Đề tài Tư tưởng cải cách Hồ Quý Ly

Tư tưởng canh tân, cải cách được hình và phát triển do yêu cầu của tiến trình lịch sử. Là một bộ phận hình thành lịch sử tư tưởng Việt Nam, nó hoàn toàn phù hợp với qui luật phát triển của lịch sử dân tộc qua mỗi thời kì nhất định. Trong quá trình phát triển tư tưởng cải cách thời kì Phong kiến thế kỉ XIV- XV, tư tưởng cải cách của Hồ Quý Ly có vị trí đặc biệt, nó mở đầu cho bước phát triển mới của nhà nước Phong kiến trung ương tập quyền. Tư tưởng cải cách Hồ Quý Ly xuất hiện vào cuối thế kỉ XIV, đầu thế kỉ XV, đúng vào lúc nước ta đứng trước hai đòi hỏi lớn: một là, phải loại bỏ vai trò của quí tộc nhà Trần (lúc này đã suy thoái) trên vũ đài chính trị và tư tưởng; hai là, mở đường cho đất nước đi lên theo một xu hướng mới hơn, tiến bộ hơn. Tư tưởng của Hồ Quý Ly đã tấn công vào toàn bộ cơ sở chính trị, kinh tế và xã hội của nhà Trần, đó là mặt tích cực nhất, táo bạo nhất và cũng là thành công lớn nhất của Hồ Quý Ly. Song tư tưởng của Hồ Quý Ly cũng có những điểm chưa hợp lý và không được lòng dân dẫn đến việc triều Hồ đã không thể tập hợp và huy động được sức mạnh cũng như trí tuệ của toàn dân vào sự nghiệp giữ nước. Đây cũng là một trong những lý do khiến cho triều Hồ sụp đổ và nước ta bị rơi vào tay nhà Minh. Trải qua bảy thế kỉ, nội dung và tư tưởng cải cách của Hồ Quý Ly được lịch sử ghi nhận như một chứng tích tiến bộ của sự phát triển lịch sử xã hội. Với ý nghĩa đó, thực hiện tiểu luận với đề tài: “Tư tưởng cải cách Hồ Quý Ly”, tác giả tập trung đi vào nghiên cứu những nội dung trong tư tưởng cải cách của Hồ Quý Ly, từ đó khẳng định những cống hiến của tư tưởng cải cách ấy đối với lịch sử nước nhà, đồng thời rút ra những bài học kinh nghiệm trong công cuộc xây dựng đất nước hiện nay.

doc48 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 4098 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tư tưởng cải cách Hồ Quý Ly, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Tư tưởng canh tân, cải cách được hình và phát triển do yêu cầu của tiến trình lịch sử. Là một bộ phận hình thành lịch sử tư tưởng Việt Nam, nó hoàn toàn phù hợp với qui luật phát triển của lịch sử dân tộc qua mỗi thời kì nhất định. Trong quá trình phát triển tư tưởng cải cách thời kì Phong kiến thế kỉ XIV- XV, tư tưởng cải cách của Hồ Quý Ly có vị trí đặc biệt, nó mở đầu cho bước phát triển mới của nhà nước Phong kiến trung ương tập quyền. Tư tưởng cải cách Hồ Quý Ly xuất hiện vào cuối thế kỉ XIV, đầu thế kỉ XV, đúng vào lúc nước ta đứng trước hai đòi hỏi lớn: một là, phải loại bỏ vai trò của quí tộc nhà Trần (lúc này đã suy thoái) trên vũ đài chính trị và tư tưởng; hai là, mở đường cho đất nước đi lên theo một xu hướng mới hơn, tiến bộ hơn. Tư tưởng của Hồ Quý Ly đã tấn công vào toàn bộ cơ sở chính trị, kinh tế và xã hội của nhà Trần, đó là mặt tích cực nhất, táo bạo nhất và cũng là thành công lớn nhất của Hồ Quý Ly. Song tư tưởng của Hồ Quý Ly cũng có những điểm chưa hợp lý và không được lòng dân dẫn đến việc triều Hồ đã không thể tập hợp và huy động được sức mạnh cũng như trí tuệ của toàn dân vào sự nghiệp giữ nước. Đây cũng là một trong những