Phật giáo là một trong những học thuyết Triết học - tôn giáo lớn trên thế giới, tồn tại rất lâu đời cùng hệ thống giáo lý đồ sộ với chiều sâu đạo học, chiều sâu triết học vũ trụ và nhân sinh. Về mặt nhân sinh quan, Phật giáo triết lý về sự giải thoát khỏi bể khổ của cuộc đời “sinh – lão – bệnh – tử” là một thực tại. Tu luyện tâm linh (cả đạo đức và trí tuệ) và giải thoát là một con đường giải thoát chúng sinh. Phật giáo và tôn giáo nói chung là hướng thiện, là hướng tới từ bi, bác ái cho chúng sinh, và mang một tinh thần nhân văn cao cả, dù có khi mang tính siên nhiên thần thánh. Phật giáo được truyền bá vào nước ta khoảng thế kỷ II sau công nguyên và đã nhanh chóng trở thành một tôn giáo có ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống tinh thần của con người Việt Nam.
22 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 2182 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tư tưởng triết học của Phật giáo và sự ảnh hưởng của nó đến đời sống văn hóa tinh thần của người Việt, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN MỞ ĐẦU
Phật giáo là một trong những học thuyết Triết học - tôn giáo lớn trên thế giới, tồn tại rất lâu đời cùng hệ thống giáo lý đồ sộ với chiều sâu đạo học, chiều sâu triết học vũ trụ và nhân sinh. Về mặt nhân sinh quan, Phật giáo triết lý về sự giải thoát khỏi bể khổ của cuộc đời “sinh – lão – bệnh – tử” là một thực tại. Tu luyện tâm linh (cả đạo đức và trí tuệ) và giải thoát là một con đường giải thoát chúng sinh. Phật giáo và tôn giáo nói chung là hướng thiện, là hướng tới từ bi, bác ái cho chúng sinh, và mang một tinh thần nhân văn cao cả, dù có khi mang tính siên nhiên thần thánh. Phật giáo được truyền bá vào nước ta khoảng thế kỷ II sau công nguyên và đã nhanh chóng trở thành một tôn giáo có ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống tinh thần của con người Việt Nam.
Trong công cuộc xây dựng đất nước quá độ lên CNXH, chủ nghĩa Mác - Lênin là tư tưởng chủ đạo, là vũ khí lý luận của chúng ta nhưng bên cạnh đó, bộ phận kiến trúc thượng tầng của xã hội cũ vẫn có sức sống dai dẳng, trong đó các triết lý Phật giáo đã ít nhiều in sâu vào tư tưởng tình cảm của một số bộ phận lớn dân cư Việt Nam, hình thành nhân cách và tư duy con người Việt Nam với những giá trị đạo đức nhân văn của Phật giáo.
Vậy tại sao Phật giáo lại có sức sống mãnh liệt qua thời gian và cho đến nay vẫn là một trong những tôn giáo lớn ở Việt Nam? Việc tìm hiểu về tư tưởng triết học Phật giáo và ảnh hưởng của nó đến xã hội và con người Việt Nam là một nội dung quan trọng của bài viết này.
CHƯƠNG 1: SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC PHẬT GIÁO
1.1 Sự hình thành của tư tưởng triết học Phật giáo
Theo truyền thuyết, Thái tử Xítđácta Gôtama (Siddhartha Gautama, 563-483 TCN), con vua Sutdôđana (Suddhodana), thuộc bộ tộc Thích ca (Shakya) của nước Capilavaxtu – một nước nhỏ ở miền Đông – Bắc Ấn Độ, nằm dưới chân dãy Hymalaya, nay thuộc đất Nêpan là người đã sáng lập ra Đạo Phật chính bởi lòng từ bi và từ hoàn cảnh sống của Ngài lúc bấy giờ.
