Tư tưởng Hồ Chí Minh về kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại là nền tảng chính trị trong đường lối đổi mới của Đảng ta. Thấm nhuần Tư tưởng Hồ Chí Minh, các văn kiện của Đảng trong những năm đổi mới đều khẳng định sự cần thiết phải vận dụng sáng tạo tư tưởng kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại do Người nêu lên. Nghị quyết Đại hội lần thứ VII của Đảng (1991) khẳng định "Trong điều kiện mới càng phải coi trọng vận dụng bài học kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, sức mạnh trong nước với sức mạnh quốc tế, yếu tố truyền thống với yếu tố hiện đại để phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa".
17 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 3940 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Tư tưởng Hồ Chí Minh với vấn đề đại đoàn kết dân tộc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
A. Phần mở đầu
B. Phần nội dung
I. Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc
1. Nội dung cơ bản tư tưởng đại đoàn kết toàn dân của Hồ Chí Minh
2. Những quan điểm cơ bản của Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc.
2.1 Đại đoàn kết là vấn đề chiến lược, quyết định thành công của cách mạng
2.2. Đại đoàn kết dân tộc là mục tiêu, một nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng.
2.3. Đại đoàn kết là đại đoàn kết toàn dân
2.4. Đại đoàn kết phải có tổ chức, có lãnh đạo
2.5. Đoàn kết dân tộc phải gắn liền với đoàn kết quốc tế
II. Sự vận dụng của Đảng ta về đại đoàn kết dân tộc theo Tư tưởng Hồ Chí Minh trong
giai đoạn hiện nay
1. Thực trạng khối đại đoàn kết dân tộc ở nước ta trong thời gian qua
1.1 Mặt tích cực :
1.2 Mặt hạn chế :
a. Chia rẽ khố đại đoàn kết dân tộc
b. Bất bình đẳng giàu nghèo
2. Giải pháp cho việc xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc ở nước ta hiện nay theo
tư tưởng Hồ Chí Minh :
Phải coi đại đoàn kết dân tộc là sự nghiệp của toàn dân, của hệ thông chính tri ( Nhà nước, Đảng, Hội….)
Tiếp tục đổi mới chính sách giai cấp tôn giáo để tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc
Coi đại đoàn kết dân tộc là động lực đảm bảo thắng lợi trong sự nghiệp đổi mới
Phần Mở Đầu
Tư tưởng Hồ Chí Minh về kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại là nền tảng chính trị trong đường lối đổi mới của Đảng ta. Thấm nhuần Tư tưởng Hồ Chí Minh, các văn kiện của Đảng trong những năm đổi mới đều khẳng định sự cần thiết phải vận dụng sáng tạo tư tưởng kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại do Người nêu lên. Nghị quyết Đại hội lần thứ VII của Đảng (1991) khẳng định "Trong điều kiện mới càng phải coi trọng vận dụng bài học kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, sức mạnh trong nước với sức mạnh quốc tế, yếu tố truyền thống với yếu tố hiện đại để phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa".
Trong những năm đổi mới, quan điểm "Làm bạn với các nước dân chủ và không gây thù oán với một ai" của chủ tịch Hồ Chí Minh được Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm và vận dụng sáng tạo. Văn kiện Đại hội IX của Đảng đã khẳng định "Việt Nam sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì hoà bình, độc lập và phát triển".
Trước nguy cơ "diễn biến hoà bình", trước việc một số thế lực phản động lợi dụng vai trò giúp đỡ, viện trợ, đặt nhân quyền cao hơn chủ quyền để can thiệp vào công việc nội bộ các nước, hiện nay, hơn lúc nào hết chúng ta cần quán triệt lời dạy của Hồ Chí Minh "Mỗi một người phải nhớ rằng có độc lập mới có tự lập, có tự cường mới có tự do". Người còn chỉ rõ "Cố nhiên sự giúp đỡ của các nước là quan trọng nhưng không được ỷ lại, không được mong chờ người khác. Một dân tộc không tự lực cánh sinh mà cứ ngồi chờ dân tộc khác giúp đỡ thì không xứng đáng được độc lập". Vận dụng tư tưởng trên đây của Hồ Chí Minh phù hợp với xu thế toàn cầu hoá và thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước. Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ IX khẳng định "Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực theo tinh thần phát huy tối đa nội lực, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, bảo đảm độc lập tự chủ và định hướng xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích dân tộc, an ninh quốc gia, giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc, bảo vệ môi trường".
Thực tiễn công cuộc đổi mới vì mục tiêu "dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh" ở nước ta trong suốt thời gian qua đã chứng minh rằng, tư tưởng Hồ Chí Minh về kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại luôn được Đảng ta quán triệt, vận dụng một cách sáng tạo và đưa lại những thành tựu to lớn, tạo thế và lực cho dân tộc ta vững bước vào thế kỉ XXI.
Hoàn thành bài tiểu luận này , em xin chân thành cảm ơn thầy giáo Ths.Nguyễn Văn Tuân đã trực tiếp hướng dẫn và chỉ bảo tận tình cho em trong quá trình xây dựng đề tài.
Do điều kiện về thời gian, về tài liệu cũng như trình độ hiểu biết vấn đề của em còn hạn chế nên không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu từ quý thầy cô để bài tiểu luận này của em được hoàn thiện hơn!
Em xin chân thành cảm ơn!
I. Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc
1. Nội dung cơ bản tư tưởng đại đoàn kết toàn dân của Hồ Chí Minh
.Một là, Đảng Cộng sản có vai trò to lớn trong khối đại đoàn kết dân tộc.
Hai là, phát huy vai trò của Nhà nước với đoàn kết toàn dân tộc.
Ba là, xây dựng Mặt trận dân tộc thống nhất.
2. Những quan điểm cơ bản của Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc.
2.1 Đại đoàn kết là vấn đề chiến lược, quyết định thành công của cách mạng
- Tư tưởng đại đoàn kết dân tộc của Người có ý nghĩa chiến lược. Đó là một tư tưởng cơ bản, nhất quán và xuyên suốt tiến trình cách mạng Việt Nam.
- Đại đoàn kết dân tộc là chiến lược tập hợp lực lượng dân tộc. Tập hợp mọi lực lượng có thể tập hợp được nhằm hình thành sức mạnh to lớn của dân tộc trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù.
- Đại đoàn kết dân tộc là vấn đề sống còn của cách mạng. Tuy nhiên trong từng thời kỳ, từng giai đoạn phải điều chỉnh chính sách và phương pháp tập hợp với những đối tượng khác nhau
2.2. Đại đoàn kết dân tộc là mục tiêu, một nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng.
+ Tư tưởng đại đoàn kết dân tộc được quán triệt trong mọi chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng.
+ Đại đoàn kết dân tộc chính là đòi hỏi khách quan của quần chúng nhân dân. Trong cuộc đấu tranh để tự giải phóng, Đảng có nhiệm vụ thức tỉnh, tập hợp, hướng dẫn quần chúng đấu tranh một cách tự giác, có tổ chức thành sức mạnh vô địch trong cuộc đấu tranh vì độc lập cho dân tộc, tự do cho nhân dân, hạnh phúc cho con người .
2.3. Đại đoàn kết là đại đoàn kết toàn dân:
Vai trò của dân: HCM chỉ rõ dân là gốc của CM, là nền tảng của đất nước, là chủ thể của ĐĐK, là lực lượng quyết định mọi thắng lợi của CM.
Phương châm: ĐĐK theo HCM là ai có tài, có đức, có lòng phụng sự tổ quốc và nhân dân, thật thà tán thành hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ thì ta thật thà đoàn kết với họ.
Ba nguyên tắc đoàn kết:
+ Muốn đoàn kết thì phải hiểu dân, tin dân, dựa vào dân, tránh phân biệt giai cấp đơn thuần, cứng nhắc, không nên phân biệt tôn giáo, dân tộc, cần xóa bỏ thành kiến, cần thật thà đoàn kết rộng rải. Người thường nói: Năm ngón tay có ngón vắn ngón dài, nhưng vắn dài đều hợp lại nơi bàn tay. Trong mấy mươi triệu người cũng có người thế này người thế khác, dù thế này, thế khác cũng đều là dòng dõi của tổ tiên ta.
+ Muốn ĐĐK phải khai thác yếu tố tương đồng, hạn chế những điểm khác biệt giữa các giai tầng dân tộc, TG. . . Theo HCM, đã là người Việt nam (trừ Việt gian bán nước) điều có những điểm chung: Tổ tiên chung, nòi giống chung, kẻ thù chung là CN thực dân, nguyện vọng chung là độc lập, tự do, hòa bình thống nhất. . . . giai cấp và dân tộc là một thể thống nhất, giai cấp nằm trong dân tộc và phải gắn bó với dân tộc, giải phóng giai cấp công nhân là giải phóng cho cả dân tộc.
