Các quốc gia Đông Nam Á nằm ở vùng đất tận cùng về phía Đông Nam của lục địa Châu Á. Đây là một khu vực địa lý thuộc vùng khí hậu nhiệt đới ẩm, chịu sự chi phối mạnh mẽ của gió mùa và còn là một vùng kinh tế năng động bao gồm 10 quốc gia với diện tích gần 4.500.000 km2, gần nửa tỷ dân cư đang sinh sống.
Khu vực địa lý này bao gồm 2 phần chính:
-Phần gắn liền với lục địa, nằm giữa Trung Hoa và Ấn Độ, bao gồm 5 nước: Myanmar, Laos, Campuchia, Thailand và Việt Nam.
-Phần quần đảo gồm 5 nước: Brunei, Indonesia, Malaysia, Philippines và Singapore.
-Dựa vào tinh thần và các nguyên tắc Hiến chương Liên Hiệp quốc cũng như 10 nguyên tắc đã thông qua tại Hội nghị các nước Á Phi ở Bandung, ngày 8/8/1967 tại Bangkok, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (gọt tắt là ASEAN theo tiếng Anh : Association of South East Asian Nations) được tuyên bố chính thức ra đời. Lúc đó có 5 thành viên sáng lập là Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore và Thailand.
Ngày 24/2/1976 tại Hội nghị thượng đỉnh lần thứ nhất, năm thành viên nói trên đã ký hiệp ước Bali gồm 5 chương và 20 điều, nêu ra 6 nguyên tắc cơ bản của sự thân thiện và hợp tác là:
1. Cùng tôn trọng độc lập, chủ quyền, bình đẳng, toàn vẹn lãnh thổ và bản sắc dân tộc của các quốc gia.
2. Quyền của mỗi quốc gia được tồn tại không có sự can thiệp lật đổ và áp bức của bên ngoài.
3. Không can thiệp vào nội bộ của nhau.
4. Giải quyết các bất đồng tranh chấp bằng biện pháp hoà bình.
5. Từ bỏ việc đe doạ hoặc sử dụng vũ lực.
6. Hợp tác với nhau một cách có hiệu quả.
Đặc biệt vấn đề hợp tác là nội dung quan trọng của hiệp ước, bao gồm đền 9 điều trong tổng số 20 điều như: “Các bên tham gia hiệp ước sẽ xúc tiến hợp tác tích cực trong các lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội, kỹ thuật, khoa học và hành chánh, cũng như trong các vấn đề lý tưởng chung và nguyện vọng về hoà bình quốc tế, sự ổn định trong khu vực và tất cả các vấn đề khác mà các bên cùng quan tâm”.
6 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1639 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Triển vọng kinh tế Việt Nam trong khối asean vào những năm đầu của thế kỷ 21, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRIỂN VỌNG KINH TẾ VIỆT NAM TRONG KHỐI ASEAN VÀO NHỮNG NĂM ĐẦU CỦA THẾ KỶ 21
LÊ HOÀNG VĂN
Giảng viên Khoa Địa lý, trường ĐHKHXH & NV
Các quốc gia Đông Nam Á nằm ở vùng đất tận cùng về phía Đông Nam của lục địa Châu Á. Đây là một khu vực địa lý thuộc vùng khí hậu nhiệt đới ẩm, chịu sự chi phối mạnh mẽ của gió mùa và còn là một vùng kinh tế năng động bao gồm 10 quốc gia với diện tích gần 4.500.000 km2, gần nửa tỷ dân cư đang sinh sống.
Khu vực địa lý này bao gồm 2 phần chính:
-Phần gắn liền với lục địa, nằm giữa Trung Hoa và Ấn Độ, bao gồm 5 nước: Myanmar, Laos, Campuchia, Thailand và Việt Nam.
-Phần quần đảo gồm 5 nước: Brunei, Indonesia, Malaysia, Philippines và Singapore.
-Dựa vào tinh thần và các nguyên tắc Hiến chương Liên Hiệp quốc cũng như 10 nguyên tắc đã thông qua tại Hội nghị các nước Á Phi ở Bandung, ngày 8/8/1967 tại Bangkok, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (gọt tắt là ASEAN theo tiếng Anh : Association of South East Asian Nations) được tuyên bố chính thức ra đời. Lúc đó có 5 thành viên sáng lập là Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore và Thailand.
Ngày 24/2/1976 tại Hội nghị thượng đỉnh lần thứ nhất, năm thành viên nói trên đã ký hiệp ước Bali gồm 5 chương và 20 điều, nêu ra 6 nguyên tắc cơ bản của sự thân thiện và hợp tác là:
Cùng tôn trọng độc lập, chủ quyền, bình đẳng, toàn vẹn lãnh thổ và bản sắc dân tộc của các quốc gia.
