Đề tài Ứng dụng chế phẩm vi sinh xử lý nớc thải các ao nuôi tôm

Ô nhiễm môi trườngnước trong các ao nuôi ở đầm phá ven biển miền Trung hiện nay đang ở tình trạng báo động và làmối quan tâmcủa các nhà Khoahọc, nhà Sản xuất, nhà Quản lý môi trường. Phương pháp sinhhọc,cụ thể làsửdụng chế phẩm vi sinh đượclựa chọn đểxử lý loạinước thải này . Nghiêncứu đã tiến hành phânlập và tuy ển chọn đượcmộtsố chủng vi khuẩn có khảnăng phân giải protein, tinhbột và cenlulo caotừ bùn đáy vànước thảitừ các ao nuôi tôm. Các chủng vi khuẩn có hoạt tính phân giải chấthữucơ cao được chọn nhân giống và thu sinh khốirồi phối trộnvới bùntự nhiên (bùnlấy từ đáy ao nuôi) theotỷlệ nhất địnhtạo thành bùn hoạt tính dùng đểxử lýnước th ảitừ các ao nuôi tôm. Thí nghiệm khảo sát khảnăngxử lý các chất hữucơcủa vi khuẩn đượcbố trí làm 9 lôvới 1 lô đối chứng (khôngbổ sung bùn hoạt tính), 8 lô cònlại đượcbổ sung bùn hoạt tính (bùntự nhiên + sinh khối vi khuẩn theo cáctỷ lệ khác nhau) trong đó 4 lô cósục khí và 4 lô khôngsục khí.Kết quả khảo sát bước đầu cho thấy việcbổ sung bùn hoạt tính cho hiệu quảxử lýtốt trong điều kiện có sục khí. Lôsố 9vớitỷ lệbổ sung các chủng Pr:Tb:C là 8:4:1 cho hiệu quả cao nhấtvới hiệu suất loại BOD5 là 53,4%;NH4 + -N là 99,7% và loại hoàn toàn PO4 3— P.

pdf30 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1678 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Ứng dụng chế phẩm vi sinh xử lý nớc thải các ao nuôi tôm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 MÔI TRƯỜNG VÀ BỆNH THỦY SẢN 2 ỨNG DỤNG CHẾ PHẨM VI SINH XỬ LÝ NƯỚC THẢI CÁC AO NUÔI TÔM Nguyễn Thị Ngọc Thanh1, Ngô Thị Tường Châu2 1 Viện Công nghệ Sinh học & Môi trường – Trường Đại học Nha Trang 2 Khoa Sinh học – Trường Đại học Khoa học Huế Ô nhiễm môi trường nước trong các ao nuôi ở đầm phá ven biển miền Trung hiện nay đang ở tình trạng báo động và là mối quan tâm của các nhà Khoa học, nhà Sản xuất, nhà Quản lý môi trường. Phương pháp sinh học, cụ thể là sử dụng chế phẩm vi sinh được lựa chọn để xử lý loại nước thải này. Nghiên cứu đã tiến hành phân lập và tuyển chọn được một số chủng vi khuẩn có khả năng phân giải protein, tinh bột và cenlulo cao từ bùn đáy và nước thải từ các ao nuôi tôm. Các chủng vi khuẩn có hoạt tính phân giải chất hữu cơ cao được chọn nhân giống và thu sinh khối rồi phối trộn với bùn tự nhiên (bùn lấy từ đáy ao nuôi) theo tỷ lệ nhất định tạo thành bùn hoạt tính dùng để xử lý nước thải từ các ao nuôi tôm. Thí nghiệm khảo sát khả năng xử lý các chất hữu cơ của vi khuẩn được bố trí làm 9 lô với 1 lô đối chứng (không bổ sung bùn hoạt tính), 8 lô còn lại được bổ sung bùn hoạt tính (bùn tự nhiên + sinh khối vi khuẩn theo các tỷ lệ khác nhau) trong đó 4 lô có sục khí và 4 lô không sục khí. Kết quả khảo sát bước đầu cho thấy việc bổ sung bùn hoạt tính cho hiệu quả xử lý tốt trong điều kiện có sục khí. Lô số 9 với tỷ lệ bổ sung các chủng Pr:Tb:C là 8:4:1 cho hiệu quả cao nhất với hiệu suất loại BOD5 là 