Khẳng định thì giai đoạn sau 1975, đặc biệt từ đầu những năm 80 là
thời kỳ chuẩn bị tích cực, là bước khởi động tạo đà cần thiết cho công cuộc
đổi mới văn học. Có thể coi văn học giai đoạn 1975 -1985 là thời kỳ tiền trạm
cho cái mới. Chính vì vậy, khi tìm hiểu tiến trình đổi mới của văn xuôi nói
chung, truyện ngắn nói riêng không thể không tìm hiểu bước đầu xây nền đắp
móng trong giai đoạn tiền đổi mới. Dẫu đó là sự chuẩn bị âm thầm nhưng rất
tích cực và cần thiết, là bước tạo đà cho quá trình đổi mới văn học hôm
nay.Truyện ngắn không phải là thể loại duy nhất nhưng lại tập trung nhiều
nhất những yếu tố của một nền văn học đang đổi mới như văn học Việt Nam
sau đại thắng mùa xuân năm 1975. Chính những điều đó đã giúp tôi lựa chọn
đề tài : Truyện ngắn Việt Nam giai đoạn 1975- 1985.
117 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 3145 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Truyện ngắn Việt Nam giai đoạn 1975 - 1985, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
NGUYỄN THỊ MINH NGUYỆT
TRUYỆN NGẮN VIỆT NAM
GIAI ĐOẠN 1975-1985
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN
Thái Nguyên, 2009
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
NGUYỄN THỊ MINH NGUYỆT
TRUYỆN NGẮN VIỆT NAM
GIAI ĐOẠN 1975-1985
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Mã số: 60 22 34
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS PHAN TRỌNG THƯỞNG
Thái Nguyên, 2009
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Lời cảm ơn
Để hoàn thành luận văn này tôi xin chân thành cảm ơn :
- Ban giám hiệu, Ban chủ nhiệm khoa Ngữ văn, khoa Sau đại học
trường Đại học Sư Phạm Thái Nguyên.
- Các thầy cô giáo ở Viện Văn học, trường Đại học Sư phạm I Hà Nội,
trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn Hà Nội đã trực tiếp giảng dậy
trong suốt khoá học.
Đặc biệt tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Phó giáo sư - Tiến
sĩ Phan Trọng Thưởng, người thầy đã động viên, giúp đỡ tôi rất nhiều để luận
văn có thể hoàn thành.
Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp
trường THPT Trần Quốc Tuấn (Nam Định) đã động viên, khích lệ, tạo điều
kiện và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Minh Nguyệt
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Mục lục
Phần mở đầu
1. Lí do chọn đề tài.................................................................................... 1
2. Lịch sử vấn đề........................................................................................ 3
2.1. Những bài nghiên cứu, những ý kiến về những vấn đề khái quát của
truyện ngắn sau 1975................................................................................. 3
2.2. Những bài nghiên cứu về tác giả.................................................... 7
2.3. Những bài viết về tác phẩm............................................................ 8
3. Nhiệm vụ và đối tượng nghiên cứu........................................................ 9
3.1. nhiệm vụ nghiên cứu..................................................................... 9
3.2. Đối tượng nghiên cứu.................................................................... 9
4. Phương pháp nghiên cứu....................................................................... 10
5. Đóng góp của luận văn.......................................................................... 10
6. Cấu trúc của luận văn............................................................................ 10
Phần nội dung
Chương I
Bối cảnh lịch sử
và diện mạo truyện ngắn Việt nam 1975- 1985
1. Bối cảnh lịch sử, xã hội........................................................................ 12
1.1. Tình hình đất nước sau chiến tranh...............................................12
1.2. Thống nhất về mặt nhà nước, khôi phục kinh tế, bước đầu xây dựng
chủ nghĩa xã hội....................................................................................... 13
1.3. Đấu tranh bảo vệ Tổ quốc............................................................. 14
2. Tình hình phát triển của văn xuôi......................................................... 15
3. Diện mạo của truyện ngắn.................................................................... 19
3.1. Chuyển đổi trong quan niệm nghệ thuật về hiện thực và con
người......................................................................................................... 19
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
