Đề tài Từ khảo sát thực trạng hướng đến xây dựng mô hình quản trị rủi ro cho các ngân hàng thương mại Việt Nam

Trong những giai đoạn phát triển tốt đẹp, niềm lạc quan khi thị trường tăng trưởng nhanh chóng cùng với doanh thu và lợi nhuận cứ tăng dần, người ta rất dễ quên đi rủi ro. Các ngân hàng sẽ thuê thêm nhân công, tăng quy mô hoạt động, tìm kiếm những cơ hội mới và mạo hiểm tăng trưởng.

pdf93 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1593 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Từ khảo sát thực trạng hướng đến xây dựng mô hình quản trị rủi ro cho các ngân hàng thương mại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM -------------------------------------- CÔNG TRÌNH DỰ THI GIẢI THƯỞNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN “NHÀ KINH TẾ TRẺ - NĂM 2009” TÊN CÔNG TRÌNH: TỪ KHẢO SÁT THỰC TRẠNG HƯỚNG ĐẾN XÂY DỰNG MÔ HÌNH QUẢN TRỊ RỦI RO CHO CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM THUỘC NHÓM NGÀNH: KHOA HỌC KINH TẾ TÓM TẮT ĐỀ TÀI 1. LÝ DO NGHIÊN CỨU Trong những giai đoạn phát triển tốt đẹp, niềm lạc quan khi thị trường tăng trưởng nhanh chóng cùng với doanh thu và lợi nhuận cứ tăng dần, người ta rất dễ quên đi rủi ro. Các ngân hàng sẽ thuê thêm nhân công, tăng quy mô hoạt động, tìm kiếm những cơ hội mới và mạo hiểm tăng trưởng. Bên cạnh những chuyển biến tích cực, vấn đề rủi ro trong các NHTM Việt Nam cũng đang diễn ra hết sức phức tạp. Trong điều kiện nền kinh tế có nhiều biến động như hiện nay, tình trạng kinh tế suy thoái và hàng loạt các ngân hàng lớn trên thế giới thua lỗ, bị phá sản, sự cạnh tranh giữa các ngân hàng trong nước diễn ra gay gắt, hoạt động ngân hàng ngày càng trở nên khó khăn, nhiều rủi ro hơn. Trong năm 2007, 2008 Việt Nam đã phải đối mặt với lạm phát tăng cao, cùng những chấn động từ cuộc khủng hoảng tài chính thế giới, đã tác động đến ổn định hoạt động của các ngân hàng, các rủi ro tiềm ẩn bắt đầu bộc lộ. Vì vậy, đánh giá thực trạng hệ thống quản trị rủi ro tại các ngân hàng, đồng thời xây dựng lại một chương trình quản trị rủi ro là vô cùng cần thiết. Chính vì nhận thức được vấn đề trên, đề tài “Từ cuộc khủng hoảng tài chính hướng đến xây dựng hệ thống quản trị rủi ro cho ngân hàng thương mại Việt Nam” được lựa chọn trong bối cảnh hiện tại. 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU - Nhận thức về các nhóm rủi ro: rủi ro kinh doanh, rủi ro tài chính, rủi ro hoạt động trong hoạt động kinh doanh của NHTM. - Thông qua khảo sát thực tế, đánh giá về thực trạng quản trị rủi ro trong các NHTM thời gian qua. - Đề xuất mô hình quản trị rủi ro và những biện pháp nhằm hạn chế các loại rủi ro đã được đề cập. 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đề tài nghiên cứu này nhằm phân tích để đánh giá về tình hình hoạt động và quản lý rủi ro của NHTM để xây dựng mô hình quản trị rủi ro hiệu quả. Vì vậy phương pháp nghiên cứu ở đây vừa mang tính lý thuyết, vừa mang tính thực tiễn, chủ yếu dựa vào kiến thức các môn học kinh tế, đặc biệt là chuyên ngành tài chính. Các phương pháp chủ yếu được sử dụng là phương pháp mô tả, phương pháp điều tra chọn mẫu. Số liệu được thu thập qua sách báo, tạp chí, báo cáo tổng kết ngành nói chung và một số ngân hàng nói riêng. Đề tài sử dụng khảo sát thực tế làm cơ sở đánh giá. Kết quả khảo sát sử dụng phần mềm SPSS để phân tích. 3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU, HƯỚNG PHÁT TRIỂN Thông qua việc đánh giá thực trạng quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh tại các NHTM , đề tài nêu rõ sự cần thiết phải có một phương pháp quản trị rủi ro đúng đắn nhằm hạn chế, ngăn chặn những tổn thất có thể xảy ra cho chính ngân hàng và cho nền kinh tế, cũng như một số tồn tại trong quá trình quản trị rủi ro ở các NHTM. Từ đó, đưa ra các giải pháp cụ thể nhằm hạn chế rủi ro trong quá trình hoạt động của các ngân hàng. Hướng mở của đề tài trong tương lai có thể tập trung xây dựng hệ thống hạn mức trong đo lường và kiểm soát rủi ro. 5. NỘI DUNG VÀ KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài bố cục thành 4 chương: Chương 1: Hệ thống hóa các vấn đề lý luận liên quan đến rủi ro trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Các công cụ phòng ngừa và quản trị rủi ro trong NHTM. Chương 2: Phân tích những tác động từ cuộc khủng hoảng tài chính thế giới, tình hình kinh tế Việt Nam và những nguyên nhân từ nội tại đến rủi ro trong kinh doanh của các NHTM. Chương 3: Thực trạng và nguyên nhân rủi ro trong hoạt động của NHTM Việt Nam giai đoạn hiện nay. Thảo luận kết quả khảo sát. Chương 4: Giải pháp quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh của NHTM. Chú trọng ở 3 nhóm rủi ro: rủi ro kinh doanh, rủi ro tài chính, rủi ro hoạt động. DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT EU : Liên minh Châu Âu AFTA : Khu vực mậu dịch tự do Asean WTO : Tổ chức thương mại thế giới ASEAN: Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á FED : Cục dự trữ liên bang Mỹ FDI : Vốn đầu tư trực tiếp ODA : Vốn hỗ trợ phát triển chính thức FII : Vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài GDP : Tổng sản phẩm quốc nội NĐ : Nghị định NHTM : Ngân hàng thương mại NHNN : Ngân hàng nhà nước TCTD : Tổ chức tín dụng TSLĐ : Tài sản lưu động TSC : Tài sản có VTC : Vốn tự có PP : Phương pháp USD : đồng đô la Mỹ VND : Việt Nam đồng DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1 : Cán cân thương mại hàng tháng Việt Nam................................................. 12 Biểu đồ 2.2 : Diễn biến tỷ giá USD/VND từ tháng 4/2008 đến tháng 3/2009................. 13 Biểu đồ 2.3 : Diễn biến chỉ số CPI Việt Nam từ 1995 – 2008 (% thay đổi chỉ số CPI năm nay so với tháng 12 năm trước)................................................................... 14 Biểu đồ 2.4 : Diễn biến CPI qua 12 tháng 2008 và 4 tháng đầu năm 2009 .................... 15 Biểu đồ 2.5 : Chỉ số VN-INDEX từ 2007 đến 2009 ........................................................ 16 Biểu đồ 2.6 : Sự thay đổi giá dầu thế giới và giá xăng A92............................................. 18 Biểu đồ 2.7 : Diễn biến lãi suất cơ bản giai đoạn cuối năm 2007 đến 2009 ................... 21 Biểu đồ 3.1 : Tăng trưởng tín dụng giai đoạn 2000-2009 ................................................ 28 Biểu đồ 3.2 : Kết quả khảo sát- Mức độ ảnh hưởng của các loại rủi ro đến doanh thu và hoạt động kinh doanh của NHTM............................................................... 33 Biểu đồ 3.3 : Mức độ am hiểu hiệp ước Basel II.............................................................. 34 Biểu đồ 3.4 : Tầm quan trọng của các yếu tố trong quy trình quản trị rủi ro vận hành ... 36 Biểu đồ 3.5 : Mức độ am hiểu đối với công cụ phái sinh................................................. 37 Biểu đồ 3.6 : Mức độ thường xuyên sử dụng các hợp đồng phái sinh tại các NHTM..... 38 Biểu đồ 3.7 : Mức độ quan tâm về việc sử dụng công cụ phái sinh trong tình hình hiện nay của các NHTM...................................................................................... 38 DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng PL 3.1 : Các chỉ tiêu kinh tế Việt Nam và dự báo cho 2009 ............................12-A Bảng PL 3.2 : Vốn pháp định cho các tổ chức tín dụng theo NĐ số 141/2006/NĐ-CP (22/11/2006)...............................................................................................13-A Bảng PL 4.1 : Những biểu hiện của 1 khoản tín dụng xấu và một chính sách tín dụng kém hiệu quả .................................................................................................15-A Bảng PL 4.2 : Xếp hạng và đánh giá nợ doanh nghiệp ..............................................23-A Bảng PL 6.1 : Hệ số trong phương pháp chuẩn đối với rủi ro hoạt động ...............28-A Bảng PL 6.2 : Các chỉ số tài chính cho từng nhóm nghiệp vụ ...................................28-A Bảng PL 6.3 : Hệ số rủi ro cho từng nhóm nghiệp vụ................................................29-A DANH MỤC HÌNH VẼ Hình vẽ PL2.1: Mô hình về nguyên nhân và diễn biến cuộc khủng hoảng tài chính/kinh tế hiện nay ...............................................................................................11-A Hình vẽ PL3.3: Mô hình những tác động đến việc hình thành lãi suất .........................14-A Hình vẽ 4.1 : Mô hình quản trị đề xuất.............................................................................. 46 Hình vẽ 4.2: Mô hình quản trị rủi ro tổng thể ................................................................... 