Trong thế giới hiện đại ngày nay, quá trình toàn cầu hoá diễn ra với tốc độ ngày càng nhanh chóng, xu thế cạnh tranh giữa các quốc gia, các tập đoàn, các công ty diễn ra hết sức khốc liệt, đâu đâu cũng có hiện tượng "cá lớn nuốt cá bé", những quốc gia nào, những công ty nào thiếu khả năng cạnh tranh, không theo kịp xu thế phát triển của thế giới sẽ trở thành yếu thế, thành tụt hậu và có khi còn bị đào thải khỏi cuộc cạnh tranh chung. Trước bối cảnh này, để nâng cao khả năng cạnh tranh, để củng cố vị trí trên trường quốc tế, hội nhập và hợp tác đã trở thành một xu thế phổ biến trên toàn thế giới.
82 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1546 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Triển vọng khu mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc ( ACFTA : ASEAN - China Free Trade Area), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời mở đầu
Trong thế giới hiện đại ngày nay, quá trình toàn cầu hoá diễn ra với tốc độ ngày càng nhanh chóng, xu thế cạnh tranh giữa các quốc gia, các tập đoàn, các công ty diễn ra hết sức khốc liệt, đâu đâu cũng có hiện tượng "cá lớn nuốt cá bé", những quốc gia nào, những công ty nào thiếu khả năng cạnh tranh, không theo kịp xu thế phát triển của thế giới sẽ trở thành yếu thế, thành tụt hậu và có khi còn bị đào thải khỏi cuộc cạnh tranh chung. Trước bối cảnh này, để nâng cao khả năng cạnh tranh, để củng cố vị trí trên trường quốc tế, hội nhập và hợp tác đã trở thành một xu thế phổ biến trên toàn thế giới.
ở góc độ vi mô, ngày càng có nhiều các cuộc sáp nhập giữa các công ty để hình thành những tập đoàn đa quốc gia (MNC), những tập đoàn xuyên quốc gia (TNC) nhằm chiếm lĩnh thị trường thế giới. ở góc độ vĩ mô là sự liên kết giữa các nước để thành lập những diễn đàn hợp tác quốc tế, những thị trường chung và khu mậu dịch tự do khu vực và liên khu vực như APEC, ASEM, EU, NAFTA, MERCOSUR,…Đặc biệt, ở khu vực châu á, gần đây người ta nhắc nhiều đến hợp tác Đông á, trong đó tăng cường hợp tác giữa Trung Quốc và ASEAN là có tính khả thi nhất và có thể thực hiện trước tiên.
Trung Quốc và các nước ASEAN là những nước láng giềng gần gũi, nhân dân hai bên đã có quan hệ với nhau từ lâu nên việc thành lập một khu mậu dịch tự do giữa hai bên có nhiều điều kiện thuận lợi. Sự nhất trí giữa các nhà lãnh đạo hai bên về việc thành lập khu mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc ( ACFTA: ASEAN - China Free Trade area) đã đạt được từ cuối năm 2001 và sau đó một năm, tức là cuối năm 2002 hai bên đã chính thức ký kết Hiệp định khung về Hợp tác kinh tế toàn diện giữa ASEAN và Trung Quốc. Cho đến nay, tương lai của ACFTA vẫn còn là một vấn đề gây nhiều tranh cãi.
Do tính cấp thiết và tính thời sự của vấn đề này, em quyết định chọn đề tài " Triển vọng khu mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc ( ACFTA : ASEAN - China Free Trade area)". Khoá luận này chia làm 3 chương:
Chương I phân tích những nhân tố thúc đẩy sự ra đời của ACFTA, bao gồm cả những nhân tố khách quan và nhân tố chủ quan.
Chương II chia làm 2 phần :
Phần đầu giới thiệu về quan hệ kinh tế thương mại giữa ASEAN và Trung Quốc trong những năm gần đây.
Phần 2 nêu những cơ hội và thách thức của ACFTA đối với các nước thành viên, trong đó gồm 2 phần :
giới thiệu sự ra đời Hiệp định khung về Hợp tác kinh tế toàn diện giữa ASEAN và Trung Quốc vừa được ký kết và quyết định thành lập ACFTA .
phân tích những cơ hội và thách thức của ACFTA đối với Trung Quốc và các nước ASEAN .
Chương III là chương cuối cùng, bàn về những triển vọng của ACFTA và những kiến nghị đối với sự phát triển của ACFTA.
Qua đây, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến cô giáo - Thạc sỹ Bùi Thị Lý và những thầy cô trong trường đã giúp em hoàn thành khoá luận này. Đồng thời, em xin gửi lời cảm ơn đến các cô chú và anh chị đang công tác tại Vụ Châu á - Thái Bình Dương, Bộ Thương mại đã giúp em tài liệu và góp ý để em thực hiện đề tài này.
Do trình độ còn hạn chế và do tính mới mẻ của đề tài này, chắc chắn khoá luận của em còn nhiều sai sót. Mong được sự thông cảm và góp ý của các thầy cô và các bạn.
Hà nội ngày 4 / 12/ 2002.
Sinh viên
Nguyễn Thị Thủy.
Chương I :
Những nhân tố thúc đẩy quyết định
thành lập khu mậu dịch tự do ASEAN-Trung Quốc (acfta)
I ) Những nhân tố khách quan :
Bước vào thập kỷ 90, tình hình thế giới có nhiều chuyển biến quan trọng ảnh hưởng lớn đến kinh tế toàn cầu. Trong đó có một số nhân tố chính sau đây tác động đến quyết định thành lập khu mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc (ACFTA) của các nhà lãnh đạo hai bên:
1) Chiến tranh lạnh kết thúc, cục diện chính trị thế giới thay đổi :
Chiến tranh lạnh kết thúc vào những năm đầu thập kỷ 90 đã chấm dứt đối đầu quân sự Tây - Đông và giữa hai siêu cường Mỹ - Xô, thế giới chuyển từ đối đầu sang đối thoại, từ biệt lập sang hợp tác. Sau khi kết thúc chiến tranh lạnh, hoà bình và phát triển trở thành chủ đề chính của thế giới ngày nay, phát triển kinh tế trở thành trọng điểm, tăng cường hợp tác kinh tế thương mại trở thành một xu thế mới. Các quốc gia ngày càng ưu tiên cho phát triển kinh tế. Sự dung hoà lợi ích, vận dụng các biện pháp kinh tế để giải quyết tranh chấp, hợp tác với nhau để có lợi nhiều hơn là phương châm phổ biến trong giải quyết các vấn đề quốc tế.
Sự kết thúc của chiến tranh lạnh là một điều kiện tiền đề thúc đẩy quá trình toàn cầu hóa diễn ra nhanh hơn. Môi trường quốc tế chuyển sang một giai đoạn hoà bình, ổn định tạo môi trường thuận lợi cho kinh tế toàn cầu nói chung và kinh tế của mỗi nước trên thế giới nói riêng phát triển nhanh chóng, đồng thời thúc đẩy hợp tác kinh tế giữa các nước diễn ra mạnh mẽ hơn.
Mặt khác, trật tự thế giới cũng thay đổi sau chiến tranh lạnh. Thế giới không còn là thế giới hai cực như trước kia mà đang hình thành một thế giới đa cực với siêu cường là Mỹ và rất nhiều cường quốc như các nước Tây Âu, các nước Đông á như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc…và rất nhiều nước mới nổi lên khác nhờ sự phát triển kinh tế nhanh chóng ở châu á hoặc châu Mỹ latinh…Các nước đang phát triển, trong đó có Trung Quốc và các nước ASEAN, đang tạo thế và lực lượng mạnh mẽ hơn bao giờ hết.
