Đề tài Triển vọng và thách thức của việc cải cách Doanh nghiệp nhà nước theo mô hình công ty mẹ – công ty con ở Việt Nam

Do sự phát triển của nền kinh tế, sự tích tụ, tập trung, chuyên môn hoá và hợp tác hoá sản xuất, do ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác nhau như kinh tế - xã hội, khoa học công nghệ, khoa học quản lý, đã từ lâu ở các nước có nền kinh tế phát triển, nhiều doanh nghiệp đơn lẻ đã liên kết lại với nhau, hình thành những tổ hợp kinh tế quy mô lớn, đa dạng về ngành nghề, lĩnh vực, phạm vi kinh doanh.

doc87 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1543 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Triển vọng và thách thức của việc cải cách Doanh nghiệp nhà nước theo mô hình công ty mẹ – công ty con ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương I Cơ sở lý luận chung về mô hình tổ chức công ty mẹ - công ty con Những vấn đề lý luận về mô hình tổ chức công ty mẹ – công ty con Tập đoàn kinh tế Do sự phát triển của nền kinh tế, sự tích tụ, tập trung, chuyên môn hoá và hợp tác hoá sản xuất, do ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác nhau như kinh tế - xã hội, khoa học công nghệ, khoa học quản lý, đã từ lâu ở các nước có nền kinh tế phát triển, nhiều doanh nghiệp đơn lẻ đã liên kết lại với nhau, hình thành những tổ hợp kinh tế quy mô lớn, đa dạng về ngành nghề, lĩnh vực, phạm vi kinh doanh. Những tổ hợp kinh tế này ở mỗi nước có tên gọi khác nhau như Cartel, Syndicate ở Đức, Pháp, Mỹ; Zaibatsu, Keretsu ở Nhật Bản; Chaebol ở Hàn Quốc… nhưng người ta đều gọi chung chúng là các tập đoàn kinh tế. Vậy tập đoàn kinh tế là gì? Để đi đến kết luận thế nào là một tập đoàn kinh tế, chúng ta hãy cùng xem xét các hình thức biểu hiện của chúng. Có nhiều tiêu chí phân loại khác nhau song phổ biến nhất thì bao gồm: Theo trình độ liên kết và hình thức biểu hiện Cartel là hình thức tập đoàn kinh tế theo một ngành chuyên môn hoá, chỉ bao gồm các công ty sản xuất cùng một loại sản phẩm hoặc dịch vụ nhằm mục đích hạn chế cạnh tranh thông qua các thoả thuận thống nhất về giá cả, thị trường tiêu thụ, nguyên liệu; thống nhất về chuẩn mực, mẫu mã, kiểu loại, kích cỡ sản phẩm, dịch vụ. Trong Cartel, các doanh nghiệp thành viên giữ tính độc lập về mặt pháp lý, còn tính độc lập về kinh tế được đảm bảo bằng hợp đồng kinh tế. Đây là hình thức tập đoàn có liên kết thấp nhất, xuất hiện lần đầu tiên ở Mỹ vào giữa thế kỷ 19. Syndicate là một dạng đặc biệt của Cartel. Điểm khác biệt căn bản là Syndicate có một phòng thương mại chung, do một ban quản trị điều hành và tất cả các công ty phải tiêu thụ hàng hoá qua kênh của văn phòng này. Như vậy doanh nghiệp thành viên vẫn giữ tính độc lập về mặt sản xuất nhưng bị phụ thuộc về mặt tiêu thụ sản phẩm. Tính liên kết của tập đoàn chỉ ở khâu tiêu thụ. Trust là một tổ chức cao hơn Syndicate ở chỗ nó không những liên kết về mặt tiêu thụ sản phẩm mà còn liên kết về mặt sản xuất. Trust bao gồm nhiều doanh nghiệp công nghiệp do một ban quản trị