Đề tài Tổng kết và theo dõi mô hình trồng nấm rơm trong mùa lũ năm 2004 tại xã Lương An Trà và Cô Tô

An Giang nằm ở hạ lưu lưu vực sông Mê Kông lại có hệ thống sông ngòi và kênh rạch chằng chịt, do đó bị tác động đầy đủ của các quá trình thuỷ văn như ngập lụt, sụp lở đất bờ sông Vào tháng 7 và tháng 8 hàng năm thường có các nhiễu động nhiệt đới hoạt động hàng ngày mưa to và dài ngày làmxuấthiện những trận lũ đầu mùaởcảtrung vàhạlưu sông MêKông. Mỗi khi lũ về là người dân phải đối mặt với những thiệt hại không chỉ về người mà còn về của, cuộc sống người dân gặp nhiều khó khăn do thời gian nhàn rỗi thì nhiều mà họ lại không có được việc làm. Cho nên để giúp cho người dân vẫn có thể sống hoà bình với lũ, vẫn có thu nhập ổn định trong mùa lũ thì việc tìm ra các mô hình nuôi trồng thích hợp là rất cần thiết. Từ lợi thế tỉnh An Giang có đa số người dân sống chủ yếu bằng nghề trồng lúa , sản phẩm phụ (rơm, rạ) từ quá trình trồng lúa là rất lớn cho nên việc đưa mô hình trồng nấm rơm trong mùa lũ sẽ tận dụng phế phẩm cây lúa sau thu hoạch, tạo ra sản phẩm mới, phù hợp với lao động nông thôn và khai thác lợi thế nhàn rỗi trong mùa nước nổi. Do nấm rơm có thể trồng quanh năm, chi phí đầu tư thấp, yêu cầu kỹ thuật không phức tạp, thu hồi vốn nhanh nên những người dân nghèo ít vốn vẫn có thể áp dụng được. Có thể coi mô hình trồng nấm rơm làmộttrong những mô hình đểxoáđóigiảmnghèo. Do đó, đề tài “Tổng kết và theo dõi mô hình trồng nấm rơm trong mùa lũ năm 2004 tại xã Lương An Trà và Cô Tô” được thực hiện nhằm mục đích tìm hiểu qui trình kỹ thuật, những thuận lợi, khó khăn trong quá trình sản xuất nấm rơm trong mùa lũ để tổng kết và đánh giá hiệu quả của mô hình trong việccảithiện thu nhập củangườidân ởđây.

pdf77 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1629 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tổng kết và theo dõi mô hình trồng nấm rơm trong mùa lũ năm 2004 tại xã Lương An Trà và Cô Tô, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG VŨ THỊ PHƯƠNG HUỆ MSSV: DPN010717 TỔNG KẾT VÀ THEO DÕI MÔ HÌNH TRỒNG NẤM RƠM TRONG MÙA LŨ NĂM 2004 TẠI XÃ LƯƠNG AN TRÀ VÀ XÃ CÔ TÔ LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP KỸ SƯ NGÀNH PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN Ths. Nguyễn Thanh Triều Ks. Trần Nhựt Phương Diễm Tháng 6.2005 1 TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG KHOA NÔNG NGHIỆP- TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG VŨ THỊ PHƯƠNG HUỆ MSSV: DPN010717 TỔNG KẾT VÀ THEO DÕI MÔ HÌNH TRỒNG NẤM RƠM TRONG MÙA LŨ NĂM 2004 TẠI XÃ LƯƠNG AN TRÀ VÀ XÃ CÔ TÔ LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP KỸ SƯ NGÀNH PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN Ths. Nguyễn Thanh Triều Ks. Trần