Về phía Trung Quốc, sau chiến tranh lạnh, vai trò kinh tế - chính trị của nước này lại càng được tăng cường. Trung Quốc đã trở thành một cường quốc có vị trí quan trọng trong việc chi phối, quyết định các vấn đề quốc tế và không một quốc gia nào có thể coi nhẹ hợp tác với nước này. Về phía ASEAN, một mặt sự kết thúc chiến tranh lạnh tạo môi trường thuận lợi cho sự mở rộng hợp tác kinh tế của khối này ra ngoài khu vực; mặt khác, những thách thức mới nảy sinh sau thời kỳ chiến tranh lạnh như khả năng cạnh tranh kinh tế giảm sút, nguy cơ suy giảm của vốn đầu tư nước ngoài…đã tạo áp lực đòi hỏi khối này có những biện pháp linh hoạt và mở rộng thích ứng không chỉ tăng cường liên kết khu vực mà còn mở rộng hợp tác với các đối tác bên ngoài, đặc biệt là các đối tác đối thoại ở Đông á trong đó có Trung Quốc.
Do vậy, có thể nói chiến tranh lạnh kết thúc vừa mang lại những điều kiện thuận lợi vừa tạo ra những thách thức cả về kinh tế và chính trị đối với Trung Quốc và các nước ASEAN để tiến tới quyết định thành lập một khu mậu dịch tự do giữa hai bên.
2) Xu hướng toàn cầu hoá, khu vực hoá trên thế giới diễn ra ngày càng mạnh mẽ :
1.1. Toàn cầu hoá đang là một trong những xu thế phát triển chủ yếu của quan hệ quốc tế hiện đại. Những tiến bộ của khoa học - công nghệ, đặc biệt là lĩnh vực công nghệ thông tin, đã đưa các quốc gia trên thế giới gắn kết lại gần nhau. Xu hướng toàn cầu hoá ngày nay không còn là vấn đề mới mẻ nhưng tính cơ động toàn cầu hiện nay là chưa từng có về mặt tốc độ, phạm vi, mật độ và khả năng phổ cập.
Dưới tác động của toàn cầu hoá, quá trình tự do hoá thương mại, đầu tư, phân công quốc tế tăng lên với tốc độ ngày càng nhanh chóng, tăng cường hơn nữa sự phụ thuộc lẫn nhau về mức độ nhất thể hoá của nền kinh tế các nước trên thế giới. Ngoài ra, sự xuất hiện của những tập đoàn xuyên quốc gia và vai trò ngày càng tăng của nó, một mặt đã làm cho nền kinh tế các nước liên quan chặt chẽ với nhau, mặt khác nó là một công cụ chi phối các nước đang phát triển. Các công ty xuyên quốc gia ngày càng có chiến lược toàn cầu trong khi các nhà nước đang phải điều chỉnh các hệ thống chính trị, pháp luật, kinh tế để thích ứng với chiến lược của các công ty đó.
Toàn cầu hoá cũng thúc đẩy cơ chế hoạt động mậu dịch và kinh tế thế giới ngày càng kiện toàn, quyền lực và vai trò của các tổ chức quốc tế với tư cách điều hoà và giám sát các hoạt động kinh tế thế giới như IMF, WB hay WTO. Đặc biệt sự ra đời ngày 1/1/1995 của WTO với tiền thân là GATT đã đánh dấu một giai đoạn mới cho sự phát triển của thương mại và kinh tế thế giới. Với 145 nước thành viên chiếm trên 90% tổng kim ngạch thương mại thế giới, WTO trở thành một tổ chức có quy mô toàn cầu có vai trò đảm bảo quan trọng cho bước phát triển của mậu dịch và kinh tế thế giới.
