lập lại theo quyết định số 119/QĐ/TCNSDT của bộ trưởng bộ công nghiệp nặng, để tập hợp các doanh nghiệp cùng ngành, ngày 10 tháng 7 năm 1990 tổng công ty thiết bị kỹ thuật đIện được thành lập theo quyết định số 237/QĐ-TCĐTNS của bộ trưởng bộ công nghiệp nặng và lấy nhà máy vật liệu cách đIện là doanh nghiệp thành viên, hạch toán độc lập trong tổng công ty.
Trụ sở chính: Số 11-K2 Thị Trấn Cầu Diễn- Huyện Từ Liêm-Thành Phố
Hà Nội
Tên gọi : Nhà Máy Vật Liệu Cách Điện
Trực thuộc : Tổng Công Ty Thiết Bị Kỹ Thuật Điện
Số điện thoại: 8370250 Số Fax:8370250
Nghành nghề kinh doanh: Sản xuất kinh doanh các sản phẩm vật liệu cách điện và thiết bị điện
Là một công ty nhà nước, được sự kế thừa cơ sở vật chất và quá trình công nghệ từ phân xưởng vật liệu điện thuộc Nhà Máy Chế Tạo Biến Thế với đội ngũ lao động gồm 77 người trong đó:
Cán bộ trình độ đại học: 12 người
Cán bộ trình độ trung cấp: 1 người
Công nhân kỹ thuật : 25 người
Số còn lại: 39 người là công nhân đào tạo ngắn hạn và lao động phụ.
Đây là lực lượng đã đưa công ty ngày càng phát triển trong 17 năm qua, công ty đã tự khẳng định mình trên thị trường với những kinh nghiệm có được trong thời kỳ trước và biết phát huy thế mạnh trong thời kỳ mới công ty đã thực sự trưởng thành và là đơn vị sản xuất có hiệu quả nhất trong tổng công ty. Với mong muốn đưa công ty chở thành một doanh nghiệp ngày càng lớn mạnh, ngày 31 tháng 8 năm 1996 nhà máy được Bộ Kế Hoạch Và Đầu Tư cấp giấy phép liên doanh với công ty SKODA ( Cộng Hoà Séc) theo giấy phép số 1663/GF. Công ty đổi tên thành công ty liên doanh sản xuất thiết bị điện ( SKODA-isovina), trong thời gian liên doanh công ty đã không thực hiện được mục tiêu đề ra mà ngược lại công ty ngày càng làm ăn kém hiệu quả thậm chí bị thua lỗ. Để khắc phục tình hình đó công ty đã có nhiều giải pháp nhằm sản xuất kinh doanh hiệu quả hơn đó là đổi mới máy móc thiết bị, giảm bộ máy hành chính và tăng lượng vốn trong kinh doanh điều đó đòi hỏi mỗi bên phải góp thêm cổ phần vào công ty. Tuy nhiên, phía đối tác SKODA không thực hiện được lịch trình góp vốn liên doanh theo luận chứng kinh tế-kỹ thuật, và sau hai năm, sáu tháng đi vào liên doanh công ty đứng trứơc nguy cơ phá sản. Trước tình hình không thể cứu vãn, ngày 27 tháng 3 năm 1999 liên doanh đã giải thể theo quyết định số 462/BKH-QLDA của Bộ Kế Hoạch Và Đầu Tư. Quá trình giải thể, thanh quyết toán tài sản được Bộ KH&ĐT công nhận ngày 23 tháng 12 năm 1999.