lý do khiến cho triều Hồ sụp đổ và nước ta bị rơi vào tay nhà Minh. Trải qua bảy thế kỉ, nội dung và tư tưởng cải cách của Hồ Quý Ly được lịch sử ghi nhận như một chứng tích tiến bộ của sự phát triển lịch sử xã hội. Với ý nghĩa đó, thực hiện tiểu luận với đề tài: “Tư tưởng cải cách Hồ Quý Ly”, tác giả tập trung đi vào nghiên cứu những nội dung trong tư tưởng cải cách của Hồ Quý Ly, từ đó khẳng định những cống hiến của tư tưởng cải cách ấy đối với lịch sử nước nhà, đồng thời rút ra những bài học kinh nghiệm trong công cuộc xây dựng đất nước hiện nay. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về tư tưởng cải cách của Hồ Quý Ly như: - Hồ Quý Ly, nhà cải cách, Võ Xuân Đàn- Nxb Giáo dục, 1998. - Những nhà cải cách Việt Nam, Lê Minh Quốc- Nxb Trẻ, 2009. - Hồ Quý Ly, nhà cải cách tiến bộ, Phạm Cúc, Tạp chí NCLS, số 5 (264), Hà Nội, 1992. - Đánh giá lại vấn đề cải cách của Hồ Quý Ly, Trương Hữu Quýnh, Tạp chí NCLS, số (20), Hà Nội, 1960…. Trên cơ sở kế thừa những thành quả của các công trình nghiên cứu kể trên, tác giả thực hiện tiểu luận với đề tài “Tư tưởng cải cách Hồ Quý Ly” như một sự ghi nhận những đóng góp quan trọng của Hồ Quý Ly đối với lịch sử nước nhà. 3. Mục đích và nhiệm vụ Mục đích Làm rõ tư những nội dung trong tư tưởng cải cách của Hồ Quý Ly trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế- xã hội, văn hóa, giáo dục, quân sự; từ đó rút ra những giá trị và ý nghĩa lịch sử của những tư tưởng cải cách ấy đối với lịch sử xã hội Việt Nam thế kỉ XIV- XV cũng như những bài học kinh nghiệm trong công cuộc đổi mới đất nước hiện nay. Nhiệm vụ Để thực hiện mục đích đã đề ra, tiểu luận triển khai một số nhiệm vụ sau: - Phân tích bối cảnh lịch sử và các tiền đề tư tưởng hình thành tư tưởng cải cách Hồ Quý Ly. - Phân tích những nội dung trong tư tưởng cải cách Hồ Quý Ly và những giá trị lịch sử. 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu Cơ sở lý luận Tiểu luận được thực hiện trên quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lênin , tư tưởng Hồ Chí Minh về quan điểm phát triển, xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam… Phương pháp nghiên cứu Tiểu luận chủ yếu sử dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử kết hợp với các phương pháp lịch sử - logíc; phân tích- tổng hợp; thống kê, diễn dịch, qui nạp, so sánh,…. 5. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn Với việc trình bày và phân tích một cách có hệ thống tư tưởng cải cách của Hồ Quý Ly, tiểu luận không chỉ góp phần làm rõ hơn những tư tưởng cải cách của ông, một nhà cải cách vĩ đại và táo bạo mà còn góp phần làm phong phú hơn những tư liệu về Hồ Quý Ly nói riêng và lịch sử tư tưởng Việt Nam nói chung. Tiểu luận có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu, học tập môn Lịch sử tư tưởng triết học Việt Nam trong các trường Đại học, cao đẳng. 6. Kết cấu Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, tiểu luận gồm có hai chương và bốn tiết. Chương 1 KHÁI QUÁT BỐI CẢNH LỊCH SỬ VÀ CÁC TIỀN ĐỀ TƯ TƯỞNG 1.1. KHÁI QUÁT BỐI CẢNH LỊCH SỬ XÃ HỘI VIỆT NAM CUỐI THẾ KỈ XIV ĐẦU THẾ KỈ XV Xã hội Đại Việt cuối thế kỉ XIV là thời điểm cáo chung