1.2. Xu thế khu vực hoá cũng đã xuất hiện ở những năm 1950 và xu thế này ngày càng trở nên mạnh mẽ trong những năm gần đây. Bằng chứng là số hiệp định thương mại khu vực đã kí kết trên toàn cầu tăng lên rõ rệt. Theo con số thống kê do WTO công bố hồi tháng 4/2001, hiện nay toàn thế giới có tất cả 243 chương trình mậu dịch khu vực, trong đó có 197 chương trình là khu mậu dịch tự do hoặc liên minh thuế quan. Toàn cầu hoá, khu vực hoá và tiến trình hội nhập của Việt Nam - Tài liệu tham khảo về Xúc tiến thương mại - Bộ Thương mại, tháng 10/2002. ( đã dẫn )
Đáng chú ý là sự ra đời của liên minh châu Âu (EU), của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam á (ASEAN ), Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu á - Thái Bình Dương (APEC), Diễn đàn hợp tác á - Âu (ASEM), Khu mậu dịch tự do Bắc Mỹ (NAFTA)…
Những lợi ích do quá trình toàn cầu hoá cũng như khu vực hoá mang lại là rất lớn. Tuy nhiên, kèm với quá trình đó cũng là không ít những thách thức như nguy cơ khủng hoảng, lũng đoạn kinh tế, nạn thất nghiệp, ….
Rõ ràng, toàn cầu hoá và khu vực hoá đã trở thành xu thế không thể đảo ngược trong thế giới ngày nay. Quá trình toàn cầu hoá diễn ra ngày càng mạnh mẽ đã kéo theo sự phụ thuộc ngày càng chặt chẽ giữa các quốc gia trên thế giới, thúc đẩy các nước cùng hợp tác với nhau để tham gia tích cực vào quá trình này. Việc ra đời ACFTA cũng là đi theo xu thế chung này, giúp các nước thành viên tận dụng tối đa những lợi ích của toàn cầu hoá, nâng cao vị thế của mình trên trường quốc tế, ngăn chặn và khắc phục ngay những nguy cơ về tụt hậu kinh tế, đồng thời đối phó với những thách thức và tác động tiêu cực do toàn cầu hoá mang lại.
Sự cạnh tranh ngày càng gay gắt trên thị trường thế giới
Cạnh tranh kinh tế toàn cầu đang diễn ra với tốc độ chưa từng có. Sau khi chiến tranh lạnh kết thúc, một số quốc gia mới đã nổi lên trở thành những đối thủ cạnh tranh đáng gờm trên trường quốc tế cả về phương diện kinh tế lẫn chính trị. Một trận chiến mới đang nổi lên trong quá trình hình thành một thị trường toàn cầu và đang tạo điều kiện cho các đối thủ cạnh tranh trên toàn thế giới đấu tranh để phân chia thị trường thế giới. Những hiệp định quốc tế như GATT và NAFTA đang thúc đẩy quá trình cạnh tranh mạnh mẽ hơn. Ngày nay, thế giới không chỉ có những cường quốc kinh tế như Mỹ và EU, mà đã xuất hiện những cường quốc mới như Nhật Bản, Nga, Trung Quốc hay những nước Nics ở châu á và châu Mỹ…
Trong giai đoạn phát triển hiện nay của kinh tế thế giới, dưới tác động của cuộc cách mạng khoa học- công nghệ, cạnh tranh diễn ra dưới nhiều hình thức và trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Các nước tham gia cạnh tranh để giành lại quyền bá chủ thế giới còn các công ty cạnh tranh để chạy đua theo lợi nhuận. Cạnh tranh bằng giá cả chưa đủ, hiện nay cạnh tranh chủ yếu nhờ chất lượng sản phẩm, đặc biệt công nghệ đã trở thành yếu tố quyết định trong cạnh tranh quốc tế. Ưu thế về cạnh tranh thuộc về ai nắm trong tay công nghệ tiên tiến, hiện đại.
Quá trình cạnh tranh cũng ngày càng khốc liệt hơn, tất yếu sẽ kéo theo cuộc chiến đào thải lẫn nhau giữa các quốc gia. Trong sự cạnh tranh quốc tế đạt đến đỉnh điểm của mức độ gay gắt, những ngành nghề và doanh nghiệp thiếu khả năng cạnh tranh của bất kỳ quốc gia nào sớm muộn sẽ bị đào thải hoặc trở thành tụt hậu, đó là quy luật tất yếu trong nền kinh tế hiện đại ngày nay, đồng thời cũng là đòi hỏi khách quan của quá trình phát triển toàn bộ nền kinh tế thế giới và việc phân phối hợp lý nhất các nguồn lực.