Trước tình thế khó khăn là 116 lao động có nguy thất nghiệp và một doanh nghiệp nhà nước trước đây hoạt động hiệu quả có nguy cơ bị xoá sổ. Ban lãnh đạo công ty đã họp và đi đến thống nhất chuyển công ty nhà nước thành công ty cổ phần, đây là quyết định sáng suốt nhằm tạo hy vọng mới cho công ty. Thực hiện nghị định số 44/1998/NĐ-CP ngày 29 tháng 6 năm 1998 của chính phủ về chuyển doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần, và theo công văn số 1651/CV-TCCB ngày 27 tháng 4 năm 2000 của Bộ Công Nghiệp, đồng ý cho nhà máy Vật Liệu Cách Điện tiến hành cổ phần hoá. Đầu năm 2000, công ty đã tiến hành thủ tục cổ phần hoá, căn cứ vào đặc điểm và tình hình thực tế, doanh nghiệp chọn hình thức cổ phần hoá thứ nhất theo điều 7 của nghị định 44/1998 NĐ-CP ngày 29 tháng 6 năm 1998 của chính phủ là “ Giữ nguyên giá trị thuộc vốn nhà nước hiện có tại doanh nghiệp, phát hành cố phiếu thu hút thêm vốn để phát triển doanh nghiệp” từ đó công ty cổ phần thiết bị đIện hà nội ra đời
Tên giao dịch : HANOI ELECTRIC EQUIPMENT JOINT-STOCK CO
Tên Viết Tắt : HAECO
Trụ sở chính : Số 11-K2 Thị Trấn Cầu Diễn-Huyện Từ Liêm-Thành phố Hà Nội
Ngành nghề kinh doanh :
Sản xuất kinh doanh các loại thiết bị khí cụ điện và vật liệu điện kể cả nguyên vật liệu để sản xuất thiết bị điện.
Xuất nhập khẩu thiết bị điện, khí cụ điện, linh kiện điện, thiết bị và nhuyên vật liệu để sản xuất.
Kinh doanh các ngành nghề khác phù hợp với quy định của pháp luật.
Tình hình phát triển của doanh nghiệp trong những năm qua
được thành lập vào giữa năm 2000 và đến tháng 6 năm 2000 công ty bắt đầu hoạt động sản xuất cho đến nay, mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng công ty đang lấy lại uy tín trên thị trường và đang vươn mình trên con đường hội nhập. Với những bài học quý giá từ những năm trước và với những kinh nghiệm có được sau 17 năm hoạt động công ty sẽ vượt qua thời điểm khó khăn rồi sau đó chắc chắn sẽ phát triểm không ngừng. Bằng lỗ lực của toàn bộ người lao động và ban lãnh đạo, Sau hai năm thành lập công ty dần kinh doanh có lãi và đang trên đà phát triển, thể hiện ở chỉ tiêu sau.
đơn vị: đồng
Năm
2001
2002
Chênh Lệch
Tỷ lệ %
Vốn kinh doanh
6177985729
6334336629
156350900
102,5
Doanh thu
1812679621
4021943013
2209263392
221,9
Lợi nhuận sau thuế
175214952
485897208
310682256
277,3
Thuế thu nhập
58404984
92551849
34146865
158,5
(nguồn: bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả kinh doanh năm 2001,2002, trang28, 34, phụ lục)
Như vậy trong hai năm hoạt động số vốn kinh doanh của công ty không những bảo toàn được vốn mà còn có đà phát triển đi lên thể hiện số vốn năm 2002 tăng 156350900 đồng so với năm 2001 và đã tăng 2,5%.So với vốn điều lệ là 5 tỷ đồng trước khi cổ phần thì sau hai năm đi vào hoạt động số vốn tăng lên đến 1334336629 đồng.Với số vốn chỉ tăng 2,5% nhưng doanh thu tăng tới 121,9% và lợi nhuận tăng lên đến 177,3% so với năm trước. Không những thế công ty còn thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với nhà nước dưới hình thức đóng thuế, đặc biệt là thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2002 tăng so với năm 2001 là 34146865 đồng và đạt 158,5%. Các số liệu trên là một phần nhỏ trong hầu hết các chỉ tiêu đã đạt và vượt mức kế hoạch mà công ty đặt ra so với năm trước. Điều đó chứng tỏ công ty đang vươn lên lấy lại vị thế của mình.Tuy nhiên sự phát triển đó vẫn còn khá thấp vì kế hoạch của công ty là.