thống nhất điều hành. Khác với hai loại trên, các thành viên trong Trust đều bị mất quyền độc lập cả về sản xuất và thương mại. Việc thành lập Trust là nhằm độc chiếm nguồn nguyên liệu, khu vực đầu tư và thu lợi nhuận cao. Consortium là một trong những hình thức của các tổ chức độc quyền ngân hàng nhằm mục đích chia nhau mua trái khoán trong nước hoặc ngoài nước, hoặc tiến hành một vụ mua bán nào đó. Nó thường do một ngân hàng lớn đứng đầu, điều hành hoạt động của cả tập đoàn. Concern là một hình thức tổ chức kinh tế được áp dụng phổ biến hiện nay dưới hình thức công ty mẹ đầu tư vào các công ty khác, lập nên mối quan hệ công ty mẹ-con. Công ty mẹ điều hành hoạt động của cả tập đoàn. Các công ty con chịu trách nhiêm hữu hạn trên phần vốn kinh doanh của mình và giữ tính độc lập về pháp lý; phụ thuộc vào tập đoàn về mục tiêu hoạt động nhằm thực hiện mục đích chung của cả tập đoàn. Conglomerate là tập đoàn đa ngành, các công ty thành viên không có mối quan hệ về công nghệ sản xuất nhưng có mối quan hệ chặt chẽ về tài chính. Đây là một tập đoàn hoạt động tài chính, thông qua mua bán chứng khoán trên thị trường để đầu tư vào những công ty có lợi nhuận cao nhất và các ngành có hiệu quả nhất. Theo tính chất ngành nghề Liên kết hàng ngang (Cartel, Syndicate, Trust, Zaibatsu..) các doanh nghiệp trong cùng một ngành sản xuất liên kết với nhau. Hình thức này hiện nay không phổ biến do có thể dẫn đến độc quyền. Liên kết hàng dọc (Concern, Conglomerate, Keiretsu, Chaebol..) các ngành có cùng dây chuyền công nghệ liên kết với nhau. Để có thể hình thành được tập đoàn kinh tế kiểu này cần có được một công ty đủ mạnh để có thể quản lý, giám sát và bảo đảm sự lệ thuộc của các công ty khác vào nó; có một ngân hàng đủ lớn để đảm bảo cung cấp tín dụng cho cả tập đoàn; có nhiều mối quan hệ với Nhà nước. Ngoài nó cũng cần phải có một môi trường kinh tế-xã hội, khoa học công nghệ thích hợp. Liên kết hỗn hợp là hình thức liên kết phổ biến hiện nay. Nó bao gồm một ngân hàng hay một công ty tài chính lớn, một công ty thương mại và các công ty sản xuất công nghiệp. Hoạt động tài chính của ngân hàng là một bộ phận rất quan trọng, xuyên suốt, bao trùm và không thể tách rời trong hoạt động kinh doanh của tập đoàn. Theo nguyên tắc dựa vào phương thức hình thành Hình thức thứ nhất gồm những tập đoàn kinh tế được hình thành theo nguyên tắc “kết hợp chặt chẽ trong một tổ chức kinh tế” hay còn gọi là các tập đoàn “cứng” Trong tập đoàn dạng này, các công ty thành viên kết hợp trong một tổ chức thống nhất, mất độc lập về tài chính, sản xuất và thương mại. Những tập đoàn kinh tế kiểu này được cấu tạo dưới dạng đa sở hữu theo kiểu công ty cổ phần với sự góp vốn của nhiều chủ sở hữu khác nhau. Các công ty thành viên trong cùng một ngành hoặc có liên quan với nhau về chu kỳ công nghệ sản xuất, bổ sung cho nhau trong một quá trình gia công chế biến liên tục, hoạt động thống nhất trong tập đoàn. Hình thức thứ hai là hình thức được hình thành theo nguyên tắc “liên