Nhựt Phương Diễm Tháng 6.2005 2 TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG KHOA NÔNG NGHIỆP- TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN TỔNG KẾT VÀ THEO DÕI MÔ HÌNH TRỒNG NẤM RƠM TRONG MÙA LŨ NĂM 2004 TẠI XÃ LƯƠNG AN TRÀ VÀ XÃ CÔ TÔ Do sinh viên: VŨ THỊ PHƯƠNG HUỆ thực hiện và đệ nạp Kính trình Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp xét duyệt Long xuyên, ngày……tháng….năm 200… GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN Ths. Nguyễn Thanh Triều Ks. Trần Nhựt Phương Diễm 3 TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG KHOA NÔNG NGHIỆP - TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG KHOA NÔNG NGHIỆP- TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp đã chấp thuận luận văn đính kèm với tên đề tài: TỔNG KẾT VÀ THEO DÕI MÔ HÌNH TRỒNG NẤM RƠM TRONG MÙA LŨ NĂM 2004 TẠI XÃ LƯƠNG AN TRÀ VÀ XÃ CÔ TÔ. Do sinh viên: VŨ THỊ PHƯƠNG HUỆ Thực hiện và bảo vệ trước hội đồng ngày:…………………………… …….. Luận văn đã được hội đồng đánh giá ở mức:………………………… …….. Ý kiến của Hội đồng:………………………………………………… ……... ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………… Long xuyên, ngày…..tháng…..năm 200… DUYỆT Chủ Tịch Hội đồng BAN CHỦ NGHIỆM KHOA NN-TNTN 4 TIỂU SỬ CÁ NHÂN Họ và Tên: VŨ THỊ PHƯƠNG HUỆ Con Ông: VŨ VĂN TÚ và Bà: NGUYỄN THỊ SỆT Sinh năm: 1983 Tại: Khóm Mỹ Quới, Phường Mỹ Phước, thị xã Long Xuyên, tỉnh An Giang. Đã tốt nghiệp phổ thông năm 2001 tại trường Phổ thông trung học Long Xuyên, thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang. Vào trường Đại học An Giang năm 2001, học lớp ĐH2PN2 khoá 2, thuộc khoa Nông nghiệp – Tài nguyên thiên nhiên và đã tốt nghiệp kỹ sư ngành Phát Triển Nông Thôn năm 2005. 5 Hình 4 x 6 LỜI CẢM TẠ Qua quá trình học tập cùng với thời gian thực tập tốt nghiệp, đến nay em đã hoàn thành được luận văn tốt nghiệp để có thể kết thúc được một giai đoạn học tập quan trọng của mình. Trong quá trình ấy để đạt được những kết quả tốt ngoài sự cố gắng học tập của bản thân thì sự dạy bảo ân cần của thầy cô, sự hướng dẫn tận tình của các anh chị nơi thực tập và sự động viên giúp đỡ của gia đình, bạn bè cũng đã góp phần quan trọng giúp em vượt qua những khó khăn trong học tập. Nhân đây em xin gửi lời cảm ơn đến: Tất cả thầy cô khoa Nông nghiệp – Tài nguyên thiên nhiên đã dạy bảo, truyền đạt cho em những kiến thức, kinh nghiệm trong học tập và nghiên cứu, đặc biệt là thầy Dương Ngọc Thành, thầy Nguyễn Thanh Triều và cô Trần Nhựt Phương Diễm đã nhiệt tình hướng dẫn, giúp em sửa chữa những sai sót để có thể hoàn thành tốt luận văn tốt nghiệp. Anh Trần Nam Dương, chú Huỳnh Văn Dện ở xã Lương An Trà và anh Phạm Văn Hiếu ở xã Cô Tô đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em để hoàn thành tốt đề