Vì vậy, dưới sức ép cạnh tranh, các nước trên thế giới đặc biệt là những nước đang phát triển vốn hay phải chịu thiệt thòi trong quá trình cạnh tranh quốc tế, một mặt, phải nỗ lực tự đổi mới, tự điều chỉnh nền kinh tế của đất nước mình để theo kịp quá trình cạnh tranh chung, mặt khác, thường tìm cách hợp tác với nhau để cùng phát triển. ACFTA được thành lập chính là việc Trung Quốc và các nước ASEAN cùng hợp tác với nhau để đối phó với quá trình cạnh tranh ngày càng khốc liệt này. Hơn nữa, như trên đã nói, trong thời đại mới khoa học-công nghệ là yếu tố quan trọng nhất chi phối sức cạnh tranh của một nền kinh tế nhưng do hạn chế về khả năng và nguồn lực, các nước cần phải hợp tác với nhau để nâng cao năng lực cạnh tranh của mỗi bên và cũng là của cả khối hợp tác chung.
Ngoài ra, cuộc chiến cạnh tranh giữa các nước nhất là các cường quốc để tranh giành ảnh hưởng ở các thị trường thế giới cũng đang diễn ra ngày càng quyết liệt hơn. Đặc biệt là những nước có sức mạnh kinh tế chính trị lớn nhất thế giới như Mỹ và EU đang đẩy nhanh tiến trình mở rộng ảnh hưởng của mình ở nhiều nước, nhiều khu vực. Mỹ sau khi đã giành quyền chi phối ở nhiều khu vực như Mỹ la tinh, Trung Đông đang tích cực xúc tiến khu mậu dịch tự do Tây bán cầu, thông qua APEC đẩy mạnh tự do hoá mậu dịch và đầu tư trong khu vực có lợi cho Mỹ. Đồng thời, Mỹ hoạch định kế hoạch hợp tác với khu vực Trung đông, Bắc Phi...
Việc hai khối kinh tế mạnh nhất thế giới này có ảnh hưởng rất lớn đến thương mại của các nước trong các khu vực của thế giới đã thúc đẩy việc thành lập các khu vực kinh tế không có Mỹ và EU, trong đó có ACFTA. Các nước Trung Quốc và ASEAN thành lập khu mậu dịch tự do chung cũng là vì mục đích làm cho ACFTA trở thành một trong nhiều những khối kinh tế đối trọng với các khối kinh tế ngày càng phát triển của Mỹ và EU. Riêng về phía Trung Quốc, đây là nước có tham vọng hơn bất kỳ nước nào trong ACFTA mong muốn thực hiện ý đồ bành trướng thế giới và Trung Quốc cũng đang cũng đang tăng cường ảnh hưởng và vai trò kinh tế của mình sau chiến tranh lạnh.
Bên cạnh đó, sự cạnh tranh cũng diễn ra vốn gay gắt ngay giữa Trung Quốc với các nước ASEAN nay lại càng thêm phần gay gắt hơn đặc biệt là sau sự kiện Trung Quốc gia nhập WTO. Các nước ASEAN sẽ phải chịu sức ép cạnh tranh mạnh mẽ hơn về nhiều lĩnh vực xuất khẩu và đầu tư… Chính vì sự cạnh tranh mạnh mẽ và vì lợi ích khu vực nên Trung Quốc và ASEAN đã có ý tưởng thành lập một khu mậu dịch tự do chung ACFTA.