của vương triều Trần, một Vương triều đã tồn tại 175 năm (1226- 1440), và cũng là thời kì hình thành những dòng tư tưởng mới, bước quá độ dần đến công cuộc cải cách của Hồ Quý Ly. Triều Trần đã có công lao to lớn trong sự nghiệp bảo vệ nền độc lập dân tộc, củng cố quốc gia thống nhất, đẩy mạnh công cuộc phục hưng dân tộc một cách toàn diện trên qui mô lớn, làm cho nền kinh tế, văn hóa của đất nước phát triển, đạt những thành tựu đáng kể. Nhưng đến nửa sau thế kỉ XIV, nhà Trần lâm vào cuộc khủng hoảng sâu sắc trên nhiều phương diện dẫn đến sự sụp đổ không sao cưỡng lại được, cũng từ đó dòng tư tưởng mới của Hồ Quý Ly đã có điều kiện để hình thành và phát triển. Về kinh tế Cở sở kinh tế của xã hội thời Trần tồn tại hai hình thức sở hữu về ruộng đất: sở hữu công (công điền) và sở hữu tư (tư điền). Vào thời điểm này, trong khi chế độ đại điền trang lâm vào khủng hoảng thì chế độ tư hữu ruộng đất của địa chủ lại phát triển mạnh. Chế độ tư hữu tư nhân về ruộng đất đã xuất hiện sớm ở nước ta. Trước thế kỉ XI những thuật ngữ “dân điền”, “tư điền”, “danh điền” đã được sử dụng phổ biến, điều đó nói lên việc sử dụng ruộng đất tư đã có. Từ thế kỉ XII, chế độ tư hữu tư nhân về ruộng đất đã phát triển đáng kể. Việc mua bán, cúng tặng ruộng đất đã phổ biến, Nhà nước đã phải ban hành luật lệ để công nhận quyền sở hữu đó. Theo Đại Việt sử kí toàn thư, năm 1135 Lý Thần Tông ra lệnh “những người bán ruộng ao không được trả tăng tiền để chuộc lại, làm trái thì phải tội”(). Năm 1142 Lý Anh Tông lại quy định “những người cầm ruộng thục, trong hạn 20 năm thì được chuộc lại….. những ruộng thục hay ruộng hoang dã bán đoạn thì không được chuộc, làm trái bị tội”(). Việc mua bán ruộng đất trở thành hiện tượng phổ biến. Để tranh nạn tranh chấp ruộng đất, nhà Lý còn quy định: “Việc tranh chấp ruộng đất thì trong vòng năm năm hay mười năm còn được tâu kiện; ai có ruộng đất bỏ hoang bị người khác cày cấy trồng trọt trong vòng một năm thì được kiện mà nhận, quá hạn ấy thì cấm. Làm trái thì xử phạt tám mươi trượng. Nếu tranh nhau ruộng ao mà lấy đồ binh khí nhọn sắc đánh chết hay làm bị thương người thì đánh tám mươi trượng, xử tội đồ, đem ruộng ao ấy trả lại cho người chết hay bị thương”(). Đến đời Trần, chế độ tư hữu ruộng đất tiếp tục phát triển ở mức cao và có quy củ, thể hiện ở những quy định của nhà nước về văn khế chứng nhận, quy định việc điểm chỉ lên các giấy tờ mua bán ruộng đất tư. Thể hiện sự bảo vệ và công nhận của nhà nước về quyền sở hữu tư nhân ruộng đất. Năm 1254, nhà nước còn bán cả ruộng công cho dân mua làm ruộng tư. Vào thời điểm cuối của Vương triều Trần, sở hữu tư nhân về ruộng đất có thể phân làm mấy loại sau: Loại thứ nhất là bộ phận ruộng đất điền trang; loại thứ hai là ruộng đất thuộc sở hữu lớn của địa chủ; loại thứ ba là ruộng đất của nhà chùa; loại thứ tư là ruộng đất thuộc sở hữu nhỏ của nông dân. Về tỉ lệ phân bố ruộng đất giữa bốn loại sở hữu này, đến nay chưa có nguồn sử liệu nào nói rõ, song sự cách biệt giữa chúng lệ thuộc chủ yếu vào những biến đổi của xã hội. Điều đáng lưu ý là ranh giới giữa sở hữu công và sử hữu tư về ruộng đất không có sự cố định mà luôn thay