kết kinh tế” hay “liên kết mềm”. Các thành viên thông qua hợp đồng kinh tế thoả thuận với nhau về những nguyên tắc chung trong hoạt động sản xuất kinh doanh như về quy mô sản xuất, hợp tác nghiên cứu, trao đổi các phát minh sáng chế. Về tổ chức, thường có ban quản trị chung, điều hành các hoạt động phối hợp của tập đoàn theo một đường lối chung nhưng các thành viên vẫn giữ nguyên tính độc lập về tổ chức sản xuất và thương mại của mình. Hình thức thứ ba là dựa trên cơ sở xác lập thống nhất về tài chính và kiểm soát tài chính. Các công ty thành viên ký kết các hiệp định để thành lập công ty tài chính chung, gọi là công ty mẹ. Đây là hình thức phát triển cao của tập đoàn kinh tế. Nhờ hình thức này, tập đoàn kinh tế có thể mở rộng hoạt động ra nhiều lĩnh vực khác nhau. Từ những phân tích trên ta có thể đưa ra một khái niệm tổng quát về tập đoàn kinh tế: tập đoàn kinh tế là một cơ cấu sở hữu, tổ chức và kinh doanh đa dạng, có quy mô lớn. Nó vừa có chức năng sản xuất kinh doanh vừa có chức năng liên kết kinh tế nhằm tăng cường khả năng tích tụ, tập trung cao nhất các nguồn lực ban đầu (vốn, lao động, công nghệ) để phát triển khả năng canh tranh trên thị trường và tối đa hoá lợi nhuận. Cũng từ những phân tích trên ta có thể thấy mô hình tổ chức công ty mẹ – công ty con thực chất là một hình thức tổ chức bậc cao của tập đoàn kinh doanh. Nó cũng tương tự như hình thức Concern đang phổ biến hiện nay ở các nước phát triển. Khái niệm mô hình công ty mẹ – công ty con Có thể khái quát những nét chính về mối liên kết công ty mẹ – con như sau: Công ty mẹ – công ty con là một hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh được thực hiện bởi sự liên kết của nhiều pháp nhân kinh doanh, nhằm hợp nhất các nguồn lực của một nhóm doanh nghiệp, đồng thời thực hiện sự phân công , hợp tác về chiến lược dài hạn cũng như kế hoạch ngắn hạn trong sản xuất kinh doanh giữa các doanh nghiệp để tạo ra sức mạnh chung và nâng cao hiệu quả hoạt động. Sự liên kết giữa các công ty mẹ và các công ty con là liên kết về vốn. Hình thức liên kết là có một công ty mẹ giữ vai trò trung tâm, đầu tư vốn vào các công ty con đó. Mức độ đầu tư vốn của công ty mẹ vào các công ty con có thể là đầu tư 100% vốn, đầu tư giữ cổ phần chi phối, giữ cổ phần không chi phối. Các doanh nghiệp là công ty con tham gia liên kết theo mô hình này đều là những pháp nhân đầy đủ, liên kết với công ty mẹ theo nhiều mức độ: chặt chẽ, nửa chặt chẽ, không chặt chẽ, thông qua sự chi phối vốn, phân công và hợp tác của công ty mẹ. Công ty mẹ (Parent Company) Từ kết luận trên về mô hình công ty mẹ – công ty con, ta đi đến khái niệm “công ty mẹ” như sau: một công ty nắm giữ cổ phiếu của một hoặc nhiều công ty khác thì được gọi là công ty mẹ. Nhìn từ góc độ lịch sử thì việc hình thành công ty mẹ có liên quan đến sự phát triển của công ty khống chế bằng cổ phiếu. Nếu như công ty mẹ chỉ nắm giữ cổ phiếu và các trái phiếu có giá trị khác mà tự mình không tham gia vào hoạt động kinh doanh cũng như