3.2. Sự tiếp nối của những thế hệ nhà văn tài năng.............................35
3.3. Thành tựu của truyện ngắn.......................................................... 37
Những thay đổi về đề tài và cảm hứng
trong truyện ngắn việt nam 1975-1985
1. Những thay đổi về đề tài ở truyện ngắn sau 1975..................... ........... 41
Sự tiếp tục đề tài chiến tranh.......................................................... 41
. Sự xuất hiện và chiếm lĩnh của đề tài thế sự, đời tư..................... 51
2. Sự chuyển đổi cảm hứng nghệ thuật trong truyện ngắn 1975- 1985..... 62
2.1. Chuyển đổi từ cảm hứng sử thi sang cảm hứng thế sự, đời tư...... 63
2.2. Cảm hứng đạo đức giữ vị trí quan trọng....................................... 65
2.3. Sự trở lại của cảm hứng bi kịch............................................... ... 69
2.4. cảm hứng phê phán........................................................................71
2.5. Cảm hứng nhân văn.......................................................................72
Chương III
Những đổi mới bước đầu
trong nghệ thuật truyện ngắn việt nam 1975-1985
1. Đặc điểm kết cấu cốt truyện.................................................................75
1.1. Khái niệm và vai trò của cốt truyện..............................................75
1.2. Sự vận động trong việc xây dựng cốt truyện của truyện ngắn sau
1975....................................................................................................76
1.3. Các đặc điểm kết cấu cốt truyện................................................. 80
2. Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện ngắn 1975-1985............ 87
Các kiểu nhân vật mới ............................................................. 89
1.5 . Những đổi mới bước đầu trong nghệ thuật xây dựng nhân
vật................................................................................................. 96
3. Nghệ thuật trần thuật...........................................................................103
3.1. Sự đa dạng về điểm nhìn trần thuật............................................ 103
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
3.2. Sự đa thanh trong giọng điệu trần thuật..................................... 107
Phần kết luận.............................................................................. ........ 110
Tài liệu tham khảo ............................................................................ .. 113
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
1
Phần mở đầu
1. Lí do chọn đề tài
5 khẳng định thì giai đoạn sau 1975, đặc biệt từ đầu những năm 80 là
thời kỳ chuẩn bị tích cực, là bước khởi động tạo đà cần thiết cho công cuộc
đổi mới văn học. Có thể coi văn học giai đoạn 1975 -1985 là thời kỳ tiền trạm
cho cái mới. Chính vì vậy, khi tìm hiểu tiến trình đổi mới của văn xuôi nói
chung, truyện ngắn nói riêng không thể không tìm hiểu bước đầu xây nền đắp
móng trong giai đoạn tiền đổi mới. Dẫu đó là sự chuẩn bị âm thầm nhưng rất
tích cực và cần thiết, là bước tạo đà cho quá trình đổi mới văn học hôm
nay.Truyện ngắn không phải là thể loại duy nhất nhưng lại tập trung nhiều
nhất những yếu tố của một nền văn học đang đổi mới như văn học Việt Nam
sau đại thắng mùa xuân năm 1975. Chính những điều đó đã giúp tôi lựa chọn
đề tài : Truyện ngắn Việt Nam giai đoạn 1975- 1985.
2. Lịch sử vấn đề.
2.1. Những bài nghiên cứu, những ý kiến về những vấn đề khái quát của
truyện ngắn sau 1975.
Trong bài “Một số vấn đề cơ bản trong nghiên cứu lịch sử văn học Việt
Nam từ sau 1975” (Văn học Việt Nam sau 1975- Những vấn đề nghiên cứu và
giảng dậy, Nxb Giáo dục, 2006), tác giả Nguyễn Văn Long nhận xét : Từ
1975- 1985 là chặng đường chuyển tiếp từ văn học sử thi thời chiến tranh
sang văn học thời hậu chiến. Tính chất chuyển tiếp này thể hiện rõ ở cả đề
tài, cảm hứng, các phương tiện nghệ thuật và cả quy luật vận động của văn
học. Những tác phẩm văn xuôi giai đoạn này đã giúp thu hẹp bớt khoảng
cách khá xa giữa văn học với đời sống, tác phẩm và công chúng, đồng thời
cũng là sự chuẩn bị tích cực cho những chuyển biến mạnh mẽ của văn học khi
bước vào thời kỳ đổi mới. Có thể coi đó là một nhận xét khái quát về đặc điểm
của văn xuôi giai đoạn 1975- 1985, trong đó có truyện ngắn. Một thể loại luôn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
2
luôn có mặt nhiều, khi lại nhận lãnh trách nhiệm dò lối, mở đường (Vương
Trí Nhàn) ở những giai đoạn lịch sử nhiều biến động.