đổi theo chiều hướng ruộng đất tư dưới nhiều hình thức sở hữu ngày càng mở rộng, ruộng đất công hữu do Nhà nước quản lý ngày càng bị thu hẹp, nhất là ruộng đất công của làng xã bị xâm chiếm từ hai phía: triều đình lấy để phong cấp và bán, tư nhân mua bán và chấp chiếm. Hệ quả của nó là sử hữu nhà nước về ruộng đất bị thu hẹp lại, tiềm lực kinh tế cũng vì thế mà suy yếu. Tình hình đó làm cho mâu thuẫn giai cấp phát sinh, những nông dân lĩnh canh trong các điền trang, thái ấp không còn tích cực sản xuất nữa. Với tình trạng nông nghiệp không được nhà nước chăm sóc bảo vệ và mâu thuẫn giai cấp sâu sắc đã làm cho sản xuất sa sút, nhân dân đói khổ lưu vong. Nền kinh tế xuất hiện mâu thuẫn cơ bản giữa chế độ công hữu về ruộng đất với sự chiếm dụng riêng lẽ. Mâu thuẫn này biểu hiện thành hai mặt: một là, mâu thuẫn giữa sở hữu toàn quốc- tối cao và danh nghĩa của nhà nước với sự chiếm dụng riêng biệt của từng tập thể công xã; hai là, mâu thuẫn giữa chế độ sở hữu công xã với sự chiếm dụng tư nhân. Để giải quyết mâu thuẫn này, vua Trần Dụ Tông đã xuống chiếu quy định những loại ruộng đất tốt nhất trong số ruộng đất của các điền trang, sau khi chủ điền trang chết phải chuyển thành ruộng đất của nhà nước chứ không thuộc về con cháu của họ trước đây. Việc này đã gây nên những phản ứng kịch liệt từ các chủ điền trang. 1.1.2. Về chính trị - xã hội Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên - Mông lần thứ ba thắng lợi, nền thịnh trị của nhà Trần được duy trì qua các đời vua: Anh Tông (1293-1314), Minh Tông (1314-1329), nhưng những mầm mống suy đồi, mất ổn định trong xã hội đã xuất hiện. Đó là việc các vua Trần đã tiến hành ban cấp hàng loạt ruộng đất cho quý tộc và quan lại làm thái ấp. Các quý tộc, tôn thất của nhà Trần nhân đó đã chiếm đoạt ruộng đất của nông dân, thậm chí cả ruộng đất công ở làng xã. Không những thế, họ còn tìm đủ mọi mánh khóe để bóc lột nhân dân, không quan tâm đến xã hội, chính trị. Đã dùng những tài sản đồ sộ của mình vào những chi phí xa xỉ, phi sản xuất, xây dinh thự, chùa chiền. Các ngôi chùa xây cất to lớn, tráng lệ đều do quý tộc nhà Trần bỏ tiền của ra xây cất. Họ hiến cho nhà chùa hàng trăm ngàn mẫu ruộng, góp tiền bạc nuôi sống hàng ngàn nhà sư khắp quốc gia Đại Việt, tạo thành một tập đoàn ăn bám khổng lồ. Vua ăn chơi sa đọa, không quan tâm đến việc triều chính. Nhân cơ hội đó xuất hiện hàng loạt tên nịnh thần và việc triều chính bị chúng lũng đoạn. Việc tranh bè, kéo cánh trong hàng ngũ quý tộc đã dẫn đến sự vu khống, giết hại lẫn nhau. Tình hình nội bộ rối loạn khiến các nước nhỏ phía nam không còn thần phục như trước nữa mà liên tục quấy rối. Chiến tranh nổi ra liên miên gây thêm hàng loạt khó khăn cho nhân dân. Sử gia Ngô Thì Sĩ đã ghi trong “Việt sử tiêu án” như sau: “Trần Dụ Tông lên ngôi đến đây (1355) mới 15 năm, đã sáu lần nhật thực, ba lần thủy tai, ba lần hạn hán, một lần sâu cắn lúa, lại bồn năm mất mùa đói kém. Đến đây từ mùa xuân đến mùa thu, nào núi lở, nào động đất. Không tháng nào là không có tai biến”. Những rối ren về mặt chính trị cũng nhưng kinh tế làm cho kết cấu giai cấp xã hội cũng có sự biến đổi. Trước hết trong nội