Đề tài Trình bày nguyên nhân và những biểu hiện cơ bản của công cuộc hiện đại hóa văn học Việt Nam đầu thế kỷ XX

Trong cuộc sống ngày nay hai khái niệm hiện đại và hiện đại hoá là những mục tiêu và tôn chỉ để xây dựng đất nước văn minh giàu đẹp. Tuy nhiên đó là khái niệm chung còn nếu tách riêng hai khái niệm này đặt trong lĩnh vực văn học (Văn học Việt Nam thế kỷ XX) thì chúng ta cần và nên hiểu ra sao? Văn học Việt Nam hiện đại được tình từ năm 1930 trở đi. Khái niệm “hiện đại” và “hiện đại hoá” trong văn học được giải thích như sau: Hai chữ “Hiện đại” gắn liền với phương Tây, làm theo mô hình phương Tây và học tập cách làm văn hoá, văn học của phương Tây. “Vấn đề Âu hoá của người Việt Nam cũng là hiện đại hoá” (Đặng Thai Mai). Vì vậy, văn học Việt Nam là một kiểu lựa chọn theo mẫu hình và mô hình của phương Tây. Yếu tố hiện đại được thể hiện trong văn học Việt Nam thế kỷ XX: Trong cả nước Việt Nam đầu thế kỷ XX đã hình thành một môi trường văn học thống nhất gồm công nghệ in ấn hiện đại, hệ thống phát hành các văn bản và có công chúng đọc báo chí và văn hoạ. Và đương nhiên có người viết báo, viết văn và người đọc báo, đọc văn. Hình thành những nhà văn và người viết báo chuyên nghiệp sống bằng ngòi bút của mình. Vai trò chỉ đạo của những nguyên tắc và thủ pháp văn học hoàn toàn khác trước. Như vậy, khái niệm “hiện đại” trong nghiên cứu văn học thường dành để chỉ văn học Việt Nam thế kỷ XX. Trong vòng thế kỷ XX, một nền văn học hiện đại chính là một nền văn học xây dựng theo mẫu hình phương Tây. Tuy nhiên, mỗi dân tộc sẽ xây dựng mô hình văn học theo tính cách, bản sắc dân tộc của mình và theo sự lựa chọn riêng.

doc7 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1573 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Trình bày nguyên nhân và những biểu hiện cơ bản của công cuộc hiện đại hóa văn học Việt Nam đầu thế kỷ XX, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA NGHỆ THUẬT QUÂN ĐỘI ---------------  BÀI THI HẾT MÔN TRÌNH BÀY NGUYÊN NHÂN VÀ NHỮNG BIỂU HIỆN CƠ BẢN CỦA CÔNG CUỘC HIỆN ĐẠI HÓA VĂN HỌC VIỆT NAM ĐẦU THẾ KỶ XX Giáo viên hướng dân : GV Lan Hương Người thực hiện : Nguyễn Hồng Phong LỚP : ĐẠI HỌC BIÊN ĐẠO I Hà Nội -2007 BÀI LÀM Trong cuộc sống ngày nay hai khái niệm hiện đại và hiện đại hoá là những mục tiêu và tôn chỉ để xây dựng đất nước văn minh giàu đẹp. Tuy nhiên đó là khái niệm chung còn nếu tách riêng hai khái niệm này đặt trong lĩnh vực văn học (Văn học Việt Nam thế kỷ XX) thì chúng ta cần và nên hiểu ra sao? Văn học Việt Nam hiện đại được tình từ năm 1930 trở đi. Khái niệm “hiện đại” và “hiện đại hoá” trong văn học được giải thích như sau: Hai chữ “Hiện đại” gắn liền với phương Tây, làm theo mô hình phương Tây và học tập cách làm văn hoá, văn học của phương Tây. “Vấn đề Âu hoá của người Việt Nam cũng là hiện đại hoá” (Đặng Thai Mai). Vì vậy, văn học Việt Nam là một kiểu lựa chọn theo mẫu hình và mô hình của phương Tây. Yếu tố hiện đại được thể hiện trong văn học Việt Nam thế kỷ XX: Trong cả nước Việt Nam đầu thế kỷ XX đã hình thành một môi trường văn học thống nhất gồm công nghệ in ấn hiện đại, hệ thống phát hành các văn bản và có công chúng đọc báo chí và văn hoạ. Và đương nhiên có người viết báo, viết văn và người đọc báo, đọc văn. Hình thành những nhà văn và người viết báo chuyên nghiệp sống bằng ngòi bút của mình. Vai trò chỉ đạo của những nguyên tắc và thủ pháp văn học hoàn toàn khác trước. Như vậy, khái niệm “hiện đại” trong nghiên cứu văn học thường dành để chỉ văn học Việt Nam thế kỷ XX. Trong vòng thế kỷ XX, một nền văn học hiện đại chính là một nền văn học xây dựng theo mẫu