Đề tài Tranh chấp về lãi suất trong hợp đồng tín dụng – Thực trạng và giải pháp

Qua 20 năm thực hiện hệ thống ngân hàng hai cấp, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã thể hiện được vai trò quan trọng của mình trong quá trình đưa nền kinh tế đất nước từng bước hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới, thông qua chức năng quản lí nhà nước về tiền tệ và hoạt động ngân hàng. Đặc biệt trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu từ giữa năm 2008, NHNN đã thực hiện việc thay đổi cơ chế điều hành lãi suất như một trong những biện pháp hiệu quả nhằm ổn định tình hình thị trường tiền tệ trong nước. Ở mức độ vi mô, sự thay đổi cơ chế điều hành lãi suất này cũng có tác động không nhỏ đến quan hệ tín dụng giữa TCTD và các cá nhân, tổ chức. Số lượng tranh chấp HĐTD tăng lên rõ rệt kể từ sau cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Tranh chấp xuất phát từ nhiều nguyên nhân, tuy nhiên đa số là người đi vay lâm vào tình cảnh khó khăn, không trả nợ cho TCTD. Khi những vụ việc như vậy được đưa ra xét xử, một vấn đề nảy sinh là số lượng HĐTD vi phạm pháp luật về mức lãi suất cho vay hoàn toàn không nhỏ. Sự thay đổi về cơ chế điều hành lãi suất của NHNN gián tiếp khiến nhiều TCTD lâm vào tình cảnh vi phạm pháp luật về lãi suất cho vay hoặc cố tình “lách luật” vì mục tiêu lợi nhuận. Tranh chấp HĐTD ảnh hưởng đến lợi ích của các bên tham gia quan hệ tín dụng nói riêng và xã hội nói chung. Giải quyết các tranh chấp này đúng quy định pháp luật và đảm bảo quyền lợi của các bên là một việc rất cần thiết. Trên thực tế, vẫn còn nhiều bất cập trong quá trình giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền. Một trong những nguyên nhân là sự không thống nhất và đầy đủ quy định của pháp luật. Hạn chế phát sinh và giải quyết tranh chấp phát sinh từ HĐTD là việc làm cần thiết và có ý nghĩa nhằm đảm bảo quyền lợi cho các bên tham gia quan hệ tín dụng, góp phần đẩy mạnh sự phát triển của nền kinh tế. Vấn đề cấp thiết được đặt ra là cần có sự nghiên cứu tương đối đầy đủ về các tranh chấp HĐTD mà nội dung là lãi suất cho vay, từ đó đề ra những hướng giải quyết thích hợp. Thêm vào đó, quá trình khảo sát tình hình nghiên cứu cho thấy chưa có công trình nào tập trung vào các tranh chấp lãi suất trong HĐTD, vì vậy tôi đã chọn đề tài: “Tranh chấp về lãi suất trong hợp đồng tín dụng – Thực trạng và giải pháp” làm đề tài nghiên cứu cho khóa luận tốt nghiệp của mình

doc64 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 2225 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tranh chấp về lãi suất trong hợp đồng tín dụng – Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HCM KHOA LUẬT THƯƠNG MẠI ---o0o---  PHẠM LÊ NINH TRANH CHẤP VỀ LÃI SUẤT TRONG HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG – THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT Chuyên ngành Luật Thương Mại TP HCM - 2010   TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HCM KHOA LUẬT THƯƠNG MẠI ---o0o--- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT TRANH CHẤP VỀ LÃI SUẤT TRONG HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG – THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP Sinh viên thực hiện:  PHẠM LÊ NINH   Khóa: 31  MSSV: 3120128   Giáo viên hướng dẫn:  ThS. PHAN PHƯƠNG NAM   TP