47 MỤC LỤC TÓM TẮT ĐỀ TÀI DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG, HÌNH VẼ MỤC LỤC CHƯƠNG 1: KHUNG LÝ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM 1.1 Khái niệm cơ bản về rủi ro trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng ................... 1 1.1.1 Định nghĩa........................................................................................................... 1 1.1.2 Phân loại.............................................................................................................. 1 a. Rủi ro kinh doanh ......................................................................................... 1 b. Rủi ro tài chính .............................................................................................. 1 c. Rủi ro hoạt động ............................................................................................ 2 1.2 Vấn đề quản trị rủi ro trong Ngân hàng thương mại ................................................... 2 1.2.1 Định nghĩa về quản trị rủi ro............................................................................... 2 1.2.2 Vai trò và sự cần thiết phải có hệ thống quản trị rủi ro ...................................... 2 1.2.3 Các nguyên tắc cơ bản của quản lý rủi ro........................................................... 3 1.2.4 Các điểm then chốt của hệ thống quản lý rủi ro ................................................. 3 a. Có thông tin toàn diện về công cụ phòng ngừa rủi ro ................................... 4 b. Khả năng liên kết với những nhà cung cấp thông tin thị trường................... 4 c. Thông qua hệ thống quản trị rủi ro, cung cấp thông tin về các mục tiêu đầu tư và chỉ dẫn cho hoạt động ngân hàng ................................................................. 4 d. Cơ chế theo dõi/ phản hồi.............................................................................. 5 e. Phân tích và thể hiện ..................................................................................... 5 f. Hạn mức và kiểm soát ................................................................................... 5 1.2.5 Các chuẩn mực, công cụ áp dụng để quản trị rủi ro ngân hàng.......................... 6 a. Hiệp ước an toàn vốn Basel........................................................................... 6 b. Các công cụ phái sinh.................................................................................... 7 c. Đo lường dựa trên thời hạn ........................................................................... 7 d. Thước đo loại giá trị điểm cơ bản ................................................................. 8 e. Giá trị chịu rủi ro (VaR) ................................................................................ 8 f. Các kỹ thuật danh mục khác ......................................................................... 8 Kết luận chương 1 ............................................................................................................... 9 CHƯƠNG 2: TỪ CUỘC KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH ĐẾN NHỮNG RỦI RO PHẢI ĐỐI MẶT CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM. 2.1 Từ cuộc khủng hoảng tài chính thế giới.................................................................... 10 2.2 Tác động từ tình hình trong nước.............................................................................. 11 2.2.1 Kinh tế Việt Nam trước cuộc khủng hoảng, những tác động đến ngành ngân hàng .................................................................................................................. 11 a. Ảnh hưởng làm giảm nguồn thu ngoại tệ của Việt Nam............................. 11 b. Những biến động về tỷ giá ......................................................................... 13 c. Vấn đề về lạm phát và lãi suất..................................................................... 14 d. Thị trường chứng khoán Việt Nam ............................................................. 