hình phương Tây. Tuy nhiên, mỗi dân tộc sẽ xây dựng mô hình văn học theo tính cách, bản sắc dân tộc của mình và theo sự lựa chọn riêng. Quá trình hiện đại thường đồng thời là quá trình mà trong đó xu thế dân tộc hoá và dân chủ hoá đóng vai trò các định hướng liên tục và ổn định. Vì vậy, so với văn học trung đại, nền văn học hiện đại thế kỷ XX trở thành nền văn học dân tộc với toàn bộ ý nghĩa đầy đủ của từ này và thực sự văn học Việt Nam hiện đại thế kỷ XX đã hoàn thiện tinh thần dân chủ sẵn có trong văn học truyền thống một cách hoàn thiện. Đứng trên nhìn góc cạnh để nhìn nhận và phản ánh vào tác phẩm văn học và dần đàn có sự hiện đại hoá trong văn học. Có thể nói văn học Việt Nam từ thế kỷ XX đến nay đã và đang bước vào quá trình hiện đại hoá Văn học Việt Nam từ đầu thế kỷ XX đến cách mạng tháng Tám năm 1945 có một vị trí rất quan trọng trong tiến trình phát triển của lịch sử văn hoá Việt Nam. Ở thời kỳ này, Văn hoá Việt Nam có nhiều thay đổi lớn dần đến những biến đổi sâu sắc trong ý thức và tâm lí con người. Mặt khác nền văn hoá và tâm hồn người Việt đến thời kỳ này có điều kiện vượt dần ra ngoài giới hạn của khu vực ảnh hưởng văn hoá Trung hoa để tiếp xúc với thế giới hiện đại. Và riêng về thơ thì phong trào thơ Mới khởi lên từ 1932 đã đóng vai trò quyết định trong công cuộc hiện đại hoá thơ ca ở Việt Nam. Cá tính sáng tạo được giải phóng, hàng loạt tiếng thơ trẻ trung và tài năng ra đời với màu sắc, giọng điệu khác nhau: Thế Lữ, Lưu Trọng Lư, Xuân Diệu, Huy Cận, Hàn Mặc Tử, Nguyễn Bính, Chế Lan Viên... Đặc biệt nhà thơ Xuân Diệu và Huy Cận là 2 khuôn mặt lớn của dòng thơ lãng mạn thời kỳ này. Những giá trị tư tưởng và nghệ thuật của hai tác giả này cũng tiêu biểu cho những cống hiến của dòng văn học lãng mạn trong nền văn hoá hiện đại. Thơ Xuân Diệu, Huy Cận trước hết thể hiện tình yêu thiên nhiên say đắm, nồng nàn. Bằng cảm hứng láng mạn, các nhà thơ đó đã hoa lên những bức tranh thiên nhiên đầy màu sắc và đường nét độc đáo. Quê hương Việt Nam hiện lên tỏng thơ họ thật là mỹ lệ. Và bài “Đây Thôn vĩ Dạ” của Hàn Mặc Tử, “Tràng Giang” của Huy Cận là một minh chứng cụ thể. “Sao anh không về chơi thôn Vĩ? Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên, Vườn ai mướt quá xanh như ngọc Lá trúc che ngang mặt chờ đến?” (Hàn Mặc Tử) Cảm xúc dào dạt trên đầu ngòi bút, lời tránh nhỏ nhẹ êm ái, thiết tha vì lời thơ đã hoá thành thơ. Âm thanh, màu sắc hình ảnh như đã sẵn trong hồn thi nhân, chỉ cân gợi lại là hiện lên sấy động làm nao lòng người. “Nhìn mấy hàng cau nắng mới lên” Nắng sớm nhuộm vàng trên những đọt cau trong khi vườn tươi còn mát đẫm sương đêm là một cảnh gây ấn tượng sâu sắc đến với những ai đã đến Vĩ Dạ. Cảnh vật tươi sáng rực rỡ tinh khiết trinh nguyên dưới năng mang đang vận động đang lên; “Mới lên”. Sang khổ thơ thứ hai không gian được mở ra với sự chuyển động của gió mây, với sóng trăng huyền ảo. “Gió theo lối gió mây đường mây Dòng nước buồn thiu hoa bắp lay. Thuyền ai đậu bến sông trăng đó Có chở trăng về kịp tối nay”. Không gian mở ra chiều rộng mà tình lắng vào chiều sâu. Dòng Hương Giang như tấm gương trong phản chiếu cả nỗi buổn của thi nhân, của tình nhân. Và một chút lay động nhẹ của “hoa bắp” khiến cho cảnh thêm sao xuyến, hay lòng người xao xuyến? Nhưng thi nhân không chìm trong nỗi buồn mà say với mộng mơ: “Thuyền ai đậu bến sông trăng đó Có chở trăng về kịp tối nay”. Dòng sông mênh mông chỉ có một con thuyền “đậu”. May thay con thuyền không đậu một bến bờ nào mà đậu bến bờ của hư ảo, của huyền ảo “bến sông trăng” chính tinh thần lãng mạn ấy đã làm cho sự cô đơn đến tận cùng rồi, buồn đến