Dân tộc Ấn Độ bấy giờ chia ra làm bốn phái rõ rệt là: Tăng lữ, quý tộc, bình dân, nô lệ. Ngài là dòng quý tộc nhưng chỉ có quyền mà không có thế, vì bao nhiêu học thuật, luật pháp đều ở trong tay phái Bà-la-môn cả. Ngài lại thấy cái khổ của những kẻ nô lệ gần Ngài, hàng ngày thường nghe và thấy bao nhiêu chuyện đau khổ của nhân loại, và dù Người được sanh vào nơi quyền quý, nơi mà người đời đã cho là sung sướng, cũng không tránh khỏi bốn cái ách “sinh, lão, bệnh, tử”. Thế là Ngài bắt đầu ngờ vực trước sự sống và đau khổ của loài người. Ngài lại càng buồn rầu khi thấy chỉ có mình Ngài cảm biết nỗi đau khổ ấy, còn biết bao nhiêu người vẫn sống mê man trong tranh đua, áp chế, cướp giết lẫn nhau, gây thêm cho nhau bao nhiêu là cảnh khổ não thương tâm, mà người đời vẫn triền miên sống trong vòng tội lỗi tối tăm, trong cảnh khổ không bờ bến mà không hề tự biết. Từ đó Ngài mới nhóm trong tâm một lý tưởng : “Phải tìm lấy chân lý đủ cứu vớt chúng sinh ra ngoài bể khổ”.
Trải qua bảy năm theo các bậc chân tu khổ hạnh của truyền thống tu luyện Ấn Độ mà Ngài vẫn chưa tìm ra chân lý. Cuối cùng, Ngài lang thang đến cánh rừng thiêng Uravela (Gaya, thuộc tỉnh Bihar, miền Bắc Ấn Độ) và ngồi thiền dưới gốc cây bồ đề. Sau ba ngày đêm suy ngẫm, Ngài phát hiện ra bản tính vô ngã, vô thường của thế giới. Ngài tiếp tục ngồi dưới gốc cây bồ đề thêm bốn mươi chín ngày nữa để chiêm nghiệm tâm linh và giải thích thấu đáo bản chất của tồn tại, nguồn gốc của mọi khổ đau. Khi ấy Ngài yên lặng, hoàn toàn sống trong sự sáng suốt nhiệm màu của chân lý mà Ngài đã chứng ngộ, rồi Ngài trở lại với loài người, đem đạo lý ra mà thuyết pháp giáo hóa. Và cũng từ đó trở đi, người ta gọi Ngài là Phật (Buddha), nghĩa là người đã giác ngộ - thấu hiểu chân lý. Sau khi thành Phật, Ngài xây dựng Giáo đoàn Phật giáo và chu du khắp các lưu vực sông Hằng hà, giáo hóa được vô số chúng sinh đangg mê muội, trở nên giác tĩnh, đều quy y Phật pháp để tu hành diệt khổ, chứng đạo Niết-bàn. Ngài được đệ tử tôn xưng là Thích Ca Mâuni, nghĩa là bậc hiền triết của dòng tộc Thích Ca.
1.2 Sự phát triển của tư tưởng triết học Phật giáo
Sau khi Phật tịch, đạo Phật được truyền bá nhanh chóng ở miền Bắc Ấn Độ. Để chấn chỉnh giáo lý, giáo luật và tổ chức, từ thế ký V-III TCN, đạo Phật đã triệu tập ba cuộc đại hội ở Magađa. Từ nửa sau thế kỷ III TCN, đạo Phật truyền sang Xri Lanca, rồi sau đó truyền đến Myanma, Thái Lan, Inđônêxia… Đầu thế kỷ I, đạo Phật triệu tập đại hội bốn ở nước Cusan để thông qua giáo lý của đạo Phật cải cách gọi là Đại thừa, còn giáo lý của đạo Phật cũ gọi là Tiểu thừa.
Kinh điển của Phật giáo có khoảng 5000 quyển, chia thành Tam tạng. Tạng Kinh ghi lại những lời giảng của Phật Thích ca nhằm giúp chúng sinh loại trừ phiền não và đạt đến niết bàn. Tạng Luật ghi lại những giới luật mà giáo đoàn Phật đề ra đòi hỏi các đệ tử phải tuân theo để cho thân – tâm thanh tịnh. Tạng Luận ghi lại những lời luận bàn của các bậc cao tăng, trưởng lão nhằm làm sáng rõ ý nghĩa của những lời kinh, để giúp người đời phân biệt được phải – trái, chính – tà. Tam tạng lại chia làm hai loại là Đại thừa và Tiểu thừa.
Tiểu thừa như là một cỗ xe nhỏ, con đường cứu vớt hẹp. Phái Tiểu thừa cho rằng: Chỉ có một Phật duy nhất là Phật Thích Ca, và chỉ có Phật Thích Ca mới cứu độ chúng sinh được; chỉ có những người xuất gia đi tu mới được Phật Thích Ca cứu vớt đưa đến Niết Bàn – cảnh giới yên tĩnh gắn liền với giác ngộ sáng suốt, không có phiền não khổ đau.
Đại thừa như là cỗ xe lớn, con đường cứu vớt rộng. Phái Đại thừa cho rằng: Phật Thích Ca là Phật cao nhất, ngoài ra còn có các Phật khác như Phật A Di Đà – vị Phật hiện đang giáo hóa ở cõi cực lạc phương Tây, Phật Di Lặc – vị Phật tương lai sẽ nối nghiệp Phật Thích Ca để giáo hóa cõi đời này (cõi Tabà), Phật Đại Dược Sư – vị Phật hiện đang giáo hóa ở cõi cực lạc phương Đông (cõi Tĩnh lưu li). Không chỉ có những người tu hành mà cả những người trần tục quy y Phật pháp cũng đều có thể được cứu vớt đưa đến niết bàn, nghĩa là có thể thành Phật – đó là các vị Bồ tát như: Văn Thù, Phổ Hiền, Quan Âm, Địa Tạng, …, dù đã thành Phật nhưng họ tự nguyện ở lại cõi trần để cứu độ chúng sinh. Phái đại thừa đề cao tầng lớp tăng ni – người trung gian giữa tín đồ và Bồ tát, coi trọng nghi thức cúng bái và chủ trương thờ tượng Phật.
Sau đại hội lần thứ 4, các nhà sư được khuyến khích ra nước ngoài truyền đạo. Từ Ấn Độ, Phật giáo Đại thừa lan truyền vào các nước Trung Á và Đông Á như Tây Tạng, Trung Hoa, Mông Cổ, Nhật Bản, cả Bắc Việt Nam,… Trong khi đó, Phật giáo nguyên thủy – Phật giáo Tiểu thừa vẫn tồn tại phổ biến ở các nước Đông Nam Á như Xri Lanca, Mianma, Thái Lan, Lào, Campuchia, Nam Việt Nam,… Ngày nay, sự chia rẽ giáo lý tiểu thừa và đại thừa đã được Phật giáo thống nhất ra sức khắc phục.
CHƯƠNG 2: NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC PHẬT GIÁO
Bốn mươi lăm năm vân du thuyết pháp độ sinh, Phật giáo đã để lại cho nhân loại một kho tàng kinh điển đồ sộ như ngọn gió thanh lương thổi qua miền cát nóng trần gian. Trong đó nguyên lý Duyên khởi, Tứ Diệu đế là sợi chỉ xuyên suốt và là nền tảng cho các tông phái, nguyên thủy cũng như Đại thừa.
2.1 Tư tưởng Duyên khởi
Theo giáo lý nhà Phật, nhân loại và các loài sinh động vật đều tự tạo, hoặc chủ động hoặc thụ động. Vũ trụ không phải đồng tâm; nó là môi trường cộng tác của vạn hữu. Phật giáo không tin rằng vạn hữu đến từ một nguyên nhân độc nhất, nhưng cho rằng mọi vật nhất định phải được tạo thành ít nhất là hai nguyên nhân. Những sáng hóa hay biến thành của các nguyên nhân đi trước nối tiếp trong liên tục thời gian, từ quá khứ, hiện tại đến tương lai, như một chuỗi dây xích. Chuỗi dây xích này được chia thành 12 bộ phận, gọi là mười hai duyên sinh, hay Duyên khởi (Vô minh, hành, thức, danh sắc, lục nhập, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử). Vì các bộ phận này liên lập nên chúng được gọi là Duyên khởi hay chuỗi duyên sinh. Cái này có, cái kia có; cái này sinh, cái kia sinh; cái này không, cái kia không; cái này diệt, cái kia diệt. Nói cách khác, vạn hữu vận hành theo quy trình thành, trụ, hoại, không.
2.2 Tứ Diệu đế
Tứ diệu đế hay còn gọi là tứ thánh đế, là bốn sự thật, bốn chân lý, gồm: Khổ đế, Tập đế, Diệt đế và Đạo đế.
Khổ đế là lý luận về nỗi khổ ở thế gian. Theo phật có tám cái khổ trầm luân bất tận mà bất cứ ai cũng phải gánh chịu là: sinh khổ, lão khổ, bệnh khổ, tử khổ, ái biệt ly khổ (yêu thương mà phải chia ly), sở cầu bất đắc khổ (muốn mà không được), oán tăng hội khổ (ghét nhau mà phải sống với nhau), ngũ uổn khổ (sự hội tụ và xung đột của ngũ uẩn – sắc, thụ, tưởng, thành, thức).
Nhân đế là lý luận về những nguyên nhân dẫn đến nỗi khổ nơi cuộc sống con người. Phật giáo cho rằng con người còn đắm chìm trong bể khổ khi không thoát khỏi dòng song luân hồi. Mà luân hồi là do nghiệp tạo ra. Sờ dĩ có nghiệp là do lòng ham muốn, tham lam (ham sống, ham lạc thú, ham giàu sang…), do sự ngu dốt và si mê, nói ngắn gọn là do Tam độc (tham, sân, si) gây ra. Ngoài ra, nhân đế được diễn giải một cách lôgich và cụ thể trong thuyết Thập nhị nhân duyên (mười hai nguyên nhân dẫn đến bể khổ): vô minh, hành, thức, danh – sắc, lục nhập, xúc, thụ, ái, thủ, hữu, sinh, lão – tử. Trong mười hai nguyên nhân ấy thì vô minh là thâu tóm tất cả, vì vậy, diệt trừ vô minh là diệt trừ tận gốc sự dau khổ nhân sinh.
Diệt đế là lý luận về khả năng tiêu diệt được nỗi khổ nơi trần thế để đạt tới niết bàn. Khi vô minh được khắc phục thì tam độc sẽ biến mất, luân hồi sẽ chấm dứt…, tâm sẽ thanh thản, thần sẽ minh mẫn, niết bàn sẽ xuất hiện… Diệt đế bộc lộ tinh thần lạc quan của Phật giáo ở chỗ nó vạch ra cho mọi người thấy cái hiện tại đen tối, xấu xa của mình, để cải đổi, kiến tạo lại nó thành một cuộc sống tốt đẹp hơn. Phật giáo thể hiện khát vọng nhân đạo, muốn hướng con người đến cõi hạnh phúc “tuyệt đối”, muốn hướng khát vọng chân chính của con người đến chân – thiện – mỹ.
Đạo đế là lý luận về con dường diệt khổ, giải thoát. Nội dung cơ bản của nó thể hiện trong thuyết Bát chánh đạo (tám con đường đúng đắn đưa chúng sinh đến niết bàn, đó là: chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh tinh tấn, h,chánh niệm, chánh mạng và chánh định.
Chánh kiến là nhìn thấy một cách chuẩn xác, thấy khổ chính là khổ, nguyên nhân của khổ đau chính là nguyên nhân của khổ đau, diệt chính là diệt, đạo chính là đạo, có nghiệp thiện ác, có quả báo của nghiệp thiện ác; có thế giới này, có thế giới khác; có cha mẹ, trong đời có bậc chân nhân đi đến chỗ thiện; bỏ điều thiện này hướng đến điều thiện khác, ở thế giới này, thế giới khác thành tựu việc tự giác và tự chứng.
Chánh tư duy là ghi nhớ, suy nghĩ một cách chuẩn xác, phân biệt rõ ràng, hiểu biết rõ ràng hoặc nghĩ nhớ rõ ràng.