15 e. Thị trường nhà đất ....................................................................................... 16 f. Thị trường vàng........................................................................................... 17 g. Sự biến động của giá dầu, nguyên liệu, hàng hoá đầu vào thế giới ............ 17 2.2.2 Tác động từ chính sách điều hành của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.......... 18 a. Luật ngân hàng và các tổ chức tín dụng...................................................... 19 b. Tỷ lệ dự trữ bắt buộc ................................................................................... 19 c. Điều hành lãi suất ........................................................................................ 20 d. Điều hành tỷ giá .......................................................................................... 21 2.3 Thực trạng từ nội tại của chính các Ngân hàng thương mại ..................................... 22 2.3.1 Quy mô vốn....................................................................................................... 22 2.3.2 Năng lực quản lý, cơ cấu tổ chức...................................................................... 22 2.3.3 Hệ thống kênh phân phối và mức độ đa dạng hoá các sản phẩm và dịch vụ ngân hàng .......................................................................................................... 23 2.3.4 Trình độ công nghệ ........................................................................................... 24 2.3.5 Nhân lực chuyên môn ....................................................................................... 24 Kết luận chương 2............................................................................................................ 25 CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG VÀ NGUYÊN NHÂN RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI. 3.1 Thực trạng và nguyên nhân rủi ro trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại Việt Nam................................................................................................ 26 3.1.1 Rủi ro kinh doanh.............................................................................................. 26 a. Thực trạng áp dụng hiệp ước an toàn vốn Basel tại Việt Nam ................... 26 b. Thực trạng rủi ro tín dụng trong Ngân hàng thương mại của Việt Nam..... 26 3.1.2 Rủi ro tài chính.................................................................................................. 28 a. Rủi ro thanh khoản ..................................................................................... 28 b. Rủi ro lãi suất ............................................................................................. 29 c. Rủi ro tỷ giá ................................................................................................ 30 3.1.3 Rủi ro hoạt động................................................................................................ 31 a. Thực trạng công nghệ.................................................................................. 31 b. Vấn đề an ninh bảo mật ............................................................................... 32 c. Kiểm soát nội bộ.......................................................................................... 32 3.2 Thảo luận kết quả khảo sát....................................................................................... 33 Kết luận chương 3 ............................................................................................................. 39 CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HỆ THỐNG QUẢN TRỊ RỦI RO CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM 4.1 Chương trình quản trị rủi ro ..................................................................................... 40 4.1.1 Quản trị rủi ro kinh doanh................................................................................. 