4) nền kinh tế thế giới đang giảm sút và tình hình quốc tế đang có nhiều biến động phức tạp :
Có thể nói, từ thời điểm đầu những năm 90 đến giữa thập kỉ này, kinh tế thế giới vẫn phát triển tương đối tốt và ổn định. Tuy cuộc suy thoái năm 1991 đã làm kinh tế Mỹ đi xuống nhưng Nhật Bản, Đức và các nước Đông á vẫn tiếp tục tăng trưởng cho thấy cuộc suy thoái này không mang tính đồng bộ cao. Năm 1993, kinh tế thế giới tăng trưởng ở mức 2,2% lên 3,7% năm 1994 và 1995, năm 1996 con số này là 4,0% và năm 1997 là 4,2%.2 & 3 Kinh tế thế giới 2001-2002. Đặc điểm và triển vọng. NXB chính trị quốc gia. (đã dẫn)
Tuy nhiên kể từ cuối năm 1997, kinh tế thế giới không còn duy trì sự tăng trưởng ổn định như trước nữa. Môi trường quốc tế đã có nhiều biến động lớn ảnh hưởng bất lợi đến kinh tế toàn cầu, trong rất nhiều biến động đó, nổi lên những sự kiện sau đây:
4.1. Cuộc khủng hoảng kinh tế - tài chính châu á năm 1997
Cuộc khủng hoảng tài chính -tiền tệ châu á xảy ra năm 1997 là sự suy thoái kinh tế lớn thứ ba trong thế kỷ 20, sau cuộc đại khủng hoảng năm 1929 và sau cú sốc dầu mỏ đầu tiên năm 1973 cũng là cuộc khủng hoảng tài chính gay go nhất đánh vào các nước đang phát triển kể từ sau cuộc khủng hoảng tiền nợ năm 1982. Năm 1998, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng, tăng trưởng kinh tế toàn cầu giảm xuống chỉ còn 2,8% so với 4,2% năm 1997, khối lượng thương mại thế giới chỉ tăng 4,1% so với 10,3% của năm 1997.
Cuộc khủng hoảng khởi phát từ Thái Lan vào tháng 7/1997 lan nhanh sang nhiều nước khác và đã để lại nhiều hậu quả tới tất cả các nước trong ASEAN. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của các nước Đông nam á sau khủng hoảng suy giảm trầm trọng. Năm 1998, tăng trưởng kinh tế của Indonexia giảm 13,4%, Thái Lan giảm 6,4%, của Malai giảm 1,7%, một số nước khác trong khu vực chịu hậu quả ít nặng nề hơn thì tốc độ tăng trưởng kinh tế cũng giảm sút rõ rệt như Philippin kinh tế tăng trưởng chỉ còn 1,9% so với 5,7% của năm 1996, con số này đối với Singapo là 1,2% so với 6,6% của năm1996.4 Asia week 17/ 7/1998
Kim ngạch thương mại và đầu tư của các nước ASEAN giảm đáng kể. Trong năm 1997 kim ngạch buôn bán nội bộ ASEAN chỉ tăng 4,7% so với mức tăng 28,8% ở những năm trước khi khủng hoảng xảy ra. Năm 1998, kim ngạch ngoại thương của khối giảm mạnh từ 714,8 tỉ USD xuống còn 595,1 tỉ USD. Đông Nam á không còn là điểm hấp dẫn đầu tư trên thế giới như trước đây nữa. Tổng FDI ASEAN thu hút trong năm 1997 giảm gần 20% so với năm 1996. Tạp chí Nghiên cứu Đông nam á số tháng 2/ 2002.
Hàng loạt ngân hàng, công ty tài chính bị phá sản, vỡ nợ, bị sáp nhập hoặc khoanh nợ.
Ngoài ra, một loạt các nước khác trong khu vực như Hàn Quốc, Nhật Bản, Hồng kông, Đài Loan… cũng đều chịu ảnh hưởng nặng nề từ cuộc khủng hoảng này. Các nước ngoài khu vực có quan hệ kinh tế thương mại gần gũi với khu vực châu á như Mỹ, châu âu, úc…cũng bị ảnh hưởng gián tiếp của cuộc khủng hoảng này.
Cuộc khủng hoảng này không những không đảo ngược xu thế liên kết khu vực mà thậm chí còn có phần kích thích xu thế đó phát triển. Sau cuộc khủng hoảng này, quá trình tự do hoá và toàn cầu hoá được đẩy lên một nấc mới. Đã đến lúc thế giới chứng kiến một sự kiện kinh tế dù xảy ra ở một nước đang phát triển cũng có thể ảnh hưởng đến những nền kinh tế phát triển khác và ngược lại.