tài này. Xin chân thành cảm ơn Vũ Thị Phương Huệ 6 TÓM LƯỢC Đề tài được thực hiện với mục đích tìm hiểu quy trình kỹ thuật, hiệu quả kinh tế cũng như những khó khăn - thuận lợi trong quá trình sản xuất nấm rơm trong mùa lũ của những người dân ở hai xã Lương An Trà và Cô Tô thuộc huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang để tổng kết và đánh giá hiệu quả của mô hình trong việc cải thiện thu nhập của những người dân ở đây. Theo dõi 3 hộ nông dân trồng nấm rơm ở xã Lương An Trà.Tiến hành điều tra ngẫu nhiên 30 hộ trồng nấm rơm ở xã Lương An Trà và xã Cô Tô. Đa số chủ hộ có tuổi từ 18-60 tuổi chiếm 66,25%, các thành viên trong gia đình có 63,6% tập trung dưới 18 tuổi. Trình độ văn hoá của chủ hộ ở cấp 1 chiếm 40% và trình độ văn hoá của các thành viên trong hộ chủ yếu ở cấp 1 chiếm 41,44%. Số nhân khẩu trong gia đình phần lớn từ 4-5 người/hộ. Phần lớn số hộ có diện tích canh tác tập trung từ 50-200 mét mô chiếm 41,4% và 80% nông hộ có kinh nghiệm trồng nấm nhỏ hơn 2 năm. Có 80% nông hộ nơi bố trí trồng nấm ngoài trảng và 20% nông hộ bố trí nơi trồng nấm dưới tán cây. Số hộ xử lý nền trồng nấm chiếm 56,7%, nông dân chủ yếu sử dụng giống meo Mười Cười và giống meo Thần Nông. Trong các hộ điều tra có 33,3% hộ ủ rơm có đậy và 66,7% hộ ủ không đậy. Số nông hộ bố trí dạng mô đơn chiếm 76,7% và hầu hết các hộ đều đậy rơm áo và trở tơ. Số hộ sử dụng chất kích thích tố chiếm 76,67%, nông hộ sử dụng nông dược chiếm 23,33%. Có 80% nông hộ có ngày đầu tiên thu hoạch nấm vào ngày thứ 12 sau khi chất nấm. Số hộ thu hoạch nấm 2 đợt/vụ chiếm 63,3%. Nấm rơm hầu hết đều tiêu thụ tại chợ. Năng suất 0,6 – 1 kg/mét mô chiếm 46,6%. Hiệu quả đồng vốn của mô hình nấm rơm là 2,44. Nữ giới tham gia nhiều ở hoạt động bán nấm chiếm 60%. Có 36,7% nông hộ cho rằng việc vận chuyển rơm xa làm tăng chi phí là khó khăn chủ yếu của họ trong lúc trồng nấm rơm . 7 MỤC LỤC Nội Dung Trang CẢM TẠ i TÓM LƯỢC ii MỤC LỤC iii DANH SÁCH BẢNG vi DANH SÁCH HÌNH viii Chương 1: GIỚI THIỆU 1 Chương 2: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 2 2.1. Tình hình trồng nấm rơm trên thế giới 2 2.2. Tình hình sản xuất nấm rơm và những thuận lợi của nghề trồng nấm ở Việt Nam 3 2.2.1. Tình hình sản xuất nấm rơm 3 2.2.2. Những thuận lợi trong việc phát triển nghề trồng nấm ở Việt Nam 4 2.3. Giá trị dinh dưỡng, điều kiện ngoại cảnh và sự phát triển của nấm rơm 5 2.3.1. Giá trị dinh dưỡng 5 2.3.1.1. Hàm lượng Protein 5 2.3.1.2. Hàm lượng chất béo 6 2.3.1.3. Hàm lượng đường 6 2.3.1.4. Hàm lượng chất khoáng 6 2.3.1.5. Hàm lượng Vitamin 6 2.3.2. Điều kiện ngoại cảnh và sự phát triển của nấm rơm 6 2.3.2.1. Điều kiện ngoại cảnh 6 2.3.2.2. Sự phát triển của nấm rơm 8 2.4. Kỹ thuật trồng nấm rơm 11 2.4.1. Thời vụ trồng nấm 11 2.4.2. Nền trồng nấm 12 2.4.3. Nguyên liệu trồng nấm 12 2.4.4. Meo giống 14 2.4.5. Nước tưới 15 2.4.6. Phương pháp sắp xếp mô và rải meo 15 2.4.7. Chăm sóc và tưới đón nấm 16 2.4.7.1. Tủ rơm áo và đảo rơm áo 16 2.4.7.2. Chăm sóc và tưới đón nấm 17 2.4.8. Thu hái, bảo quản và tiêu thụ nấm rơm 18 2.4.8.1. Thu hoạch nấm rơm 18 2.4.8.2. Bảo quản nấm rơm 19 2.4.8.3. Tiêu thụ nấm rơm 19 2.4.9. Sâu bệnh hại nấm rơm 20 8 Chương 3: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP 23 3.1. Địa bàn nghiên cứu 23 3.2. Phương pháp 23 3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu 23 3.2.2. Phương pháp tiến hành 23 3.2.3. Công thức tính 24 3.2.4. Phân tích thống kê 24 Chương 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 25 4.1. Giới thiệu về địa bàn nghiên cứu 25 4.1.1. Xã Lương An Trà 25 4.1.2. Xã Cô Tô 26 4.2. Thông tin chung về nông hộ 26 4.2.1. Tuổi của chủ hộ và các thành viên trong gia đình 26 4.2.2. Trình độ văn hoá 27 4.2.3. Số nhân khầu trong gia đình 28 4.3. Số mét mô chất nấm và kinh nghiệm canh tác nấm rơm 28 4.3.1. Số mét mô chất nấm của nông hộ 28 4.3.2. Kinh nghiệm trồng nấm 29 4.4. Thời vụ và nơi trồng nấm 30 4.4.1. Thời vụ trồng nấm rơm 30 4.4.2. Nơi trồng nấm 31 4.5. Loại meo trồng nấm 31 4.6. Số lần tưới nước trồng nấm của nông hộ 32 4.7. Kỹ thuật canh tác của nông hộ 33 4.7.1. Xử lý nền trồng nấm 33 4.7.2. Ủ rơm và cách nhận biết rơm chín 34 4.7.2.1. Ủ rơm 34 4.7.2.2. Cách nhận biết rơm chín 35 4.7.3. Dạng mô chất nấm rơm 36 4.7.4. Trở tơ sau khi chất 38 4.7.5. Hiện trạng sử dụng chất kích tố trong quá trình trồng nấm 38 4.7.6. Dịch hại nấm rơm và tình hình sử dụng nông dược 40 4.8. Thu hoạch 41 4.8.1. Ngày bắt đầu hái 41 4.8.2. Số đợt thu hoạch/vụ 42 4.8.3. Tiêu thụ sản phẩm 43 4.8.4. Năng suất nấm rơm trên 1 mét mô (kg/m) 44 4.9. Chi phí, thu nhập và lợi nhuận 45 4.10. Sự tham gia của nữ giới trong việc trồng nấm 46 4.11. Hiệu quả đầu tư và chi phí của mô hình canh tác 2 lúa- nấm rơm tại xã Lương An Trà và xã Cô Tô 47 4.12. Thuận lợi và khó khăn trong quá trình trồng nấm 48 9 4.12.1. Thuận lợi 48 4.12.2. Khó khăn 48 4.13. Mô hình theo dõi 49 Chương 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 53 5.1. Kết luận 53 5.2. Đề nghị 54 TÀI LIỆU THAM KHẢO 55 PHỤ CHƯƠNG pc-1 1 DANH SÁCH BẢNG Bảng số Tựa Bảng Trang 1 Điều kiện nuôi trồng nấm rơm (Trần Đình Đằng và Nguyễn Hữu Ngoan, 2002) 8 2 Đặc điểm của meo nấm tốt và meo nấm xấu (Lê Ngọc Thạch và Lê Đức Nam, 2001) 14 3 Ảnh hưởng của nhiệt độ lên nấm rơm (Trần Đình Đằng và Nguyễn Hữu Ngoan, 2002) 20 4 Biện pháp phòng trừ tổng hợp khi trồng nấm rơm (Tài liệu tập huấn, 2004) 22 5 Tuổi của chủ hộ và các thành viên trong gia đình ở xã Lương An Trà và xã Cô Tô, năm 2004 27 6 Trình độ văn hoá của chủ hộ và các thành viên trong hộ ở xã Lương An Trà và xã Cô Tô, năm 2004 27 7 Số nhân khẩu trong gia đình ở xã Lương An Trà và xã Cô Tô, năm 2004 28 8 Vị trí nơi trồng nấm của các nông hộ ở xã Lương An Trà và xã Cô Tô, năm 2004 31 9 Loại meo sử dụng trồng nấm rơm ở xã Lương An Trà và xã Cô Tô, năm 2004 32 10 Tỉ lệ (%) số hộ có hoặc không đậy đống ủ ở xã Lương An Trà và xã Cô Tô, năm 2004 35 11 Cách nhận biết rơm chín của nông hộ ở xã Lương An Trà và xã Cô Tô, năm 2004 36 12 Dạng mô chất nấm rơm của những nông hộ ở xã Lương An Trà và xã Cô Tô, năm 2004 36 13 Tỉ lệ (%) số hộ trở tơ ở xã Lương An Trà và xã Cô Tô, năm 2004 38 14 Tỉ lệ (%) số hộ bổ sung chất kích thích tố trong quá trình trồng nấm rơm ở xã Lương An Trà và xã Cô Tô, năm 2004 39 1 15 Tỉ lệ (%) số hộ thu hoạch nấm rơm vào ngày đầu tiên khác nhau ở xã Lương An Trà và xã Cô Tô, năm 2004 42 16 Số đợt thu hoạch nấm rơm trên 1 vụ ở xã Lương An Trà và xã Cô Tô 42 17 Giá bán nấm rơm ở xã Lương An Trà và xã Cô Tô, năm 2004 44 18 Chi phí, thu nhập và lợi nhuận của mô hình trồng nấm rơm ở xã Lương An Trà và xã Cô Tô, năm 2004 46 19 Sự tham gia của nữ giới trong quá trình trồng nấm rơm ở xã Lương An Trà và xã Cô Tô 47 20 Hiệu quả đầu tư và chi phí của mô hình canh tác 2 lúa - nấm rơm tại xã Lương An Trà và xã Cô Tô 47 21 Thuận lợi trong quá trình trồng nấm rơm của nông hộ ở xã Lương An Trà và xã Cô Tô 48 22 Khó khăn trong quá trình trồng nấm rơm của nông hộ ở xã Lương An Trà và xã Cô Tô 49 1 DANH SÁCH HÌNH Hình số Tựa Hình Trang 1 Chu trình sống của nấm rơm (Nguyễn Lân Dũng, 2003) 10 2 Sơ đồ tiến trình nuôi trồng nấm rơm (Lê Duy Thắng, 1997) 11 3 Số mét mô chất nấm rơm ở xã Lương An Trà và xã Cô Tô, năm 2004 29 4 Số năm kinh nghiệm trồng nấm rơm của các nông hộ ở xã Lương An Trà và xã Cô Tô, năm 2004 29 5 Tỉ lệ (%) nông hộ có thời vụ bố trí trồng nấm rơm ở xã Lương An Trà và xã Cô Tô, năm 2004 30 6 Số lần tưới nước trồng nấm trong ngày của các nông hộ ở xã Lương An Trà và xã Cô Tô, năm 2004 33 7 Tỉ lệ (%) số hộ có hoặc không xử lý nền trước khi chất nấm ở xã Lương An Trà và xã Cô Tô, năm 2004 34 8 Đống ủ không đậy, năm 2004 35 9 Mô đơn 37 10 Mô đôi 37 11 Tỉ lệ (%) số hộ có hoặc không sử dụng chất kích thích tố trong quá trình trồng nấm ở xã Lương An Trà và xã Cô Tô, năm 2004 39 12 Tỉ lệ (%) sự xuất hiện dịch hại khác nhau trên mô nấm rơm ở xã Lương An Trà và xã Cô Tô, năm 2004 40 13 Tỉ lệ (%) số hộ có hoặc không sử dụng nông dược trong quá trình trồng nấm ở xã Lương An Trà và xã Cô Tô, năm 2004 41 14 Phân loại nấm rơm trước khi đem bán 43 15 Năng suất nấm rơm trên 1 mét mô (kg/m) ở xã Lương An Trà và xã Cô Tô, năm 2004 45 1 Chương 1 GIỚI THIỆU An Giang nằm ở hạ lưu lưu vực sông Mê Kông lại có hệ thống sông ngòi và kênh rạch chằng chịt, do