HỒ CHÍ MINH, NĂM 2010   LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu nêu trong khóa luận này là trung thực. Các thông tin tham khảo đều được dẫn nguồn cụ thể. Tác giả khóa luận PHẠM LÊ NINH DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT BLDS  Bộ luật Dân sự   BLTTDS  Bộ luật Tố tụng dân sự   HĐTD  Hợp đồng tín dụng   NHNN  Ngân hàng Nhà nước   NHTM  Ngân hàng thương mại   NHTMCP  Ngân hàng thương mại cổ phần   TAND  Tòa án nhân dân   TANDTC  Tòa án nhân dân tối cao   TCTD  Tổ chức tín dụng   TPHCM  Thành phố Hồ Chí Minh      MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN i LỜI CẢM ƠN ii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT iii MỤC LỤC iv MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG 1 LÍ LUẬN CHUNG VỀ TRANH CHẤP LÃI SUẤT TRONG HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG 6 1.1 Khái quát về hợp đồng tín dụng 6 1.1.1 Khái niệm 6 1.1.2 Đặc điểm 7 1.2 Lãi suất 8 1.2.1 Khái niệm 8 1.2.2 Phân loại lãi suất 10 1.2.3 Vai trò của lãi suất 14 1.3 Cơ chế điều hành lãi suất trong hoạt động cho vay của NHNN 14 1.3.1 Thời kì thực thi cơ chế quản lí nền kinh tế theo phương thức quản lí kế hoạch hóa tập trung (từ năm 1982 đến năm 1988) 14 1.3.2 Thời kì nền kinh tế bắt đầu chuyển sang nền kinh tế thị trường phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa có sự quản lí của Nhà nước (từ năm 1988 đến nay) 15 1.3.3 Tác động của lãi suất cho vay dưới sự điều hành của NHNN đến các TCTD và người đi vay 18 1.4 Tranh chấp về lãi suất trong hợp đồng tín dụng 20 1.4.1 Khái niệm 20 1.4.2 Đặc điểm của tranh chấp về lãi suất cho vay 20 1.4.3 Nguyên nhân và nội dung thường xảy ra trong tranh chấp về lãi suất 22 1.4.4 Cơ chế giải quyết tranh chấp trong HĐTD 23 1.4.5 Hậu quả của tranh chấp phát sinh từ HĐTD 24 Tổng kết chương 1 25 CHƯƠNG 2 NHỮNG VẤN ĐỀ THỰC TIỄN VỀ TRANH CHẤP LÃI SUẤT TRONG HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG VÀ GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC 26 2.1 Những vấn đề thực tiễn về tranh chấp lãi suất trong hợp đồng tín dụng 26 2.1.1 Thỏa thuận thay đổi lãi suất khi thời hạn chưa kết thúc 27 2.1.2 Lãi suất trong hạn và cách tính lãi trong hạn 32 2.1.3 Lãi suất nợ quá hạn và cách tính lãi đối với khoản nợ quá hạn 37 2.2 Giải pháp khắc phục 42 2.2.1 Thống nhất quy định về lãi suất đối với khoản nợ quá hạn 42 2.2.2 Hướng dẫn cụ thể về cách thức xác định tính hợp pháp của thỏa thuận lãi suất 44 2.2.3 Quy định thống nhất về chế tài phạt chậm trả 45 2.2.4 Quy định về hậu quả pháp lí đối với việc vi phạm pháp luật về thỏa thuận lãi suất 47 2.2.5 Áp dụng luật cạnh tranh về nội dung lãi suất trong hoạt động ngân hàng 49 Tổng kết chương 2 51 KẾT LUẬN 53 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO v PHỤ LỤC ix MỞ ĐẦU TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Qua 20 năm thực hiện hệ thống ngân hàng hai cấp, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã thể hiện được vai trò quan trọng của mình trong quá trình đưa nền kinh tế đất nước từng bước hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới, thông qua chức năng quản lí nhà nước về tiền tệ và hoạt động ngân hàng. Đặc biệt trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu từ giữa năm 2008, NHNN đã thực hiện việc thay đổi cơ chế điều hành lãi suất như một trong những biện pháp hiệu quả nhằm ổn định tình hình thị trường tiền tệ trong nước. Ở mức độ vi mô, sự thay đổi cơ chế điều hành lãi suất này cũng có tác động không nhỏ đến quan hệ tín dụng giữa TCTD và các cá nhân, tổ chức. Số lượng tranh chấp HĐTD tăng lên rõ rệt kể từ sau cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Tranh chấp xuất phát từ nhiều nguyên nhân, tuy nhiên đa số là người đi vay lâm vào tình cảnh khó khăn, không trả nợ cho TCTD. Khi những vụ việc như vậy được đưa ra xét xử, một vấn đề nảy sinh là số lượng HĐTD vi phạm pháp luật về mức lãi suất cho vay hoàn toàn không nhỏ. Sự thay đổi về cơ chế điều hành lãi suất của NHNN gián tiếp khiến nhiều TCTD lâm vào tình cảnh vi phạm pháp luật về lãi suất cho vay hoặc cố tình “lách luật” vì mục tiêu lợi nhuận. Tranh chấp HĐTD ảnh hưởng đến lợi ích của các bên tham gia quan hệ tín dụng nói riêng và xã hội nói chung. Giải quyết các tranh chấp này đúng quy định pháp luật và đảm bảo quyền lợi của các bên là một việc rất cần thiết. Trên thực tế, vẫn còn nhiều bất cập trong quá trình giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền. Một trong những nguyên nhân là sự không thống nhất và đầy đủ quy định của pháp luật. Hạn chế phát sinh và giải quyết tranh chấp phát sinh từ HĐTD là việc làm cần thiết và có ý nghĩa nhằm đảm bảo quyền lợi cho các bên tham gia quan hệ tín dụng, góp phần đẩy mạnh sự phát triển của nền kinh tế. Vấn đề cấp thiết được đặt ra là cần có sự nghiên cứu tương đối đầy đủ về các tranh chấp HĐTD mà nội dung là lãi suất cho vay, từ đó đề ra những hướng giải quyết thích hợp. Thêm vào đó, quá trình khảo sát tình hình nghiên cứu cho thấy chưa có công trình nào tập trung vào các tranh chấp lãi suất trong HĐTD, vì vậy tôi đã chọn đề tài: “Tranh chấp về lãi suất trong hợp đồng tín dụng – Thực trạng và giải pháp” làm đề tài nghiên cứu cho khóa luận tốt nghiệp của mình. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Mục đích nghiên cứu của khóa luận này là: Thứ nhất, hệ thống và chỉ ra những tính chất cơ bản, nguyên nhân, nội dung và thực trạng giải quyết tranh chấp lãi suất trong HĐTD Thứ hai, đề xuất những kiến nghị nhằm khắc phục những bất cập trong quy định của pháp luật cũng như hạn chế và giải quyết các tranh chấp về lãi suất trong HĐTD. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU Khóa luận chỉ tập trung nghiên cứu các tranh chấp về lãi suất cho vay trong HĐTD giữa TCTD và khách hàng vay vốn. Trong đó những tranh chấp có một phần nguyên nhân do sự thay đổi cơ chế điều hành lãi suất của NHNN sẽ được chú trọng hơn, đặc biệt trong giai đoạn từ năm 2008 – 2009 đến nay, khi lãi suất cho vay có những biến động mạnh mẽ trên thị trường và NHNN đã có sự linh động trong công tác điều hành lãi suất. Khóa luận được nghiên cứu ở mức độ cử nhân nên chưa được sâu rộng đến mọi khía cạnh trong các tranh chấp về lãi suất. Tác giả chỉ đi sâu nghiên cứu ở những vấn đề nổi cộm và đề xuất một số kiến nghị nhằm giải quyết các tranh chấp này. Công trình nghiên cứu này thể hiện một cách hệ thống nguyên nhân, nội dung và cách giải quyết các tranh chấp về lãi suất trong HĐTD giữa TCTD và người đi vay trong ba nội dung phổ biến. Các nội dung được đề cập là: thứ nhất, trong HĐTD thỏa thuận lãi suất cố định và thời hạn vay chưa kết thúc mà một trong hai bên yêu cầu điều chỉnh lãi suất cho vay khiến tranh chấp nảy sinh; thứ hai, các bên giao kết HĐTD và cả cơ quan chức năng khi xét xử có sự bất đồng quan điểm trong việc xác định mức lãi suất trong hạn và cách tính lãi suất trong hạn; thứ ba, những tranh chấp trong việc xác định lãi suất nợ quá hạn và cách tính lãi đối với khoản nợ quá hạn. Trên cơ sở thực tiễn về tranh chấp lãi suất, tác giả đề xuất những giải pháp mang tính pháp lý nhằm hạn chế và khắc phục các tranh chấp này. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Khóa luận được nghiên cứu trên cơ sở các phương pháp của logic học, vận dụng phép duy vật biện chứng và phép duy vật lịch sử chủ nghĩa Mác – Lênin, kế thừa thành quả nghiên cứu trước đó, kết hợp với tình hình thực tiễn nhằm đưa ra những kiến nghị và giải pháp phù hợp. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU Qua quá trình khảo sát về tình hình nghiên cứu, tác giả ghi nhận được tranh chấp HĐTD không phải là vấn đề mới mẻ trong hoạt động nghiên cứu chuyên môn. Từ năm 2002 tại trường Đại học Luật TPHCM đã có khóa luận tốt nghiệp với đề tài “Pháp luật giải quyết tranh chấp phát sinh từ HĐTD ngân hàng” của tác giả Nguyễn Cao Cường. Năm 2003 có “Pháp luật giải quyết tranh chấp phát sinh từ HĐTD ngân hàng - thực trạng và giải pháp” của Nguyễn Kiều Anh Thư, hai công trình này được viết vào thời điểm trước năm 2004 khi Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Luật Các tổ chức tín dụng năm 1997 chưa có sự sửa đổi, bổ sung. Gần đây nhất là luận văn cử nhân của tác giả Nguyễn Thị Kim Thoa, “Tranh chấp HĐTD ngân hàng – nguyên nhân và giải pháp qua thực tiễn giải quyết tại tòa án” năm 2008. Ngoài ra, tại trường Đại học Luật Hà Nội cũng có một số luận văn cử nhân như “Giải quyết tranh chấp HĐTD tại tòa án ở Việt Nam” của Lê Thúy Hằng năm 2003 hay “Giải quyết tranh chấp HĐTD tại tòa án – Những vấn đề lí luận và thực tiễn” của Nguyễn Thị Thu Hằng năm 2008. Tuy nhiên, các công trình này chỉ dừng lại ở mức độ nghiên cứu về giải quyết những tranh chấp phát sinh từ HĐTD nói chung. Đáng chú ý trong đó có công trình năm 2008 của tác giả Nguyễn Thị Kim Thoa nghiên cứu khá rộng về các giải quyết tranh chấp HĐTD, gồm tranh chấp về nghĩa vụ hoàn trả lãi và vốn, mục đích sử dụng vốn, tài sản bảo đảm thực hiện hợp đồng, gia hạn nợ và chuyển nợ quá hạn, chuyển nhượng hợp đồng và mua bán nợ, tranh chấp về lãi suất cho vay. Chính vì nghiên cứu rộng như vậy nên chưa đi sâu mọi khía cạnh của tranh chấp về lãi suất cho vay trong HĐTD. Cụ thể hơn về yếu tố lãi suất cũng có không ít công trình, đơn cử như khóa luận tốt nghiệp năm 2009 của tác giả Nguyễn Ban Mai “Pháp luật điều chỉnh lãi suất trong hoạt động ngân hàng”, Đại học Luật Hà Nội. Đối tượng nghiên cứu của công trình này là pháp luật điều chỉnh lãi suất chứ không phải tranh chấp về lãi suất trong HĐTD. Tại Đại học Luật TPHCM có hai công trình liên quan là luận văn cao học của tác giả Lương Thị Hoàng Phương “Vai trò của pháp luật trong việc giải quyết nợ quá hạn tại NHTM của Việt Nam” năm 2009. Trong luận văn này, tác giả tập trung giải quyết vấn đề về nợ quá hạn, trong đó có đề cập đến việc sử dụng công cụ lãi suất đối với khoản nợ quá hạn và đưa ra một vài tranh chấp tiêu biểu cho vấn đề này. Nghiên cứu sâu về tranh chấp lãi suất cho vay trong HĐTD cho đến