quản lý các công ty mà nó nắm giữ cổ phiếu thì công ty mẹ này gọi là “công ty khống chế cổ phần đơn thuần” (Pure Holding Company). Theo quy định của luật pháp một số nước thì các công ty nắm giữ cổ phần đơn thuần này không tiến hành các hoạt động thương mại, sản xuất, đồng thời cũng không giao dịch với bên ngoài. Công ty loại này sẽ không có tài sản nào khác ngoài toà nhà làm việc của chính nó. Tuy nhiên trên thực tế, hầu hết các công ty mẹ vừa nắm giữ và khống chế cổ phần vừa tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Những công ty này được gọi là “công ty khống chế hỗn hợp” (Mixed Holding Company hay Holding Operating Company). Hình thức của công ty này không chỉ phổ biến ở các ngành sản xuất, chế tạo mà còn có mặt ở lĩnh vực tài chính, ngân hàng. Luật pháp của các nước phát triển có quy định khác nhau về hình thức công ty khống chế cổ phần này. Tuy nhiên chúng đều có chung một đặc điểm là cho phép các công ty được quyền nắm giữ cổ phiếu cuả các công ty khác. Chẳng hạn, luật công ty của Anh năm 1948 và 1967 quy định: trong một tập đoàn các công ty, nếu một công ty có thể nắm giữ hơn 50% số lượng cổ phiếu thông thường hoặc có khả năng quyết định cơ cấu của hội đồng quản trị thì công ty đó gọi là công ty khống chế cổ phiếu. Cũng theo luật Anh thì “quyết định cơ cấu hội đồng quản trị” có nghĩa là không cần sự chấp thuận của bất cứ người nào mà vẫn có thể thay đổi hoặc cắt cử đa số hoặc toàn thể hội đồng quản trị của công ty khác. Tại các công ty xuyên quốc gia trên thế giới, công ty mẹ không chỉ là các công ty khống chế cổ phiếu đơn thuần, mà đa số là các công ty hỗn hợp như vừa nêu trên. Những việc tham gia của công ty mẹ vào các hoạt động của công ty con chủ yếu là sự tham dự về phương châm chiến lược chứ không phải là các hoạt động thường ngày. Công ty con (Subsidiary) Do luật pháp mỗi nước không giống nhau nên khó có một định nghĩa chính xác và đầy đủ về công ty con. Nhìn chung, ta có thể hình dung giữa công ty mẹ và công ty con không chỉ tồn tại mối quan hệ về quyền sở hữu mà còn tồn tại mối quan hệ giữa bên khống chế và bên bị khống chế. Những công ty bị nắm cổ phiếu và bị kiểm soát hoạt động này gọi là các công ty con. Có thể nói công ty mẹ có ảnh hưởng rất lớn đến công ty con nhưng các công ty con cũng có quyền độc lập, tự chủ tương đối trong kinh doanh. Công ty con là một pháp nhân độc lập, có tên và điều lệ riêng, có thể độc lập tiến hành các hoạt động tố tụng, độc lập về tài chính, tự chịu lỗ lãi, có quyền phát hành cổ phiếu, đồng thời có thể độc lập đi vay nợ. Khi chấm dứt hoạt động có thể phát mãi tài sản để thu hồi vốn đầu tư. Nếu công ty con được thành lập ở nước ngoài, khi đăng ký kinh doanh ở nước sở tại nhất thiết phải chịu sự quản lý về pháp luật của nước sở tại mà không còn được bảo hộ ngoại giao của Chính phủ thuộc công ty mẹ. Cấu trúc của mô hình tổ chức công ty mẹ – công ty con Cấu trúc của mô hình tổ chức công ty mẹ – công ty con có thể được biểu diễn bằng sơ đồ sau: E4 D31 D32 D33 B33 