Thịt cua biển là thức ăn cao cấp, rất được ưa chuộng ở Việt Nam và các nước trên Thế giới do hàm lượng protein cao (26,8%), lượng mỡ thấp (1,4%) và rất giàu khoáng vi lượng (đặc biệt là Calcium), kích thước lớn. Dù được chế biến ở hình thức nào, đơn giản hay cầu kỳ cua biển luôn là nguyên liệu của các món ăn ngon. Trong nước cũng như trên Thế giới cua biển chiếm một thị trường rất lớn, tùy theo kích cỡ, chất lượng cua mà có những giá trị khác nhau, trong đó cua gạch có giá trị cao nhất.
Xuất phát từ giá trị kinh tế cao của cua biển, các tỉnh, vùng ven biển nước ta có điều kiện phát triển nuôi cua biển đã hình thành phong trào nuôi cua biển, trong đó đặc biệt là các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long ven biển. Tuy nhiên, cho đến nay nghề nuôi cua biển ở đây vẫn còn bấp bênh, chưa ổn định. Nghề nuôi cua kết hợp phát triển rừng ngập mặn chỉ dừng lại ở hình thức quảng canh cải tiến, nuôi với mật độ thấp 0,01 - 0,1 con/m2, nguồn cua giống khai thác một phần từ tự nhiên còn lại được sản xuất nhân tạo, năng suất thấp, thu nhập trên một đơn vị diện tích chưa cao. Người dân chủ yếu nuôi cua bằng kinh nghiệm bản thân, việc chăn nuôi còn phụ thuộc nhiều vào thời tiết, mùa vụ nên cũng có nhiều người làm giàu và cũng không ít người thất bại. Nghề nuôi cua ở khu vực này rất cần đến sự hướng dẫn khoa học để nâng cao chất lượng trong chăn nuôi và cải tiến nghề trở thành nghề nuôi chính quy, ổn định, đạt hiệu quả kinh tế cao. Chính vì vậy chúng tôi tiến hành thực hiện chuyên đề “Trồng rừng kết hợp nuôi cua biển”.
20 trang |
Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1544 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Trồng rừng kết hợp nuôi cua biển, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần 1: GIỚI THIỆU
1.1 Đặt vấn đề
Thịt cua biển là thức ăn cao cấp, rất được ưa chuộng ở Việt Nam và các nước trên Thế giới do hàm lượng protein cao (26,8%), lượng mỡ thấp (1,4%) và rất giàu khoáng vi lượng (đặc biệt là Calcium), kích thước lớn. Dù được chế biến ở hình thức nào, đơn giản hay cầu kỳ cua biển luôn là nguyên liệu của các món ăn ngon. Trong nước cũng như trên Thế giới cua biển chiếm một thị trường rất lớn, tùy theo kích cỡ, chất lượng cua mà có những giá trị khác nhau, trong đó cua gạch có giá trị cao nhất.
Xuất phát từ giá trị kinh tế cao của cua biển, các tỉnh, vùng ven biển nước ta có điều kiện phát triển nuôi cua biển đã hình thành phong trào nuôi cua biển, trong đó đặc biệt là các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long ven biển. Tuy nhiên, cho đến nay nghề nuôi cua biển ở đây vẫn còn bấp bênh, chưa ổn định. Nghề nuôi cua kết hợp phát triển rừng ngập mặn chỉ dừng lại ở hình thức quảng canh cải tiến, nuôi với mật độ thấp 0,01 - 0,1 con/m2, nguồn cua giống khai thác một phần từ tự nhiên còn lại được sản xuất nhân tạo, năng suất thấp, thu nhập trên một đơn vị diện tích chưa cao. Người dân chủ yếu nuôi cua bằng kinh nghiệm bản thân, việc chăn nuôi còn phụ thuộc nhiều vào thời tiết, mùa vụ nên cũng có nhiều người làm giàu và cũng không ít người thất bại. Nghề nuôi cua ở khu vực này rất cần đến sự hướng dẫn khoa học để nâng cao chất lượng trong chăn nuôi và cải tiến nghề trở thành nghề nuôi chính quy, ổn định, đạt hiệu quả kinh tế cao. Chính vì vậy chúng tôi tiến hành thực hiện chuyên đề “Trồng rừng kết hợp nuôi cua biển”.
1.2 Nội dung
- Thiết kế mô hình nuôi.
- Chăm sóc và quản lý.
- Hạch toán kinh tế.
1.3 Mục tiêu
- Xác định được phần diện tích che phủ của cây rừng.
- Xác định mật độ nuôi cua thích hợp.
- Đạt hiệu quả kinh tế cao.
Phần 2: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
2.1 Đặc điểm sinh học cua biển
2.1.1 Phân loại
Việc phân loại cua biển Scylla spp gặp rất nhiều khó khăn và nhằm lẫn đáng kể trong nhiều thập kỷ qua. Gần đây, bằng phương pháp điện di và hình thái giải phẫu, Keenan và ctv. (1998) đã đi đến kết luận cua biển giống Scylla có 4 loài phân biệt: Scylla serrata, Scylla paramamosain, Scylla olivacea, Scylla stranquebarica.
Hình 2.1: Sylla olivacea và Sylla paramamosai
Hình 2.2: Scylla serrata và Scylla stranqebarica
Hệ thống phân loại cua biển giống Scylla như sau:
Ngành: Arthropoda
Lớp: Crustacea
Bộ: Decapoda
Họ: Portunidae
Giống: Scylla
Loài: Scylla serrata (Forskal, 1755).
Scylla paramamosain (Estampador, 1949)
Scylla olivacea (Herbst, 1796)
Scylla stranquebarica (Fabricius, 1798)
Tên tiếng việt : cua biển, cua sú , cua xanh, cua bùn.
Tên tiếng anh : mud-crab, green crab and mangrove crab.
2.1.2 Phân bố
Cua biển Scylla phân bố khắp khu vực Ấn Độ- Thái Bình Dương. Sự phân bố của những loài này được tóm tắt qua bảng sau:
Bảng 2.1: Khu vực phân bố của các loài cua
Loài
Khu vực phân bố
Scylla serrata
- Ấn Độ-Tây Thái Bình Dương, Hồng Hải, Nam Phi, Tây Út, Biển Đông Út, Thái Bình Dương, đảo Friji, Solomon và New Caledonia, Vịnh Carpentaria, Philippines, Okinawa (Nhật Bản)
Scylla paramamosain
-Đồng Bằng Sông Cửu Long (Việt Nam), Trung Java (Indonesia), biển Nam Trung Quốc: Siamem, Hong Kong, Singapore, Cambodia
Scylla olivacea
- Ấn Độ Dương: Tây Úc, Phuket (Thái Lan), Karachi, Pakistan
- Thái Bình Dương: Philippines, Thái Lan, Singapore, Việt Nam, Malaysia, Nam Đài Loan
- Biển Arafura: Timo, Indonesia, Vịnh Carpentaria
Scylla stranquebarica
- Ấn Độ Dương: Karachi, Pakistan, Penang, Malaysia
- Thái Bình Dương: đảo Panay, Philippines, biển Nam Trung Quốc, Malaysia, Singapore.
Scylla serrata là loài cua lớn phân bố rộng ở vùng cửa sông khu vực Ấn Độ- Thái Bình Dương. Scylla olivacea được tìm thấy phần lớn ở Philippines và Malaysia. Cả Scylla olivacea và Scylla stranquebarica đều xuất hiện tập trung ở Biển Nam Trung Quốc, nơi mà loài Scylla serrata hầu như không xuất hiện.
Ở Việt Nam, đặc biệt vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long có hai loài chủ yếu là Scylla paramamosain (cua sen) và Scylla olivacea (cua lửa).
2.1.3 Đặc điểm sinh trưởng
Từ ấu trùng đến trưởng thành cua phải qua nhiều lần lột xác để sinh trưởng và biến thái cấu tạo để đạt được hình dạng và cấu tạo thực thụ của cua. Cua đực tăng trưởng nhanh hơn cua cái. Tăng tưởng trung bình của cua đực khoảng 1.3g/ ngày trong khi cua cái chỉ tăng trưởng 0.9g/ngày. Trong ao nuôi, hiệu quả của cua đực cao hơn cua cái trong thời gian cua còn nhỏ thì thời gian lột xác nhanh hơn cua trưởng thành .
Qúa trình tăng trưởng của cua biển thường ảnh hưởng bởi nhiệt độ. Loài cua biển Scylla serrata phân bố rất rộng và ở những vùng vĩ tuyến cao cua chịu đựng nhiệt độ nước thấp tốt. Ở vùng biển phía Nam nước ta cua biển thích nghi với nhiệt độ nước từ 25-290C. Nhiệt độ cao thường ảnh hưởng xấu đến các hoạt động sinh lý của cua và cũng là nguyên nhân gây chết.
Độ mặn cũng là nhân tố ảnh hưởng đến tính ăn của cua. Nhiệt độ và nồng độ muối có ảnh hưởng lớn đến thời gian lột xác và tăng trưởng của cua. Nhiệt độ thấp hơn 240C và trên 340C làm giảm tập tính ăn kéo dài thời gian lột xác của cua. Độ mặn thấp hơn 10‰ và trên 25‰ cũng làm giảm tập tính ăn, kéo dài thời gian lột xác của cua.
Thức ăn là yếu tố quan trọng ảnh hưởng rất lớn đến quá trình sinh trưởng và phát triển của cua biển nếu không đáp ứng được nhu cầu thức ăn của từng giai đoạn phát triển khác nhau của chúng. Thức ăn chủ yếu của cua con (CW < 81-110 mm) ăn chủ yếu là giáp xác, cua tiền trưởng thành (CW =70 -130 mm) thích ăn nhuyễn thể hai mảnh vỏ và các loài chân bụng trong khi cua lớn hơn thường ăn cua nhỏ và cá. Cũng như hầu hết các giáp xác, cua Scylla spp có tập tính kiếm ăn vào ban đêm và cặp bờ ao.
2.1.4 Đặc điểm sinh sản
2.1.4.1 Di cư và sinh sản
Hoạt động sinh sản của Scylla serrata xảy ra quanh năm ở vị độ thấp và theo mùa ở vị độ cao. Ở vùng biển phía Nam nước ta cua thường bắt đầu di cư vào tháng 7, 8. Ở vùng biển phía Bắc thì gặp cua ôm trứng vào tháng 4, 5- 6, 7. Trước mùa sinh sản cua di cư ra vùng quen bờ, lột xác tiền giao vĩ và tuyến sinh dục tiếp tục phát triển cho đến lúc trứng chín, để trứng ấp trứng phôi, ấu trùng nở ra khỏi vỏ trứng, rời cua mẹ.
Nguyên nhân cua buộc phải di cư từ vùng cửa sông ra biển là do yêu cầu về điều kiện môi trường ở giai đoạn đầu tiên của ấu trùng zoea khi đến mùa sinh sản đoạn đường di cư sinh sản của cua cái có thể từ 4 – 6 km, có khi đến 65 km.
Nhiệt độ và khả năng cung cấp thức ăn là những nhân tố quan trọng kích thích cơ thể đẻ trứng.
2.1.4.2 Thành thục
Cua biển thành thục sau 1- 1,5 tuổi. Cua cái tham gia sinh sản khi có CW khoảng 120mm. Cua cái Scylla serrata thành thục ở kích thước nhỏ (CW = 100mm) trong khi Scylla paramamosain thành thục ở kích thước lớn hơn (CW = 120mm).
2.1.4.3 Tập tính giao phối
Sự giao phối ở Scylla chỉ có thể xảy ra giữa con đực có vỏ cứng và con cái có vỏ mềm trong thời gian cua cái lột xác tiền giao vĩ.
Hình 2.3: Cua giao phối
Trước khi lột xác để giao vĩ một vài ngày cơ thể cua cái tiết ra loại hoocmon để quyến rủ con đực lúc này con đực sẽ bơi về phía cua cái và bắt cặp từng đôi, con đực dùng ba đôi chân bò ôm lấy mặt lưng của con cái và cùng di chuyển với nhau vài ngày, khi con cái sắp lột xác để chuẩn bị giao vĩ thì con đực sẽ rời con cái ra và tiếp tục bơi theo con cái để bảo vệ vì cơ thể con cái còn rất mềm, lúc này con đực dùng chân bò lật ngữa con cái, phần bụng (yếm) của chúng mở về phía sau và áp vào nhau, cơ quan giao cấu của con đực có hình mũi kiếm ở gốc chân bụng thứ nhất sẽ gắn vào hai lỗ sinh dục (lỗ đẻ) của con cái nằm ở gốc chân bò thứ ba. Sau khi giao phối, con đực mang con cái dưới bụng trong thời gian một vài ngày cho đến khi con cái cứng vỏ và có khả năng tự bảo vệ thì lập tức chúng tách nhau ra và con đực tìm nơi lẫn trốn nếu không sẽ bị chính con cái đó ăn thịt. Việc bảo vệ con cái lúc mềm vỏ là đặc tính di truyền của loài nhằm đảm bảo sự tồn tại và phát triển của loài.