bộ giai cấp thống trị đã phân hóa các bộ phận: địa chủ quý tộc, địa chủ quan lại và địa chủ không quan tước. Bộ phận địa chủ quý tộc: là lớp người có nhiều đặc quyền, đặc lợi trong xã hội. Họ được sử dụng hai loại ruộng đất để khai thác làm giàu: ruộng đất thái ấp do Vua cấp nhưng không phải là của riêng của quý tộc tôn thất, do đó không có quyền thừa kế. Người được cấp sẽ sử dụng nông dân trong phạm vi thái ấp để sản xuất và hưởng to thuế. Loại ruộng đất thứ hai là điền trang được Nhà vua cho phép quý tộc tôn thất chiêu tập dân phiêu tán để khai thác khẩn ruộng hoang, bãi bồi ven sông và ruộng đất do mua bán mà có. Tầng lớp địa chủ quý tộc đã nắm giữ mọi cương vị chủ chốt ở triều đình, đó là các quan hàm: Thái sư, Thái phó, Thái bảo, Thái úy, Tư đồ, Tả hữu tướng quốc,…. Song do sự phát triển của kinh tế điền trang, của chế độ tư hữu về ruộng đất, công với sự biệt lập giữa các quý tộc tôn thất với triều đình trung ương, nên nguy cơ phân tán về chính trị là điều không thể tránh khỏi. Bản thân việc phong cấp thái ấp thực chất cũng là biểu hiện của sự phân quyền trong hàng ngũ quý tộc tôn thất. Bộ phận địa chủ quan lại: Do yêu cầu phải mở rộng và tăng cường bộ máy nhà nước, nhà Trần buộc phải sử dụng những người ngoài tôn thất vào tham gia công việc triều chính, lúc đầu là những chức quan lại nhỏ phụ thuộc, sau đó, do mặt tích cực của số quan lại này, nhà Trần đã giao những chức vụ quan trọng mà trước đây chỉ có những người trong tôn thất mới được nắm giữ. Bộ phận địa chủ quan lại trên không được phép lập điền trang song không phải vì thế mà không có ruộng đất. Trước khi là quan lại, họ là những địa chủ, con em địa chủ không quan tước, do có học nên từ thế lực kinh tế ban đầu họ đi vào quan trường, kết hợp thế lực kinh tế với thế lực chính trị, họ trở thành bộ phận địa chủ quan lại với nhiều yếu tố thuận lợi để phát triển cả về mặt kinh tế lẫn mặt chính trị ở thời điểm cuối thế kỉ XIV. Bộ phận địa chủ không quan tước: Bộ phận này chiếm giữ một số lượng ruộng đất lớn, mỗi địa chủ ước chừng bốn mẫu trở lên. Họ có mặt trong hàng ngũ chức sắc ở làng xã, có uy thế về kinh tế và chính trị trong địa phương. Từ giữa thế kỉ XIV, vương hầu, quý tộc Trần không mấy quan tâm đến chính trị, tình hình đó buộc nhà nước quân chủ phải có biện pháp tăng cường đội ngũ quan lại có học thức, mà đối tượng tuyển dụng là tầng lớp nho học. Tầng lớp nho học này có nhiều lợi thế để thay thế quý tộc nhà Trần phục vụ triều đình như công chức: được đào tạo qa trường lớp nho học, học thức rộng, số đông có thực tài, ít có những yếu tố để chi phối công việc của họ như ruộng đất tư, nô tì, chỉ một lòng tận tụy với triều đình, trung quân, ái quốc. Đồng thời với việc hình thành tầng lớp quý tộc tôn thất nhà Trần, trong xã hội cũng hình thành một tầng lớp đông đảo những người nông nô, nô tì vốn là những nông dân làng xã bị bần cùng hóa do mất hết ruộng đất. Sự tan rã của nền kinh tế điền trang, thái ấp, sự phát triển của kinh tế địa chủ, cộng với sự phát triển của đội ngũ nho học và sự tham gia ngày càng sâu của họ vào bộ máy nhà nước đã đẩy nhanh quá trình suy thoái của vương triều Trần. Mâu thuẫn xã hội