đó bị tác động đầy đủ của các quá trình thuỷ văn như ngập lụt, sụp lở đất bờ sông… Vào tháng 7 và tháng 8 hàng năm thường có các nhiễu động nhiệt đới hoạt động hàng ngày mưa to và dài ngày làm xuất hiện những trận lũ đầu mùa ở cả trung và hạ lưu sông Mê Kông. Mỗi khi lũ về là người dân phải đối mặt với những thiệt hại không chỉ về người mà còn về của, cuộc sống người dân gặp nhiều khó khăn do thời gian nhàn rỗi thì nhiều mà họ lại không có được việc làm. Cho nên để giúp cho người dân vẫn có thể sống hoà bình với lũ, vẫn có thu nhập ổn định trong mùa lũ thì việc tìm ra các mô hình nuôi trồng thích hợp là rất cần thiết. Từ lợi thế tỉnh An Giang có đa số người dân sống chủ yếu bằng nghề trồng lúa , sản phẩm phụ (rơm, rạ) từ quá trình trồng lúa là rất lớn cho nên việc đưa mô hình trồng nấm rơm trong mùa lũ sẽ tận dụng phế phẩm cây lúa sau thu hoạch, tạo ra sản phẩm mới, phù hợp với lao động nông thôn và khai thác lợi thế nhàn rỗi trong mùa nước nổi. Do nấm rơm có thể trồng quanh năm, chi phí đầu tư thấp, yêu cầu kỹ thuật không phức tạp, thu hồi vốn nhanh nên những người dân nghèo ít vốn vẫn có thể áp dụng được. Có thể coi mô hình trồng nấm rơm là một trong những mô hình để xoá đói giảm nghèo. Do đó, đề tài “Tổng kết và theo dõi mô hình trồng nấm rơm trong mùa lũ năm 2004 tại xã Lương An Trà và Cô Tô” được thực hiện nhằm mục đích tìm hiểu qui trình kỹ thuật, những thuận lợi, khó khăn trong quá trình sản xuất nấm rơm trong mùa lũ để tổng kết và đánh giá hiệu quả của mô hình trong việc cải thiện thu nhập của người dân ở đây. 1 Chương 2 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU Nấm rơm là loại nấm khá quen thuộc của nhân dân các nước Châu Á, nhất là Đông Nam Á, chủ yếu là vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Nấm thường mọc trên nguyên liệu phổ biến là rơm nên có tên chung là nấm rơm (Straw mushroom) (Trung tâm UNESCO, 2004). Nấm rơm (còn gọi là Nấm rạ, Thảo Cô) có tên khoa học là Volvariella volvacea (Bull. Ex Fr.), thuộc họ Pluteaceae, bộ Agaricales, lớp phụ Hymenomycetidae, lớp Hymenomycetes, ngành phụ Basidiomycotina, ngành Nấm thật-Eumycota, giới Nấm-Mycota hay Fungi (Nguyễn Lân Dũng, 2003). 2.1. Tình hình trồng nấm rơm trên thế giới Nấm rơm được trồng đầu tiên ở Trung Quốc sau đó được phổ biến sang nhiều quốc gia Đông Nam Á và Bắc Phi (Nguyễn Lân Dũng, 2002). Điều này về sau được xác nhận bởi các tác giả Philippines là Bammerito và Espino (1936) và tác giả Thái Lan là Jalaricharana (1950) (Nguyễn Hữu Đống và ctv, 2002). Các nước trên thế giới hiện nay tập trung nghiên cứu và sản xuất nấm mỡ, nấm hương, nấm sò, nấm rơm là chủ yếu (Nguyễn Hữu Đống và ctv, 2002). Nguyễn Lân Dũng (2003) cho biết sản lượng nấm rơm sản xuất trên toàn thế giới là 250.000 