53,4%; NH4+-N là 99,7% và loại hoàn toàn PO43—P. 3 ẢNH HƯỞNG CỦA STRESS MÔ PHỎNG QUÁ TRÌNH VẬN CHUYỂN LÊN KHẢ NĂNG BẮT MỒI, MẤT NƯỚC VÀ BÀI TIẾT AMONIAC CỦA VẸM TÍM (MYTILUS EDULIS LINNAEUS, 1758) TRONG QUÁ TRÌNH BẢO QUẢN KHÔ Vũ Trọng Đại Đại học Nha Trang, Email: daibmhs@yahoo.com.vn Các thí nghiệm ảnh hưởng của stress mô phỏng quá trình vận chuyển lên khả năng bắt mồi, mất nước và bài tiết ammoniac của vem tím được thực hiện trong 8 ngày bảo quản khô ở nhiệt độ 10oC tại phòng thí nghiệm Sealab, trường Đại học Khoa học và Công nghệ Na Uy. Khả năng bắt mồi của vẹm tím đạt giá trị cao nhất (1,0 lít/gram khối lượng khô/giờ) ở ngày thứ 0 (sau 2 giờ) của quá trình bảo quản khô và sau đó giảm dần theo thời gian bảo quản. Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p>0,05) giữa hai nghiệm thức vẹm gây stress và đối chứng. Khối lượng nước mà vẹm bị mất trong quá trình bảo quản khô dao động từ 0,4 gram (5,3% tổng lượng nước) ở ngày 0 tới 1,1 gram (15% tổng lượng nước) ở ngày thứ 8 cho cả hai nghiệm thức thí nghiệm nhưng sự khác biệt có ý nghĩa thống kê chỉ ghi nhận được ở nghiệm thức vẹm bị stress. Hàm lượng amoniac do vẹm bài tiết ra được đo sau 4 ngày bảo quản khô cho hai nghiệm thức vem gây stress và đối chứng. Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về hàm lượng amoniac quá trình bảo quản khô của cả hai nghiệm thức và đạt giá trị cao nhất ở ngày thứ 4 (5,5µg NH4-N/gram khối lượng khô). 4 ỨNG DỤNG SẮC KÝ LỎNG CAO ÁP (HPLC) PHÂN TÍCH ĐỘC TỐ AFLATOXIN B1 TRONG THỨC ĂN NUÔI TRỒNG THỦY SẢN Nguyễn Đắc Kiên Khoa Nuôi trồng Thủy sản – Trường Đại học Nha Trang Email: nguyendackien@gmail.com; kiennd@cb.ntu.edu.vn Phương pháp phân tích sử dụng máy sắc ký lỏng cao áp là phương pháp hiện đại, độ nhạy cao, có khả năng phân tích hàm lượng chất rất nhỏ có trong môi trường. Xây dựng quy trình phân tích độc tố aflatoxin trong thức ăn nuôi trồng thủy sản nhằm đánh giá sự hình thành và mức độ tích lũy độc tố. Do đó, nghiên cứu “ứng dụng sắc ký lỏng cao áp (HPLC) phân tích độc tố aflatoxin trong thức ăn thủy sản” được thực hiện sẽ giúp cho việc phân tích độc tố aflatoxin trong đối tượng thức ăn, đánh giá mức độ tích lũy độc tố theo thời gian cũng như nghiên cứu điều kiện môi trường thích hợp cho sự hình thành aflatoxin. Aflatoxin B1 chuẩn gốc (có nồng độ chuẩn ban đầu của AFB1 là 10,1µg/kg) được bổ sung vào nguồn thức ăn nuôi trồng thủy sản với thể tích là 20µl ở một số thời điểm tiến hành phân tích. Kết quả nghiên cứu cho thấy, hiệu suất thu hồi độc tố aflatoxin ở các thời điểm tiến hành phân tích đạt mức cao là 86.27% và 82,79%. Kết quả thể hiện độ tin cậy của quy trình phân tích tương đối cao và có thể áp dụng để phân tích độc tố aflatoxin trong trong thức ăn nuôi trồng thủy sản và sản phẩm nông sản khác. Từ khóa: sắc ký, HPLC, aflatoxin B1, thức ăn thủy sản SO SÁNH HIỆU QUẢ LỌC SINH HỌC CỦA RONG NHO (CAULERPA SERATA) VÀ LỌC VI SINH TRONG HỆ THỐNG TUẦN HOÀN ƯƠNG NUÔI ẤU TRÙNG TÔM HARLEQUIN (HYMENOCERA PICTA DANA, 1852) Phạm Trung Hiếu Khoa nuôi trồng thủy sản, Đại Học Nha Trang Để so sánh hiệu quả của rong biển và vi sinh vật về khả năng làm sạch chất thải nito trong hệ thống nuôi khép kín, rong Nho Caulerpa serrata và lọc vi sinh ngập 5 nước (submerged biofilter) đã được sử dụng với vai trò lọc sinh học trong hệ thống tuần hoàn ương nuôi ấu trùng tôm cảnh biển Hymenocera picta (Dana, 1852). Ấu trùng tôm cảnh Hymenocera picta được ương nuôi trong hai hệ thống tuần hoàn nước với hệ thống lọc sinh học là yếu tố khác nhau duy nhất giữa hai nghiệm thức. Đối chứng là ấu trùng tôm được nuôi trong các bể nước tĩnh, thay nước hàng ngày với tỷ lệ 100%. Mỗi hệ thống bao gồm ba bể tương ứng với các lần lặp. Để đánh giá hiệu quả của các hệ thống lọc sinh học đến quản lý chất lượng nước và ương nuôi ấu trùng, các thông số chất lượng nước về nồng độ của Ammonia tổng số (TAN), Nitrite (NO2-N), Nitrate (NO3-N), tỷ lệ sống, tốc độ phát triển của ấu trùng tôm Harlequin (sự chuyển giai đoạn) được phân tích và so sánh. Thí nghiệm kéo dài trong 35 ngày. Trong hệ thống tuần hoàn với lọc vi sinh, nhìn chung, Ammonia (0.04 ppm) và Nitrite (0.017 ppm) được duy trì tương đối ổn định ở nồng độ thấp, không gây ảnh hưởng đến vật nuôi, tuy nhiên, có sự tích lũy và tăng cao của nồng độ Nitrate trong hệ thống theo thời gian nuôi. Trong khi đó, rong biển có khả năng duy trì nồng độ Ammonia dao động ổn định ở mức thấp hơn so với hệ thống sử dụng lọc vi sinh (0.02 ppm), và không có hiện tượng tích lũy Nitrate trong hệ thống nuôi. Do đó, rong Nho có tiềm năng trong việc nâng cao hiệu quả và năng suất của hệ thống nuôi khép kín thông qua cải thiện chất lượng môi trường nuôi. Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa hai hệ thống về tỷ lệ chuyển giai đoạn và tỷ lệ sống (p>0.05) 6 TÌM HIỂU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC VÀ QUAN SÁT CƠ QUAN SINH SẢN CỦA RONG MƠ (SARGASSUM POLYCYSTUM C.A.AGARDH, 1824) TẠI VÙNG TRIỀU BẢO ĐẠI – NHA TRANG Nguyễn Thị Thanh Xuân Lớp CHNT – 10, Trường Đại học Nha Trang Email: thanhxuan48ntu@gmail.com Rong mơ Sargassum polycystum thuộc họ Sargassaceae ngành Phaeophyta, đóng vai trò quan trọng đối với tự nhiên và con người. Sự suy giảm nghiêm trọng nguồn lợi rong mơ đòi hỏi phải tiến hành các nghiên cứu, làm cơ sở dữ liệu cho các đề án bảo tồn và phát triển nguồn lợi này. Rong mơ S. polycystum chiếm tỷ lệ sinh lượng cao trong các khu hệ rong, có chất lượng tốt, và là đối tượng rong biển kinh tế. Trên cơ sở đó, đề tài “Tìm hiểu một số đặc điểm sinh học và quan sát cơ quan sinh sản của rong mơ ( Sargassum polycystum C.A.Agardh, 1824) tại vùng triều Bảo Đại- Nha Trang” được thực hiện với các nội dung: Tìm hiểu đặc điểm phân bố, đặc điểm sinh trưởng, và quan sát cơ quan sinh sản của rong mơ S. polycystum tại vùng triều Bảo Đại-Nha Trang. Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng là: phương pháp trực quan; phương pháp sinh vật chỉ thị; phương pháp chiều dài, khối lượng dùng trong nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng; phương pháp cắt cúp tiêu bản tế bào; và quan sát dưới kính hiển vi. Số liệu được thống kê và xử lý trên phần mềm SPSS 15.0. Kết quả thu được sau quá trình nghiên cứu cho thấy: S. polycystum phân bố ở trung triều cho đến giới hạn trên của hạ triều. Chúng mọc trên nền đáy cứng là các đá tảng, sinh trưởng trong vực nước có nhiệt độ và độ mặn tương đối cao (nhiệt độ: 29,3 ± 2,23°C và độ mặn 34 ± 1,1ppt). Trong thời gian nghiên cứu, S. polycystum sinh trưởng nhanh từ giữa tháng 3 đến giữa tháng 5 thì dừng lại. Tốc độ tăng trưởng của S. polycystum không đều trong quá trình phát triển. Giữa khối lượng và chiều dài cơ thể có sự tương quan chặt chẽ theo chiều thuận (hệ số tương quan R=0.948). 7 S. polycystum bước vào mùa sinh sản từ khoảng cuối tháng 3 cho đến cuối tháng 5. S. polycystum là loài thuộc nhóm cây khác gốc. Đế đực dạng trụ tròn, chia nhánh hoặc không, dài 14 mm, đường kính 1 mm. Đế cái dẹp hoặc có dạng tam lăng, dài 4 mm, đường kính 1 mm, chia nhánh. Cấu tạo trong đế đực gồm các ổ sinh sản hình tứ diện, bên trong chứa các giao tử phòng đực sinh giao tử đực. Đế cái gồm các ổ sinh sản, mỗi ổ chỉ chứa một noãn bào hình cầu. Quá trình phát triển của S. polycystum có liên quan chặt chẽ vào vị trí phân bố của nó trên vùng triều. Cần có các nghiên cứu bổ sung ở các khu vực khác, so sánh đối chiếu với các kết quả đã đạt được, đồng thời nghiên cứu sản xuất giống bào tử trong phòng thí nghiệm, tiến tới sản xuất ngoài thực địa để bảo tồn và phát triển loài S. polycystum nói riêng và cả giống rong mơ nói chung. BỆNH KÝ SINH TRÙNG TRÊN CÁ CHẼM (Lates calcarifer Bloch 1790) NUÔI TẠI KHÁNH HÒA Phan Văn Út, Nguyễn Thị Thanh Nga, Lê Phước Thuần. Đại Học Nha Trang Kiểm tra 375 mẫu cá chẽm (Lates calcarifer) giai đoạn nhỏ (chiều dài <15cm) từ 32 đàn cá nuôi trong khu vực Khánh Hòa đã phát hiện 14 loài ký sinh trùng, cả ngoại ký sinh và nội ký sinh. Quá trình nghiên cứu đã bắt gặp 2 bệnh do trùng bánh xe (giống Trichodina) và do sán lá đơn chủ (Monogenea) thường xuyên xuất hiện ở cá chẽm nuôi. Kết quả thử nghiệm trị bệnh đạt hiệu quả cao, bệnh do trùng bánh xe ký sinh có thể tắm với CuSO4 từ 5-9ppm; hoặc Formalin từ 150-250ppm hoặc chiết xuất tỏi 700-900ppm. Trong khi đó cá bị bệnh sán lá đơn chủ có thể tắm với formalin 200- 250ppm hoặc chiết xuất tỏi 800 – 900ppm. Từ khóa: cá chẽm, Lates calcarifer, ký sinh trùng, Trùng bánh xe, sán lá đơn chủ. 8 ẢNH HƯỞNG CỦA CHỦNG LOẠI VÀ ĐỘ MẶN LÊN SINH TRƯỞNG CỦA NẤM MEN (SACCHAROMYCES CEREVISIAE) Hồ Mạnh Tuấn Khoa Nuôi trồng Thủy sản, Đại học Nha Trang Nấm men với thành phần cơ bản trong màng tế bào là beta-glucan, chitin, mannan được ứng dụng rộng rãi trong công nghiệp thực phẩm và gần đây là trong nuôi trồng thủy sản. Nghiên cứu của tác giả có mục đích làm sang tỏ ảnh hưởng của chủng loại và độ mặn lên sinh trưởng của nấm men S.cerevisiae. Trong thí nghiệm này