B32X B31 D2 C2 B2 A2 M (Các chỉ số là tỷ lệ góp vốn và chỉ có giá trị minh hoạ) Hình 1: Sơ đồ cấu trúc mô hình công ty mẹ – công ty con 55% 60% 51% 12% 40% 60% 30% 20% 10% (Nguồn: Tạp chí chiến lược chính sách công nghiệp 8/2002) Như đã trình bày trong sơ đồ, giữa các chủ thể của mô hình tổ chức công ty mẹ – công ty con có các dạng kiểm soát vốn cổ phần như sau: Công ty mẹ (M) kiểm soát các công ty con ở cấp 2 (như A2, C2, D2). Công ty mẹ kiểm soát các công ty thành viên thuộc cấp tiếp theo (công ty cháu – cấp 3 như B31, B32, D31, D32). Các công ty đồng cấp và khác cấp nắm giữ vốn cổ phần của nhau (như B2 và C2). Một số công ty ở các cấp khác nhau, trong và ngoài mô hình cùng tham gia sở hữu một công ty thành viên. Công ty mẹ có thể đầu tự trực tiếp vào các công ty chi nhánh ở cấp dưới nhằm kiểm soát một số lĩnh vực nào đó có tầm quan trọng đặc biệt, hoặc do các yêu cầu về vốn đầu tư. Như vậy, cơ sở kinh tế của cấu trúc công ty mẹ - công ty con là quyền nắm giữ cổ phần, biểu hiện qua việc sở hữu một tỷ lệ cổ phần nào đó. Phương tiện để thực hiện chính là cổ phiếu của các công ty. Phương thức thực hiện của cơ chế sở hữu như vậy được tiến hành thông qua việc mua bán cổ phiếu trên thị trường chứng khoán. Quá trình mua bán các cổ phiếu được coi là hoạt động đầu tư của các công ty. Với cấu trúc như vậy thì mối quan hệ giữa công ty mẹ và công ty con với nhau sẽ được giải quyết triệt để trên cơ sở đảm bảo tư cách pháp nhân của các thành viên. Mối liên kết giữa công ty mẹ với các công ty con tuỳ thuộc chủ yếu vào sự chi phối về vốn và tài sản, phương thức đầu tư, góp vốn cổ phần để hình thành các công ty con. Bằng sự khống chế về vốn góp ở nhiều mức độ khác nhau, doanh nghiệp trở thành công ty mẹ của nhiều loại công ty con, từ đó hình thành mối liên kết nhiều tầng giữa công ty mẹ với các công ty con chặt chẽ, nửa chặt chẽ, hay lỏng lẻo. Công ty con nào được công ty mẹ góp vốn nhiều hơn thì có mối liên hệ chặt chẽ hơn. Quan hệ giữa công ty mẹ và công ty con ở mức độ chặt chẽ nếu công ty mẹ đầu tư vốn 100%. Khi đó công ty mẹ với tư cách thực hiện quyền của chủ sở hữu vốn có quyền quyết định về cơ cấu tổ chức quản lý, bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật các chức danh chủ yếu; quyết định điều chỉnh vốn điều lệ; chuyển nhượng một phần hay toàn bộ vốn cho doanh nghiệp khác, quyết định sửa đổi bổ sung điều lệ công ty con, giám sát, đánh giá hoạt động của công ty con, duyệt báo cáo quyết toán hàng năm, quyết định sử dụng lợi nhuận của công ty con… Các công ty con thuộc tầng liên kết chặt có thể tham gia góp vốn, tài sản để hình thành các công ty con của mình (gọi là công ty cháu). Tuy nhiên công ty mẹ có thể không cho phép các công ty con thuộc tầng liên kết không chặt chẽ góp vốn để thành lập các công ty cháu nhằm tránh sự rối loạn trong quản lý tài sản. Trên thực tế, nhờ cấu trúc linh hoạt như vậy, nhiều công ty lớn ở các nước phát triển đã phát triển hết sức nhanh chóng, trở thành những tập đoàn kinh doanh với quy