tấn (1995), riêng Trung Quốc đã là 150.000 tấn (chiếm 60% sản lượng của thế giới). Theo Nguyễn Hữu Đống và ctv (2002), thị trường tiêu thụ nấm lớn nhất hiện nay là Mỹ, Nhật Bản, Đài Loan, các nước Châu Âu... Hàng năm các nước này phải nhập khẩu từ Trung Quốc (nấm muối và nấm đóng hộp). Tại các nước này, do khó khăn về nguồn nguyên liệu và giá công lao động rất đắc nên những người nuôi trồng nấm và kinh doanh mặt hàng này đang chuyển dịch sang các nước chậm phát triển để mua nguyên liệu (nấm muối) và đầu tư sản xuất, chế biến tại chỗ. Ở Châu Á , trồng nấm mang tính chất thủ công, năng suất không cao, nhưng sản xuất gia đình với số đông, nên tổng sản lượng rất lớn (Lê Duy Thắng, 1997). Các nước ở khu vực Châu Á như Đài Loan, Trung Quốc , Thái Lan,…nghề trồng nấm cũng phát triển rất mạnh mẽ, một số loại nấm ăn được nuôi trồng khá phổ biến, đó là nấm mỡ (Agaricus bisporus), nấm hương 1 (Lentinus edodes), nấm rơm (Volvariella volvacea),…sản phẩm nấm được tiêu thụ chủ yếu ở dạng tươi, đóng hộp, sấy khô và làm thuốc bổ (Nguyễn Hữu Đống và ctv, 2002). Nguyễn Lân Dũng và ctv (2002) cho rằng vấn đề nghiên cứu và sản xuất nấm ăn trên thế giới ngày càng phát triển mạnh mẽ, nó đã trở thành một ngành công nghệ thực phẩm thực thụ. 2.2. Tình hình sản xuất nấm rơm và những thuận lợi của nghề trồng nấm ở Việt Nam 2.2.1. Tình hình sản xuất nấm rơm Theo Việt Chương (2003) thì vào khoảng năm 1963, tại miền Nam nước ta, phong trào trồng nấm rơm bắt đầu nở rộ khi meo giống nhân tạo ra đời, nhập meo nấm rơm ở Đài Loan, Hồng Kông... Mặt khác, Nguyễn Hữu Đống và ctv (2002) cũng cho biết chỉ hơn 10 năm trở lại đây, trồng nấm mới được xem như là một nghề mang lại hiệu quả kinh tế. Các loại nấm ăn như: Nấm sò, nấm rơm, nấm mộc nhĩ,… được trồng ngày càng tăng (đối với các tỉnh phía Bắc) chủ yếu tiêu dùng nội địa. Ước tính trung bình một năm đạt khoảng 100 tấn nấm tươi. Theo Nguyễn Lân Dũng (2001), ở miền Nam nước có thể trồng quanh năm các loại nấm rơm (Volvariella volvacea), nhiều loại nấm sò hay còn gọi là nấm Bào ngư (Pleurotus spp.), mộc nhĩ hay còn gọi là nấm mèo (Auricularia spp.). Và từ năm 1989 đến nay nhân dân các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long đã tiếp thu kỹ thuật và trồng nấm rơm rộng rãi (Trần Đình Đằng và Nguyễn Hữu Ngoan, 2002). Bên cạnh đó, Nguyễn Hữu Đống và ctv (2002) cho biết sản lượng nấm rơm tăng theo cấp số nhân: từ trước năm 1990 mới đạt con số vài trăm tấn/năm đến nay đạt trên 40.000 tấn/năm. Các tỉnh phía Nam đã và đang xuất khẩu nấm rơm muối đóng hộp với số lượng hàng ngàn tấn/năm sang thị trường Đài Loan, Hồng Kông, Thái Lan... 1 2.2.2. Những thuận lợi trong việc phát triển nghề trồng nấm ở Việt Nam Việt Nam là một trong những nước có đủ điều kiện để phát