hai chủng nấm men WT (dạng tự nhiên) và Mnn9 (gây đột biến gen dẫn đến ức chế quá trình kéo dài chuỗi mannose và đồng thời tăng hàm lượng beta glucan) được nuôi cấy trong môi trường đầy đủ gồm có đường D-glucose, peptone và cao nấm men (YEPD) với 2 mức độ mặn là 0‰ và 35‰. Kết quả thí nghiệm cho thấy Mnn9 và WT đều đạt đến giai đoạn sinh trưởng nhanh sau 24 giờ nuôi cấy và chủng Mnn9 đạt sinh trưởng cực đại sau 33 giờ còn WT thì chỉ sau 28 giờ, rồi sau đó đi vào giai đoạn sinh trưởng ổn định đối với nghiệm thức độ mặn 0‰. Còn trong môi trường có độ mặn 35‰, WT và Mnn9 đều sinh trưởng chậm hơn 14 giờ so với môi trường nước ngọt. Trong đó, Mnn9 có thể đạt sinh trưởng cực đại sau 43 giờ và sau 42 giờ đôi với WT. Sinh khối của Mnn9 trong môi trường nước biển cao hơn 10 lần so với nước ngọt. Trong nghiên cứu này, tương quan giữa mật độ và trọng lượng khô của các chủng nấm men ở các độ mặn khác nhau cũng được thiết lập. 9 NGHIÊN CỨU VÀ SỬ DỤNG HỢP CHẤT CÓ NGUỒN GỐC TỰ NHIÊN (LÁ TRẦU KHÔNG (PIPER BETLE L.)) ĐỂ PHÒNG TRỊ BỆNH VI KHUẨN TRÊN ĐỘNG VẬT THỦY SẢN Nguyễn Nam Quang , Nguyễn Ngọc Phước, Nguyễn Anh Tuấn, Nguyễn Đức Quỳnh Anh Khoa Thủy sản, đại học Nông Lâm Huế Email: namquang2211@gmail.com Bằng phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước đã thu được hàm lượng tinh dầu trong ba loại lá trầu từ 1,70-1,88%. Kết quả phân tích hàm lượng các hoạt chất trong tinh dầu trầu sa lẹt bằng phương pháp sắc ký khí cho kết quả là: α-Cadinen: 14,1%; β-Caryophylen: 1,4%; Eugenol: 45,7%; Chavicol: 0,2%; Estragol: vết và Benzoic acid 2,4-dimethyl: 36,6%. Hàm lượng các hoạt chất trong tinh dầu lá trầu hương là:α-Cadinen: 14,8%; β-Caryophylen: 4,7%; Eugenol: 57,1%; Chavicol: 1,2%; Estragol: vết và Benzoic acid 2,4-dimethyl: 39,3%. Trong tinh dầu lá trầu quế là:α- Cadinen: vết; β-Caryophylen: vết; Eugenol: 69,9%; Chavicol: 0,3%; Estragol: vết và Benzoic acid 2,4-dimethyl: 47,7%. Hàm lượng cao nhất các hoạt chất trong Bokashi trầu sa lẹt bằng phương pháp sắc ký khí xác định hàm lượng các hoạt chất là: α -cadinen : 16,5%, Eugenol: 46,1; β- Caryophylen: 1,4%; Chavicol: 0,2%; Estragol: vết và Benzoic acid 2,4-dimethyl: 46,1%. Bokashi trầu hương: α-Cadinen: vết; β-Caryophylen: 2,1%; Eugenol: 44%; Chavicol: 2,6%; Estragol: vết và Benzoic acid 2,4-dimethyl: 51,1%. Bokashi trầu: α- Cadinen: 3%; β-Caryophylen: vết; Eugenol: 46,2%; Chavicol: 0,2%; Estragol: vết và Benzoic acid 2,4-dimethyl: 64,1%. Nồng độ ức chế tối thiểu của tinh dầu trầu sa lẹt, trầu quế và trầu hương là 2,5ppm. Nồng độ tiêu diệt vi khuẩn tối thiểu của tinh dầu ba loại trầu là 5ppm. Nồng độ ức chế tối thiểu của Bokashi trầu sa lẹt đối với vi khuẩn A. hydrophila và V. parahaemolyticus là 7,5ppm, của Bokashi trầu hương và trầu quế là 5ppm.Nồng độ tiêu diệt tối thiểu của Bokashi trầu sa lẹt, trầu quế và trầu hương đối với vi khuẩn A. hydrophila và V. parahaemolyticus là 10ppm và 7,5ppm. 10 NGHIÊN CỨU TÁC DỤNG CỦA BOKASHI TRẦU VÀ CÁC CHẤT