Đề tài Trách nhiệm hình sự của pháp nhân

Pháp nhân có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về những tội phạm được thực hiện trong khuôn khổ các hoạt động của pháp nhân hoặc vì lợi ích của pháp nhân không? Nói cách khác, có cần thiết phải thiết lập chế định trách nhiệm hình sự (TNHS) của pháp nhân trong luật hình sự không? Đó là vấn đề từ thời La Mã cổ đại đến nay đã và đang gây ra nhiều tranh luận gay gắt trong giới khoa học hình sự của nhiều nước trên thế giới. Những tranh luận này có thể hình dung về mặt thực tiễn và lý thuyết đã được vượt qua các nước theo truyền thống Common law như Anh, Hoa Kỳ, Canada, Australia , khi toà án các nước này đã chấp nhận nguyên tắc TNHS của pháp nhân rất sớm và hiện nay chế định TNHS của pháp nhân đã được thiết lập và trở thành một nguyên tắc cơ bản trong luật hình sự mỗi nước. Tuy nhiên các cơ sở lý thuyết và cách thức thừa nhận, thiết lập nguyên tắc này cũng có sự khác nhau ở mỗi quốc gia theo truyền thống pháp luật này. Trong quá trình xây dựng Bộ luật Hình sự sửa đổi của nước ta hiện nay đã xuất hiện một vấn đề gây nhiều tranh cãi: Có nên quy định pháp nhân là chủ thể của tội phạm hay không? Hay nói cách khác là các biện pháp pháp lý hình sự có thể được áp dụng với pháp nhân hay không? Có thể nói vấn đề trách nhiệm hình sự của pháp nhân là vấn đề rất mới không chỉ trong thực tiễn pháp lý mà còn cả trong khoa học pháp lý nước ta. Do đó, không thể kết luận một cách đơn giản rằng: nên hay không nên quy định nếu những kết luận đó chưa được hậu thuẫn bằng những luận điểm khoa học. Với trình độ hiểu biết còn hạn chế, em rất mong nhận được sự nhận xét của các thầy cô và các bạn để em có thể tiến bộ hơn.

doc47 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1572 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Trách nhiệm hình sự của pháp nhân, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu liên quan