nay chỉ có luận văn cao học của tác giả La Hồng “Giải quyết tranh chấp về lãi suất cho vay trong HĐTD của TCTD tại tòa án” năm 2007, Đại học Luật TPHCM. Tuy nhiên, trong luận văn này tác giả tập trung nghiên cứu những quy định của pháp luật về lãi suất trong HĐTD đối với quan hệ kinh doanh thương mại, so sánh với lãi suất trong hợp đồng vay dân sự qua các thời kì, từ đó nêu rõ những mâu thuẫn trong quy định của pháp luật về lãi suất cho vay và sự áp dụng không nhất quán trong công tác xét xử tại tòa án và đưa ra những nhận định về việc giải quyết tranh chấp về lãi suất trong HĐTD. Tại Đại học Ngân hàng TPHCM, cũng có nhiều công trình nghiên cứu về lãi suất trong hoạt động ngân hàng. Có thể phác họa thành hai hướng nghiên cứu chính. Thứ nhất, quản trị rủi ro lãi suất tại một số NHTM nhưng phạm vi nghiên cứu chỉ ở một số NHTMCP cụ thể nơi các tác giả thực tập, đặc biệt trong thời điểm 2008-2009 có nhiều biến động về lãi suất và cơ chế điều hành lãi suất của NHNN nên sự quan tâm ở mức độ cử nhân tăng nhiều hơn so với các năm trước đó. Hướng nghiên cứu này nổi bật với hai công trình cùng trong năm 2003 là luận văn thạc sĩ của Thạnh Hoàng Đăng Khoa “Tự do hóa lãi suất và những biện pháp hạn chế rủi ro lãi suất trong hoạt động kinh doanh của NHTM” và luận án tiến sĩ kinh tế của tác giả Nguyễn Thị Loan, “Giải pháp hoàn thiện quản trị lãi suất tại NHTM Việt Nam”. Hướng nghiên cứu thứ hai là chính sách về lãi suất của nhà nước, tiêu biểu có luận án phó tiến sĩ khoa học kinh tế “Phương pháp xác định lãi suất ngân hàng trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam” của tác giả Hoàng Thị Loan năm 1996 và hai khóa luận tốt nghiệp năm 2009 “Tự do hóa lãi suất và tác động đối với nền kinh tế Việt Nam” của Nguyễn Minh Tuấn và “Giải pháp nâng cao hiệu quả điều hành lãi suất của NHNN Việt Nam” của Võ Thị Thùy Trang. Một cách tổng thể các công trình này được nghiên cứu ở những mốc thời gian khác nhau nhưng nhìn chung đều chú trọng giải quyết vấn đề dưới góc độ kinh tế chứ không phải góc độ pháp luật. Bên cạnh đó, có rất nhiều bài viết trên các tạp chí như Tạp chí ngân hàng, Tạp chí tài chính… cũng nghiên cứu về lãi suất. Đặc biệt trong thời gian từ năm 2008 đến nay, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế, thị trường tài chính Việt Nam cũng có nhiều biến động nên NHNN đã có chính sách về lãi suất gây ra những phản ứng khác nhau trong giới chuyên môn. Những bài viết này chủ yếu xem xét lãi suất dưới góc độ kinh tế và vai trò của lãi suất trong nền kinh tế thị trường hoặc đánh giá dưới góc độ lập pháp và hành pháp về cơ chế điều hành lãi suất của NHNN. Có thể nói, chưa có bài viết nào trên các tạp chí chuyên ngành đề cập đến nội dung tranh chấp lãi suất trong HĐTD. Riêng chỉ có một sự kiện đáng chú ý vào ngày 18/5/2010, tại Hà Nội, Hiệp hội ngân hàng Việt Nam đã tổ chức hội thảo “Một số bài học cơ bản rút ra từ bản án về tranh chấp HĐTD liên quan đến hoạt động ngân hàng”. Nội dung của hội thảo không tập trung vào vấn đề đánh giá về hoạt động điều tra, khởi tố và xét xử của cơ quan điều tra và cơ quan tư pháp cũng như các chi tiết của luật, mà chỉ tập trung vào những vấn đề liên quan đến ngân hàng và khách hàng của ngân hàng. Qua đó, nội dung hội thảo này góp phần nâng cao chất lượng hoạt động chuyên môn, giúp các TCTD hoạt động an toàn, hiệu quả và bền vững. Như vậy, cho đến nay gần như không có một công trình nghiên cứu nào nghiên cứu sâu vào vấn đề tranh chấp HĐTD mà nội dung tranh chấp là lãi suất cho vay. Các hướng nghiên cứu liên quan đều tập trung vào tranh chấp HĐTD nói chung, giải quyết tranh chấp và vấn đề lãi suất dưới góc độ kinh tế. Từ đó có thể thấy rằng khóa luận “Tranh chấp về lãi suất trong hợp đồng tín dụng – Thực trạng và giải pháp” là công trình đầu tiên tập trung nghiên cứu về tranh chấp lãi suất trong HĐTD. KẾT CẤU CỦA KHÓA LUẬN Khóa luận được trình bày với bố cục như sau: MỞ ĐẦU Chương 1: Lí luận chung về tranh chấp lãi suất trong hợp đồng tín dụng Chương 2: Những vấn đề thực tiễn về tranh chấp lãi suất trong hợp đồng tín dụng và giải pháp khắc phục KẾT LUẬN LÍ LUẬN CHUNG VỀ TRANH CHẤP LÃI SUẤT TRONG HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG Trước khi tìm hiểu về thực trạng các tranh chấp lãi suất phát sinh từ HĐTD, chương này sẽ trình bày lí luận chung về tranh chấp lãi suất trong HĐTD. Theo đó, HĐTD giữa các TCTD và người đi vay sẽ được trình bày trong phần 1.1 một cách rất khái quát. Phần 1.2 là những nội dung cơ bản của lãi suất. Phần 1.3 trình bày sơ lược về cơ chế điều hành lãi suất của NHNN. Tranh chấp về lãi suất cho vay trong HĐTD được trình bày ở phần 1.4. Những lí luận cơ bản này sẽ là nền tảng để tìm hiểu về thực trạng tranh chấp lãi suất trong HĐTD và đề xuất những giải pháp khắc phục ở chương 2. Khái quát về hợp đồng tín dụng Khái niệm HĐTD theo Điều 51 Luật Các tổ chức tín dụng 1997 (sửa đổi, bổ sung năm 2004) được quy định như sau: Việc cho vay phải được lập thành HĐTD. HĐTD phải có nội dung về điều kiện vay, mục đích sử dụng tiền vay, hình thức vay, số tiền vay, lãi suất, thời hạn vay, hình thức bảo đảm, giá trị tài sản bảo đảm, phương thức trả nợ và những cam kết khác được các bên thỏa thuận. Như vậy pháp luật chuyên ngành chỉ đưa ra quy định về những nội dung cơ bản HĐTD phải có mà không đưa ra định nghĩa cụ thể về HĐTD. Quan hệ tín dụng bản chất là một quan hệ dân sự nên HĐTD cũng là một dạng cụ thể của hợp đồng dân sự. Từ khái niệm hợp đồng dân sự được quy định theo Điều 388 BLDS 2005, hợp đồng dân sự là sự thoả thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự, có thể hiểu“HĐTD là sự thỏa thuận bằng văn bản giữa TCTD (bên cho vay) với tổ chức, cá nhân có đủ những điều kiện luật định (bên vay), theo đó TCTD chuyển giao một số tiền tệ cho bên vay sử dụng trong một thời hạn nhất định, với điều kiện có hoàn trả cả gốc và lãi.”  Theo cách hiểu hiện nay, khi nói đến HĐTD nghĩa là nói đến HĐTD ngân hàng, do đó trong khóa luận này để có sự thống nhất, khóa luận chỉ sử dụng thuật ngữ HĐTD. Trong phạm vi nghiên cứu của công trình này, HĐTD được đề cập từ đây về sau là HĐTD giữa TCTD và khách hàng vay vốn. Đặc điểm HĐTD mang những đặc điểm chung của hợp đồng dân sự song vụ nhưng vẫn có những nét khác biệt cụ thể như sau: Thứ nhất, về hình thức, HĐTD luôn được lập thành văn bản, hầu hết là hợp đồng theo mẫu. Việc tồn tại HĐTD bằng lời nói là không khả thi bởi tầm quan trọng của việc giao kết, thực hiện và giải quyết tranh chấp phát sinh từ HĐTD. Với HĐTD bằng văn bản, các bên có thể thực hiện hợp đồng trong sự đảm bảo an toàn pháp lí và khi có tranh chấp xảy ra, HĐTD sẽ là căn cứ xác thực nhất