KHÁNG KHUẨN ĐỐI VỚI KÝ SINH TRÙNG GÂY BỆNH TRÊN CÁ CHÌNH HOA (ANGUILLIA MARMORATA) GIAI ĐOẠN CÁ GIỐNG (0,1 – 5,0G/CON) Nguyễn Thị Huyền Trang Sinh viên cao học K.15, Khoa Thủy sản, Trường đại học Nông Lâm Huế Nghiên cứu tiến hành xem xét sự có mặt của các ký sinh trùng gây bệnh ở cá chình hoa (Anguilla marmorata) giai đoạn giống từ 01, đến 5 gam/con. Kết quả cho thấy có các loài ký sinh trùng gây bệnh khác nhau như Trichodina, Ichthyophthyrius và Dactylogyrus với tỷ lệ nhiễm 77; 53 và 32%. Cường độ nhiễm của 3 loài trên 30,7; 27,0 và 7,6 trùng/vi trường . Kết quả thử nghiệm các chất kháng khuẩn khác nhau lên ký sinh trùng gây nhiễm Bokashi – trầu ở liều 200ppm, 300ppm, 500ppm; Formol: 100 ppm, 150 ppm, 200 ppm; CuSO4: 3ppm, 5ppm, 7ppm; Xanhmethylen: 3ppm, 5ppm, 7ppm và nước muối: 20‰, 30‰, 40‰. Liều gây chết 50% (LC50) của các chất kháng khuẩn đối với cá chình giống và nồng độ dùng trong thí nghiệm: Bokashi trầu 901 ppm; Formol, 511 ppm; CuSO4, 106 ppm; Xanhmethylen, 154ppm và nước muối 49‰. Đối với trùng bánh xe (Trichodina) nồng độ Bokashi tăng từ 200 – 500ppm sẽ làm giảm tỷ lệ nhiễm 35 xuống 12% và cường độ nhiễm giảm từ 8,2 ± 0,4 xuống 1,2 ± 0,8 trùng/vi trường; Formol có tác dụng tương tự từ 100 – 200 ppm, giảm từ 14 đến 0 và 9,3 ± 0,5 đến 0; CuSO4 3 đến 7 ppm có tác dụng giảm từ 23 đến 12% và 7,9 ± 0,6 đến 1 ± 0,0; Xanhmêthylen với liều 3 – 7ppm sẽ có tác dụng giảm từ 9 xuống 1% và 2,3 ± 0,9 xuống 1,0 ± 0,0; nước muối từ 20 – 49% có tác dụng 31 – 13% và giảm từ 7,8 ± 1,6 xuống 2,2 ± 0,2. Tương tự với trùng quả dưa (Ichthyophthyrius), kết quả cho thấy các liều như trên Formol là kháng chất có tác dụng tốt, còn đối với sán 16 móc (Dactylogyrus), hầu như cả 5 loại kháng chất đều không có tác dụng mà có duy nhất với 2 loại thuốc giun sán Albendazole và Dipterex là có tác dụng, còn 5 loại trên đều gây ra tỷ lệ cá chết cao nếu tăng nồng độ xử lý trên ngưỡng đã xác định nồng độ thử nghiệm. 11 NGHIÊN CỨU QUÁ TRÌNH TÁCH CHIẾT TINH DẦU, SỰ THÍCH ỨNG CỦA VI KHUẨN LACLOBACILLUS TRONG MÔI TRƯỜNG DỊCH CHIẾT VÀ TINH DẦU LÁ TRẦU Nguyễn Thị Bích Đào Sinh viên khóa 41 Ngư y – Khoa Thủy sản, Trường đại học Nông Lâm Huế Bokashi trầu được sản xuất bởi Dự án SXTN cấp NN độc lập 2009-2010 tại Khoa Thủy sản, Trường đại học Nông Lâm Huế, bước đầu sử dụng rộng rãi và cho kết quả tốt trong việc phòng trị các bệnh do vi khuẩn và ký sinh trùng gây ra cho động vật thủy sản. Việc xác định vai trò của nhóm vi sinh vật Lactobacillus trong môi trường tinh dầu lá trầu có ý nghĩa rất quan trọng cho việc kết hợp EM gốc với các chất kháng khuẩn trong chất chiết lá trầu của chế phẩm Bokashi. Hàm lượng tinh dầu lá trầu được phân tích bằng phương pháp chưng cất và kết quả có hàm lượng 1,02% trong vật chất tươi (FM), chiếm 5,52% trong vật chất khô (DM). Kết quả phân tích qua GCMS cho thấy hàm lượng eugenol chiếm tỉ lệ cao nhất 38,17%; chavicol 0,84%; Estradiol 0,02%; Chavicol acetate, 2,39%; Phenol, 3-allyl -2-methoxy, 