triển mạnh nghề trồng nấm, do: - Điều kiện thiên nhiên ưu đãi Các tỉnh phía Nam do sự chênh lệch nhiệt độ giữa tháng nóng và tháng lạnh không lớn lắm nên có thể trồng nấm quanh năm, lý tưởng nhất là vào các tháng mùa khô từ tháng 11 đến tháng 6 dương lịch (Nguyễn Hữu Đống, 2003; Việt Chương, 2001). - Nguồn nguyên liệu rẻ và dồi dào Nguyên liệu trồng nấm chủ yếu là các phế liệu nông, lâm nghiệp, thường rất nhiều ở các địa phương, vừa giải quyết về mặt môi trường đồng thời tạo nên sản phẩm mới. Phế phẩm sau khi trồng nấm còn có thể sử dụng cho trồng trọt (Trung tâm UNESCO, 2004). - Giải quyết lao động Ở nước ta có lực lượng lao động nhàn rỗi khá đông đảo nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp, tính trung bình 1 lao động nông nghiệp mới chỉ dùng đến 30 - 40% quỹ thời gian, chưa kể đến việc mọi lao động phụ đều có thể tham gia trồng nấm được (Nguyễn Hữu Đống và ctv, 2002 – 2003). Do vậy trồng nấm vừa tạo được công ăn việc làm vừa mang lại nguồn thu nhập cho người dân. - Đầu tư thấp, vòng quay nhanh Ở nước ta còn nhiều hộ nông dân nghèo hoặc hoàn cảnh khó khăn, không thể đầu tư vốn để nuôi trồng những cây con đắt tiền, quay vòng vốn lâu,… trong khi đó vốn đầu tư cho sản xuất nấm rất ít so với các ngành sản xuất khác (Nguyễn Duy Điềm và Huỳnh Thị Dung, 2003). Chu kỳ nuôi trồng nấm thường rất ngắn (nấm rơm 20-25 ngày) khi gặp thiên tai hoặc biến động của thị trường, vẫn kịp dừng sản xuất hoặc chuyển hướng canh tác, điều này không đơn giản ở các loài cây trồng khác (Trung tâm UNESCO, 2004). 1 - Giá trị kinh tế cao Nấm rơm muối có giá bán trung bình từ 1.200 đến 1.300 đôla Mỹ/tấn. Giá nấm rơm tươi tương đối ổn định và khá cao, trung bình 5.000- 10.000 đồng/kg, nếu vào ngày chay giá bán có thể tăng hơn. - Tạo thêm nguồn thực phẩm Việc trồng ra nấm để bán hoặc xuất khẩu sẽ phát sinh ra lượng nấm thừa. Lượng nấm này thường không nhỏ. Đây là nguồn thực phẩm rất quý, không những bổ sung cho khẩu phần ăn hàng ngày mà còn góp phần bảo vệ và nâng cao sức khoẻ cho mọi người. Tóm lại, trồng nấm vừa tăng thu nhập cho xã hội đồng thời giải quyết nguồn thực phẩm đang còn thiếu ở nước ta (Trung tâm UNESCO, 2004). 2.3. Giá trị dinh dưỡng, điều kiện ngoại cảnh và sự phát triển của nấm rơm 2.3.1. Giá trị dinh dưỡng Nấm rơm là một trong những loại thực phẩm được nhiều người yêu thích, nấm có thể chế biến riêng hoặc có thể phối hợp với các món ăn, các bài thuốc và được xem như là một loại “rau sạch”, “thịt sạch” có tỷ lệ protein cao và các acid amin (trong đó có nhiều loại axit amin không thay thế được), không làm tăng lượng cholesterol trong máu như nhiều loại thịt động vật, ngoài giá trị dinh dưỡng, nấm rơm có thành phần chất xơ tương đối cao và thành phần lipit thấp nê
Tài liệu liên quan