để các cơ quan tài phán giải quyết tranh chấp. Đa phần các HĐTD là hợp đồng theo mẫu, chủ thể cho vay là TCTD soạn thảo dựa trên quy định của pháp luật và phù hợp với quy chế cho vay của TCTD. Bên vay thường phải chấp nhận những điều khoản trong hợp đồng mà không phải ai cũng có thể yêu cầu sửa đổi điều khoản theo hướng có lợi hơn cho mình. Sự tự do ý chí được thể hiện thông qua việc khách hàng đồng ý giao kết hợp đồng nghĩa là chấp nhận những điều khoản trong đó, ngược lại thì không giao kết. Thực tế cho thấy việc thỏa thuận sửa một số điều khoản trong HĐTD theo mẫu chỉ xảy ra với những tổ chức, cá nhân có uy tín, khoản vay lớn và TCTD có thể thu được lợi nhuận lớn từ hợp đồng. Mặt khác, theo Khoản 2, Khoản 3 Điều 407 BLDS 2005, pháp luật cũng có cơ chế để bảo vệ khách hàng trong trường hợp hợp đồng theo mẫu có những điều khoản không rõ ràng thì bên đưa ra hợp đồng theo mẫu phải chịu bất lợi khi giải thích điều khoản đó hoặc điều khoản gây bất lợi cho khách hàng thì điều khoản này không có hiệu lực khi không có thỏa thuận khác. Tên gọi của HĐTD có thể là: Hợp đồng tín dụng; Hợp đồng vay; Khế ước vay vốn. Hoặc phụ thuộc vào thời hạn vay, mục đích vay, hợp đồng có thể có thêm các cụm từ: “ngắn hạn”, “trung hạn”, “dài hạn”, “đồng Việt Nam”, “ngoại tệ”, “tiêu dùng”, “đầu tư”… Thứ hai, HĐTD có đối tượng là những khoản vốn được thể hiện dưới hình thức tiền tệ. Vốn tiền tệ trong HĐTD có thể là tiền đồng Việt Nam, vàng hoặc ngoại tệ; tồn tại dưới dạng tiền mặt, vật hiện hữu hoặc bút tệ. Với vai trò phương tiện thanh toán – vai trò quan trọng nhất của tiền – vốn tiền tệ có thể đáp ứng mọi nhu cầu của bên vay một cách dễ dàng nhất, kể cả về số lượng vốn vay và mục đích vay. Nhờ đó hoạt động cho vay đã trở thành hoạt động sinh lời chủ yếu của các TCTD và trở thành một hình thức tín dụng phổ biến trong nền kinh tế thị trường. Nếu trong quan hệ tín dụng giữa TCTD và chủ để đi vay mà đối tượng là tài sản thì đây là quan hệ cho thuê tài chính, thông qua hợp đồng thuê mua tài chính chứ không phải là hoạt động cho vay. Về nguyên tắc đối tượng của HĐTD bao giờ cũng là một số tiền xác định, được các bên thỏa thuận và ghi rõ trong hợp đồng. Thứ ba, bên cho vay trong HĐTD luôn là TCTD. Theo quy định của pháp luật hiện hành, TCTD bao gồm ngân hàng và TCTD phi ngân hàng. Bên cho vay có thể là một hoặc nhiều TCTD (trường hợp cho vay hợp vốn) thỏa mãn điều kiện luật định (được thành lập và hoạt động theo Luật Các tổ chức tín dụng và các văn bản liên quang; có chức năng hoạt động, kinh doanh tín dụng) Thứ tư, HĐTD phải được tuân thủ chặt chẽ về các nội dung bắt buộc, năng lực chủ thể của các bên tham gia quan hệ tín dụng, mục đích sử dụng vốn vay, giới hạn vốn vay. TCTD không được cho vay vốn nhằm đáp ứng các nhu cầu bị cấm theo quy định của pháp luật, không được cho vay đối với các trường hợp bị cấm, bị hạn chế. Với vai trò đảm bảo quyền và nghĩa vụ cho các bên tham gia vào quan hệ tín dụng, HĐTD trở nên rất quan trọng. Đặc biệt các bên phải chú ý đến nội dung của hợp đồng, hợp đồng với những điều khoản chặt chẽ sẽ ràng buộc các bên thực hiện đúng trách nhiệm của mình, từ đó cũng góp phần giảm bớt các tranh chấp phát sinh và thúc đẩy sự phát triển trong hoạt động kinh doanh của cả TCTD và chủ thể đi vay. Một trong những điều khoản không thể thiếu củ