Đầu tưquốc tếhiện nay đang là vấn đềnóng bỏng và được quan tâm
trên toàn thếgiới, không chỉ ởnhững nước đang phát triển mà cảnhững nước
đã phát triển, không chỉ ởnhững nước nghèo và lạc hậu mà cả ởnhững nước
có tiềm lực kinh tếto lớn và nền kinh tếhiện đại. Đầu tưquốc tếcó vai trò to
lớn, góp phần vào sựtăng trưởng kinh tếvà mang lại những tác động tích cực
đối với những nước tiếp nhận vốn đầu tưvà nước xuất khẩu đầu tư. Vai trò
đầu tưquốc tế đặc biệt có ý nghĩa sâu sắc đến sựphát triển kinh tế ởnhững
nước đang chuyển từnền kinh tếkếhoạch hoá tập trung sang nền kinh tếthị
trường và các nước kinh tế đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Để đạt
được một sựphát triển nhất định cảvềkinh tếvà xã hội đòi hỏi các nước này
phải thực thi một chiến lược vốn phù hợp, triệt đểkhai thác các nguồn vốn đầu
tưmột cách hợp lý và có hiệu quả.
Tiền Giang đang bước vào thời kỳphát triển mới, đẩy mạnh công
nghiệp hóa, hiện đại hóa vì mục tiêu dân giàu nước mạnh xã hội công bằng
dân chủvăn minh. Trong bối cảnh đó nhu cầu vốn cho đầu tưphát triển là hết
sức quan trọng và cấp bách. Tuy nhiên trong những năm gần đây đầu tưnước
ngoài vào Tiền Giang có những vấn đềcần quan tâm, đặc biệt là vốn đầu tư
trực tiếp nước ngoài.
91 trang |
Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1271 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tthu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài cho phát triển kinh tế xã hội tỉnh Tiền Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tthu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài cho phát triển kinh tế xã hội tỉnh Tiền Giang
MỤC LỤC Trang
MỞ ĐẦU
CHƯƠNG 1: ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀ TĂNG TRƯỞNG
KINH TẾ
3
1- Khái lược lịch sử phát triển và bản chất của ĐTTTNN 3
1.1- Lịch sử phát triển của ĐTTTNN
1.2- Bản chất của ĐTTTNN và nguồn vốn ĐTTTNN
2- Các nhân tố ảnh hưởng đến ĐTTTNN 10
3- Các hình thức ĐTTTNN và tình hình cụ thể tại Việt Nam 11
4- Những tác động của ĐTTTNN đến tăng trưởng kinh tế 14
5- Kinh nghiệm thu hút ĐTTTNN của các nước trên thế giới và một số tỉnh của
Việt Nam
15
5.1- Kinh nghiệm thu hút và sử dụng vốn ĐTTTNN một số nước châu Á. 16
5.1.1- Kinh nghiệm thu hút vốn ĐTTTNN của bốn con rồng châu Á: Hàn
Quốc, Đài Loan, Singapore, Hongkong (NICs).
5.1.2- Kinh nghiệm thu hút vốn ĐTTTNN của một số nước thuộc khối
Asean và Trung Quốc.