Chánh ngữ là lời nói đúng đắn, nói đúng sự thật, tức không nói dối trá, nói hai lưỡi, ác khẩu, nói thêu dệt…
Chánh nghiệp là hành động đúng đắn, hành động đúng sự thật, tức là lìa bỏ sự giết hại, trộm cướp…
Chánh tinh tấn cũng gọi là phương tiện đúng đắn, trị liệu đúng đắn, pháp ác đã sinh nguyện làm cho nó đoạn diệt, pháp ác chưa sinh thì làm cho nó không sinh khởi, pháp thiện chưa sinh thì làm cho nó sinh, pháp thiện đã sinh thì làm cho nó tăng trưởng và trọn vẹn.
Chánh niệm là ý thức rõ ràng, tức lấy tính chất riêng và chung để quán sát những gì đang xảy ra trong thân ta và xung quanh ta.
Chánh mạng là đời sống chân chính, thọ nhận một cách đúng đắn, tức từ bỏ đời sống sai trái, đời sống nhờ chú thuật, ... Chánh mạng là sống bằng nghề nghiệp lương thiện, trong sạch, không sống trên mồ hôi nước mắt của người khác.
Chánh định là động lực đưa con người vượt qua mọi thế giới gồm: Dục, Sắc, Vô sắc và Xuất thế để đi đến Niết-bàn, tức quả vị Phật.
Từ đó con đường thực nghiệm và giải thoát của Phật giáo rất thực tiễn qua ba vô lậu học:
Giới - chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng
Định - chánh niệm, chánh tinh tấn, chánh định
Tuệ - chánh kiến, chánh tư duy.
Vì từ Giới mới sinh Định, từ Định mới sinh Tuệ, là mục đích tối hậu của Phật giáo mà con người muốn đạt đến.
CHƯƠNG 3: ẢNH HƯỞNG CỦA PHẬT GIÁO ĐẾN ĐỜI SỐNG VĂN HÓA TINH THẦN NGƯỜI VIỆT NAM
3.1 Quá trình du nhập và phát triển của Phật giáo và triết học Phật giáo vào Việt Nam
3.1.1 Nguồn gốc nguyên thủy từ Ấn Độ của Phật giáo Việt Nam
Sự du nhập của Phật giáo vào nước ta ở những bước căn bản đầu tiên thật ra không phải xuất phát từ Trung Hoa, mà chính là được truyền sang trực tiếp từ Ấn Độ. Dựa trên những chứng liệu lịch sử đáng tin cậy, một số nhà nghiên cứu chuyên sâu, có uy tín về Phật giáo đã khẳng định điều này.
Quốc gia Âu Lạc đã bị Nam Việt của Triệu Đà thôn tính vào năm 179 TCN, và lập thành quận Giao Chỉ. Năm 110 TCN, Nam Việt trở thành nội thuộc của nhà Hán, Giao Châu theo đó mà cũng quy về, và được chia thành hai quận là Giao Chỉ và Cửu Chân.
Trên lãnh thổ của nhà Hậu Hán, sau đó đã tồn tại ba trung tâm Phật giáo là Luy Lâu, Lạc Dương và Bành Thành. Sử liệu cổ của Trung Hoa không ghi nhận được rõ ràng sự hình thành của hai trung tâm Lạc Dương và Bành Thành. Chỉ có Luy Lâu thuộc Giao Chỉ là được xác định rõ ràng và sớm nhất, và còn là bàn đạp cho việc hình thành hai trung tâm kia.Từ nửa sau thế kỷ thứ hai, Luy Lâu đã tồn tại như một trung tâm Phật giáo quan trọng và phồn thịnh.
Vào đầu công nguyên, Ấn Độ đã giao thương mạnh mẽ với Trung Đông, và gián tiếp với vùng Địa Trung Hải, do đó họ cần có một nguồn cung cấp nguyên vật liệu, vật phẩm cho sự giao thương này. Họ giong buồm, theo gió mùa tây nam mà đi về đông, đến Giao Chỉ, rồi có thể từ Giao Chỉ mà lại theo tiếp đường biển hay đường bộ vào trong nội địa Trung Hoa. Trong khi đợi gió mùa đông bắc để quay về Ấn, sự lưu trú của số thương gia này đã lan truyền dần những nét văn hóa Ấn Độ, trong đó có việc thờ cúng Phật, tụng kinh… Những tăng sĩ mà các thương nhân đem theo trên thuyền buôn nhằm làm công việc cầu khấn sự phù trợ của đức Phật, là những người đã trực tiếp truyền bá Phật học và lập nên trung tâm Phật giáo Luy Lâu.
Một số chứng liệu, lập luận đáng chú ý khác cũng củng cố lập luận này. Theo đó thì vào thời kỳ nhà Hán, Khổng và Lão giáo, đặt biệt là Khổng giáo, đã rất mạnh, giới trí thức Khổng, Lão đã chống lại Phật giáo, một luận thuyết tỏ ra khá xa lạ với những chuẩn mực đạo đức, xã hội của Khổng, Lão. Do đó mà Phật giáo rất khó để có thể thâm nhập. Người Hán muốn đưa Phật giáo vào, sau đó đã phải mượn thuyết “hóa Hồ” để dễ dàng hơn trong việc thực hiện công việc này . Trong khi đó, ở Giao Châu, Phật giáo xem ra rất phù hợp với tín ngưỡng dân gian, nên việc thâm nhập không gặp trở ngại, mà lại còn dễ dàng và nhanh chóng.
Vào thời đó, dù từ Trung Hoa đã có con đường bộ đi đến Ấn gần hơn đường biển, nhưng con đường xuyên qua Trung Á nhưng chứa đựng nhiều hiểm nguy nên đường biển an ninh hơn. Đến cuối thế kỷ này, Pháp Hiển mới từ Trung Hoa sang Ấn, và đến tận thế kỷ thứ bảy, Huyền Trang đã phải trải qua không biết bao nhiêu gian nan mới đi trọn vẹn con đường.
Ngoài ra còn có hai chứng liệu rất quan trọng cho nguồn gốc rất sớm của Phật giáo Việt Nam. Thứ nhất, tập luận thuyết Phật giáo đầu tiên bằng Hán tự, Lý hoặc luận của Mâu Tử (165? 170? -?) đã được viết ở Giao Chỉ, chứ không phải ở một nơi nào khác sâu trong nội địa Hán. Thứ hai, vào thế kỷ thứ hai, ở Giao Chỉ đã có một tăng đoàn đến 500 vị và khoảng 15 bộ kinh, trong khi đến thế kỷ thứ ba ở Hán mới có tăng đoàn.
3.1.2 Sự du nhập từ Phật giáo phương Bắc
Từ thế kỷ thứ ba, Phật giáo tại Giao Châu vẫn tiếp tục tự phát triển mạnh mẽ, với sự xuất hiện của Tăng Hội (? - 280) và tư tưởng thiền của ông. Ông không những là sáng tổ của Thiền học Việt Nam, mà còn là người đầu tiên đem thiền học phát huy ở Trung Hoa (Tăng Hội đã ở trên đất Ngô từ năm 255 đến 280).
Thiền định Việt Nam, từ nguyên thủy vốn không phải được truyền từ Trung Hoa sang. Nó đã xuất hiện, dù có thể hoàn toàn là bước đầu, ở Giao Chỉ, từ trước Tăng Hội. Trong Tứ thập nhị chương, danh từ thiền định đã một lần được nhắc đến. Kinh này còn nói đến “quán thiên địa, niệm vô thường”, là một phép thiền, gọi là Vô thường quán. Nhưng dù sao, đến thế kỷ thứ ba, có lẽ đã có một thực tế là Phật giáo từ phương Bắc, cho dù có hình thành những trung tâm muộn hơn, cũng đã bắt đầu có ảnh hưởng trở lại lên Phật giáo Giao Chỉ. Cho dù Tăng Hội có một vai trò lớn đến đâu thì sử sách cũng ghi nhận rằng trong thế kỷ này, các kinh sách về thiền đã được đem từ Lạc Dương xuống, và Tăng Hội cũng là một người đã học tập, lĩnh hội được tư tưởng Phật giáo Đại thừa Trung Hoa.