Đi sâu vào những vấn đề của thể loại truyện ngắn ở giai đoạn này, có
nhiều ý kiến đánh giá trên cả hai phương diện nội dung và nghệ thuật. Những
năm liền ngay sau khi cuộc kháng chiến chống Mỹ thắng lợi, nền văn học cơ
bản vẫn tiếp tục phát triển theo quán tính từ trong thời kỳ chiến tranh. Đề tài
về chiến tranh và người lính vẫn bao trùm lên hầu hết các sáng tác.Tuy nhiên,
trong truyện ngắn (và cả truyện vừa) thấy rõ nét một hướng đi vào những
khoảnh khắc thưòng nhật của chiến tranh, đi sâu hơn vào diễn biến tâm lý
của nhân vật, vào những cảnh ngộ và xung đột nội tâm: truyện ngắn cũng có
ưu thế trong việc đặt nhân vật trong mối tương quan hôm qua và hôm nay, để
làm nổi bật lên những vấn đề có ý nghĩa đạo đức nhân sinh (Nguyễn Văn
Long, “Văn xuôi những năm 1975-1985 viết về cuộc kháng chiến chống xâm
lược Mỹ”- Văn nghệ quân đội, tháng 4-1985).
Cùng quan điểm với nhận định trên, tác giả Phan Cự Đệ (trong văn học
Việt nam 1975 -1985, Tác phẩm và dư luận, Nxb Hội nhà văn, 1997) cho rằng
cách khai thác những vấn đề chiến tranh trong mối tương quan quá khứ - hiện
tại như thế làm cho truyện ngắn của ta sau 1975 có một bước phát triển mới,
ngày càng hiện đại hơn, đáp ứng nhu cầu bạn đọc ngày càng tốt hơn. Bởi nó
không dừng lại ở trực giác mà đi sâu vào tâm lý, tiềm thức.
Nhà văn Nguyên Ngọc còn khẳng định vai trò hàng đầu của truyện
ngắn trong quá trình tìm tòi thầm lặng mà quyết liệt của văn học giai đoạn
này. Theo Nguyên Ngọc, truyện ngắn hiện nay đang vượt qua tiểu thuyết. Nó
sớm đạt đến tính khách quan xã hội cao hơn, nó đi thẳng vào vấn đề thân
phận con người, thế giới bên trong của con người, ý nghĩa nhân sinh, lẽ sống,
con người ở đời sâu và sắc hơn (“Văn xuôi sau 1975 - thử thăm dò đôi nét về
quy luật phát triển”, Tạp chí văn học số 4 -1991).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
3
Đó cũng là nhận xét của nhà nghiên cứu Nguyễn Tuấn Anh khi ghi
nhận công lao của truyện ngắn trong thời kỳ đầu của quá trình đổi mới văn
học. Truyện ngắn mở ra những mũi thăm dò, khai thác và đặt ra nhiều vấn đề
đạo đức thế sự nhanh chóng đạt đến một độ chín cả trong hình thức và nội
dung mà tiểu thuyết còn chưa kịp đạt đến (“Văn học Việt Nam hiện đại -
Nhận thức và thẩm định”, Nxb Khoa học xã hội, 2001). Thật ra, nhận định
của hai tác giả về vai trò hàng đầu của truyện ngắn chỉ đúng trong tình hình
văn học ở giai đoạn đầu những năm 80 khi văn học thực sự bước vào giai
đoạn đổi mới.
Điều này cũng được tác giả Phạm Mạnh Hùng thừa nhận trong cuốn
sách “ Văn học Việt Nam từ thế kỷ X đến thế kỷ XX” (Nxb Đại học quốc gia
Hà nội, H, 1999): Truyện ngắn vẫn xuất hiện đều đặn trong các báo, tạp chí
văn nghệ trong Nam ngoài Bắc với một số lượng không nhỏ. Trong khoảng 5
năm đầu của thời kỳ hoà bình, truyện ngắn vẫn tiếp tục những đề tài và chủ
đề, phong cách, bút pháp và các giọng điệu như đã thấy trong văn học trước
đó. Nhưng từ những năm 80 bắt đầu xuất hiện nhiều truyện ngắn có dấu hiệu
mới về tư tưởng, về nghệ thuật. Theo tác giả, cái mới trong những truyện ngắn
này là việc đi vào những đề tài mới của cuộc sống sau chiến tranh, hay vẫn
viết về chiến tranh nhưng với cách nhìn mới với những mối quan tâm, suy tư,
trăn trở mới. Số phận con người trong cuộc sống được chú ý khai thác ở góc
độ không chỉ ở cái phi thường mà còn ở cả cái bình thường.
Xu thế mới này ở truyện ngắn giai đoạn 1975 - 1985 được tác giả Bùi
Việt Thắng khẳng định và lý giải: truyện ngắn sau 1975 tập trung nghiên cứu
hiện trạng tinh thần xã hội sau chiến tranh - đó là hiện trạng phức tạp và đa
dạng đan xen các mặt tích cực và tiêu cực. Tính chất phức tạp của đời sống
tinh thần xã hội là kết quả tất yếu của hậu quả chiến tranh, của đời sống kinh
tế khó khăn, của sự xâm nhập các trào lưu tư tưởng từ bên ngoài vào. Nhìn
chung các nhà văn đã dũng cảm nhìn thẳng vào sự thật, không né tránh và
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
4
viết về sự thật. Chuyện đời thường vì thế nổi trội trong đa số truyện ngắn
trong giai đoạn này, thậm chí đã hình thành một quan niệm văn học đời
thường (“Truyện ngắn - những vấn đề lý thuyết và thực tiễn thể loại”, Nxb
Đại học quốc gia Hà nội, 2000).
Về hình thức truyện ngắn 1975 - 1985 cũng có rất nhiều ý kiến. Tuy
nhiên, mỗi ý kiến bước đầu đưa ra sự đánh giá về một hay một vài phương
diện nghệ thuật. Tác giả Bích Thu trong bài “Những thành tựu của truyện
ngắn sau 1975” (Tạp chí Văn học tháng 9 - 1996) cho rằng: trong một thời
gian không dài truyện ngắn đã làm được nhiều vấn đề mà tiểu thuyết chưa kịp
làm, đã tạo ra nhiều phong cách sáng tạo có giọng điệu riêng. Xét trong hệ
thống chung của các loại hình văn xuôi, nghệ thuật truyện ngắn đã đạt được
những thành tựu đáng kể trong nghệ thuật xây dựng cốt truyện, trong cách
nhìn nghệ thuật về con người và trong sáng tạo ngôn từ. Theo tác giả, truyện
ngắn có xu hướng tự nới mở, đa dạng hơn trong cách thức diễn đạt… Có sự
tác động, hoà trộn giữa ngôn ngữ tác giả và ngôn ngữ người kể truyện. Lý
giải về những thay đổi này, theo tác giả là do những biến động khác nhau
trong đời sống xã hội, yêu cầu của thời đại, tính chất phức tạp của cuộc sống,
sự đa dạng của tính cách con người, thị hiếu thẩm mỹ của công chúng đòi hỏi
nhà văn phải tìm tòi những phương thức thể hiện nghệ thuật tương ứng với
một thời kỳ đang chuyển biến. Chính những nhu cầu mới của con người khiến
các thể loại của văn học có sự vận động và phát triển mà trong đó truyện ngắn
có vai trò quan trọng, là loại hình nghệ thuật đáp ứng nhanh nhậy những
chuyển biến của văn học từ thời chiến sang thời bình khi quy luật chiến tranh
đã hết hiệu lực.
Tác giả Nguyễn Văn Long (“Văn học việt nam sau 1975. Những vấn đề
nghiên cứu và giảng dạy”. Nxb Giáo dục. H. 2006) khi đi sâu vào nghệ thuật
trần thuật khẳng định từ bỏ sự áp đặt một quan điểm được cho là đúng đắn
nhất vì đó là quan điểm của cộng đồng, ngày nay người viết có thể đưa ra
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
5
nhiều quan điểm khác nhau, chính kiến khác nhau. Để làm được điều đó, cách
tốt nhất là chuyển dịch điểm nhìn vào nhiều nhân vật để mỗi nhân vật có thể tự
nói lên quan điểm, thái độ của mình và để có các ý thức cùng có quyền phát
ngôn, cùng đối thoại. Bên cạnh đó sự thay đổi vai kể, cách đưa truyện lồng
trong truyện, sự đảo ngược và xen kẽ các tình tiết, sự việc không theo một thời
gian duy nhất là những nét mới trong nghệ thuật biểu hiện. Tất cả những thủ
pháp ấy đều nhằm tạo ra một hiệu quả nghệ thuật mới để đáp ứng xu thế của
thời đại.
Nhà văn Ma Văn Kháng lại rất chú ý đến ngôn ngữ của truyện ngắn.
Theo ông, đó là thứ ngôn ngữ vừa dung dị, vừa ma quái thêm, nó sử dụng đến
sức mạnh tổng hợp của câu chữ (“Truyện ngắn - nỗi run sợ”,Tạp chí Văn
nghệ quân đội, Tháng 7,1992).
Nhìn một cách tổng thể, truyện ngắn giai đoạn 1975 -1985 có xu hướng
vươn tới sự khái quát, triết luận về đời sống, kể ít tả nhiều và sử dụng nhiều
hình thức khác nhau để tái tạo đời sống.Vì thế, truyện ngắn ở giai đoạn tiền đổi
mới này như một khúc chảy mạnh mẽ, tạo nên dòng chảy liên tục của truyện
ngắn dân tộc suốt cả thế kỷ XX (Bùi Việt Thắng “Truyện ngắn những vấn đề lý
thuyết và thực tiễn thể loại”, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, H, 2000).
2. 2. Những bài nghiên cứu về tác giả
Các tác giả được chọn nghiên cứu nhiều nhất giai đoạn này là: Nguyễn
Minh Châu, Nguyễn Mạnh Tuấn, Lê Lựu, Ma Văn Kháng. Bởi trong những
điều kiện cực kỳ khó khăn của đất nước, sáng tác của họ đã đốt lên nhiệt tình
tìm kiếm chân lý, báo trước khả năng tự đổi mới của nền văn học Việt Nam
khi nó dám sòng phẳng với quá khứ bất chấp trở lực cản ngăn (Lã Nguyễn,
“Nguyễn Minh Châu và những trăn trở trong đổi mới tư duy nghệ thuật”, Tạp
chí văn học số 2-1989).
Tuy nhiên các tác giả Lê Lựu, Nguyễn Mạnh Tuấn, Ma Văn Kháng lại
chủ yếu thành công ở thể loại tiểu thuyết. Với truyện ngắn, bên cạnh Nguyễn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
6
Minh Châu - người mở đường tinh anh và tài hoa - còn phải kể đến nhiều cây
bút khác như: Thái Bá Lợi, Nhật Tuấn, Xuân Thiều, Trung Trung Đỉnh, Bùi
Hiển, Dương Thu Hương, Khuất Quang Thuỵ, Nguyễn Kiên, Nguyễn Thành
Long, Lê Minh Khuê...
Những bài viết, những ý kiến đánh giá về các tác giả này rất nhiều. Đặc
biệt đáng chú ý là các ý kiến đông đảo của các nhà phê bình, nhà nghiên cứu,
các nhà văn như Phong Lê, Vân Thanh, Tôn Phương Lan, Huỳnh Như Phương,
Tô Hoài, Hoàng Như Mai, Hà Minh Đức, Trần Đăng Xuyền, Lê Thành Nghị,
Trần Đình Sử, Trần Cương, Ngọc Trai, Nguyễn Khải, Nguyên Ngọc, Thiếu
Mai, Bích Thu, Vương Trí Nhàn... Hầu hết các ý kiến chỉ dừng lại ở mức độ
phân tích đánh giá sự thành công của từng tác giả. ở giai đoạn đầu, có nhiều ý
kiến đánh giá trái chiều nhau về cùng một tác giả, tiêu biểu là trường hợp của
Nguyễn Minh Châu. Mặc dù hầu hết các ý kiến đều thừa nhận những đóng góp
của Nguyễn Minh Châu trên hành trình đổi mới xong trong số đó vẫn còn ý
kiến tỏ ra nghi ngại. Nhận xét một số truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu, nhà
văn Bùi Hiển băn khoăn về việc tác giả đẩy sự tìm tòi khám phá về nội tâm,
tính cách về hình ảnh cuộc sống và ý nghĩa cuộc đời theo một hướng có vẻ
phức tạp hơn nhưng chưa chắc đã là sâu sắc hơn (Nhiều tác giả, “Trao đổi về
truyện ngắn những năm gần đây của Nguyễn Minh Châu”, Văn nghệ 1985 số
27 và 28). Tác giả Hà Xuân Trường thì cho rằng ông chỉ thành công một nửa.
Hay trường hợp của Dương Thu Hương, Lê Minh Khuê trong những
truyện ngắn viết về những khía cạnh xấu của người đời có ý kiến cho rằng đã
làm xô lệch đi vẻ tự nhiên bình thường của con người, dẫu đó là những mẫu
hình tiêu cực trong đời sống chúng ta (Bích Thu, “Truyện ngắn Dương Thu
Hương. Tạp chí Văn học . số 2. 1983) nhưng lại có ý kiến ủng hộ cách viết này
dù cho ngòi bút của tác giả ở đây thật đã đi đến những chỗ cùng cực trong cách
miêu tả thậm chí là có phần ác quá. Song ta đã chấp nhận phong cách này, thì
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
7
để cho nó đi hết sự phát triển vốn có, không dừng lại nửa vời (Vương Trí Nhàn
trong “Văn học 1975-1985- Tác phẩm và dư luận”, Nxb hội nhà văn, 1997).
Đúng là ở chặng đầu của hành trình đổi mới, các tác giả của văn xuôi
nói chung và các cây bút viết truyện ngắn nói riêng mới chỉ khoan những mũi
thăm dò đầu tiên trên những vùng đất mới. Có mũi thăm dò thành công nhưng
cũng không ít thất bại. Song những nỗ lực của họ đã được ghi nhận. Vì chính
họ đã góp phần chuẩn bị để tạo ra một vụ mùa lớn của thể loại ở giai đoạn
sau.
2.3. Những bài viết về tác phẩm
Trong khoảng 10 năm (từ 1975 đến 1985) số lượng truyện ngắn in trên
các báo quả là không nhỏ. ở đây chúng tôi chỉ điểm qua tình hình nghiên cứu
một số tác phẩm được giải trên các tạp chí, các tập truyện có tác động không
nhỏ đến diện mạo văn học giai đoạn này hoặc đánh dấu sự đổi mới trong sự
nghiệp của các cây bút viết truyện ngắn. Có thể kể đến các tập truyện của các
tác giả: Nguyễn Minh Châu với Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành
(1983), Bến quê (1985); Xuân Thiều với Gió từ miền cát (1985); Dương Thu
Hương với Những bông bần li (1981); Ma Văn Kháng với Ngày đẹp trời
(1986); Lê Minh Khuê với Đoạn kết (1983), Một chiều xa thành phố
(1986)…và các tập truyện ngắn được giải thưởng của Tạp chí Văn nghệ quân
đội: Có một đêm như thế (1981), Thời gian (1985)…
Số lượng các bài viết này rất nhiều, đăng tải cả trên báo trung ương và
báo địa phương dưới dạng thức điểm sách hoặc phê bình. Loại bài viết này
phần lớn đều nêu lên những suy nghĩ, cảm nhận về nội dung hoặc nghệ thuật,
về những phương diện đổi mới của từng truyện ngắn hay tập truyện ngắn cụ
thể. Qua đó góp phần khẳng định xu thế đổi mới tất yếu của thể