40 a. Quản trị rủi ro tín dụng................................................................................ 40 b. Các đề xuất .................................................................................................. 40 4.1.2 Quản trị rủi ro tài chính..................................................................................... 41 a. Rủi ro thanh khoản ...................................................................................... 41 b. Rủi ro lãi suất .............................................................................................. 42 c. Rủi ro tỷ giá ................................................................................................. 43 4.1.3 Quản trị rủi ro hoạt động................................................................................... 44 a. Xác định, phân loại rủi ro............................................................................ 44 b. Đo lường rủi ro, ước lượng thiệt hại ........................................................... 44 c. Kiểm soát rủi ro và xây dựng các chính sách làm giảm thiểu rủi ro, phân định vai trò và trách nhiệm trong quản trị rủi ro ................................................. 45 d. Giám sát, kiểm tra lại quy trình................................................................... 45 4.1.4 Mô hình quản trị rủi ro tổng hợp ...................................................................... 46 a. Chính sách điều hành và quy trình quản trị rủi ro ................................. 46 b. Các giải pháp phối hợp .......................................................................... 47 4.2 Các giải pháp hỗ trợ ................................................................................................ 48 Kết luận chương 4............................................................................................................ 50 KẾT LUẬN ...................................................................................................................... 50 PHỤ LỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 CHƯƠNG 1 KHUNG LÝ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM 1.1 Khái niệm cơ bản về rủi ro trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng 1.1.1 Định nghĩa Rủi ro trong kinh doanh ngân hàng là những biến cố không mong đợi mà khi xảy ra những biến cố này sẽ dẫn đến sự tổn thất về tài sản của ngân hàng, giảm sút lợi nhuận thực tế so với dự kiến hoặc ngân hàng phải bỏ ra thêm một khoản chi phí để có thể hoàn thành được một nghiệp vụ tài chính nhất định. 1.1.2 Phân loại a. Rủi ro kinh doanh: bao gồm một số rủi ro như rủi ro tín dụng, chính trị, quốc gia, chính sách, môi trường. Rủi ro tín dụng: là rủi ro khi các đối tác không thực hiện các cam kết theo các điều kiện đã thỏa thuận trên hợp đồng tín dụng. Mục đích của quản trị rủi ro tín dụng là nhằm tối đa hóa lợi nhuận và duy trì rủi ro tín dụng trong phạm vi ngân hàng có thể chấp nhận được. Rủi ro quốc gia: là rủi ro khi người đi vay là quốc gia không có khả năng hoặc không muốn trả nợ; hay người đi vay khác ở trong quốc gia đó không có khả năng thực hiện các cam kết với nước ngoài. Rủi ro pháp lý và điều tiết: là rủi ro không tuân thủ các yêu cầu pháp lý và yêu cầu về quản lý nhà nước. Rủi ro môi trường: là rủi ro gây ra ô nhiễm hoặc phá huỷ môi trường tự nhiên do các hành vi vô tình cũng như cố ý. b. Rủi ro tài chính: bao gồm rủi ro thanh khoản, phá sản, lãi suất, tỷ giá hối đoái. Rủi ro thanh khoản: là rủi ro ngân hàng không có khả năng thực hiện các cam kết thanh toán của mình khi các cam kết này đến hạn. Phát sinh chủ yếu từ xu hướng của các ngân hàng là huy động ngắn hạn và cho vay dài hạn. Trường hợp này xảy ra khi các khoản huy động về mặt kỹ thuật sẽ phải hoàn trả theo yêu cầu của người gửi tiền, đặc biệt trong những cuộc khủng hoảng hay khi có những tin đồn xấu về ngân hàng thì người gửi tiền sẽ rút tiền của mình ra nhanh hơn việc người đi vay sẵn sàng trả nợ. 2 Rủi ro phá sản: Là nguy cơ một ngân hàng không thể trả hết các khoản nợ của mình. Đây là một rủi ro mà cả hai bên khách hàng và cổ đông đều gặp phải khi quyết định đầu tư vốn vào ngân hàng. Rủi ro lãi suất: Thể hiện rủi ro lỗ tiềm tàng của một ngân hàng do các biến động của lãi
Tài liệu liên quan