Đại thừa (Mahayana) hoàn toàn không xa rời Phật pháp, nhưng về chủ trương, nó khác với Tiểu thừa (Hinayana) vốn xuất phát từ Phật giáo Nguyên thủy (Thérévada). Có thể nói những quan niệm, chủ trương của Đại thừa - một trong những tông phái lớn nhất của Phật giáo (một tông phái lớn khác là Kim Cang thừa) có xuất phát điểm từ Trung Hoa, đã có một sự thâm nhập mạnh mẽ xuống phương Nam kể từ thế kỷ thứ ba trở đi, để lại những dấu ấn phổ biến trong sinh hoạt Phật giáo, cũng như trong tín ngưỡng dân gian.
Sự thâm nhập của Phật giáo phương Bắc sau đó còn được thể hiện ở việc các thiền sư lớn, những người sáng lập ra những thiền phái có vị trí lớn trong lịch sử Phật giáo Việt Nam, đều ít nhiều có liên hệ và tiếp thu Phật giáo Trung Hoa.
Thiền sư Tỳ Ni Đa Lưu Chi (?-594), người sáng lập ra thiền phái mang tên ông, truyền đến 19 đời, đến đầu thế kỷ 13, là một người gốc nam Thiên Trúc, vân du về phía đông bắc (562), tiếp xúc với Phật giáo Trung Hoa và hành đạo tại đây, đến năm 580 thì vào nước ta.
Năm 820, thiền sư Vô Ngôn Thông từ nội địa Trung Hoa xuống Giao Châu và sáng lập thiền phái này.
Sau này, vào thế kỷ 11, Thảo Đường vốn cũng là một thiền sư Trung Hoa đang hành đạo tại Chiêm Thành, bị quân chinh phạt của vua Lý Thái Tông bắt đem về Thăng Long. Sự uyên thâm Phật pháp của người này sau đó được nhận ra, được nhà vua đưa về trụ trì tại chùa Khai Quốc, và lập ra một thiền phái lớn của Phật giáo Việt Nam, thiền phái Thảo Đường.
Tuy nhiên, ở đây, khi nói về sự du nhập của Phật giáo vào Việt Nam, ta có thể xem việc này đã cơ bản hoàn tất trước thế kỷ thứ 10, khi mà một mặt có sự du nhập trực tiếp từ Ấn Độ cộng với sự ảnh hưởng của Phật giáo Đại thừa từ phương Bắc sau đó, mặt khác là sự sản sinh, hình thành nền thiền học Việt Nam với những thiền phái đầu tiên nhưng lại rất lớn mạnh. Từ đây đã tạo một tiền đề vững vàng cho sự phát triển của Phật giáo Việt Nam về sau, mà đỉnh điểm là giai đoạn thế kỷ 10 - 14.
3.1.3 Triết học Phật giáo ở Việt Nam
Theo cùng sự du nhập Phật giáo là sự du nhập triết học phật giáo Ấn Độ, Trung Quốc nhưng cũng có những dị biệt.
Có nhiều quan điểm khác nhau về tư tưởng triết học Việt Nam. Có quan điểm cho rằng tư tưởng triết học Việt Nam là bản sao chép rời rạc, là sự thu nhỏ của triết học Ấn Độ và Trung Quốc. Theo đó, dân tộc Việt Nam có tính thực dụng cao, chỉ biết tiếp thu, chế biến các hệ thống tư tưởng, tôn giáo cho phù hợp với mình chứ không cú sự sáng tạo. Rồi ngay cả tín ngưỡng, tâm linh của người Việt cũng nhẹ nhàng mà không sâu. Rằng, người Việt đại khái có thông minh, nhưng không mấy ai có trí tuệ lỗi lạc phi thường, có chăng thì chỉ giàu khả năng nghệ thuật hơn khoa học, giàu trực