tận cùng rồi mà lại thành mộng mơ. Giai điệu của đoạn cuối lại tha thiết, dục giã như giai điệu của đoạn thơ đầu. “Mơ khách đường xa khác đường xa. Áo em trắng quá nhìn không ra Ở đây sương khói mở nhân ảnh Ai biết tình ai có đậm đà“. Tình của thi nhân với giai nhân thật là tha thiết mà hình ảnh thì mộng mị “Áo em trắng quá nhìn không ra“ không màu, lạnh, tinh anh mà nhạt nhoà. Cái nhạt nhoà dễ khiến người tình không thể không hoài nghi. “Ở đây sương khói mở nhân ảnh Ai biết tình ai có đậm đà“. Bài thơ “Đây thôn Vĩ dạ“ của Hàn Mặc Từ gợi lên một hình ảnh thơ mộng của thiên nhiên xứ Huế, của con người xứ Huế và mối tình lãng mạn giữa thi sĩ với giai nhân. Bằng ngôn ngữ thơ tráng lệ, nhà thơ đã biểu hiện tình yêu say đắm, nồng nàn đối với cảnh và người xứ Huế khao khát một vẻ đẹp thánh thiện, một tình yêu như mộng như mơ. Còn “Tràng Giang„ của Huy Cận lại bắt nguồn từ cảm xúc trước sông nước Hồng hà mênh mông. Hình ảnh của thiên nhiên được ghi lại trong hồn thơ Huy Cận thật là đẹp, thật là xao động nhưng hơi buồn. “Sóng gợn Trạng Giang buồn điệp điệp. Con thuyền xuôi mái nước song song Thuyền về nước lại sầu trăm ngả Củi một cành khô lạc mấy dòng”. Con thuyền đã mang theo tâm trạng cô đơn của thi nhan. Sóng buồn nước sầu cho đến một cành củi khô trôi trên dòng sông cũng như một thân phận lạc loài. ”Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều Nắng xuống, trời lên sâu chót vót. Sông dài trời rộng bến cô liêu”. “Nắng xuống trời lên” “Sông dài trời rộng” mang theo âm hưởng của sóng, hay những trấn động của tâm hồn thi nhân? Những âm thanh xa vắng cũng len vào tâm hồn thi nhân. Có thể nói hình ảnh nào trong bài thơ cũng là hình ảnh của tâm trạng. Huy Cận nói “Tình yêu quê hương trong bài Tràng Giang gợi lên và mở ra một tình yêu lớn lao hơn mỗi miền quê mỗi cảnh vật. Tình yêu đó mang nỗi buồn sông núi, nỗi buồn về đất nước” và tâm sự của thi nhân đọng lại ở mấy câu kết của bài: “Lớp lớp mây cao đùn núi bạc Chim nghiếng cánh nhỏ bóng chiều xa Lòng quê dợn dợn vời con nước Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà”. Câu thơ kết đã cách tân từ một câu thơ của Thôi Hiệu đời Đường “Yêu ba giang thượng sử nhân sầu”. “Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai”. Huy Cận có tâm sự là : Ông không chỉ nhớ nhà mà là ông cảm thấy cô đơn, đứng trên quê hương của mình mà nhớ quê hương mình, lạc loài ngay trên quê hương của mình. Rõ ràng là dưới những lớp sóng lớp mây kia đã ấp ủ một tâm sự yêu nước thầm kín của thi nhân. Một tâm hồn giao hoà cùng vũ trụ sầu nhân thế, và cô đơn trước cái vô biên của trời rộng sông dài. Nhìn chung nghệ thuật thơ của Xuân Diệu, Huy Cận là một sự tổng hợp của thơ ca truyền thống, giữa ảnh hưởng của thơ Đường và thơ phương Tây. Đặc biệt là thơ lãng mạn Pháp, thơ tượng trưng thế kỷ 19. Huy Cận cách tân thơ trên tinh thần dân tộc và cổ điển. Thơ Huy Cận vừa thấm cái vị ngọt của ca dao, vang vọng âm điệu của thơ Kiều, lại vừa có cái tráng lệ của thơ Đường. Và bài thơ Tràng Giang là tiêu biểu cho tinh thần cách tân của Huy Cận. Xuân Diệu, Huy Cận là hai nhà thơ lớn của dòng thơ lạng mạn 1930-1945, trong đó Xuân Diệu là nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới. Bằng tiếng mẹ đẻ ngọt ngào, trau chuốt tinh tế hai nhà thơ đã thể hiện được nhà tình yêu thiên nhiên, yêu non sông đất nước và ấp ủ một tình yêu nước thầm kín. Với cái tôi cá thể hoá, các nhà thơ đã diễn tả được nhu cầu lớn về tự do, về phát huy bản ngã. Hai nhà thơ lớn đã tiếp thu được tinh hoa của văn học dân tộc và văn hoa của văn học thế giới đã góp phần đáng kể vào việc xây dựng một nền thơ ca hiện đại./.