5.2- Kinh nghiệm thu hút vốn ĐTTTNN của một số tỉnh trong nước Việt Nam 17
5.3- Tham khảo ý kiến một số doanh nghiệp ĐTTTNN về môi trường đầu tư
của Tiền Giang
18
5.4- Đúc kết bài học kinh nghiệm cho Tiền Giang sau khi nghiên cứu kinh
nghiệm thu hút ĐTTTNN của các nước, một số tỉnh của Việt Nam và tham khảo ý
kiến của các DN ĐTNN tại Tiền Giang
19
KẾT LUẬN CHƯƠNG I
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TẠI
TIỀN GIANG
20
1- Thực trạng về môi trường đầu tư của Tiền Giang 20
1.1- Môi trường tự nhiên 20
1.2- Về môi trường an ninh chính trị 21
1.3- Về môi trường vật chất 21
1.4- Về môi trường lao động 22
1.5- Về môi trường pháp lý 23
1.5.1- Về thủ tục hành chính
1.5.2- Về chính sách thu hút vốn đầu tư của tỉnh
1.5.3- So sánh chính sách ưu đãi của Tiền Giang so với các tỉnh
2- Thực trạng về huy động vốn ĐTTTNN tại Tiền Giang giai đoạn 1993-2003 31
2.1- Tốc độ tăng trưởng vốn ĐTTTNN tại Tiền Giang 31
2.2- Tình hình phân bổ vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài theo ngành tại tỉnh Tiền
Giang giai đoạn 1993-2003
34
2.3- Tình hình phân bổ vốn ĐTNN theo vùng tại tỉnh Tiền Giang giai đoạn
1993-2003
35
2.4- Các hình thức đầu tư 37
2.5- Đặc điểm các DN có vốn ĐTNN giai đoạn 1993-2003 tại Tiền Giang 40
2.6- Hiệu quả sử dụng vốn ĐTTTNN ngoài tại Tiền Giang giai đoạn 1993-2003 42
2.6.1- Hiệu quả sử dụng vốn doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 43
Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài cho phát triển kinh tế xã hội tỉnh Tiền Giang
2.6.2- Những hạn chế ở khu vực có vốn ĐTNN tại Tiền Giang 51
3- Những vướng mắc và nguyên nhân làm hạn chế thu hút vốn ĐTTTNN tại Tiền
Giang
52
KẾT LUẬN CHƯƠNG II
CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP CƠ BẢN THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC
TIẾP NƯỚC NGOÀI TẠI TIỀN GIANG
54
1- Quy hoạch các dự án ĐTTTNN 54
1.1- Xây dựng quy hoạch phát triển ngành hợp lý
1.1- Thực hiện quy hoạch phát triển ngành kết hợp với quy hoạch phát triển
vùng.
2- Thực hiện tốt chính sách “4 sẵn sàng” 56
3- Cải thiện môi trường đầu tư 58
3.1- Đảm bảo ổn định an ninh trật tự địa phương, đặc biệt ổn định an ninh trật
tự tại các khu, cụm công nghiệp.
58
3.2- Đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế xã hội 59
3.3- Tạo điều kiện cho việc phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động của khu
công nghiệp tập trung
60
3.4- Đầu tư hạ tầng khu công nghiệp, cụm công nghiệp 61
3.5- Tiếp tục thực hiện cải cách thủ tục hành chính 63
4- Tuyên truyền quảng bá, giới thiệu về tiềm năng thế mạnh và những chính sách
thu hút đầu tư của tỉnh.
63
4.1- Tuyên truyền quảng bá trên Website của tỉnh 63
4.2- Thực hiện phương châm “lấy nhà đầu tư cũ giới thiệu quảng bá, kêu gọi
nhà đầu tư mới”.
63
4.3- Định kỳ 6 tháng lãnh đạo tỉnh cùng Ban quản lý các khu công nghiệp tổ
chức các cuộc họp với các nhà đầu tư nước ngoài.
64
4.4- Họp mặt hàng năm đối với các Việt kiều. 64
5- Đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng được nhu cầu của khu vực có vốn ĐTTTNN. 64
5.1- Bồi dưỡng kiến thức quản lý cho cán bộ làm công tác quản lý vốn
ĐTTTNN
65
5.2- Đào tạo đội ngũ công nhân kỹ thuật có trình độ chuyên môn cao và lực
lượng lao động lành nghề
65
6-Các giải pháp hỗ trợ 66
6.1- Xây dựng và phát triển thị trường vốn 66
6.2- Kiến nghị đối với các cấp quản lý 66
KẾT LUẬN CHƯƠNG III
KẾT LUẬN 70
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
2
Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài cho phát triển kinh tế xã hội tỉnh Tiền Giang
MỞ ĐẦU
1- TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Đầu tư quốc tế hiện nay đang là vấn đề nóng bỏng và được quan tâm
trên toàn thế giới, không chỉ ở những nước đang phát triển mà cả những nước
đã phát triển, không chỉ ở những nước nghèo và lạc hậu mà cả ở những nước
có tiềm lực kinh tế to lớn và nền kinh tế hiện đại. Đầu tư quốc tế có vai trò to
lớn, góp phần vào sự tăng trưởng kinh tế và mang lại những tác động tích cực
đối với những nước tiếp nhận vốn đầu tư và nước xuất khẩu đầu tư. Vai trò
đầu tư quốc tế đặc biệt có ý nghĩa sâu sắc đến sự phát triển kinh tế ở những
nước đang chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị
trường và các nước kinh tế đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Để đạt
được một sự phát triển nhất định cả về kinh tế và xã hội đòi hỏi các nước này
phải thực thi một chiến lược vốn phù hợp, triệt để khai thác các nguồn vốn đầu
tư một cách hợp lý và có hiệu quả.