Đây là một cuộc khủng hoảng mang tính chất toàn khu vực, và hơn nữa nó không chỉ dừng lại ở phạm vi trong khu vực mà còn mang tính chất toàn cầu. Nó đã cho thấy rằng sự ổn định và an toàn về kinh tế - xã hội đang và sẽ ngày càng trở thành lợi ích chung của tất cả các nước trên thế giới. Các nước cần phải có sự chuẩn bị thích đáng cho quá trình này, cần phải huy động, kết hợp sức mạnh của quốc gia với sức mạnh quốc tế, cần có sự hợp lực, sự liên kết của nhiều quốc gia chứ không thể giải quyết bằng nỗ lực của một quốc gia riêng lẻ nào.
Cuộc khủng hoảng đã làm cho các nước đặc biệt là các nước Đông nam á và Đông á phải xem xét lại chính sách phát triển kinh tế của mình, từ đó phải điều chỉnh chiến lược kinh tế. Từ bài học của khủng hoảng, cả Trung Quốc và ASEAN đều nhận thấy tính cấp thiết hơn bao giờ hết sự quan trọng của sự hợp tác để huy động sức mạnh của các nước trong khu vực cùng giải quyết những vấn đề chung, bảo đảm ổn định và an toàn cho nền kinh tế các nước thành viên nói riêng và kinh tế khu vực nói chung.
Cuộc khủng hoảng này cũng đã làm tăng tầm quan trọng tương đối của Trung Quốc so với các nước trong khu vực. Trung Quốc là một trong số ít các nước trong khu vực vẫn giữ được gần như hoàn toàn không bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng. Mặc dù, hệ thống ngân hàng Trung Quốc cũng phải gánh những món nợ khoảng 100% GDP Trung Quốc năm 1997 và đặc biệt là những khoản nợ khó đòi, xuất nhập khẩu năm 1998 cũng giảm (0,4%), nhưng nhìn chung nền kinh tế Trung Quốc không chịu ảnh hưởng nhiều của cuộc khủng hoảng. Kinh tế năm 1998 tuy giảm sút còn 7,6% nhưng vẫn là mức tăng trưởng cao nhất châu á vào năm đó. Trung Quốc đã được thế giới gọi là " ốc đảo ổn định" của châu á trong cuộc khủng hoảng này.
Sau cuộc khủng hoảng, trước tầm quan trọng ngày càng tăng của Trung Quốc trong khu vực, các nước ASEAN càng muốn đẩy mạnh hơn nữa quan hệ hợp tác với Trung Quốc. Việc ACFTA ra đời cũng là hệ quả tất yếu của quá trình này.
4.2. Suy thoái kinh tế toàn cầu từ sau sự kiện ngày 11/9/2001 ở Mỹ :
Hai năm 1999 và 2000, các nước châu á với nỗ lực phục hồi kinh tế sau khủng hoảng đã có dấu hiệu lạc quan về sự tăng trưởng kéo theo sự phát triển khá sáng sủa của kinh tế thế giới. Tốc độ tăng trưởng kinh tế toàn thế giới trong năm 1999 là 3,6%, năm 2000 đạt 4,7% - con số tăng trưởng cao nhất trong vòng ít nhất là 6 năm trước đó.
Đến đầu năm 2001, tình hình đã thay đổi. Có thể nói đây là năm đen tối của kinh tế thế giới. Bắt đầu bằng sự suy giảm công nghệ thông tin toàn cầu do Mỹ cầm đầu đã đẩy hầu hết các nước châu á, đặc biệt là các nước Đông nam á, vào tình trạng suy thoái. Tiếp ngay sau đó là sự kiện ngày 11/9 ở Mỹ đã giáng một cú sốc nặng nề xuống kinh tế Mỹ. Sau sự kiện này, nền kinh tế Mỹ đã tụt dốc một cách thảm hại, tăng trưởng kinh tế Mỹ chỉ còn 1,1% so với 4,1% của năm trước.
Đây là lần đầu tiên kinh