Quyền của mỗi quốc gia được tồn tại không có sự can thiệp lật đổ và áp bức của bên ngoài.
Không can thiệp vào nội bộ của nhau.
Giải quyết các bất đồng tranh chấp bằng biện pháp hoà bình.
Từ bỏ việc đe doạ hoặc sử dụng vũ lực.
Hợp tác với nhau một cách có hiệu quả.
Đặc biệt vấn đề hợp tác là nội dung quan trọng của hiệp ước, bao gồm đền 9 điều trong tổng số 20 điều như: “Các bên tham gia hiệp ước sẽ xúc tiến hợp tác tích cực trong các lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội, kỹ thuật, khoa học và hành chánh, cũng như trong các vấn đề lý tưởng chung và nguyện vọng về hoà bình quốc tế, sự ổn định trong khu vực và tất cả các vấn đề khác mà các bên cùng quan tâm”.
Lần lượt sau đó ngày 8/1/1984 Brunei Darusalam được kết nạp là thành viên thứ 6 và đến ngày 28/7/1995 Việt Nam đã chính thức được kết nạp làm thành viên thứ 7 của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á. Tiếp đến vào năm 1997 Lào và Miến Điện được kết nạp vào khối ASEAN và cuối cùng Campuchia cũng được kết nạp vào khối để tạo ra một khu vực kinh tế của Đông Nam Á. Việc có mặt của Việt Nam đã chứng minh một thực tế, dù có sự khác biệt về thể chế chính trị của các nước cùng đứng chung một tổ chức thì đó không phải là một trở ngại cho sự hợp tác về mọi mặt để cùng phát triển kinh tế.
Tình trạng tổng quát hiện nay của ASEAN như sau:
Theo bảng thống kê kinh tế do Ngân hàng thế giới cung cấp, các chỉ số kinh tế của ASEAN năm 1994:
Quốc gia
Diện tích (km2)
Dân số (triệu)
GNP/GDP
(đầu người)
Nhập
(triệu USD)
Xuất
(triệu USD)
Brunei
6.769
0,3
7.500/4.667
1.699
2.301
Indonesia
907.500
190,7
780/818
35.132
39.497
Malaysia
329.758
19,0
3.230/3.678
59.511
58.660
Philippines
300.440
66,5
887/856
22.638
13.483
Singapore
625
3,1
8.025/19.677
102.220
96.292
Thailand
513.115
63,0
2.348/2.348
54.366
45.062
Vietnam
326.694
72,5
182/193
5.826
4.054
Qua đó cùng với việc tìm hiểu kinh tế của từng nước trong khối ASEAN, chúng ta thấy Việt Nam có những đặc điểm như sau:
-Trình độ công nghệ (kỹ thuật) còn lạc hậu, trang thiết bị thuộc loại cũ 20 năm hoặc 50 năm trước, lại thường chưa hoạt động hết công suất (50%) nên sản phẩm có chất lượng thấp, giá thành cao.
-Lương công nhân tương đối thấp, nhưng do năng suất lao động thấp, nên cơ cấu trong giá thành lại cao.
-Chúng ta chưa phát hiện hết ngành chủ lực nên chưa đưa ra một kế hoạch chủ động. Nguyên nhân là do chuyển từ cơ chế kế hoạch tập trung sang kinh tế thị trường, khu vực ngoài quốc doanh mở rộng nhiều ngành mới xuất hiện trong khi nhiều xí nghiệp quốc doanh cũ bị ngưng hoạt động.
-Cơ sở hạ tầng như đường sá, điện nước cũng như giáo dục, y tế, ngân hàng đều còn thấp do thiếu tiền đầu tư.
-Thủ tục hành chánh còn nặng nề vì khi chuyển qua cơ chế thị trường, chúng ta còn thiếu một cơ sở pháp luật hoàn chỉnh, trình độ cán bộ quản lý chưa đạt yêu cầu.
Nhưng Việt Nam cũng có những lợi thế sau:
-Vị trí địa lý thuận lợi nằm trên trục giao thông quốc tế, tiếp giáp với biển Đông 3.260 km và là cửa ngõ thông ra biển Đông của Lào và Campuchia.
-Tài nguyên thiên nhiên phong phú.
-Dân số đông, đứng hàng thứ 2 trong khối ASEAN (chỉ sau Indonesia) nên vừa là nguồn cung cấp thị trường lao động mà còn là thị trường tiêu thụ hàng tiêu dùng lớn.
-Tốc độ phát triển kinh tế tương đối cao trong nhiều năm qua. Và nơi nào đó tốc độ tăng trưởng nhanh thì dễ thu hút đầu tư nước ngoài hơn.
Do đó khi gia nhập ASEAN, công việc đầu tiên của Việt Nam là hoà nhập vào khu vực tự do mậu dịch của ASEAN (Asean Free Trade Area –AFTA) mà cụ thể là bớt hàng rào thuế quan cũng như giảm bớt các biện pháp phi quan thuế có mục tiêu hạn chế ngoại thương.
Từ đó sẽ xuất hiện hai vấn đề: khối lượng xuất nhập khẩu của Việt Nam sẽ thay đổi như thế nào đối với khu vực ASEAN? Và hậu quả đối với ngân sách quốc gia như thế nào?
Về ngoại thương, hiện nay giá trị nhập từ ASEAN chiếm khoảng 32% và xuất khoảng 17,5% sang ASEAN, trong tổng số xuất nhập khẩu của Việt Nam. Với việc thành lập AFTA, tỷ lệ này có thể tăng lên. Nếu so sánh với cơ cấu mặt hàng thì Việt Nam nhập nhiều hàng sơ cấp, trong khi các nước ASEAN khác nhập nhiều trang thiết bị. Về mặt hàng xuất khẩu thì tương đồng: phần lớn là nguyên liệu và hàng hoá sơ chế. Theo qui luật phát triển kinh tế, Việt Nam sẽ phải công nghiệp hoá để tỷ lệ xuất khẩu hàng công nghiệp tăng lên.
Còn trong cán cân thương mại, xuất nhập khẩu của Việt Nam sang các nước ASEAN chiếm khoảng ¼ kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam, trong khi nhập khẩu từ các nước ASEAN chiếm khoảng 1/3 kim ngạch nhập khẩu. Nói khác hơn Việt Nam đang ở vào thế nhập siêu. Có tới 2/3 doanh số xuất nhập của ta với ASEAN được thực hiện thông qua Singapore. Vì Singapore là điểm trung chuyển và là nơi có đến 98% mặt hàng được miễn thuế hoàn toàn. Đối với các nước ASEAN khác, chủ yếu là xuất khẩu nông sản như ta, hàng nông sản được xếp vào các danh mục mặt hàng nhạy cảm chưa phải cắt giảm thuế. Do đó giá cả chưa phải là yếu tố cạnh tranh của hàng xuất nhập khẩu Việt Nam trên thị trường ASEAN mà còn là nơi thực tập tốt nhất cho sự hội nhập mậu dịch đối với các doanh nghiệp Việt Nam trong 10 năm tới. Các yếu tố cạnh tranh khác như chất lượng, mẫu mã, chủng loại sẽ có giá trị quyết định hơn trong nội bộ AFTA, và có thể dẫn đến những thay đổi trong những luồng bán buôn giữa các nước ASEAN và các nước khác.
Để công nghiệp hoá, Việt Nam phải giải quyết 2 vấn đề: nguồn vốn và trình độ kỹ thuật. Về nguồn vốn, từ khi chuyển qua kinh tế nhiều thành phần, đầu tư của khu vực ngoài quốc doanh đã tăng lên rất nhanh so với khu vực quốc doanh. Mặt khác, với Luật đầu tư nước ngoài, vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài cũng nhanh hơn. Trong thời gian, chiếm 2/3 đầu tư trong nước trong khu vực này, tương lai sẽ giảm xuống 1/3. Về trình độ kỹ thuật của trang thiết bị, hiển nhiên là máy móc của Việt Nam đã lỗi thời, nhưng vấn đề canh tân đến mức độ nào?
Nếu quá mới thì sẽ đắt tiền và không giải quyết được nạn thất nghiệp, nếu quá cũ, thì chất lượng sản phẩm thấp, không cạnh tranh được với khu vực và thế giới.
Khi hàng rào thuế quan hạ xuống thì việc cạnh tranh xuất khẩu sẽ ngày càng trở nên gay gắt. Việt Nam sẽ cần có những chính sách đặc biệt đối với ngoại thương: ngoài các biện pháp hiện nay như miễn thuế, cho vay với lãi suất thấp, Việt Nam cần có một chính sách đặc biệt khuyến khích phát triển khu vực tư doanh. Vì trong thời kỳ kế hoạch tập trung, khu vực quốc doanh được độc quyền về ngoại thương, nên nhiều xí nghiệp không hiệu quả vẫn tồn tại. Từ khi chuyển qua cơ chế thị trường, sự yếu kém ấy lộ ra rõ rệt bằng hình thức thua lỗ triền miên. Nên chính sách của Việt Nam là kiên quyết giải thể, đồng thời tạo điều kiện cho khu vực ngoài quốc doanh được tham gia thị trường xuất nhập khẩu.
Cuối cùng để thuận lợi hơn trong việc hoà nhập AFTA, Việt Nam cần nhập các định chế có liên quan trực tiếp đến thương mại và tài chánh như phòng Thương mại và công nghiệp ASEAN (Asean/CCI), công ty tài chánh ASEAN (AFC) và các quy chế về ngân hàng, tài chánh, du lịch, giao thông vận tải, viễn thông khác.
Nếu giao thương trong khu vực hoàn toàn thuận lợi, thì từ một thị trường với hơn 70 triệu dân, Việt Nam sẽ có một thị trường ASEAN với hơn 400 triệu dân (ASEAN 10 với khoảng 500 triệu dân), Việt Nam sẽ là cửa ngõ ngoại thương cho khu vực nhờ ưu thế về địa lý. Và nếu biết phát triển đúng mức, Việt Nam sẽ có thể là một trung tâm tài chánh cho cả khu vực.
Sau khi xét chung về ảnh hưởng của AFTA đối với ngoại thương, chúng ta đi tới CEPT (Common Effective Preference Tariff). Đó là kế hoạch chung của khối ASEAN nhằm giảm thuế quan tới mức không quá 5% vào năm 2000, Việt Nam gia nhập chậm hơn nên thời gian này kéo dài tới 2003. Đối với các quốc gia kém phát triển nói chung, mức thu nhập thấp nên thuế trực thu ít quan trọng, phần lớn là thuế gián thu, đặc biệt là quan thuế. Như trường hợp Việt Nam năm 1994, trong khi thuế quan chiếm tới 5,7% GDP, thì thuế thu nhập cá nhân chỉ có 0,2% nên việc giảm thuế sẽ ảnh hưởng đến thu ngân sách.
Có người cho rằng nếu thuế suất thuế quan giảm xuống, nhưng khối lượng buôn bán tăng lên nhanh hơn thì tổng số thuế quan thu được sẽ tăng chứ không giảm. Nhìn vào cơ cấu mặt hàng ngoại thương, chúng ta thấy đa số hàng xuất là trang thiết bị, nghĩa là những mặt hàng này ít nhạy cảm với giá cả (ít co dãn) nên có thể kết luận ngay là số thu về quan thuế sẽ giảm. (Mới đây, Việt Nam có chủ trương chuyển qua thuế tiêu thụ đặc biệt, vừa để bớt xáo trộn giá cả trong nước, vừa tăng thu cho ngân sách).
Một lập luận khác cho rằng: nghiên cứu tác động của AFTA đối với nguồn thu ngân sách chính là tính toán số thu về thuế nhập khẩu trên các mặt hàng đưa vào giảm thuế sẽ tăng giảm thế nào khi ta thực hiện giảm thuế theo hiệp định CEPT từ nay đến năm 2000 hoặc 2003. Đến nay, các mặt hàng Việt Nam nhập từ ASEAN chủ yếu là nguyên vật liệu và công nghệ phẩm như hoá chất, phân bón, thuốc trừ sâu, xăng dầu, thuốc chữa bệnh, nhôm, thép, nhựa, xi măng, hàng điện tử, phương tiện vận chuyển. Hơn một nửa tổng số mặt hàng nêu trên hiện có thuế suất dưới 5% (trong đó có 857 mặt hàng đã đưa vào danh sách tham gia CEPT từ tháng 1/1996), do đó, ít nhất là đến năm 1997, mức thuế nhập khẩu trong ngân sách chẳng những không giảm mà còn tăng do nhu cầu nguyên liệu cho sản xuất và tiêu dùng tăng. Tác động thực sự vào nguồn thu ngân sách sẽ bao gồm 2 thành phần: một là số mặt hàng còn lại có thuế suất cao sẽ lần lượt đưa vào giảm thuế, hai là một số mặt hàng như hoá chất, thuốc chữa bệnh, nhựa nguyên liệu đang có thuế suất 0% hoặc 1% sẽ được nâng lên 5%. Một tính toán đơn giản dựa trên (1) kim ngạch nhập khẩu sẽ tăng theo mức bình quân 20%/năm, thuế xuất nhập khẩu sẽ giảm đều còn 4% vào năm 2006, mức thuế nhập khẩu sẽ tăng bình quân 4,7%/năm. Mặt khác, một khi mức thuế nhập khẩu cắt giảm đáng kể, các doanh nghiệp trong nước sẽ được kích thích sản xuất cho tiêu thụ nội địa và xuất khẩu, do đó thuế doanh thu và lợi tức sẽ gia tăng cho ngân sách quốc gia.