Tiền Giang đang bước vào thời kỳ phát triển mới, đẩy mạnh công
nghiệp hóa, hiện đại hóa vì mục tiêu dân giàu nước mạnh xã hội công bằng
dân chủ văn minh. Trong bối cảnh đó nhu cầu vốn cho đầu tư phát triển là hết
sức quan trọng và cấp bách. Tuy nhiên trong những năm gần đây đầu tư nước
ngoài vào Tiền Giang có những vấn đề cần quan tâm, đặc biệt là vốn đầu tư
trực tiếp nước ngoài.
Thứ nhất: lượng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đang có dấu hiệu
chựng lại, cả về quy mô và số lượng các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Thứ hai: hiệu quả sử dụng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài chưa cao,
mức thu vào ngân sách từ khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài còn
thấp.
Theo quy hoạch phát triển kinh tế xã hội tỉnh Tiền Giang, để tốc độ
tăng trưởng kinh tế (GDP) bình quân giai đoạn 2001-2010 là 9-10% thì nhu
cầu vốn cho đầu tư phát triển là 50.562 tỷ đồng. Trong giai đoạn này vốn ngân
sách chỉ có thể đáp ứng được khoảng 10.845 tỷ đồng (khoảng 21,40%) còn lại
là vốn đầu tư của các doanh nghiệp, vốn tín dụng và vốn đầu tư nước
ngoài…Do đó trước mắt và về lâu dài, Tiền Giang cần phải có những giải
pháp hữu hiệu nhằm thu hút hơn nữa nguồn vốn đầu tư nước ngoài, đặc biệt là
vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài nhằm tạo nên một lực đẩy cho sự phát triển
kinh tế - xã hội của tỉnh.
2- MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
Vấn đề cơ bản mà đề tài mong muốn là đưa ra các giải pháp nhằm đẩy
mạnh việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, đồng thời nâng cao hơn
nữa hiệu quả sử dụng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong điều kiện nền
kinh tế Tiền Giang.
3
Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài cho phát triển kinh tế xã hội tỉnh Tiền Giang
3- ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đề tài có liên quan đến nhiều lĩnh vực khoa học khác nhau như kinh tế,
tài chính, luật pháp, ... và cả những vấn đề ở phạm vi quốc tế. Tuy nhiên đề tài
chỉ giới hạn phạm vi nghiên cứu tập trung vào hoạt động đầu tư trực tiếp nước
ngoài và nguồn vốn đầu tư nước ngoài tại Tiền Giang giai đoạn 1991-2003
kèm theo những giải pháp tài chính ở phạm vi tỉnh, những vấn đề khác chỉ
được giải quyết khi có liên quan.
4- PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Phương pháp nghiên cứu được sử dụng xuyên suốt trong đề tài là
phương pháp: tổng hợp - phân tích, phương pháp logic, hệ thống. Đề tài còn
sử dụng các tài liệu, các công trình nghiên cứu trong tỉnh có liên quan đến đề
tài nghiên cứu.
5- CÁC ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI
+ Đề tài đã trình bày và phân tích có hệ thống các vấn đề lý luận thuộc
phạm vi huy động vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, tổng hợp một số kinh
nghiệm của các nước lân cận Việt Nam, các tỉnh lân cận Tiền Giang và các
tỉnh có nhiều kinh nghiệm trong huy động vốn đầu tư nước ngoài, trên cơ sở
đó rút ra những bài học có thể áp dụng vào hoàn cảnh của Tiền Giang.