ngày càng gay gắt với hai mâu thuẫn cơ bản. Một là, mâu thuẫn giữa tầng lớp quý tộc tôn thất nhà Trần với tầng lớp địa chủ quan liêu trong việc lựa chọn đường lối trị nước. Nếu như tầng lớp quý tộc tôn thất nhà Trần muốn giữ nguyên cơ chế cũ là mô hình quân chủ quý tộc - hiện đang khủng hoảng trầm trọng và không còn phù hợp với những biến đổi của xã hội. Thì tầng lớp địa chủ quan liêu – nho sĩ lại muốn cải cách đất nước theo mô hình chế độ quan chủ quan liêu giống như mô hình nhà Đường, Tống của Trung Quốc. Trong cuộc đấu tranh đó, ưu thế thuộc về tầng lớp quý tộc đang cầm quyền. Hai là, mâu thuẫn giữa giai cấp quý tộc địa chủ và giai cấp nông dân, nô tì. Trong hai mâu thuẫn trên, mâu thuẫn giữa giai cấp nông dân, nô tì và giai cấp địa chủ quý tộc phong kiến là mâu thuẫn cơ bản và chủ yếu của xã hội phong kiến. Vào nửa cuối đời nhà Trần, mâu thuẫn này càng trở nên gay gắt hơn khi các vương hầu, quý tộc tìm đủ mọi cách để áp bức, bóc lột nhân dân. Mặc cho thiên tai, dịch bệnh hoành hành, sản xuất bị đình trệ, triều đình không mảy may quan tâm. Cuộc sống của người nông dân bị đe dọa, tình trạng nông dân bị nông nô hóa ngày càng mạnh, một số trở thành lưu vong chạy vào điền trang “làm nô cho các thế gia”, khiến cho số lượng nông nô, nô tì vào cuối đời nhà Trần tăng lên đáng kể. Để bảo về quyền sống của mình, nhân dân khắp nơi đã buộc phải cầm lấy vũ khí chống lại giai cấp địa chủ quý tộc phong kiến, khởi nghĩa Ngô Bệ ở Hải Dương (1344 - 1360) là một điển hình. Mặc dù thất bại nhưng cuộc khởi nghĩa Ngô Bệ nói riêng và các cuộc khởi nghĩa của nông nô, nô tì cuối thời Trần nói chung không chỉ gióng một hồi chuông báo động về tình trạng suy tàn, bất lực của nhà nước và chế độ phong kiến nhà Trần, mà còn đánh những đòn trực diện vào chế độ đại điền trang, chế độ nông nô, nô tì. Chưa thể bình ổn thiên hạ, làm dịu lòng dân, nhà nước quân chủ quý tộc nhà Trần suy yếu lại phải đối đầu với các cuộc xâm lược từ bên ngoài: quân Chiêm Thành, quân nhà Minh,… Đất nước đang đứng trước cuộc khủng hoảng toàn diện, trầm trọng và nguy cơ bị nước ngoài xâm lược. Trong khi đó, nhà nước quân chủ quý tộc Trần đã suy tàn, không đủ khả năng điều hành đất nước. Trước yêu cầu cấp thiết của lịch sử, cần phải có một cuộc cải cách để đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng. Hàng loạt những tư tưởng canh tân, cải cách xuất hiện, trong đó phải kể đến tư tưởng cải cách Hồ Quý Ly. 1.2. TIỀN ĐỀ VĂN HÓA – TƯ TƯỞNG Dưới ách đô hộ của các thế lực phong kiến phương Bắc hơn một nghìn năm, trong quá trình xây dựng nền độc lập, bên cạnh những giá trị văn hóa cổ truyền, nhân dân ta đã tiếp nhận ba dòng tư tưởng mới: Nho giáo, Phật giáo, Đạo giáo, góp phần làm phong phú thêm nền văn hóa, tư tưởng của nước nhà. Là công cụ của nhà nước phong kiến dùng để ổn định trật tự xã hội, củng cố quyền lực của nhà vua và giai cấp phong kiến, ba dòng tư tưởng này đều là những yếu tố cấu thành ý thức hệ phong kiến thời Trần. Tuy nhiên, do nội dung tư tưởng khác nhau nên vị trí, vai trò, phạm vi tác động của chúng trong xã hội cũng khác nhau. 1.2.1. Phật giáo Nếu Đạo giáo không có tiếng nói rõ rệt trên bình diện tư tưởng, nhất là tư tưởng triết học. Thì trái lại, Phật giáo, ngay từ khi du nhập vào nước ta cho đến đầu thế kỉ XIV đã có tác dụng thống nhất nhân tâm, tạo điều kiện cần thiết để củng cố và phát triển nhà nước quân chủ, đáp ứng được yêu cầu củng cố địa vị của giai cấp phong kiến Việt Nam, được giai cấp thống trị khai thác và đưa lên hàng quốc giáo. Vì lẽ đó, Nhà nước rất quan tâm đến việc phát triển đạo Phật và có những chính sách ưu đãi với các cao tăng. Nhà chùa có những quyền lợi to lớn về chính trị và kinh tế. Nhiều cao tăng được tham gia triều chính, có những tu viện lớn, tương tự như điền trang của các vương hầu, quý tộc. Trên bình diện tư tưởng triết học, Phật giáo thời Trần phát triển tới đỉnh cao với sự xuất hiện của Thiền phái Trúc Lâm. Tuy nhiên, do giáo lý Phật giáo dung tâm chủ quan, thần bí đã khiến cho con người không hướng vào hiện thực để tìm ra sự giải đáp cho hiện thực, mà hướng vào nghiệp, vào quả báo, vào thần linh để mong được sự phù hộ, độ trì. Nên đến giữa thế kỉ XIV trở đi, sau khi ba vị tổ của Thiền phái Trúc Lâm qua đời thì Phật giáo không còn sức phát triển và yếu dần, kém hiệu quả trong việc giải quyết những vấn đề của đời sống hiện thực, nhất là những vấn đề chính trị, xã hội. Từ đó, đạo Phật sa sút dần dần để nhường địa vị thống trị về mặt ý thức hệ cho Nho giáo. 1.2.2. Nho giáo Nho giáo theo bước chân quân xâm lược vào nước ta từ thời Bắc thuộc nhưng suốt trong hơn một ngàn năm Bắc thuộc và ngót một thế kỉ sau ngày đất nước ta giành được độc lập tự chủ, Nho giáo vẫn chưa có vai trò gì đáng kể trong xã hội Việt Nam. Mãi đến những năm 40 của thế kỉ XIV, khi Phật giáo bắt đầu sa sút thì Nho giáo ở Việt Nam mới bột khởi hẳn lên và phát triển với một tốc độ nhanh, một khí thế mạnh hơn trước, đặc biệt là chiếm ưu thế trong sinh hoạt chính trị và xã hội của nhà nước phong kiến. Vào cuối vương triều Trần, Nho giáo phát triển thịnh đạt, được giai cấp phong kiến quý tộc Trần coi là hệ tư tưởng chính thống. Tầng lớp Nho sĩ ngày càng đông đảo. Đại bộ phận tầng lớp quan liêu trong bộ máy nhà nước đều xuất thân từ Nho sĩ. Nho giáo gắn liền với quyền lợi, đẳng cấp quý tộc. Chế độ khoa cử Nho giáo đã đào tạo ra một tầng lớp quan liêu trung thành với chế độ phong kiến trung ương tập quyền. Đa số Nho sĩ xuất thân từ địa chủ nhỏ, thông qua thi cử Nho học, để đạt được địa vị chính trị và quyền lợi kinh tế. Họ đề cao Khổng giáo ở đạo trị nước, ở đường lối tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ và những quy tắc để chấn chỉnh xã hội hiện thực theo khuôn mẫu lý tưởng Nho giáo. Rõ ràng, về mặt này Nho giáo có tác dụng mạnh mẽ hơn Phật giáo. Phật giáo hướng con người vào thế giới bên kia còn Nho giáo thì trói buộc con người vào trật tự xã hội đương thời và cổ vũ những hành động tích cực phục vụ cho giai cấp phong kiến thống trị. Sự đối lập này biểu hiện ra bên ngoài là sự phê phán, công kích của các Nho sĩ đối với Phật giáo. Nếu sự công kích Phật giáo vào cuối thời Lý còn lẻ loi thì đến giữa thế kỉ XIV đã trở thành một trào lưu tư tưởng chống Phật giáo với hàng loạt Nho sĩ có tên tuổi: Lê Văn Hưu, Trương Hán Siêu…., tấn công mạnh mẽ vào ý thức