đơn vị: triệu đồng
Năm
Vốn điều lệ
Doanh thu
Lợi nhuận sau thuế
Cổ tức bình quân
2001
5.000
Từ 8.000 đến 10.000
500
2002
5.000
Từ 12.000 đến 14.000
700
Từ 10% đến 12%
2003
5.000
Từ 15.000 đến 18.000
1.000
(nguồn: phương án cổ phần hoá, phần dự kiến, trang 6, phụ lục)
Tuy không đạt được mục tiêu đề ra, song những chỉ tiêu trên phản ánh sự lỗ lực của toàn thể ban lãnh đạo và cán bộ công nhân trong công ty và là bước khởi đầu để tạo tiền đề trong sự phát triển sau này. Khác với các công ty cổ phần khác, công ty Cổ Phần Thiết Bị Điện Hà Nội được thành lập từ một doanh nghiệp hoạt động kinh doanh thua lỗ và bị giải thể. Nói cách khác công ty được thành lập như mới nhưng lại phải tiếp nhận số lao động từ công ty trước để lại, tuy số công nhân này có kinh nghiệm nhưng trình độ văn hoá thấp, tay nghề trung bình nên không đáp ứng được với yêu cầu mới và không phù hợp với phương thức quản lý mới, tiến trình đổi mới công nghệ lên đây cũng là khó khăn của công ty trong quá trình hội nhập.Trong những năm gần đây, khi đổi mới hình thức sở hữu từ một doanh nghiệp nhà nước sang công ty cổ phần, Công ty cổ phần thiết bị điện hà nội đã có bước tiến đáng kể. Trước khi cổ phần hoá vốn kinh doanh của doanh nghiệp là2.742.858610 đồng trong đó vốn cố định là 1.884.843.584 đồng và vốn lưu động là 858.015.026 đồng các nguồn vốn này được lấy từ vốn ngân sách là 1.548.738.703 đồng, vồn tự có là 581.835.643 đồng và nguồn vốn khác là 612.284.264 đồng. Với một công ty vừa và nhỏ lượng vốn trên có thể đủ để hoạt động song với công ty chuyên sản xuất các loại thiết bị điện thì lượng vốn này là quá nhỏ, nó làm hạn chế khả năng kinh doanh và mở rộng thị thường của công ty. Nhưng khi cổ phần hoá lượng vốn đã tăng lên đến 5.171.670.916 đồng trong đó vốn nhà nước là 2.847.659.280 đồng, vốn do người lao động trong doanh nghiệp mua cổ phần là 1.260.000.000 đồng, còn lại là số vốn do các đơn vị và cá nhân ngoài doanh nghiệp mua tương đương 1.064.011.636 đồng. Như vậy lượng vốn của công ty đã tăng gấp đôi so với trước, nó sẽ đảm bảo cho công ty trong quá trình hoạt động kinh doanh và giúp công ty chủ động khi có thời cơ đến. Để giữ vững nguồn vốn và tiến tới mở rộng thị trường, công ty chú trọng đầu tư máy móc thiết bị mới, tiên tiến để tạo ra nhiều mặt hàng mới với chất lượng cao và đem lại giá trị lớn cho công ty cũng như đủ sức cạnh tranh trên thị trường. Trong những năm tới công ty chú trọng sản xuất những mặt hàng truyền thống như cầu dao, cầu chì ống, cầu chì rơi, tủ điện cho trạm biến áp, các thiết bị đóng ngắt trung thế và các loại bạc bakelit cho cán thép và thiết bị chống sét. Với dự kiến giá trị doanh thu các sản phẩm là:
Bạc cán thép: 1234 triệu đồng
Cầu dao các loại: 1235 triệu đồng
Cầu chì ống, cầu chì rơi: 875 triệu đồng
Thiết bị chống sét( chống sét van và ống): 270 triệu đồng
Trong tất cả các sản phẩm của nhà máy sản xuất chỉ có Bạc BAKELIT ( bạc cán thép) là chiếm 90% thị phần trong cả nước còn sản phẩm khác chỉ chiếm được thị phần nhỏ do có nhiều doanh nghiệp cùng sản xuất chủng loại này. Họ có ưu thế mạnh hơn về mặt tiêu thụ sản phẩm, vì nằm trong tổng công ty hoặc tư nhân, họ có cơ chế tiêu thụ sản phẩm thoáng hơn.Trước tình hình đó, Để công ty có thể phát triển nhanh một mặt phải nâng cao chất lượng, cải tiến mẫu mã, tăng số lượng sản xuất các sản phẩm hiện có với giá bán hợp lý…..Mặt khác công ty phải mở rộng sản phẩm mới, chọn mặt hàng thiết bị điện có khả năng cạnh tranh cao hơn do tính chất sản phẩm phức tạp hơn, chất lượng tốt hơn. Do vậy đổi mới công nghệ là việc làm tất yếu của công ty trong thời gian gần nhất. Các sản phẩm mới mà công ty dự kiến đưa vào sản xuất trong những năm tớ