+ Phân tích thực trạng huy động vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và các
giải pháp Tiền Giang đã áp dụng để thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài,
những mặt đạt được và những hạn chế trong các giải pháp thu hút vốn đầu tư
nước ngoài tại Tiền Giang.
+ Đưa ra các giải pháp có tính khả thi nhằm tăng cường thu hút vốn đầu
tư trực tiếp nước ngoài cho phát triển kinh tế xã hội tỉnh Tiền Giang.
6- KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI
Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài được trình bày theo kết cấu sau:
Chương I: Đầu tư trực tiếp nước ngoài và tăng trưởng kinh tế
Chương II: Thực trạng về huy động, quản lý và sử dụng vốn đầu tư trực
tiếp nước ngoài tại Tiền Giang.
Chương III: Các giải pháp cơ bản nhằm thu hút vốn đầu tư trực tiếp
nước ngoài tại Tiền Giang.
4
Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài cho phát triển kinh tế xã hội tỉnh Tiền Giang
CHƯƠNG 1: ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀ
TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ
1- KHÁI LƯỢC LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN VÀ BẢN CHẤT CỦA ĐẦU
TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI.
1.1- Lịch sử phát triển của ĐTTTNN
ĐTTTNN nếu xét theo khía cạnh là loại đầu tư mà các nhà đầu tư nước
ngoài bỏ vốn đầu tư và trực tiếp tham gia quản lý điều hành, tổ chức sản xuất
để thu lại lợi ích và hoàn toàn chịu trách nhiệm về đồng vốn cũng như kết quả
sản xuất kinh doanh của mình thì ĐTTTNN đã xuất hiện từ thời đầu chế độ tư
bản chủ nghĩa. Vào thời đầu của chế độ tư bản chủ nghĩa các nhà tư bản bỏ
vốn vào các thuộc địa, trên cơ sở sử dụng lao động tại chỗ nhằm khai thác
khoáng sản, đồn điền từ đó tạo ra nguyên liệu cho các ngành sản xuất tại chính
quốc.
Bước sang thế kỷ 19 khi mà chủ nghĩa đế quốc ra đời thì một vùng rộng
lớn ở Châu Phi và khu vực Đông Nam Á trở thành các khu vực lệ thuộc các
nước đế quốc ( có thể xem đây là nước tiếp nhận đầu tư)
Theo thời gian, ĐTTTNN cũng có nhiều thay đổi từ phương thức đến
quy mô cũng như nhận thức của con người về nó. Nếu nhìn một cách tổng
quát thì có thể thấy được rằng ĐTTTNN đi từ chỗ kỳ thị - xem đây như là một
hình thức bóc lột của các nước tư bản đối với thuộc địa. Tiếp đến khi nhận
thức được rằng ngoài những tiêu cực thì ĐTTTNN cũng mang lại những lợi
ích cho các nước tiếp nhận đầu tư như là việc xây dựng cơ sở hạ tầng ( đường
sắt, cầu đường, cảng biển, những đô thị lớn…) – đây là những yếu tố quan
trọng giúp phát triển kinh tế, xã hội.
Trải qua lịch sử phát triển, ĐTTTNN thực sự trở thành hình thức hợp
tác kinh doanh quốc tế có hiệu quả nên nó không những được hoan nghênh,
mời chào mà còn có sự cạnh tranh quyết liệt giữa các quốc gia để lôi kéo loại
đầu tư này.
Dù trải qua nhiều giai đoạn phát triển, với nhiều đổi thay do phải chịu
tác động của các yếu tố kinh tế, chính trị, xã hội, công nghệ nhưng xét trên
nhiều khí cạnh có thể rút ra một số nhận xét về ĐTTTNN như sau:
+ Đối với quan điểm của nhiều người thì ĐTTTNN đã có những thay
đổi theo hướng tích cực từ đó họ từ chỗ kỳ thị này đã chấp nhận có điều kiện.