mô, năng lực ngày càng lớn, vượt phạm vi một ngành, một lĩnh vực như Samsung, Hyundai, IBM, Siemens… Cơ cấu tổ chức quản lý của mô hình công ty mẹ - công ty con Cơ cấu tổ chức quản lý của mô hình công ty mẹ - công ty con gồm có Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Bộ máy điều hành, giám đốc các đơn vị thành viên. Như trên đã trình bày, công ty mẹ duy trì sự chi phối của mình đối với các công ty con thông qua việc cử hoặc tuyển lựa nhân sự vào các chức danh chủ chốt. Do nắm cổ phần chi phối hoặc là cổ đông lớn nhất, đại diện của các công ty mẹ thường nắm giữ vị trí chủ tịch Hội đồng quản trị. Với chức danh này, công ty mẹ có thể cử hoặc ký hợp đồng thuê Giám đốc điều hành hoặc Tổng giám đốc của các công ty con. Sau đây chúng ta sẽ tìm hiểu chức năng của từng bộ phận trên. Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý cao nhất đối với toàn bộ mô hình (sau đây sẽ được gọi là tập đoàn kinh tế). Hội đồng quản trị bao gồm các chủ sở hữu hoặc đại diện chủ sở hữu. Hội đồng quản trị chịu trách nhiệm trước pháp luật và chủ sở hữu về việc sử dụng, bảo toàn vốn và thực thi các nhiệm vụ được giao. Hội đồng quản trị sẽ quyết định các vấn đề lớn và quan trọng như: chiến lược phát triển, phương án sản xuất kinh doanh, điều hoà và quản lý vốn, lựa chọn và quyết định tổng giám đốc, giám đốc các đơn vị thành viên. Thành viên của Hội đồng quản trị có thể được cử làm chủ tịch hội đồng quản trị công ty cổ phần con (hoặc cháu). Ban kiểm soát có thể nằm trong hoặc ở ngoài Hội đồng quản trị, có nhiệm vụ kiểm tra, giám sát hoạt động của tập đoàn và quá trình điều hành của bộ máy điều hành trong việc chấp hành các quyết định, nghị quyết của Hội đồng quản trị. Bộ máy điều hành gồm Tổng giám đốc, các Phó Tổng giám đốc và bộ máy giúp việc. Tổng giám đốc là đại diện pháp nhân của tập đoàn kinh tế, là người xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh, là người điều hành những công việc thường ngày của doanh nghiệp. Tổng giám đốc là người được Hội đồng quản trị lựa chọn và được Thủ tướng Chính phủ quyết định bổ nhiệm (đối với tập đoàn kinh tế mà Nhà nước nắm giữ 100% vốn), hoặc Hội đồng quản trị ký hợp đồng thuê. Các Phó Tổng giám đốc do Tổng giám đốc kiến nghị và được Hội đồng quản trị bổ nhiệm. Bộ máy giúp việc do Tổng giám đốc lựa chọn và quyết định sau khi được sự chấp thuận của Hội đồng quản trị. Công cụ chủ yếu được sử dụng để quản lý, điều hành hoạt động kinh tế của tập đoàn kinh tế gồm: Điều lệ hoạt động của tập đoàn kinh tế và các doanh nghiệp thành viên. Chính sách tài chính của tập đoàn, Chiến lược phát triển của tập đoàn kinh tế và của các doanh nghiệp thành viên, Hợp đồng kinh tế được ký giữa các doanh nghiệp thành viên với nhau và với tập đoàn. Các vấn đề về cơ cấu tổ chức, mối quan hệ giữa công ty mẹ - công ty con, giữa các công ty với nhau và cơ chế vận hành được thể hiện trong điều lệ. Những mô hình liên kết chi phối giữa công ty mẹ - công ty con Hiện nay, việc liên kết giữa công ty mẹ với các công ty