Đi sâu hơn vào các mặt hàng xuất khẩu, thì 5 mặt hàng chính của Việt Nam là: dầu thô, may mặc, gạo, thủy sản và cà phê chiếm tới 70% trị giá xuất khẩu, thì thuế suất hiện nay đều dưới 4% nên có thể sẽ không bị ảnh hưởng. Vậy chủ yếu sẽ là các mặt hàng nhập khẩu.
Về thuế suất nhập khẩu, nhìn chung có 3 loại: vật tư nguyên liệu thuế suất dưới 5%, bộ phận lắp ráp từ 5 đến 20%, hàng tiêu dùng trên 20% (trong đó hàng xa xỉ có thể tới 20%). Nếu cần có một quá trình đưa dần các mặt hàng vào CEPT, Việt Nam sẽ cần các tiêu chuẩn sau: bắt đầu bằng những mặt hàng có thuế suất thấp để ít gây xáo trộn thị trường trong nước.
Các mặt hàng có số lượng nhập ít, để giảm hậu quả đối với ngân sách.
Các mặt hàng đang được sản xuất trong nước, để bảo vệ hàng nội, Việt Nam đã bắt đầu kế hoạch này từ 1996 và sẽ hoàn tất vào năm 2006. Giả thử mọi thuế suất nhập khẩu đều xuống dưới 5%, tổng số thuế xuất nhập khẩu thu được sẽ giảm từ 25% ngân sách như hiện còn 15%, nghĩa là giảm 10%, thì mỗi năm chỉ giảm 1% của thu ngân sách, sự xáo trộn sẽ không đáng kể.
Tới đây, chúng ta đã xét hậu quả việc giảm thuế quan của Việt Nam. Nay đặt vấn đề ngược lại là khi các nước khác trong khối giảm thuế quan thì sẽ ảnh hưởng đến chúng ta như thế nào?
Trong số các mặt hàng giảm thuế quan nhanh có những mặt chúng ta đang sản xuất là xi măng, nhựa dẻo, điện tử, đệt may và nông sản trong đó có các mặt hàng bị ảnh hưởng nhất là xi măng và nhựa dẻo, vì giá thành trong nước còn cao, cần được bảo vệ lâu dài, còn dệt may, điện tử và nông sản nếu kịp thời cải tiến kỹ thuật, Việt Nam sẽ có đủ sức mạnh cạnh tranh.
Một khía cạnh khác của việc giảm thuế quan là khối lượng hàng nhập lậu sẽ giảm đi. Hiện nay người ta ước lượng trị giá hàng tiêu dùng hàng nhập lậu sẽ cao hơn trị giá hàng nhập chính thức. Hàng lậu sẽ làm tăng số cung và làm giảm áp lực lạm phát, nhưng đưa đến thất thu ngân sách và cạnh tranh với hàng nội.
Tóm lại sau khi gia nhập ASEAN vào năm 1995, đất nước ta nhờ phát huy cao độ sức mạnh nội lực, nền kinh tế nước ta vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng khá, đời sống nhân dân được đảm bảo, chính trị xã hội được ổn định, đất nước có thêm thế và lực mới. Tuy nhiên trong việc triển khai kế hoạch kinh tế –xã hội năm nay, năm cuối cùng trước khi bước vào một thế kỷ mới, chúng ta đang đối mặt với không ít khó khăn, thách thức vào những năm đầu của thế kỷ 21. Đó là kế hoạch chung của khối ASEAN nhằm giảm thuế quan tới mức không quá 5% vào năm 2000 và riêng ta là 2003.
THE PERSPECTIVE OF THE VIETNAM’S ECONOMIC IN ASEAN IN THE FIRST YEARS OF THE 12ST
LE HOANG VAN
One of the economic development laws is to expand the market. Thanks to expanded market we can share out the work, specialize the production, increase income and improve living standard of the people. This is also the goal of economic development.
The South –East Asian countries, located in a tropical region which is a very dynamic eco-geographical zone, compose 10 nations with an area of about 4,5 millions km2 populated by 0,5 billions of inhabitants.
Based on the philosophy and the principles of the Charter of the United Nations, as well as 10 principles adopted at the Conference of African and Asian Countries in Bandung, on August 8th, 1967 ASEAN (Association of South –East Asian Nations) was officially founded in Bangkok. Actually, this Association has 9 members, of which Vietnam. Then, how is the perspective of the Vietnam’s economics in ASEAN, especially in the year of 2000?