+ Có thể xem ĐTTTNN như là một lối thoát cho nước nghèo.
5
Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài cho phát triển kinh tế xã hội tỉnh Tiền Giang
+ ĐTTTNN là một thành phần không thể thiếu trong nền kinh tế hiện
đại. ĐTTTNN không những được sử dụng như một hình thức hợp tác kinh tế
mà còn được xem như là phương tiện quyết định cho sự phát triển của kinh tế
thế giới. ĐTTTNN ngày càng trở thành loại hình hoạt động kinh tế sôi động
trên thế giới, được biểu hiện như sau:
Thứ nhất, lượng vốn ĐTTTNN có xu hướng tăng lên qua các năm. Các
nước phát triển luôn chiếm tỷ trọng chủ yếu kể cả đầu ra và đầu vào ( trung
bình ở mức 75% - 80%)
Bảng 1.1- Lượng vốn ĐTTTNN trên toàn thế giới và một số khu vực từ
năm 1997- 2001
(Đơn vị tính: Triệu USD)
Khu vực 1997 1998 1999 2000 2001
Toàn thế giới 478.082 694.457 1.088.263 1.491.934 735.146
Các nước phát triển 267.947 484.239 837.761 1.227.476 503.144
+ Tây âu 137.890 274.739 507.222 832.067 336.210
+ Bắc Mỹ 114.925 197.243 307.811 367.529 151.900
+ Các nước phát
triển khác
15.132 12.257 22.728 27.880 15.034
Các nước đang
phát triển
191.022 187.611 225.140 237.894 204.801
+ Châu phi 10.744 9.021 12.821 8.694 17.165
+ Mỹ La tinh và
Caribê
74.299 82.203 109.311 95.405 85.373
+ Châu Á Thái
Bình Dương
105.978 96.386 103.008 133.795 102.264
+Trung và Đông
Âu
19.113 22.608 25.363 26.563 27.200
* Nguồn: UNCTAD – World Investment Report 2002
* Các nước phát triển khác bao gồm: Úc, Israel, Nhật Bản, New Zealand
Thứ hai, trong nhóm các nước đang phát triển thì khu vực châu Á Thái
Bình Dương thu hút nhiều nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài nhất. Mức
vốn đầu tư vào khu vực châu Á Thái Bình Dương so với tổng vốn đầu tư và
các nước đang phát triển như sau: 55,48% (1997), 51,38% (1998), 45,75%
(1999), 56,24% (2000), 49,93% (2001).
Thứ ba, các nước công nghiệp hàng đầu trên thế giới là động lực chủ
yếu cho đầu tư trực tiếp nước ngoài toàn cầu. Các nước này thường chiếm tỷ
trọng từ 75%-80% lượng vốn ĐTTTNN toàn thế giới.
6
Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài cho phát triển kinh tế xã hội tỉnh Tiền Giang
Bảng 1.2- 10 quốc gia tiếp nhận ĐTTTNN nhiều nhất trên thế giới giai
đoạn 1997-2001
(Đơn vị tính: Triệu USD)
Quốc gia 1997 1998 1999 2000 2001
Hoa Kỳ 103.398 174.434 283.376 300.912 124.435
Anh 33.229 74.324 87.973 116.552 53.799
Pháp 23.174 30.984 47.070 42.930 52.623
Bỉvà Luxembourg 11.998 22.691 133.059 245.561 50.996
Hà Lan 11.132 36.964 41.289 52.453 50.471
Tây Ban Nha 7.697 11.797 15.758 37.523 21.781