con rất phong phú và đa dạng, tuỳ thuộc vào loại hình kinh doanh, vào sức mạnh và khả năng chi phối của công ty mẹ. Ta có thể kể ra một số dạng liên kết chính sau: Mô hình liên kết chủ yếu bằng vốn Mô hình này đòi hỏi công ty mẹ có tiềm lực tài chính to lớn, thường là các ngân hàng hoặc các công ty tài chính, được hình thành thông qua con đường nhất thể hoá kinh doanh bằng cách thôn tính, sáp nhập. Qua việc nắm giữ lượng cổ phần chi phối, công ty mẹ nắm giữ quyền lãnh đạo các doanh nghiệp trong việc đưa ra các quyết sách về nhân lực, vật lực, tài lực …, biến chúng thành các doanh nghiệp cấp dưới trực tiếp (công ty con). Các công ty con này vẫn có tư cách pháp nhân, tiến hành các hoạt động kinh doanh độc lập tương đối. Bằng cách tham dự cổ phần vào một số doanh nghiệp, công ty mẹ biến những doanh nghiệp có tư cách pháp nhân khác thành các doanh nghiệp phụ thuộc nửa trực tiếp. Thực hiện mô hình liên kết bằng vốn kiểu này là các Cheabol Hàn Quốc như Daewoo, Samsung; các tập đoàn của Nhật Bản lấy ngân hàng là trung tâm như Fuji, Mitsubishi… Mô hình liên kết theo dây chuyền sản xuất - kinh doanh Mô hình này thường áp dụng đối với những ngành mà sản phẩm có cấu tạo nhiều cấp, nhiều bộ phận. Công ty mẹ có tiềm năng lớn, thực hiện chức năng trung tâm như xây dựng chiến lược kinh doanh tiếp thị, phát triển sản phẩm, huy động và phân bổ vốn đầu tư, quan hệ đối ngoại, đào tạo nhân lực, lắp ráp sản phẩm hoàn chỉnh … Công ty mẹ kiểm soát một mạng lưới các công ty con, công ty cháu theo dạng hình chóp (cấp 1, cấp 2, cấp 3), tạo thành một quần thể doanh nghiệp khổng lồ. Ví dụ công ty xe hơi Honda có 168 doanh nghiệp nhận thầu khoán sản xuất cấp 1, 4.700 doanh nghiệp thầu khoán cấp 2, 32.600 doanh nghiệp thầu khoán cấp 3. Tập đoàn Volvo với công ty mẹ Volvo được thành lập năm 1927, đến nay hoạt động kinh doanh trên 6 lĩnh vực, có 73 công ty trực thuộc. Sự phối hợp và kiểm soát hoạt động của công ty mẹ với các công ty con, công ty cháu được thực hiện rất chặt chẽ, thông qua chiến lược sản phẩm và kế hoạch kinh doanh đồng bộ từ trên xuống dưới. Công ty mẹ tham gia góp cổ phần, trợ giúp về mặt kỹ thuật, đào tạo cán bộ… Sự phân công hiệp tác trong nội bộ tập đoàn hết sức cụ thể. Mô hình liên kết giữa nghiên cứu khoa học với sản xuất kinh doanh Theo dạng này, công ty mẹ thường là những trung tâm nghiên cứu ứng dụng lớn, lấy việc phát triển công nghệ mới là đầu mối cho sự liên kết. Các công ty con là những đơn vị sản xuất kinh doanh, có chức năng ứng dụng những kết quả nghiên cứu công nghệ mới của công ty mẹ, biến nó thành sản phẩm có ưu thế trên thị trường. Năng lực cạnh tranh của cả tập đoàn chính là ở khả năng liên kết, từ nghiên cứu đến ứng dụng. Mô hình này thường áp dụng ở các ngành dược phẩm như Tập đoàn Chấn Quốc (Trung Quốc) chuyên nghiên cứu, sản xuất và phân phối thuốc chống ung thư. Tuy các dạng liên kết giữa công ty mẹ với các công ty con dựa trên những nền tảng khác nhau, phù hợp với từng hình thức sản phẩm kh
Tài liệu liên quan