Sau khi giao vĩ tinh trùng được lưu giữ ở hai gốc chứa tinh nằm ở bên trong, phía sau tim của con cái, trong khoảng thời gian khá dài từ 1-2 tháng để thụ tinh khi con cái đẻ trứng.
2.1.4.4 Sự đẻ trứng và thụ tinh
Cua cái sau khi giao phối, tế bào trứng tiếp tục sinh trưởng và chín, đẻ trứng và thụ tinh. Khi đẻ trứng cua cái nằm ở đáy, dùng các chân bám vào nền đáy, phần đầu ngực được nâng lên phần bụng (yếm cua) được mở ra, các chân bụng dựng đứng lên, trứng chín qua ống dẫn trứng thụ tinh với tinh trùng. Trứng đẻ ra được chứa trong phần bụng con cái có hai lớp màng, màng ngoài hút nước trương lên. Giữa hai lớp màng có chứa niêm dịch nhờ cử động của phần bụng, trứng bám trên lông tơ của chân bụng và do tác dụng của ngoại lực màng ngoài của trứng, kéo dài ra thành “cuốn trứng”, làm cho trứng tuy dính vào lông của chân bụng nhưng vẫn “tự do” và trứng không dính lại với nhau. Những cua cái ôm trứng gọi là cua trứng, trứng được cua cái ôm tiếp tục phát triển cho đến lúc thành ấu trùng mới rời khỏi bụng cua, nên cũng gọi là cua con .
2.2 Tình hình nuôi cua biển ở Đồng bằng sông Cửu Long
Phần 3: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Thiết kế mô hình
1 m
15 m
Mương
Trảng
S: 6.000 m2
5 m
10 m
5 m
200 m
50 m
Kênh dẫn nước
3.1.1 Thông tin ao nuôi
- Thời gian thả nuôi:
+ Vụ 1: 5 tháng (tháng 1 – 5)
+ Vụ 2: 5 tháng (tháng 6 – 11)
- Diện tích: 10.000m2. Dài 200m x rộng 50m
+ Diện tích mương: 4.000m2.
+ Diện tích trảng (có cây che phủ): 6.000m2.
- Độ sâu mương: 1,0 – 1,2m.
- Độ sâu trảng: 0,6 – 0,8m
* Vụ 1:
- Đối tượng nuôi: cua biển
+ Số lượng giống: 2.000 con
+ Mật độ: 0,2 con/m2.
+ Cỡ giống: 0,5cm.
* Vụ 2:
- Đối tượng nuôi: cua biển
+ Số lượng giống: 2.000 con
+ Mật độ: 0,2 con/m2.
+ Cỡ giống: 1,0cm.
- Cây rừng: đước, chà là, giá,…
- Hệ thống cống: chỉ có 1 cống cấp khẩu độ 1m x 2m x 15m.
3.1.2 Thiết kế ao nuôi
Hệ thống ao nuôi cua kết hợp trồng rừng bao gồm phần diện tích mương (không có cây) và trảng (có cây rừng). Trong đó diện tích mương chiếm 40% và 60% cho phần diện tích trảng. Xung quanh ao nuôi được rào lưới (2a = 1,5 cm) để tránh cua bò đi. Hệ thống cống cấp và thoát được xây dựng bằng xi măng và có lưới ngăn địch hại vào ao khi lấy nước và thất thoát cua khi thay nước.
3.1.2.1 Mương
Mương được đào sao cho giữ được mực nước từ 1,0 đến 1,2m. Hệ thống mương được đào dọc theo bờ ao và giữa ao như hình 2.1. Mương dọc theo bờ ao có chiều rộng 5m và giữa ao có chiều rộng 10m để tạo điều kiện cho cua ăn và tạo dòng chảy như hình 2.1.
3.1.2.2 Trảng
Trảng là phần diện tích có trồng cây rừng được thiết kế sao cho giữ mực nước từ 0,6 đến 0,8m, là nơi rất quan trọng cho việc trú ngụ cho cua sau khi ăn. Do được cây rừng che phủ nên môi trường ở đây rất thuận lợi cho cua phát triển như: cua có thể đào hang cư trú, tránh kẻ thù khi lột xác, …Ngoài ra xác lá cây rừng khi rơi xuống nước sẽ phân hủy thành mùn bả hữu cơ là thức ăn cho các loài động vật đáy. Khi cua thiếu thức ăn thì những loài này cũng là thức ăn bổ sung cho cua.
Do ao nuôi cua kết hợp trồng rừng thường xuyên được lấy nước nên để hạn chế dòng chảy qúa mức cây rừng phải được trồng theo đường zíc zắc như hình 2.1. Theo hình 2.1 thì nước khi lấy vào chủ yếu theo mương giữa rồi phân tán ra toàn ao. Khi đó cây rừng (bộ rễ) có tác dụng hạn chế dòng chảy của nước khi chảy ra các mương xung quanh.
3.2 Phương pháp nuôi cua
3.2.1 Chọn và thả giống
3.2.1.1 Chọn giống
Hình 3.1: Cua giống
Cua giống được chọn cần đạt các tiêu chuẩn sau:
Cua phải khỏe mạnh, không bệnh tật (bò nhanh, vùi nhanh).
Cua đạt kích cỡ 0,5 – 1,0cm.
Có kích thước đồng cỡ.
3.2.1.2 Phương pháp thả giống
Cua được vận chuyển về trước khi thả phải thuần nhiệt độ và độ mặn trong khoảng 15-30 phút. Khi thả cua cần thả từ từ và cập mé bờ ao, thả ở nhiều điểm khác nhau để tránh hao hụt. Tốt nhất là nên thả cua vào trảng vì nơi này có nhiều giá thể cho cua con bám và có nhiều thức ăn tự nhiên nên sẽ tăng tỷ lệ sống của cua.
3.2.2 Chăm sóc và quản lý
3.2.2.1 Quản lý môi trường nước
Nước ao nuôi được thay vào 2 lần của tháng âm lịch (13, 14, 15, 16 và 28, 29, 30, 1, 2 AL) khi có triều cường, lượng nước thay là 50%. Vừa có tác dụng làm sạch môi trường nước vừa kích thích cua lột xác.
Ngoài ra, do ao có mật độ cây nhiều nên sẽ có nhiều lá cây rụng do đó cần vớt bỏ bớt chúng ở hướng cuối gió của ao.
3.2.2.2 Quản lý địch hại
Cua biển có tập tính đào hang và vượt bờ nên xung quanh ao cần rào lưới (2a =1,5cm), lưới được rào nghiên vào phía ao 450. Thường xuyên kiểm tra lưới tránh bị chuột, còng,…cắn rách.
Trong quá trình lấy nước vào ao phải qua lưới xổ (2a = 0,5cm) để không cho các loại cá dữ và các loài khác vào hại cua nuôi.
3.2.2.3 Phương pháp cho cua ăn
Thức ăn giai đoạn I: Thịt hến nhỏ hoặc cá tạp băm nhiễn rải cho cua ăn dọc theo bờ ao, cho cua ăn hai lần vào lúc 6h và 17h. Lượng thức ăn tăng dần từ ngày nuôi thứ 1–20, trung bình 40–100 g/1.000 con/ngày. (10% trọng lượng thân)
Thức ăn cho giai đoạn II: Hến lớn hoặc cá tạp tươi sống băm nhỏ rải đều dọc theo bờ ao, cho một ít thức ăn vào các sàng ăn đặt quanh đầm nuôi để kiểm tra cua, trung bình 1000m2 đặt 1 sàng. Cho cua ăn 2 lần/ngày (6h và 17h), lượng thức ăn giảm dần đến thu hoạch từ 10% xuống 3% trọng lượng thân cua.
3.2.3 Thu hoạch và bảo quản
Thu hoạch cua nuôi thương phẩm: Áp dụng biện pháp thu tỉa dần những con đạt trọng lượng thương phẩm (≥ 250 g/con), thời gian thu tỉa kéo dài 2 tháng. Thu hoạch được kết hợp nhiều phương pháp khác nhau như: Sử dụng sàng ăn, đặt lợp, câu, mò bắt,…
Cua sau khi thu hoạch được trói và để nơi thoáng mát, thường xuyên phun nước làm mát cho cua. Sau đó đem đi tiêu thụ.
Phần 4: KẾT QUẢ VỤ NUÔI
4.2. Kết quả cho cua ăn và hệ số chuyển đổi thức ăn FCR
Bảng 4.1: Kết quả thực tế lượng thức ăn cho cua ăn và hệ số FCR
Ao
1
Vụ 1
Lượng thức ăn đã sử dụng (kg)
475
Hệ số FCR
1.9
Vụ 2
Lượng thức ăn đã sử dụng (kg)
714
Hệ số FCR
1.7
Qua 2 vụ nuôi cho thấy, vụ 2 thả giống lớn có hệ số FCR thấp hơn vụ 1. So sánh kết hợp với kết quả thu hoạch được cho thấy: Nuôi cua thương phẩm trong rừng ngập mặn ở mật độ từ 0,2 con/m2, hệ số FCR tốt nhất từ 1.7 – 2.0. Thả giống có kích cỡ lớn sẽ cho hiệu quả kinh tế cao.
4.3. Đánh giá các chỉ tiêu đạt được và hiệu quả kinh tế
- Trọng lượng bình quân cua thu hoạch ở vụ 1: 250g/con và vụ 2 là 300g/con.
- Năng suất quy đổi thấp nhất là 250 kg/ha/vụ và cao nhất là 300 kg/ha/vụ.
- Tỷ lệ sống dao động từ 50 - 70%.
- Trong đó tỷ lệ sống, sản lượng, và năng suất quy đổi ở vụ 2 cao hơn vụ 1.
- Trong cùng một nguồn giống nhưng tốc độ tăng trưởng và tỉ lệ đực cái trong quần đàn cũng khác nhau: Tốc độ phát triển về trọng lượng cua đực nhanh hơn cua cái. Tuy nhiên, số lượng thu được ở cua đực chiếm tỷ lệ thấp hơn cua cái trong cả hai vụ.
Bảng 4.2: Bảng tổng hợp các chỉ tiêu cua thu hoạch được
Ao
Vụ 1
Vụ 2
Thời gian bắt đầu thu hoạch (ngày)
90
85
Thời gian kết thúc thu hoạch (ngày)
120
115
Số lượng cua thu hoạch (con)
1.000
1.400
Trọng lượng TB cua thu hoạch (gam)
250
300
Tỷ lệ đực, cái thu hoạch được
4 : 6
3 : 7
Tổng kg/vụ cua thu hoạch được
250
420
Năng suất quy đổi (kg/ha/vụ)
250
420
Tỷ lệ sống (%)
50
70
4.4 Hạch toán kinh tế sản xuất
4.4.1 Vụ 1
4.4.1.1 Các khoảng chi
Bảng 4.3: Các khoảng chi trong quá trình nuôi (tài sản không cố định)
STT
Loại
Đơn vị tính
Giá (VND)
Số lượng
Thành tiền (VND)
1
Cua giống
Con
1.000
2.000
2.000.000
2
Thức ăn (hến, cá tạp,…)
Kg
6.000
475
2.850.000
3
Vôi cải tạo
Kg
2.000
1.000
2.000.000
4
Mồi thu hoạch
Kg
40.000
15
600.000
5
Nhân công (Thu hoạch và trồng cây)
Ngày
100.000
30
3.000.000
Tổng
10.450.000
Bảng 4.4: Các khoảng chi trong quá trình nuôi (tài sản cố định)
STT
Loại
Đơn vị tính
Giá (VND)
Số lượng
Thành tiền (VND)
1
Cống
Cái
15.000.000
1
15.000.000
2
Lồng cua
Cái
20.000
10
200.000
3
Cải tạo hồ
M3
2.000
2.000
4.000.000
4
Lưới xổ
Cái
300.000
1
300.000
Tổng
19.500.000
4.4.1.2 Các khoảng thu
Bảng 4.5: Các khoảng thu trong quá trình nuôi
STT
Loại
Đơn vị tính
Giá (VND)
Số lượng
Thành tiền (VND)
1
Cua đực
Kg
150.000
100
15.000.000
2
Cua gạch
Kg
250.000
150
37.500.000
Tổng
52.500.000
4.4.2 Vụ 2
4.4.2.1 Các khoảng chi
Bảng 4.6: Các khoảng chi trong quá trình nuôi (tài sản không cố định)
STT
Loại
Đơn vị tính
Giá (VND)
Số lượng
Thành tiền (VND)
1
Cua giống
Con
1.100
2.000
2.100.000
2
Thức ăn (hến, cá tạp,…)
Kg
6.000
714
2.850.000
3
Vôi cải tạo
Kg
2.000
1.000
2.000.000
4
Mồi thu hoạch
Kg
40.000
25
1.000.000
5
Nhân công (Thu hoạch)
Ngày
100.000
25
2.500.000
Tổng
10.450.000
Bảng 4.7: Các khoảng chi trong quá trình nuôi (tài sản cố định)
STT
Loại
Đơn vị tính
Giá (VND)
Số lượng
Thành tiền (VND)
1
Cống
Cái
15.000.000
1
15.000.000
2
Lồng cua
Cái
20.000
10
200.000
3
Cải tạo hồ
M3
2.000
2.000
4.000.000
4
Lưới xổ
Cái
300.000
1
300.000
Tổng
19.500.000
4.4.2.2 Các khoảng thu
Bảng 4.8: Các khoảng thu trong quá trình nuôi
STT
Loại
Đơn vị tính
Giá (VND)
Số lượng
Thành tiền (VND)
1
Cua đực
Kg
90.000
126
11.340.000
2
Cua gạch
Kg
230.000
294
67.620.000
Tổng
78.960.000
4.4.3 Lợi nhuận trong 2 vụ nuôi
- Vụ 1: Lợi nhuận = Tổng thu – (Tổng chi (tài sản không cố định) + Tổng chi (tài sản cố định)*10%) = 52.500.000 – (10.450.000 + 19.500.000*10%)
= 52.500.000 – 12.400.000
= 40.100.000 đồng
- Vụ 2: Lợi nhuận = Tổng thu – (Tổng chi (tài sản không cố định) + Tổng chi (tài sản cố định)*20%) = 78.960.000 – (10.450.000 + 19.500.000*20%)
= 78.960.000 – 14.350.000
= 64.610.000 đồng
- Lợi nhuận cả vụ = Lợi nhuận vụ 1 + lợi nhuận vụ 2 = 40.100.000 + 64.610.000 = 104.710.000 đồng
Như vậy, việc kết hợp trồng rừng với nuôi cua mang lại hiệu quả kinh tế cao cho nông hộ (104.710.000 đồng/ha). Trong điều kiện kỹ thuật nuôi cua thương phẩm bằng sinh sản nhân tạo trong rừng ngập mặn từng bước được nâng cao (tỷ lệ sống được cải thiện), giá thị trường ổn định, công nghệ sản xuất cua giống được nhân rộng (giá thành con giống hạ) thì mô hình nuôi cua thương phẩm trong rừng ngập mặn sẽ đem lại lợi nhuận rất cao.
Phần 5: KẾT LUẬN
- Nguồn cua giống sinh sản nhân tạo hoàn toàn có thể sử dụng cho môi trường nuôi thương phẩm ở Đồng bằng sông Cửu Long.
- Trong điều kiện rừng ngập mặn khả năng sinh trưởng và phát triển của cua biển là rất tốt.
- Trong điều kiện giá thị trường ổn định, công nghệ sản xuất cua giống được nhân rộng (giá thành con giống hạ) và kỹ thuật nuôi cua thương phẩm bằng sinh sản nhân tạo trong trong rừng ngập mặn từng bước được nâng cao (tỷ lệ sống được cải thiện) thì mô hình nuôi cua thương phẩm trong rừng ngập mặn sẽ đem lại lợi nhuận rất cao.