+ Phải xác định rõ vai trò, vị trí của mỗi giai tầng XH, nhưng phải đoàn kết với đại đa số người dân lao động (CN, ND, Tri thức, các tầng lớp lao động khác . . .), Người chỉ rõ: “Lực lượng chủ yếu trong khối đoàn kết dân tộc là công nông, cho nên liên minh công nông là nền tảng của Mặt trận dân tộc thống nhất”.Về sau Người có nêu thêm: lấy liên minh công nông –lao động trí óc làm nền tảng cho khối đại đoàn kết toàn dân. Nền tảng càng được củng cố vững chắc thì khối đại đoàn kết dân tộc càng có thể mở rộng, không e ngại bất cứ thế lực nào có thể làm suy yếu khối đại đoàn kết dân tộc
2.4. Đại đoàn kết phải có tổ chức, có lãnh đạo
Đoàn kết là vấn đề chiến lược, sống còn, không phải là tập hợp ngẫu nhiên, cảm tính, tự phát, mà được xây dựng trên một cơ sở lý luận khoa học. Do đó phải có tổ chức, lãnh đạo để hoàn thành mục tiêu độc lập dân tộc và CNXH. Cả dân tộc, toàn dân chỉ trở thành lực lượng to lớn, sức mạnh vô địch khi được giác ngộ về mục tiêu chiến đấu chung, và được tổ chức thành một khối vững chắc và hoạt động theo một đường lối chính trị đúng đắn.
2.5. Đoàn kết dân tộc phải gắn liền với đoàn kết quốc tế:
Đại đoàn kết dân tộc phải đi đến đại đoàn kết quốc tế và là cơ sở cho việc thực hiện đoàn kết quốc tế. Ngược lại, đại đoàn kết quốc tế là một nhân tố hết sức quan trọng giúp cho cách mạng Việt Nam hoàn thành sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, đưa cả nước quá độ lên chủ nghĩa xã hội.Tư tưởng ĐĐK không phải là thủ đoạn chính trị nhất thời, không phải là sách lược mà là vấn đề mang tính chiến lược. Người xác định “đoàn kết là lẽ sinh tồn dân tộc ta, lúc nào dân ta đoàn kết muôn người như một thì nước ta độc lập tự do, trái lại thì nước ta bị xâm lấn. Đoàn kết trên lập trường giai cấp CN nghĩa là bao hàm cả đoàn kết quốc tế, tạo sự thống nhất giữa lợi ích dân tộc với lợi ích quốc tế, chủ nghĩa yêu nước chân chính gắn với chủ nghĩa quốc tế trong sáng.
II. Sự vận dụng của Đảng ta về đại đoàn kết dân tộc theo Tư tưởng Hồ Chí Minh trong
giai đoạn hiện nay
1. Thực trạng khối đại đoàn kết dân tộc ở nước ta trong thời gian qua
1.1 Mặt tích cực :
Đảng và nhà nước trong thời kỳ hiện nay về cơ bản đã xây dựng được khối đại đoàn kết dân tộc, khối đại đoàn kết toàn dân cụ thể :
Chủ tịch UB TWMTTQ Việt Nam Huỳnh Đảm khẳng định, đại đoàn kết dân tộc trong mặt trận thống nhất là sợi chỉ đỏ xuyên suốt trong đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, là truyền thống quý báu trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. “ Đại đoàn kết ” là truyền thống ngàn đời của dân tộc ta, là đường lối chiến lược xuyên suốt của Đảng ta. Chủ tịch Hồ Chí Minh là hiện thân mẫu mực, vĩ đại của khối đại đoàn kết toàn dân tộc Việt Nam.
Trong những năm qua đảng , Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương , đường lối về đại đoàn kết dân tộc, chăm lo cho các giai cấp, các tầng lớp xã hội, cũng như các tôn giáo và người định cư ở nước ngoài, đối với 4 triệu đồng bào ta ở nước ngoài, Đảng và Nhà nước cũng rất quan tâm đến bà con. Điều đó được thể hiện qua việc ban hành Nghị quyết số 36/NQ-TW ngày 26-3-2004 của Bộ Chính trị về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài. Tại kỳ họp thứ tư, Quốc hội khóa XII (tháng 11-2008) đã thông qua Luật Quốc tịch (sửa đổi) và tại kỳ họp thứ năm, Quốc hội khóa XII (tháng 6-2009), đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung Điều 126 của Luật Nhà ở và Điều 121 của Luật Đất đai, theo hướng tạo điều kiện thuận lợi cho bà con kiều bào trở về quê hương chung tay góp sức xây dựng đất nước. Tại Đại hội lần thứ VII Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (tháng 9-2009) đại biểu kiều bào cũng được mời tham dự, góp tiếng nói trong Đại hội. Nhiều địa phương, địa bàn trong cả nước đã có nhiều cách làm hay và sáng tạo để thu hút nguồn trí tuệ, nhân tài, vật lực đáng kể của kiều bào đóng góp cho quê hương, đồng thời giúp bà con hiểu rõ hơn về chính sách đại đoàn kết mà Đảng, Nhà nước đã kiên trì thực hiện.được thể chế hóa trong các chính sách, pháp luật của nhà nước, trên mọi lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng, đối ngoại và đáp ứng cơ bản những lợi ích, nguyện vọng chính đáng của các giai cấp tầng lớp xã hội
Trong xã hội nước ta có nhiều thành phần, giai cấp, tầng lớp, hình thức, sỏ hữu về tư liệu sản xuất song về cơ bản đang thay đổi theo chiều hướng tích cực, với phương châm “Đại đoàn kết toàn dân ” thì mối quan hệ giữa các giai cấp, các tầng lớp là mối quân hệ hợp tác, chung sức chung lòng vì một nước Việt Nam độc lập, tự do, ấm no, hạnh phúc. Sự đồng thuận xã hội trong các vấn đề lớn của đất nước ngày càng được tăng cường, việc thực hành dân chủ trong Đảng và trong xã hội có nhiều tiến bộ, môi trường xã hội và các yếu tố giải phóng con người ngày càng được xác lập đầy đủ hơn. Các lợi ích cá nhân, tập thể và xã hội từng bước được thực hiện hài hòa, truyền thống nhân nghĩa, khoan dung và hòa hiếu của dân tộc được đề cao, đời sống vật chất và tinh thần của đại bộ phận nhân dân được cải thiên rõ rệt ….từ đó tạo điều kiện thuận lợi để tập hợp rộng rãi các tầng lớp nhân dân, khối “ Đại đoàn kết dân tộc ” tiếp tục được mở rộng và thống nhất theo mục tiêu chung, tính chủ động sáng tạo và tính tích cực của nhân dân được phát huy. Đảng và nhà nước tìm ra điểm tương đồng trong 54 dân tộc đó là vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh ngày càng được tăng cường. Mối quan hệ giữa Đảng, Nhà nước, MTTQ Việt Nam với các tầng lớp nhân dân ngày càng mật thiết đây là kết quả đạt được của việc xây dựng khối “ Đại đoàn kết toàn dân ” trong xã hội.
Việt Nam là quốc gia đa dân tộc với 54 dân tộc anh em. Mỗi dân tộc, kể cả người Kinh (Việt) đều lưu giữ những hình thức tín ngưỡng, tôn giáo riêng của mình. Ở Việt Nam, do đặc điểm lịch sử liên tục bị xâm lược từ bên ngoài nên việc Lão giáo, Nho giáo - những tôn giáo có nguồn gốc ở phía Bắc thâm nhập; Công giáo - một tôn giáo gắn với văn minh Châu Âu vào truyền đạo và sau này đạo Tin lành đã khai thác điều kiện chiến tranh ở miền Nam để truyền giáo thu hút người theo đạo .hiện nay ở Việt Nam có khoảng 80% dân số có đời sống tín ngưỡng, tôn giáo, trong đó có khoảng gần 20 triệu tín đồ của 6 tôn giáo đang hoạt động bình thường, ổn định, chiếm 25% dân số. Cụ thể:
- Phật giáo: Gần 10 triệu tín đồ (những người quy y Tam Bảo), có mặt hầu hết ở các tỉnh, thành phố trong cả nước, trong đó tập trung đông nhất ở Hà Nội, Bắc Ninh, Nam Định, Hải Phòng, Hải Dương, Thừa Thiên-Huế, Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Bình Định, Khánh Hoà, TP Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Lâm Đồng, Sóc Trăng, Trà Vinh, thành phố Cần Thơ...
- Thiên chúa giáo: Hơn 5,5 triệu tín đồ, có mặt ở 50 tỉnh, thành phố, trong đó có một số tỉnh tập trung đông như Nam Định, Ninh Bình, Thái Bình, Hải Phòng, Nghệ An, Hà Tĩnh, Đà Nẵng, Kon Tum, Đắk Lắk, Khánh Hoà, Bình Thuận, Đồng Nai, TP Hồ Chí Minh, Tiền Giang, Vĩnh Long, An Giang, thành phố Cần Thơ...
- Đạo Cao Đài: Hơn 2,4 triệu tín đồ có mặt chủ yếu ở các tỉnh Nam Bộ như Tây Ninh, Long An, Bến Tre, TP Hồ Chí Minh, Đồng Tháp, Tiền Giang, Cần Thơ, Vĩnh Long, Kiên Giang, Cà Mau, An Giang.. .
- Phật giáo Hoà Hảo: Gần 1,3 triệu tín đồ, tập trung chủ yếu ở các tỉnh miền Tây Nam Bộ như: An Giang, Cần Thơ, Hậu Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long.- Đạo Tin lành: khoảng 1 triệu tín đồ, tập trung ở các tỉnh: Đà Nẵng, Quảng Nam, TP Hồ Chí Minh, Bến Tre, Long An, Lâm Đồng, Đắk Lắk, Gia Lai, Đắk Nông, Bình Phước... và một số tỉnh phía Bắc.
- Hồi Giáo: Hơn 60 nghìn tín đồ, tập trung ở các tỉnh: An Giang, TP Hồ Chí Minh, Bình Thuận, Ninh Thuận...Ngoài 6 tôn giáo chính thức đang hoạt động bình thường, còn có một số nhóm tôn giáo địa phương, hoặc mới được thành lập có liên quan đến Phật giáo, hoặc mới du nhập ở bên ngoài vào như: Tịnh độ cư sỹ, Bửu Sơn Kỳ Hương, Tứ Ân Hiếu Nghĩa, Tổ Tiên Chính giáo, Bàlamôn, Bahai và các hệ phái tin lành.Với sự đa dạng các loại hình tín ngưỡng, tôn giáo nói trên, người ta thường ví Việt Nam như bảo tàng tôn giáo của thế giới. Về khía cạnh văn hoá, sự đa dạng các loại hình tín ngưỡng tôn giáo đã góp phần làm cho nền văn hoá Việt Nam phong phú và đặc sắc. Tuy nhiên đó là những khó khăn đặt ra trong việc thực hiện chủ trương, chính sách đối với tôn giáo nói chung và đối với từng tôn giáo giáo cụ thể.
Báo cáo chính trị tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng năm 1991 đã khẳng định: "Tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân. Đảng và Nhà nước ta tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng và không tín ngưỡng của nhân dân, thực hiện bình đẳng, đoàn kết lương giáo và giữa các tôn giáo. Khắc phục mọi thái độ hẹp hòi, thành kiến, phân biệt đối xử với đồng bào có đạo, chống những hành vi lợi dụng tôn giáo phá hoại độc lập dân tộc và đoàn kết dân tộc, chống phá chủ nghĩa xã hội, ngăn cản tín đồ làm nghĩa vụ công dân". Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội cũng ghi rõ: "Tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân. Thực hiện nhất quán chính sách tôn trọng và đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, đồng thời chống việc lợi dụng tín ngưỡng để làm tổn hại đến lợi ích của Tổ quốc và nhân dân".
1.2 Mặt hạn chế :
a. Chia rẽ khố đại đoàn kết dân tộc
Chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch xác định tôn giáo là vấn đề nhạy cảm, tín đồ tôn giáo là lực lượng xã hội dễ lừa bịp, kích động để tạo dựng “ngọn cờ”, tập hợp lực lượng chống đối.
Ngay từ khi đặt chân vào Việt Nam, chủ nghĩa đế quốc đã tính toán đến âm mưu lợi dụng vấn đề tôn giáo để chống phá cách mạng nước ta. Chúng tìm cách mua chuộc, lôi kéo các giáo sĩ, tín đồ các tôn giáo để thực hiện mục đích chính trị phản động.Các thế lực thù địch luôn xác định vấn đề “tự do tôn giáo” là hướng ưu tiên chính trong chính sách đối với Việt Nam, chúng tìm mọi cách tách tôn giáo ra khỏi sự quản lý của Nhà nước. Quốc hội Mỹ đã ra một số nghị quyết và tổ chức nhiều cuộc điều trần về vấn đề tôn giáo ở việt Nam; xếp Việt Nam vào danh sách các quốc gia “đàn áp tôn giáo”! Gần đây, Uỷ ban Tự do tôn giáo của Mỹ tiếp tục công bố báo cáo đánh giá tiêu cực về tình hình tôn giáo ở Việt Nam.
Trong khi đó, bọn phản động lợi dụng tôn giáo trong nước, nhất là số cực đoan, quá khích trong công giáo, phật giáo Ấn Quang, phật giáo Hoà Hảo,... lợi dụng những diễn biến phức tạp trên thế giới, hoạt động ngày càng quá khích hơn; câu kết với các thế lực thù địch bên ngoài lôi kéo, tập hợp tín đồ để kích động biểu tình, gây rối, tạo cớ cho bên ngoài can thiệp.
Hiện nay, chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề tôn giáo để chống phá cách mạng Việt Nam, tập trung vào một số hoạt động chủ yếu sau đây:
Một là, tìm cách ủng hộ và thông qua các đạo luật mang tính pháp lý nhằm lợi dụng vấn đề tôn giáo để hoạt động can thiệp, chống phá.
Hai là, dung túng, giúp đỡ lực lượng phản động trong tôn giáo người Việt ở hải ngoại tổ chức hoạt động chống Việt Nam.
Ba là, hỗ trợ, kích động và chỉ đạo các đối tượng cực đoan, phản động trong tôn giáo ở trong nước tổ chức các hoạt động chống phá.
Các thế lực thù địch đã chỉ đạo cho một số đối tượng cực đoan, núp dưới danh nghĩa những nhà truyền đạo, như “mục sư”, “tình nguyện viên”,... để đi sâu vào nội bộ quần chúng các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên, nhằm lừa phỉnh, dụ dỗ, xúi giục, kích động các tín đồ bỏ lao động sản xuất để tham gia hoạt động biểu tình chống đối chính quyền. Được chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch hậu thuẫn, bọn phản động trong các tôn giáo ở Tây Nguyên ra sức lợi dụng việc Đảng và Nhà nước ra thực hiện chủ trương xoá các tổ chức Tin Lành trái phép để vu cáo chính quyền Nhà nước Việt Nam “Vi phạm tự do tôn giáo”, kêu gọi “cầu nguyện cho Tin Lành Tây Nguyên”, đồng thời kích động các hoạt động chống đối.
Hiện nay và trong thời gian tới, chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch đã, đang và sẽ tăng cường chỉ đạo, giúp đỡ mọi mặt để phát triển đạo trong các vùng dân tộc ít người, bao gồm cả phát triển các đạo giáo mới và cả số người theo đạo, biến các tổ chức và hoạt động tôn giáo thành các tổ chức và hoạt động chính trị chống lại cách mạng Việt Nam. Chúng ta phải thường xuyên nêu cao cảnh giác, đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền để nhân dân thấy rõ âm mưu thâm độc của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch.
Ví dụ như :
Nguyễn Công Chính (tên gọi khác là Nguyễn Thành Long, SN 1969), hiện đang cư trú tại phường Hoa Lư, TP Pleiku, Gia Lai. Trong suốt khoảng thời gian từ năm 2003 cho đến nay, Chính thường xuyên trả lời phỏng vấn các báo, đài, cơ quan truyền thông của nước ngoài, phát tán trên mạng internet các tài liệu có nội dung tuyên truyền, chống phá nhà nước, chia rẽ các tầng lớp nhận dân với lực lượng vũ trang, chia rẽ các khối đại đoàn kết dân tộc…
Ngoài ra, Nguyễn Công Chính còn liên kết với các đối tượng khác như Nguyễn Văn Lý, Nguyễn Văn Đài, Lê Thị Công Nhân, Trần Khải Thanh Thủy để tuyên truyền các nội dung sai sự thật, kích động và tham gia vào các tổ chức khiếu kiện đông người, vượt cấp lên trung ương.
Các linh mục ở giáo xứ Thái Hà đã phớt lờ những ý kiến chỉ đạo của UBND TP Hà Nội, tiếp tục kích động, xúi giục gây rối trật tự công cộng, tụ tập đông người, kích động giáo dân mang nhiều tranh ảnh, tượng đặt vào bên trong khu đất, dựng lều bạt trong khu đất này. Hành vi cố ý vi phạm pháp luật trong thời gian dài cho thấy động cơ