Canada 11.517 22.809 24.435 66.617 27.465
Thuỵ sĩ 6.636 8.941 11.718 16.285 9.986
Ý 3.700 2.635 6.911 13.377 14.873
Đức 12.244 24.593 54.754 195.122 31.833
* Nguồn: UNCTAD – World Investment Report 2002
Thứ tư, các công ty đa quốc gia (MNC) ngày càng chi phối mạnh mẽ
đến hoạt động ĐTTTNN toàn thế giới. Chiến lược chính của các công ty MNC
là bành trướng mạnh ra nước ngoài bằng cách ĐTTTNN dưới hình thức: Lập
liên doanh với một hay nhiều đối tác ở các nước tiếp nhận đầu tư, lập các chi
nhánh với 100% vốn của công ty, thực hiện các hoạt động hợp nhất và sát
nhập. Như thế có một câu hỏi đặt ra là các MNC có khả năng gì mà có thể chi
phối hoạt động ĐTTTNN của thế giới? Theo kết quả của một nghiên cứu của
UNCTAD thì có một số các MNC có quy mô lớn hơn cả toàn bộ nền kinh tế
của một số quốc gia. Doanh thu của 500 MNC hàng đầu thế giới đã tăng gấp
ba lần từ năm 1990 đến năm 2001. Trong khi trong thời gian trên GDP của thế
giới chỉ tăng 1,5 lần. Chúng ta có thể làm một so sánh nhỏ như sau: Nếu đồng
nhất doanh thu của các MNC với GDP của một quốc gia để so sánh thì doanh
thu của 200 MNC hàng đầu thế giới trong năm 1999 chiếm 27,5% GDP toàn
thế giới. Tuy nhiên nếu chúng ta đồng nhất giữa doanh thu và GDP thì dễ
dàng thấy được một khuyết điểm là: GDP là một chỉ số đo lường giá trị tăng
thêm trong khi doanh thu thì không phải như vậy. Do đó có thể so sánh quy
mô của một MNC bao gồm: Tổng quỹ lương, lợi nhuận (trước thuế), khấu
hao. Với cách so sánh dựa trên giá trị tăng lên như vậy một kết quả khá ngạc
nhiên. Exxon là MNC hàng đầu thế giới trong năm 2000 với giá trị tăng thêm
là 63 tỷ USD, xếp hạng thứ 45 trong bảng tổng hợp 100 MNC và quốc gia
hàng đầu thế giới về giá trị tăng thêm, quy mô của công ty này nằm trong
khoảng giữa quy mô nền kinh tế của Chilê và Pakistan. Trong bảng xếp hạng
100 quốc gia và MNC có giá trị tăng thêm hàng đầu thế giới có 29 MNC, từ vị
trí 51 đến 100 có hơn một nửa là các MNC.
( Phụ lục 5: 100 quốc gia và MNC có giá trị tăng thêm hàng đầu thế
giới)
7
Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài cho phát triển kinh tế xã hội tỉnh Tiền Giang
Thứ năm, có sự chuyển hướng căn bản của các nhà đầu tư quốc tế:
Trong những năm 1980 thường tìm kiếm đầu tư vào các ngành sản xuất sử
dụng nhiều lao động, khai thác tài nguyên, các ngành sản xuất vật chất là chủ
yếu. Sang đến những năm 1990 ngành công nghệ thông tin và bưu chính viễn
thông trở thành mục tiêu đầu tư số một của các nhà đầu tư. Những năm đầu
thế kỷ 21 các nhà đầu tư lại chuyển sang tập trung đầu tư vào các ngành dịch
vụ.
1.2- Bản chất của ĐTTTNN và nguồn vốn ĐTTTNN
Quan hệ kinh tế quốc tế đã hình thành nên dòng lưu chuyển vốn chủ
yếu: Dòng vốn từ các nước phát triển đổ vào các nước đang phát triển, dòng
vốn lưu chuyển trong nội bộ các nước phát triển và dòng vốn lưu chuyển trong
nội bộ các nước đang phát triển…Sự lưu chuyển của dòng vốn diễn ra dưới
nhiều hình thức như: Tài trợ phát triển chính thức ( gồm viện trợ phát triển
chính thức – ODA và cách thức khác), nguồn vay tư nhân ( tín dụng từ các
ngân hàng thương mại) và đầu tư trực tiếp nước ngoài. Mỗi nguồn vốn có đặc
điểm riêng của nó:
+ Nguồn tài trợ phát triển chính thức là nguồn vốn do các tổ chức quốc
tế, chính phủ ( hoặc cơ quan đại diện chính phủ) cung cấp. Loại vốn này có
đặc điểm là có sự ưu đãi về lãi suất, khối lượng cho vay lớn và thời hạn cho
vay tương đối dài. Để giúp các nước đang phát triển trong loại vốn này đã
dành một lượng vốn chủ yếu cho viện trợ chính thức – ODA, đây là loại vốn
có nhiều ưu đãi, trong ODA có một phần là viện trợ không hoàn lại, phần này
thường khoảng gần 25% tổng số vốn. Đây là những khác biệt giữa viện trợ và
cho vay, tuy vậy không phải khoản ODA nào cũng dễ dàng, nhất là loại vốn
do Chính phủ cung cấp, nó thường gắn với những ràng buộc về chính trị, xã
hội, kinh tế, thậm chí cả về quân sự … thường thì: “Họ cấp viện trợ cho những
người bạn về chính trị và các đồng minh quân sự của họ và không cấp viện trợ
cho những đối tượng mà họ coi là kẻ thù. Họ gắn quỹ viện trợ với việc mua
hàng hoá và dịch vụ ở nước họ như một biện pháp nhằm tăng cường khả năng
làm chủ thị trường xuất khẩu và giảm bớt tác động của viện trợ đối với cán
cân thanh toán… Những nước cấp viện trợ cả song phương lẫn đa song
phương, đều sử dụng viện trợ làm công cụ buộc các nước đang phát triển phải
thay đổi chính sách phát triển cho phù hợp với lợi ích với bên cấp viện trợ”.
+ Nguồn vay tư nhân: đây là nguồn vốn thường không có những điều
kiện ràng buộc như vốn ODA, tuy nhiên đây là vốn có thủ tục vay rất khắt
khe, lãi suất cao, thời hạn trả nợ nghiêm ngặt.
Nhìn chung sử dụng hai loại nguồn vốn trên đều để lại cho nền kinh tế
của các nước đi vay gánh nặng về nợ nần - một trong những yếu tố chứa đựng
tiềm ẩn nguy cơ dẫn đến khủng hoảng, nhất là khủng hoảng về tiền tệ.
8
Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài cho phát triển kinh tế xã hội tỉnh Tiền Giang
+ Nguồn vốn ĐTTTNN: trong điều kiện của nền kinh tế hiện đại,
ĐTTTNN là loại vốn có nhiều ưu điểm hơn so với các loại vốn kể trên. Nhất
là các nước đang phát triển, khi khả năng tổ chức sản xuất đạt hiệu quả còn
thấp thì ưu điểm đó càng rõ rệt. Về bản chất ĐTTTNN là sự gặp nhau về nhu
cầu của một bên là nhà đầu tư và một bên khác là nước nhận đầu tư.
a. Đối với nhà đầu tư:
Hoạt động sản xuất kinh doanh của các nhà sản xuất luôn bị ràng buộc
bởi sự hạn chế các yếu tố tài nguyên và con người. Có thể nói đây là yếu tố cơ
bản nhất thúc đẩy các nhà đầu tư chuyển vốn của mình ra đầu tư ở nước khác.
Hay nói cách khác, việc tìm kiếm theo đuổi lợi nhuận cao hơn và bảo toàn độc
quyền hay lợi thế cạnh tranh là bản chất, là động cơ, là mục tiêu cơ bản xuyên
suốt của các nhà đầu tư. Dưới đây chúng ta điểm lại một số trở ngại và cách
giải quyết để đạt mục tiêu của nhà đầu tư:
Thứ nhất, trong phạm vi một quốc gia với việc sản xuất một chủng loại
hàng hoá nào đó, nếu như ta giả định rằng những vấn đề liên quan đến vốn
luôn đạt mức hiệu quả (không thừa, không thiếu…) tức là luôn đáp ứng đầy đủ
nhu cầu của sản xuất sản phẩm đó. Sản phẩm lúc đầu xuất hiện trên thị trường
với tư cách là hàng hoá thuộc loại khan hiếm do có cầu luôn lớn hơn cung.
Điều này kích thích nhà sản xuất gia tăng khả năng sản xuất của mình, nhà sản
xuất luôn là người thu lợi nhuận cao