Từ đầu thế kỷ XX đến nay nhiều xu hướng trường phái đã xuất hiện tạo nên một bề dầy lịch sử. Tiếp nối những thay đổi của cuộc sống thăng hoa theo sự phát triển của của thời đại đã tạo nên một Đại Học Mỹ Thuật Công Nghiệp, bắt kịp nhưng xu hướng về hình, về khối , tạo nên cái đẹp trong không gian nội thất. Trang trí nội thất là một nghành Công Nghiệp được kết hợp của nhiều nghành nghề khác nhau từ Kỹ thuật đến Mỹ thuật cũnng như vai trò tổ chức môI trường của hoạ sỹ nội thất và là đặc trưng của nghành này.
56 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1541 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Trang trí nội thất biệt thự Tây Hồ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A. mở đầu
1. Lý do chọn đề tài
2. Mục đích nghiên cứu
3. Đối tượng nghiên cứu
4. Nội dung nghiên cứu
5. Phương pháp nghiên cứu
B. Nội dung
Chương I. Cơ sở lý luận và thực tiễn
1.1. Tổng quan lịch sử của đề tài
1.1.1. Sự hình thành và phát triển biệt thự ở Việt Nam
1.1.2. Hiện trạng và thực tế của biệt thự ở Việt Nam
chương II. Phương pháp tổ chức sáng tác
2.1. Cách tổ chức không gian trong đồ án tốt nghiệp
2.2. Kỹ thuật và phương pháp tổ chức
2.3. Hoạt động nghiên cứu sáng tác
chương III. Kết quả nghiên cứu sáng tác
3.1. Kết quả đạt được về mặt sáng tác
3.2. Kết quả về sáng tạo mới
3.3. Giá trị của đồ án
3.4. Những mặt còn tồn tại
C. Kết luận
A. Mở đầu
Từ đầu thế kỷ XX đến nay nhiều xu hướng trường phái đã xuất hiện tạo nên một bề dầy lịch sử. Tiếp nối những thay đổi của cuộc sống thăng hoa theo sự phát triển của của thời đại đã tạo nên một Đại Học Mỹ Thuật Công Nghiệp, bắt kịp nhưng xu hướng về hình, về khối , tạo nên cái đẹp trong không gian nội thất. Trang trí nội thất là một nghành Công Nghiệp được kết hợp của nhiều nghành nghề khác nhau từ Kỹ thuật đến Mỹ thuật cũnng như vai trò tổ chức môI trường của hoạ sỹ nội thất và là đặc trưng của nghành này. Hoạ sỹ nội thất phải hiểu cặn kẽ mối liên quan giữa kiến trúc và nội thất, nắm được những yếu tố Kỹ Thuật ;chỉ số thiết kế cở bản, đồng thời phải có một vốn kiến thức cơ bản, một cái nhìn thẩm mỹ một quan điểm đúng đắn về nghệ thuật.
Cuộc sống chúng ta chủ yếu diễn ra ở bên trong những không gian nội thất do các cấu trúc và mái che của các công trình tạo nên. Những không gian này chuẩn bị đầy đủ những gì chúng ta có thể sáng tạo ra và làm cho kiến trúc hàm chứa chúng có hình thức sinh động. Vì thế đối với những hoạ sĩ nội thất thì không gian là số một trong ý tưởng của người thiết kế và là yếu tố cơ bản trong thiết kế nội thất. Trong không gian, chúng ta không chỉ có cảm xúc mà còn phân biệt hình khối, nghe tiếng động, cảm thấy dễ chịu với luồng gió nhẹ và ánh nắng ấm áp của mặt trời, hương thơm của hoa. Không gian là sự thừa hưởng thuộc tính giác quan và đặc thù thẩm mĩ của những yếu tố trong phạm vi lĩnh vực của chúng.
Nhà ở biệt thự ngày nay ngoài các tiện ích truyền thống đang từng bước đứng trước nhu cầu phải sắp xếp không gian và trang trí nội thất nhằm hội đủ các công năng để thoả mãn nhu cầu hưởng thụ ngày càng cao của con người đối với văn hoá vật chất. Trên cơ sở đó không ngừng thoả mãn nhu cầu được hưởng thụ các gía trị văn hoá tinh thần, phát triển trí tuệ vươn tới những sáng tạo mới. Trong xu thế đô thị hoá phát triển mạnh mẽ ở Việt Nam, các thành phố lớn ngày càng đất chật người đông, không gian thiên nhiên ngày một thu hẹp nhường chỗ cho các chung cư cao tầng, những biệt thự xen giữa những khu chung cư thiếu những khoảng không gian xanh cho ngôi nhà và trở nên khô cứng thiếu hơi thở thiên nhiên. Đồng thời xã hội đã xuất hiện nhiều tầng lớp cư dân đô thị có điều kiện hưởng thụ khác nhau về một chỗ ở có tiện nghi cao hơn, có cá tính hơn. Những biệt thự kiểu cũ với lối kiến trúc và nội thất rập khuân khô cứng đã không còn thích hợp .
Từ tình hình đó, nhiều nhà ở biệt thự kiểu mới mọc lên với nhiều dáng vẻ khác nhau nhưng chủ yếu với hai hình thức hoặc là những nhà ở biệt thự hoàn chỉnh cho thuê, hoặc là những nhà ở biệt thự chỉ xây bán phần thô, còn phần nội thất tuỳ người sở hữu đầu tư theo khả năng và sở thích. Có tổ ấm biệt thự kiểu “ Hạnh phúc mưa” trên Đà Lạt, có “ nét Huế ở Vũng Tàu” hoặc “ Nhà thành phố – phong cách Nam bộ ”, hay “ hơi thở SaPa” trên SaPa, biệt thự vườn ở một làng quê phía bắc ....
Như chúng ta đã biết, thuật ngữ mỹ thuật công nghiệp đã thể hiện chính đặc trưng vốn có của nó. Trang trí nội thất là một bộ phận cấu thành nên Mỹ thuật công nghiệp. Nó đóng góp một phần không nhỏ cho mỹ thuật ứng dụng, tạo điều kiện cho tính thẩm mỹ mang tính nhân văn của cuộc sống con người càng thêm có cơ hội phát triển. Trang trí nội thất cũng như một số lĩnh vực khác ngày càng đi lên theo xu hướng mới của thời đại, bắt kịp với nhịp sống của nhân loại. Nó cũng như đời sống của con người, thay đổi hàng ngày, hàng mùa, đều có nền tảng chung và những biến chuyển phù hợp để con người chấp nhận nó mang tính cộng đồng. Bản chất của trang trí nội thất chính là nghệ thuật kết hợp với ứng dụng trong việc tổ chức và cải tạo không gian. Nó cũng là sự kết hợp nhuần nhuyễn của tư duy trí tuệ, óc quan sát và những ước mơ của con người. Trang trí nội thất đã bắt đầu manh nha từ thủa hồng hoang của loài người. Không phải ngẫu nhiên mà người ta tìm hiểu thấy những nét vẽ được chạm khắc trên những hang đá của người xưa hay qua những cổ vật tìm được tại các di chỉ cổ đại, khẳng định một điều rằng, con người tìm đến lĩnh vực này từ rất sớm. Nó được đúc kết qua hàng ngàn năm lịch sử, để đến ngày nay, nó lại đem cho con người những thành quả vô cùng to lớn. Mà lớn nhất có lẽ là nó đã mang đến cho chúng ta những tiện nghi rất phù hợp với cuộc sống có nhiều thay đổi, mang lại cho con người có cái nhìn mới về cuộc sống đang diễn ra quanh ta. Trang trí nội thất thể hiện ngay bản chất của xã hội mà nó đang tồn tại. Điều đó được thể hiện qua các công trình mang tính cộng đồng như: chùa chiền, lăng tẩm, các công trình văn hóa...v.v. Bên cạnh đó, nó cũng thể hiện nét riêng biệt của mỗi cá nhân tồn tại trong lòng xã hội, đó chính là nhà ở. Nhà ở không những thể hiện cá tính của chủ nhân mà còn phản ánh một cách trung thực bộ mặt xã hội. Nhà ở chịu sự chi phối của nhiều yếu tố: xã hội, con người, kinh tế, chính trị, văn hoá và lịch sử thời đại.
Trong việc thiết kế ý tưởng và công năng phải luôn có mối quan hệ khăng khít với nhau. Do đó phương pháp sáng tạo và tính năng sủ dụng đều là những yếu tố sức sống của công trình, ý tưởng sáng tạo ở trong vấn đề này bao trim tất cả những vấn đề liên quan đến công trình nhằm nâng cao hiệu quả công việc, tiết kiệm vật liệu, thi công nhanh nâng cao khả năng thúc đẩy Mỹ Thật Công Nghiệp phát triển.
Là sinh viên trang trí nội thất trường đại học Mĩ thuật công nghiệp, đựơc sự giúp đỡ của các thầy trong khoa trang trí nội ngoại thất, và những kiến thức học trong nhà trường, các kiến thức thu được trong thực tế về nhu cầu nhà ở, em đã chọn cho mình đề tài “Trang trí nội thất biệt thự Tây Hồ ” nhằm tạo cho mình một hướng đi mới và nâng cao thêm kiến thức để phù hợp với sự chuyển biến không ngừng trong các không gian nhà ở biệt thự tương lai. Đề tài này là sự tối giản về không gian đưa ngôI nhà chở nên gần gũi với thiên nhiên và là sự hài hoà của mỹ thuật ứng dụng trong không gian nội thất mới .. Đáp ứng đầy đủ chức năng sử dụng, phù hợp với khả năng kinh tế, đạt được độ bền vững có hiệu quả thẩm mỹ và có nét riêng. Từ đó tạo ra đồ vật có tính phù hợp phục vụ nhu cầu sử dụng của con người thời đại mới.
1. Lý do chọn đề tài:
Nhà ở luôn là một trong những đề tài được bàn luận rất nhiều trong cuộc sống, nó là mối quan tâm hàng đầu của mọi tầng lớp người dân trong xã hội. Thiết kế và xây dựng như thế nào để đáp ứng được nhu cầu của cuộc sống cũng như vật chất và tinh thần. Tính năng sử dụng phù hợp với con người cũng như thời tiết khí hậu của Việt Nam, đây là một bài toán khó đối với người hoạ sỹ thiết kế.
Cuộc sống chúng ta chủ yếu diễn ra ở bên trong những không gian nội thất do các cấu trúc và mái che của các công trình tạo nên. Những không gian này chuẩn bị đầy đủ những gì chúng ta có thể sáng tạo ra và làm cho kiến trúc hàm chứa chúng có hình thức sinh động. Vì thế đối với những hoạ sĩ nội thất thì không gian là số một trong ý tưởng của người thiết kế và là yếu tố cơ bản trong thiết kế nội thất
Trong quá trình học tập tại trường với chuyên ngành đã chọn, em đã được tiếp xúc và nghiên cứu nhiều tài liệu liên quan đến trang trí nội thất. Từ những đồ án nhỏ nhất đến những đồ án mang tính quy mô lớn như các công trình khách sạn, triển lãm, nhà văn hoá, bảo tàng v v... Mỗi đồ án đều có các nét riêng biệt mà em cần phải cố gắng tận dụng để khai thác nhằm đạt hiệu quả cao nhất. Tuy có các nét riêng nhưng trong toàn bộ quá trình thực hiện các đồ án đều có chung một mục đích là tổ chức và giải quyết không gian - hay nói cách khác là kiến tạo không gian - một đặc thù của trang trí nội thất. em nhận thấy mảng đề tài công trình nhà ở luôn có sức thuyết phục với riêng em về mặt chủ quan và khách quan. Với đề tài này em có thể đi sâu vào nghiên cứu và có điều kiện để tham khảo một cách dễ dàng hơn. Nhà ở biệt thự ngày nay ngoài các tiện ích truyền thống đang từng bước đứng trước nhu cầu phải sắp xếp không gian và trang trí nội thất nhằm hội đủ các công năng để thoả mãn nhu cầu hưởng thụ ngày càng cao của con người đối với văn hoá vật chất. Trên cơ sở đó không ngừng thoả mãn nhu cầu được hưởng thụ các gía trị văn hoá tinh thần, phát triển trí tuệ vươn tới những sáng tạo mới
Nhà ở biệt thự ngày nay ngoài các tiện ích truyền thống đang từng bước đứng trước nhu cầu phải sắp xếp không gian và trang trí nội thất nhằm hội đủ các công năng để thoả mãn nhu cầu hưởng thụ ngày càng cao của con người đối với văn hoá vật chất. Trên cơ sở đó không ngừng thoả mãn nhu cầu được hưởng thụ các gía trị văn hoá tinh thần, phát triển trí tuệ vươn tới những sáng tạo mới. Trong xu thế đô thị hoá phát triển mạnh mẽ ở Việt Nam, các thành phố lớn ngày càng đất chật người đông, không gian thiên nhiên ngày một thu hẹp nhường chỗ cho các chung cư cao tầng, những biệt thự xen giữa những khu chung cư thiếu những khoảng không gian xanh cho ngôi nhà và trở nên khô cứng thiếu hơi thở thiên nhiên. Đồng thời xã hội đã xuất hiện nhiều tầng lớp cư dân đô thị có điều kiện hưởng thụ khác nhau về một chỗ ở có tiện nghi cao hơn, có cá tính hơn. Những biệt thự kiểu cũ với lối kiến trúc và nội thất rập khuân khô cứng đã không còn thích hợp .
Từ tình hình đó, nhiều nhà ở biệt thự kiểu mới mọc lên với nhiều dáng vẻ khác nhau nhưng chủ yếu với hai hình thức hoặc là những nhà ở biệt thự hoàn chỉnh cho thuê, hoặc là những nhà ở biệt thự chỉ xây bán phần thô, còn phần nội thất tuỳ người sở hữu đầu tư theo khả năng và sở thích.
Sống trong biệt thự với sân vườn bao quanh, với cổng rào riêng biệt, hẳn nhiên khác với sống trong căn hộ chung cư cao tầng hoặc thấp tầng. Song dù trong loại hình nhà nào, các nhà kiến trúc và nội thất vẫn cố gắng đề xuất những giải pháp tạo một không gian thân thiện với thiên nhiên, tạo mối giao lưu thoải mái giữa chủ – khách – thiên nhiên, đạt hiệu quả tối đa về tiện nghi và thẩm mỹ .
2. Mục đích nghiên cứu .
Trên cơ sở tổ chức không gian nhà ở biệt thự, mục đích nghiên cứu nhằm tiếp cận vấn đề về cái đẹp, cái mới và tính khoa học trong trang trí nội thất giúp ta hình thành ý tưởng ban đầu từ phác thảo cho tới hoàn thiện không gian mang tính thực tiễn.
Thực tế cho thấy, cái đẹp là một nhu cầu không thể thiếu của cuộc sống con người. Từ xa xưa con người đã biết làm đẹp cho bản thân, cho các vật dụng được sử dụng hàng ngày, về nơi ở như vẽ lên hang đá, bình lọ gốm, đồ gỗ, đồ đá….Con người ngày càng văn minh thì cái đẹp cũng ngày đựơc đề cao, nó là một yếu tố cấu thành sản phẩm ngày nay. Theo từng sở thích, từng cách lựa chọn đồ vật riêng cho mình thì vấn đề đa dạng, phong phú về kích thước, kiểu dáng, màu sắc cũng rất cần thiết đối với một sản phẩm công nghiệp.
Qua tìm hiểu, nghiên cứu, đề xuất, mong muốn đóng góp phần phát huy tính thẩm mỹ, tính sáng tạo trong ngành trang trí nội thất, làm đậm nét thêm phong cách trong các không gian sống tại các nhà ở biệt thự của người Việt Nam, góp phần giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, gắn cuốc sống của người Việt trong xã hội hiện đại với thiên nhiên, môi trường. Trên cơ sở kế thừa những tinh hoa truyền thống, tôn tạo bảo vệ sinh thái, củng cố mối quan hệ giao hoà giữa con người với thiên nhiên. Đáp ứng đầy đủ chức năng sử dụng, phù hợp với khả năng kinh tế, đạt được độ bền vững có hiệu quả thẩm mỹ và có nét riêng, mới lạ phù hợp với hình dáng không gian và cấu trúc cơ thể con người. Từ đó tạo ra đồ vật có tính phù hợp. Mặt bằng phải được bố trí rõ ràng, mạch lạc, có bố cục, có ý đồ và đảm bảo giao thông thuận lợi.
Vận dụng các kiến thức lí luận và kiến thức trong thực tế đề xuất một số ý tưởng mới nhằm phát triển nâng cao những giá trị sáng tạo trong trang trí nội thất nhà ở biệt thự mà vẫn phù hợp với điều kiện cụ thể của Việt Nam (phù hợp vói phong tục tập quán, khí hậu, và tính dân tộc...) Nhưng nội thất không chỉ đơn thuần là cách sắp xếp đồ đạc trong một mặt bằng kiến trúc có sẵn mà nói đến nội thất là nói đến cả một không gian sống, trong đó con người thực hiện các hoạt động như : ăn, ở, học tập, làm việc.v.v…
3. Đối tượng nghiên cứu.
* Biệt thự:
Biệt thự được giải thích là" nhà ở biệt lập ". Nó xuất hiện từ nhu cầu cuộc sống hưởng thụ của con người với mục đích giải phóng con người thoát khỏi một cuộc sống tù túng chật hẹp mà chính một xã hội phát triển đã đem lại. Đó là một không gian biệt lập, đẹp từ kiểu dáng đến không gian nội thất bên trong. Khi xã hội phát triển đô thị hoá thì loại hình biệt thự ngày càng phổ biến. Kiến trúc biệt thự được tự do sáng tạo bởi nó còn phụ thuộc vào trình độ và thu nhập của từng chủ nhân. Đồ đạc có thể được thiết kế mang cá tính của chủ nhà và người thiết kế. Biệt thự thường gắn liền với thiên nhiên, phong cảnh để người sử dụng có thể hưởng thụ và thư giãn. Kiến trúc và nội thất thường gắn liền với nhau tạo nên một tổng thể hài hoà.
ở nước ta nhà biệt thự trong một số thành phố lớn chiếm tỷ lệ đáng kể nên việc để tâm nghiên cứu loại nhà xây dựng riêng biệt này một cánh đúng mức là cần thiết. Nhìn vào công trình trang trí nội ngoại thất ta có thể nhận biết được tính cách, sở thích, trình độ của một đối tượng cụ thể, đây có thể coi là một loại hình “nghệ thuật thị giác” và còn hơn thế nữa nó chính là một “ngành khoa học” của nghệ thuật sắp đặt, bởi mỗi chi tiết, mỗi bộ phận trong tổng thể không gian kiến trúc đều phải được kết hợp với nhau một cách logíc nhất, hợp lý nhất. Không gian nội thất là một yếu tố tác động trực tiếp đến mỗi người hàng ngày trong mọi vấn đề : tâm tư tình cảm, sức khoẻ, hiệu quả công việc….Nó có thể giúp cho con người thoải mái, thư giãn và kích thích khả năng làm việc sáng tạo, nhưng bên cạnh đó nó cũng có thể khiến cho người sử dụng nó trở nên bí bức, ngột ngạt nếu như tổ chức không gian không hợp lý.
Để tạo ra một sản phẩm phù hợp với nhu cầu cũng như tính năng sủ dụng của sản phẩm người họa sĩ thiết cần đI sâu vào thực tế bám sát vào sở thích cũng như nhu cầu sủ dụng một cách hợp lý và thoải mái nhất ; Trang trí nội thất không chỉ tạo ra những mô uýp đẹp mà trong những mô tuýp đó có đầy đủ những công năng cần thiết nhất cho người sử dụng.
4. Nội dung nghiên cứu.
Trong mục đích và sự nghiên cứu và cách tổ chức không gian nội thất. Ngôi nhà không chỉ đơn thuần là để ở, mà nó đã trở thành nơi gia chủ, hưởng thụ, sau một ngày làm việc mệt mỏi. Đồng thời, đó cũng chính là tổ ấm để họ có thể chan hoà tình cảm giữa mọi thành viên trong gia đình với nhau, với bạn bè được thân mật và thoải mái hơn.
Nghiên cứu về sắp xếp tổ chức không gian trang trí nội ngoại thất, sự ăn nhập giữa thiên nhiên trong và ngoài các không gian nội thất.
Nghiên cứu về sử dụng vật liệu có sẵn từ thiên nhiên, kết hợp với vật liệu mới tạo ấn tượng cho các không gian nội thất trong biệt thự.
Nghiên cứu về màu sắc của thiên nhiên để đưa vào các không gian nội thất khác nhau tạo cho ngôi nhà mang đậm phong cách Việt.
Nghiên cứu về sử dung ánh sáng thiên nhiên, ánh sáng nhân tạo nhằm tạo hiệu quả chiếu sáng tốt nhất cho các không gian sống.
Nghiên cứu, đề xuất tạo dáng thiết kế những sản phẩm nội thất gắn với thiên nhiên.
Thực tế cho thấy, cái đẹp là một nhu cầu không thể thiếu của cuộc sống con người. Từ xa xưa con người đã biết làm đẹp cho bản thân, cho các vật dụng được sử dụng hàng ngày, về nơi ở như vẽ lên hang đá, bình lọ gốm, đồ gỗ, đồ đá….Con người ngày càng văn minh thì cái đẹp cũng ngày đựơc đề cao, nó là một yếu tố cấu thành sản phẩm ngày nay. Theo từng sở thích, từng cách lựa chọn đồ vật riêng cho mình thì vấn đề đa dạng, phong phú về kích thước, kiểu dáng, màu sắc cũng rất cần thiết đối với một sản phẩm công nghiệp.
* Không gian nội thất là một yếu tố tác động trực tiếp đến mỗi người hàng ngày trong mọi vấn đề : tâm tư tình cảm, sức khoẻ, hiệu quả công việc….Nó có thể giúp cho con người thoải mái, thư giãn và kích thích khả năng làm việc sáng tạo, nhưng bên cạnh đó nó cũng có thể khiến cho người sử dụng nó trở nên bí bức, ngột ngạt nếu như tổ chức không gian không hợp lý. Vì vậy, con người đã quan tâm đến một không gian sống cho riêng mình, nhưng phải đạt được nhu cầu thưởng thức thẩm mỹ một cách chọn vẹn nhất, cho nên một không gian nội thất đẹp, hợp lý và phong phú đã được quan tâm chú ý đặc biệt. Hơn nữa họa sĩ nội thất đã đưa vào công trình những tình cảm, trạng thái tâm hồn, phong cách riêng tạo nên một tác phẩm nghệ thuật hoàn chỉnh. Vì nội thất cũng góp phần định hướng, giáo dục thẩm mỹ cho con người. Trang trí nội thất là một bộ phận của văn hoá, qua cách trang trí nội thất ta có thể biết được trình độ của một đối tượng, nó là yếu tố tổng hoà của khoa học và nghệ thuật, tạo nên một môi trường sống tốt và tiện dụng.
Nội thất còn được coi là loại hình nghệ thuật mang tính thị giác cao, nó được coi như một ngành khoa học vì nó không còn là nghệ thuật đơn thuần mà còn có sự logic, hợp lý qua từng chi tiết nhỏ nhất. Hoạ sỹ nội thất luôn phải gắn những sáng tạo ý tưởng của mình vào cuộc sống, gợi mở, dung hoà chung cho loại hình nghệ thuật này. Trang trí nội thất chính là phương pháp bố cục trong không gian ba chiều, ở đó người hoạ sỹ phải giải quyết mối quan hệ tổng hoà giữa không gian, ánh sáng, màu sắc, đường nét, hình khối chất liệu, âm thanh đến điều hoà không khí sao cho đem lại hiệu quả tốt nhất cho từng mục đích sử dụng để thoả mãn các nhu cầu về công năng vật chất cũng như các công năng tinh thuần. Người họa sỹ nội thất bên cạnh những sáng tạo của riêng mình còn phải điều phối, sử dụng các sản phẩm sẵn có như tranh, ảnh, thiết bị ánh sáng, âm thanh, cây cảnh để tạo nên một không gian hài hoà, tiện dụng và có tính thẩm mỹ cao.
Trang trí nội thất nó phản ánh chính xác bộ mặt của xã hội. Khi xã hội ngày càng đi lên, mức sống của người dân ngày càng cao thì nhu cầu hưởng thụ ngày càng lớn. Vì vậy người ta đã quan tâm đến một không gian sống cho riêng mình, nhưng phải đạt được nhu cầu thưởng thức thẩm mỹ một cách trọn vẹn nhất, cho nên không gian nội thất đẹp, hợp lý và phong phú đã được quan tâm chú ý đặc biệt. Nội thất đưa vào các công trình những tình cảm, trạng thái tâm hồn, phong cảnh riêng tạo nên một tác phẩm nghệ thuật hoàn chỉnh. Hơn nữa nó góp phần định hướng và giáo dục thẩm mỹ cho con người. Trang trí nội thất là một bộ phận của văn hoá, qua cách trang trí nội thất ta có thể biết được trình độ của một đối tượng, nó là yếu tố tổng hoà của khoa học và nghệ thuật, tạo nên một môi trường sống tốt thoải mái và tiện dụng.
Trang trí nội thất còn được coi là một loại hình nghệ thuật mang tính thị giác cao, nó còn được coi như một ngành khoa học vì nó không còn là nghệ thuật đơn thuần mà còn có sự logic, hợp lý qua từng chi tiết nhỏ nhất.
Hoạ sỹ nội thất luôn phải gắn những sáng tạo, ý tưởng của mình vào cuộc sống, gợi mở, dung hoà chung cho loại hình nghệ thuật này. Trang trí là phương pháp bố cục trong không gian 3 chiều, ở đó người hoạ sỹ phải giải quyết mối quan hệ tổng hoà giữa không gian, ánh sáng, màu sắc, đường nét, hình khối, chất liệu, âm thanh đến điều hoà. Không khí sao cho đem lại hiệu quả tốt nhất cho từng mục đích sử dụng để thoả mãn nhu cầu về công năng vật chất cũng như các công năng tinh thần. Người hoạ sỹ nội thất bên cạnh những sáng tạo của riêng mình, còn phải điều phối, sử dụng các sản phẩm sẵn có như tranh ảnh, thiết bị ánh sáng, âm thanh, cây cảnh để tạo nên một không gian hài hoà, tiện dụng và có tính thẩm mỹ cao.
Một không gian nội thất hoàn hảo, đáp ứng được các yêu cầu về mặt công năng thẩm mỹ và công năng sử dụng bao gồm các yếu tố:
Hình khối
Bố cục
Mầu sắc
Chất liệu
ánh sáng
Không gian nội thất: những sinh hoạt của con người diễn ra ở trong nhà, khoảng kh