14,65%; trans- caryophyllene, 1,74% và Eugenyl acetate, 22,0%; 2-(Acetyloxy) -4-allylphenyl acetate, 20,12%. Trong môi trường tinh dầu lá trầu, các loài Lactobacillus đã có sự thích ứng nhất định để tồn tại hỗ trợ cho các chất kháng khuẩn như Eugenol, chavicol và Estradiol. Thí nghiệm được tiến hành lặp lại 3 lần ở cả tinh dầu lá trầu và eugenol tinh khiết, kết quả cho thấy sau 3 lần lặp lại trong môi trường tinh dầu nguyên chất và môi trường eugenol tinh khiết, các vi khuẩn nhóm Lactobacillus vẫn phát triển, chúng thay đổi về màu sắc, kích thước của khuẩn lạc trong thời gian nuôi cấy ở 24h, 36h và 48h, tốc độ mọc các khuẩn lạc không đổi kể từ 72h nuôi cấy trở đi, các loài Lactobacillus casei và Lc. Plantarum được xác định tồn tại và thích ứng. 12 TÌM HIỂU TÁC ĐỘNG CỦA HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC CÁT SẠN Ở SÔNG HƯƠNG, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Dược, Nguyễn Thị Vinh, Nguyễn Thị Thúy Hải, Lê Thị Mỹ Khanh, Lê Công Tuấn Khoa Thủy Sản, Trường đại học Nông Lâm Huế, 102 Phùng Hưng thành phố Huế Cát sạn là một trong những nguyên liệu quan trọng trong nhu cầu xây dựng của con người, khai thác cát hiện nay đang là một nghề hái ra tiền đối với các chủ phương tiện cũng như các chủ bến bãi. Bởi lợi nhuận lớn mà nó đem lại nên các hộ dân đã bất chấp tất cả để tiếp tục tiến hành hoạt động này cho dù bị ngăn cấm và xử phạt hành chính. Kết quả nghiên cứu cho thấy gần 70% khu vực khai thác không có giấy phép, tổng sản lượng khai thác ước tính hơn 35.000.000 m3 /1 năm. Trong số hàng trăm bến bãi, địa điểm khai thác cát, sạn trái phép thì khu vực thượng nguồn sông Hương thuộc xã Thủy Bằng, thị xã Hương Thủy có quy mô lớn nhất (chiếm gần 50% sản lượng). Thời gian hoạt động cao điểm vào mùa xây dựng tháng 4 đến tháng 7. Hoạt động khai thác diển ra ồ ạt, thiếu kiểm soát ở vùng thượng nguồn sông Hương đã dẫn đến các tác động tiêu cực đến dòng sông hương: 1) Việc khai thác cát, sạn đã làm đổi dòng chảy của sông, là một trong những nguyên nhân chính làm sạt lỡ nhiều vùng bờ sông từ 5 - 10m, gần 40 căn nhà dân và đe doạ nhiều ha đất nông nghiệp va một số đền, đài, thành quách ven sông đã được UNESCO công nhận di tích lịch sử văn hóa. 2) Một lượng dầu lớn bắt nguồn từ các động cơ khai thác phóng thích vào môi trường nước sông Hương, ngăn cản quá trình trao đổi khí của nước từ đó làm giảm chất lượng nước, đe doạ trực tiếp đến đời sống thuỷ sinh vật. 3) Khai thác cát bằng máy hút sẽ cày xới nền đáy, tạo nên sự xáo trộn mạnh các tầng nước, tăng độ đục, phá huỷ môi trường sống, nơi sinh sống của nhóm sinh vật đặc 13 hữu có tính năng duy trì sự trong sạch của sông Hương là các loài rong, động vật 2 mảnh vỏ. TÌNH HÌNH DI NHẬP VÀ PHÁT TÁN RÙA TAI ĐỎ (TRACHEMYS SCRIPTA ELEGANS) Ở TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Phạm Thị Tuyết Mai, Lê Công Tuấn, Phạm Anh Quốc, Phan Hữu Hợp Khoa Thủy Sản, Trường đại học Nông Lâm Huế, 102 Phùng Hưng thành phố Huế. