Tương tác điện từ là một trong những tương tác cơ bản, vô cùng phổ biến và quan
trọng trong vũ trụ, tầm ảnh hưởng và ứng dụng của nó ngày càng được mở rộng ra mọi
mặt trong cuộc sống.
Thế nhưng hệ thống kiến thức về tương tác điện từ vẫn chưa được trình bày m ột
cách có hệ thống, có tính khái quát cao. Một bộ phận không nhỏ sinh viên còn chưa có
một hệ thống kiến thức đầy đủ, logic, khoa học về tương tác điện tử. Cũng như nhằm đáp
ứng nhu cầu của một bộ phận không nhỏ những người đam mê nghiên cứu về các hiện
tượng điện từ.
66 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1533 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tương tác điện từ - Từ cổ điển đến lượng tử, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Khoa Vật Lý- lớp Lý 3A
Giáo viên hướng dẫn : TSKH. Lê Văn Hoàng
Nhóm thực hiện: Đỗ Thị Thu Hà
Vũ Thanh Huy
Nguyễn Văn Hùng
Hoàng Văn Hưng
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 5 – 2009
Tương tác điện từ - Từ cổ điển đến lượng tử GVHD: TSKH Lê Văn Hoàng
Trang 1
MỞ ĐẦU ........................................................................................................................3
TỔNG QUAN .................................................................................................................4
NHỮNG NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM HOẶC LÝ THUYẾT ..................................5
I. Các tương tác trong tự nhiện ....................................................................................5
I.1. Tương tác hấp dẫn: "Chất keo dính của vũ trụ "................................................5
I.1.1. Quan điểm Newton...................................................................................5
I.1.2. Quan điểm Einstein (tương đối):...............................................................6
I.1.3. Quan điểm lượng tử:.................................................................................7
I.2. Tương tác điện từ: "Chất keo dính của các nguyên tử" .....................................7
I.2.1. Trường điện từ .........................................................................................7
I.2.2. Cơ học lượng tử: ......................................................................................8
I.3. Tương tác mạnh: " Chất keo dính của các hạt " ................................................8
I.4. Tương tác yếu: .................................................................................................9
II. Sự phát triển các quan điểm tương tác điện từ ..........................................................9
II.1. Tương tác điện từ - quan điểm cổ đại ...............................................................9
II.1.1. Sự xuất hiện danh từ “điện” ......................................................................9
II.1.2. Sự xuất hiện danh từ “từ” .......................................................................10
II.2. Tương tác điện từ - thuyết trường điện từ .......................................................11
II.2.1. Tương tác tĩnh điện ................................................................................11
II.2.1.1. Điện tích - Định luật bảo toàn điện tích .................................................11
II.2.1.2. Điện tích và cấu trúc của vật chất..........................................................13
II.2.1.3. Tương tác giữa 2 điện tích điểm - Định luật Coulomb ...........................16
II.2.1.3.1 Thí nghiệm đo lực điện ................................................................16
II.2.1.3.2 Định luật Coulomb:......................................................................18
II.2.2. Điện trường là gì ?..................................................................................19
II.2.2.1. Điện trường và lực điện ........................................................................19
II.2.2.2. Véctơ cường độ điện trường..................................................................20
II.2.2.3. Nguyên lý chồng chất điện trường. .......................................................22
II.2.2.4. Đường sức điện trường – định luật Gauss cho điện trường. ...................22
II.2.2.5. Năng lượng điện trường ........................................................................25
II.2.3. Tương tác tĩnh từ. ...................................................................................26
II.2.3.1. Từ tích - đơn cực từ : ............................................................................27
II.2.3.2. Định luật Ampere về tương tác giữa hai yếu tố dòng.............................28
II.2.4. Từ trường là gì?......................................................................................29
II.2.4.1. Từ trường và lực từ ...............................................................................29
II.2.4.2. Véctơ từ trường ....................................................................................30
II.2.4.3. Nguyên lý chồng chất từ trường: ...........................................................31
II.2.4.4. Đường cảm ứng từ - định luật Gauss cho từ trường: ..............................32
II.2.4.4.1 Đường cảm ứng từ .......................................................................32
II.2.4.4.2 Định luật Gauss cho từ trường. .....................................................32
II.2.4.5. Năng lượng từ trường ...........................................................................33
II.2.5. Điện từ trường ........................................................................................35
II.2.5.1. Từ trường biến thiên - nguồn sinh ra điện trường ..................................35
II.2.5.1.1 Định luật Faraday về cảm ứng điện từ: .........................................35
II.2.5.1.2 Luận điểm thứ nhất của Maxwelll ................................................37
Tương tác điện từ - Từ cổ điển đến lượng tử GVHD: TSKH Lê Văn Hoàng
Trang 2
II.2.5.2. Điện trường biến thiên - nguồn sinh ra từ trường..................................39
II.2.5.2.1 Định luật Ampere về lưu thông từ trường: ...................................39
II.2.5.2.2 Khái niệm về dòng điện dịch - luận điểm thứ hai của Maxwell: ....40
II.2.5.3. Trường điện từ - môi trường vật chất ....................................................43
II.2.5.4. Hệ phương trình Maxwell .....................................................................43
II.3. Bộ rung điện Herzt - bằng chứng thực nghiệm cho lý thuyết trường điện từ. ..45
II.3.1. Cấu tạo:..................................................................................................45
II.3.2. Kết quả thí nghiệm .................................................................................46
II.3.3. Phát hiện ra sóng điện từ ........................................................................46
II.3.4. Kết luận..................................................................................................47
II.4. Tương tác điện từ - thuyết trường lượng tử (QED) ........................................48
II.4.1. Thí nghiệm Lamb-Retherfor:..................................................................49
II.4.1.1. Phương án thí nghiệm ...........................................................................49
II.4.1.2. Kết quả thí nghiệm................................................................................50
II.4.1.3. Phân tích kết quả thí nghiệm: ................................................................50
II.4.2. Hạt nhân của thuyết điện động lực học lượng tử (QED)..........................52
II.4.2.1. Khái niệm trường lượng tử....................................................................52
II.4.2.2. Chân không lượng tử ............................................................................53
II.4.2.2.1 Chân không là gì ? .......................................................................53
II.4.2.2.2 Vậy chân không lượng tử là gì?....................................................54
II.4.3. Điện động lực học lượng tử. ...................................................................56
II.4.3.1. Định nghĩa ............................................................................................56
II.4.3.2. “Photon ảo” và tính chất của tương tác điện từ theo QED .....................57
II.4.3.3. Tái chuẩn hóa .......................................................................................58
II.4.4. Thực nghiệm kiểm tra thuyết ..................................................................60
II.4.4.1. Giải thích sự dịch chuyển Lamb............................................................60
II.4.4.2. Moment từ dị thường của electron ........................................................61
II.4.4.3. Hiệu ứng Casisir - lực xuất hiện từ chân không. ....................................61
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................................................64
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................65
Tương tác điện từ - Từ cổ điển đến lượng tử GVHD: TSKH Lê Văn Hoàng
Trang 3
MỞ ĐẦU
Tương tác điện từ là một trong những tương tác cơ bản, vô cùng phổ biến và quan
trọng trong vũ trụ, tầm ảnh hưởng và ứng dụng của nó ngày càng được mở rộng ra mọi
mặt trong cuộc sống.
Thế nhưng hệ thống kiến thức về tương tác điện từ vẫn chưa được trình bày một
cách có hệ thống, có tính khái quát cao. Một bộ phận không nhỏ sinh viên còn chưa có
một hệ thống kiến thức đầy đủ, logic, khoa học về tương tác điện tử. Cũng như nhằm đáp
ứng nhu cầu của một bộ phận không nhỏ những người đam mê nghiên cứu về các hiện
tượng điện từ.
Do đó, với đề tài này nhóm chúng tôi sẽ cung cấp cho độc giả một hệ thống kiến
thức phục vụ cho công việc học tập, nghiên cứu hiện nay cũng như cho công việc giảng
dạy về sau.
Tương tác điện từ - Từ cổ điển đến lượng tử GVHD: TSKH Lê Văn Hoàng
Trang 4
TỔNG QUAN
Trên cơ sở phân tích các tài liệu của các tác giả khác, nhóm nhận thấy:
Kiến thức về tương tác điện từ trong các tài liệu được trình bày một cách rời rạc,
không có hệ thống liên tục, gây khó khăn cho người sử dụng tài liệu, vì phải sử
dụng nhiều tài liệu khác nhau trong quá trình nghiên cứu, học tập.
Đồng thời những kiến thức được nêu ra mang tính chất áp đặt, thiếu những thí
nghiệm để dẫn đến các định luật định lý, thiếu các lập luận logic dẫn dắt vẫn đề,
làm cho người đọc khó nắm bắt được bản chất của vấn đề.
Qua đó, nhóm quyết định xây dựng một bức tranh tổng quát về các quan điểm
tương tác điện từ từ cổ điển đến lượng tử.
Nội dung đề tài được xây dựng một cách chặt chẽ, logic. Các định luật, định lý
được xây dựng từ các thí nghiệm, sử dụng ngôn ngữ toán học một cách chặt chẽ, dẫn dắt
người đọc đi sâu vào vấn đề.
Tương tác điện từ - Từ cổ điển đến lượng tử GVHD: TSKH Lê Văn Hoàng
Trang 5
NHỮNG NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM HOẶC LÝ THUYẾT
I. Các tương tác trong tự nhiện
Thế giới xung quanh chúng ta đầy rẫy những phương tiện gây tác động:
những chiếc vợt đập vào quả bóng, những vận động viên nhảy cầu có thể tung
mình lao xuống từ những cầu nhảy cao, các nam châm lớn nâng những đoàn tàu
cao tốc trên đường ray riêng của chúng… Và bản thân chúng ta cũng có thể tác
động lên các vật bằng cách kéo, đẩy hoặc lắc chúng, bằng cách ném hoặc bắn các
vật khác vào chúng, bằng cách kéo giãn, vặn xoắn hoặc nghiền nát chúng, hoặc
bằng cách làm lạnh, đốt nóng, hoặc đốt cháy chúng… Trong suốt thế kỷ XX, các
nhà vật lý đã tích lũy được rất nhiều bằng chứng cho thấy tất cả những tương tác
đó giữa các vật và các chất khác nhau, cũng như hàng triệu tương tác khác mà
chúng ta gặp hằng ngày, đều có thể quy về những tổ hợp của bốn tương tác: tương
tác hấp dẫn, tương tác điện từ, tương tác mạnh và tương tác yếu.
I.1. Tương tác hấp dẫn: "Chất keo dính của vũ trụ "
Là tương tác quen thuộc nhất. Chính lực này đã giữ cho Trái Đất của chúng ta
quay quanh Mặt Trời và cũng nhờ nó mà bàn chân chúng ta bám chặt được vào
mặt đất.
Tương tác hấp dẫn là tương tác giữa các hạt vật chất có khối lượng. Bán kính
tác dụng của lực hấp dẫn lớn vô cùng nhưng so với các tương tác khác thì cường
độ của tương tác hấp dẫn là rất nhỏ.
I.1.1. Quan điểm Newton
Lí thuyết mang tính định lượng đầu tiên của lực hấp dẫn xây dựng trên các
quan sát do Isaac Newton thiết lập vào năm 1687 trong cuốn “Principia” của ông.
Ông viết rằng lực hấp dẫn tác dụng lên mặt trời và các hành tinh phụ thuộc vào
lượng vật chất mà chúng chứa. Nó truyền đi những khoảng cách xa và luôn luôn
Tương tác điện từ - Từ cổ điển đến lượng tử GVHD: TSKH Lê Văn Hoàng
Trang 6
giảm tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách. Công thức viết cho lực F giữa hai
vật có khối lượng m1 và m2 cách nhau khoảng r là
1 2
2
m m
F G
r
trong đó G là hằng số tỉ lệ, hay hằng số hấp dẫn. Newton không hoàn toàn hài
lòng với lí thuyết của ông vì nó giả sử một tương tác xuyên khoảng cách. Khó
khăn đã bị loại trừ khi khái niệm trường hấp dẫn được nêu ra, một trường thấm
đẫm không gian và được truyền đi một cách tức thời. Lí thuyết Newton được áp
dụng rất thành công cho cơ học thiên thể trong thế kỉ 18 và đầu thế kỉ 19.
I.1.2. Quan điểm Einstein (tương đối):
Vào năm 1845, Leverrier tính thấy quỹ đạo của Thủy tinh tiến động 35” trên
thế kỉ, trái với giá trị theo thuyết Newton là bằng không. Năm 1915, Einstein mới
có thể giải thích được sự không nhất quán này.
Einstein đã sửa đổi dạng của định luật vạn vật hấp dẫn để cho phù hợp với các
nguyên lý tương đối. Nguyên lý đầu tiên nói rằng khoảng cách x không thể được
vượt qua một cách tức thời nhưng lý thuyết Newton lại bảo rằng lực tác dụng tức
thời. Do đó Einstein phải tiến hành sửa đổi các định luật Newton lại, những sửa
đổi đó phải rất nhỏ. Nội dung của việc sửa đổi như sau: vì ánh sáng có năng lượng
do đó sẽ có khối lượng, mà mọi vật có khối lượng đều hút nhau.
Einstein chỉ ra rằng trường hấp dẫn là đại lượng hình học vạch rõ cái gọi là
thời gian đích thực, đó là khái niệm nhận cùng một giá trị trong mọi hệ tọa độ
tương tự như khoảng cách trong không gian thông thường.
Ông cũng thành công trong việc xây dựng các phương trình cho trường hấp
dẫn được đặt tên là các phương trình Einstein, và với các phương trình này ông đã
có thể tính được giá trị đúng cho sự tiến động đối với quỹ đạo của Thủy tinh. Các
phương trình đó cũng cho giá trị đo được của sự lệch của các tia sáng truyền qua
mặt trời và không còn có sự nghi ngờ nào rằng các phương trình đó cho kết quả
chính xác đối với sự hấp dẫn vĩ mô.
Tương tác điện từ - Từ cổ điển đến lượng tử GVHD: TSKH Lê Văn Hoàng
Trang 7
I.1.3. Quan điểm lượng tử:
Lực hấp dẫn giữa 2 hạt vật chất được mang bởi một hạt, được gọi là hạt
graviton. Hạt này có spin bằng 2, không mang điện, không có khối lượng nghỉ và
có tầm tác dụng là vô cùng.
Các sóng này rất yếu và khó phát hiện do đó chưa quan sát được cụ thể bằng
thực nghiệm trên Trái Đất.
I.2. Tương tác điện từ: "Chất keo dính của các nguyên tử"
Tương tác điện từ là tương tác giữa các hạt mang điện như electron, proton …
I.2.1. Trường điện từ
James Clerk Maxwell, vào năm 1865, cuối cùng đã thống nhất các khái niệm
điện và từ thành một lí thuyết về điện từ. Lực này được trung chuyển bởi trường
điện từ.
Có 2 loại điện tích: điện tích dương và điện tích âm. Lực giữa hai điện tích
dương cũng như giữa hai điện tích âm đều là lực đẩy, lực giữa một điện tích âm và
một điện tích dương là lực hút.
Trong thế giới vi mô, ở quy mô nhỏ như các nguyên tử và phân tử, lực điện từ
chiếm ưu thế so với lực hấp dẫn. Lực hút điện từ giữa các electron mang điện âm
trong nguyên tử và các proton mang điện dương trong hạt nhân nguyên tử làm cho
các electron “quay” xung quanh hạt nhân nguyên tử.
Tương tác điện từ - Từ cổ điển đến lượng tử GVHD: TSKH Lê Văn Hoàng
Trang 8
I.2.2. Cơ học lượng tử:
Trường điện từ có thể hiểu là dòng các hạt nhỏ gọi là photon cấu thành nên
trường điện từ. Nếu chúng ta nghĩ lực điện giữa hai điện tích là trường điện từ
trung chuyển nó xuyên khoảng cách, thì bây giờ chúng ta có thể có một bức
tranh cơ bản hơn dưới dạng một dòng photon gửi ra từ hạt đến chạm vào hạt
kia.
Tương tác điện từ được hình dung như được gây bởi sự trao đổi một số lớn
photon. Các photon được trao đổi khi đó là các hạt “ photon ảo”.
I.3. Tương tác mạnh: " Chất keo dính của các hạt "
Tương tác mạnh có liên quan đến lực hạt nhân mạnh - là lực tương tác giữa
các proton và neutron bên trong hat nhân nguyên tử, giữ cho proton và neutron ở
trong hạt nhân.
Tương tác mạnh là tương tác giữa các hadron như tương tác giữa các
nuclon trong hạt nhân tạo nên lực hạt nhân hay tương tác dẫn đến sự sinh hạt
hadron trong các quá trình va chạm giữa các hadron.
Ngày nay người ta tin rằng lực hạt nhân được “mang” bởi một hạt gọi là hạt
gluon có spin bằng 1 và có “màu sắc”. Hạt gluon chỉ tương tác với chính nó và với
các hạt quark.
Lực hạt nhân mạnh có một tính chất kì lạ là sự “cầm tù”: nó luôn luôn liên kết
các hạt lại thành các tổ hợp “không có màu”.
Sự “cầm tù ” không cho phép có mặt một gluôn riêng lẻ tự nó, vì mỗi gluôn
đều có “màu sắc”; thay vì thế người ta cần phải có một tổ hợp các gluôn với tổng
màu là “trắng”(một tập hợp như thế tạo nên một hạt không bền gọi là “glueball” ).
Việc “cầm tù” không cho phép chúng ta quan sát được một gluon cô lập dường
như làm cho toàn bộ khái niệm về các gluon trở nên hơi có vẻ siêu hình. Tương tác
mạnh cũng là tương tác giữa các pi-mezon và K-mezon và các hiperon với các
nuclon và giữa chúng với nhau.
Tương tác điện từ - Từ cổ điển đến lượng tử GVHD: TSKH Lê Văn Hoàng
Trang 9
I.4. Tương tác yếu:
Tương tác yếu gây ra sự phóng xạ và chỉ thể hiện ở lực hạt nhân yếu tác dụng
lên các hạt có spin 1/2, chứ không tác dụng lên các hạt có spin 0, 1, 2 như photon
và graviton.
Năm 1967 các nhà bác học A. Salam và S. Weinberg đưa ra giả thuyết ngoài
photon còn có 3 hạt có spin bằng 1 khác gọi là các hạt bôzôn- véctơ nặng mang
lực hạt nhân yếu. Đó là các hạt W+, W- và Z0 , mỗi hạt có khối lượng tương ứng
khoảng gần 200 nghìn me (khoảng 100 tỉ electron- vôn). Ở những năng lượng cao,
lớn hơn 100 tỉ electron- vôn nhiều thì ba hạt mới này xử sự một cách hoàn toàn
tương tự như photon (có tính cách như hạt photon). Ở những năng lượng thấp hơn
thì ba hạt mới này lại có khối lượng lớn làm cho các lực mà chúng mang lại có tầm
tác dụng ngắn. Năm 1983, tại Trung tâm nghiên cứu hạt nhân Châu Âu ( CERN)
nhờ có máy gia tốc mạnh người ta đã phát hiện được ba hạt này có tính chất và
khối lượng đúng như giả thuyết.
II. Sự phát triển các quan điểm tương tác điện từ
II.1. Tương tác điện từ - quan điểm cổ đại
II.1.1. Sự xuất hiện danh từ “điện”
Chuyện xảy ra ở Hy Lạp khoảng 2600 năm về trước. Nhà triết học Thales có
một cô con gái. Nàng tuy còn nhỏ tuổi nhưng đã biết dệt rất khéo. Nàng được cha
mẹ mua cho một con thoi bằng hổ phách rất đẹp, do một tay thợ khéo xứ Phênixi
chuốt. Một hôm, cô bé lỡ tay đánh rơi con thoi xuống nước. Nàng bèn dùng vạt áo
len lau con thoi. Khi lau xong, thì nàng thấy con thoi bám đầy tơ len. Ngỡ là thoi
còn chưa ráo nàng lại lau mạnh hơn, nhưng lạ thay, tơ len lại càng bám nhiều hơn
trước. Kinh ngạc, nàng vôi chạy đi tìm cha để cha giảng giải cho nàng về hiện
tượng kì lạ đó. Nghe con gái kể lại đầu đuôi câu chuyện, Thales cũng hết sức ngạc
nhiên. Vốn là một triết gia chân chính, ông bèn làm lại và nghiên cứu hiện tượng
đó. Quả nhiên, sự việc xảy ra đúng như cô bé kể. Thales bèn dùng dạ xát những
Tương tác điện từ - Từ cổ điển đến lượng tử GVHD: TSKH Lê Văn Hoàng
Trang 10
con thoi bằng hổ phách khác, những vòng tròn và những thanh bằng hổ phách, và
ông cũng thu được kết quả y hệt như trước. Hổ phách, trong tiếng Hy Lạp
“elektron” vì vậy người ta mới gọi cái lực thần bí dó là “electrictite” có nghĩa là
“điện”. Sau này người ta còn thấy có cả thủy tinh, lưu huỳnh, nhựa cây, lụa và
nhiều thứ khác cũng có tính chất như hổ phách.
II.1.2. Sự xuất hiện danh từ “từ”
Mốc sự kiện đầu tiên là vào khoảng 900 năm trước công nguyên, một người
chăn cừu tên là Magnus đã phát hiện ra một hiện tượng lạ trong tự nhiên và khiến
con người chú ý. Khi anh ta đi ngang qua một khu vực có những phiến đá màu
đen, anh đã phát hiện ra là những cái đinh và đầu cây gậy bằng sắt của anh bị
những phiến đá này hút một cách kì lạ.
Đá nam châm
Hiện tượng này đã khiến chàng chăn cừu Magnus vô cùng ngạc nhiên, và
cũng từ đó khu vực này đã được con người chú ý đến nhiều hơn. Sau đó, khu vực
này đ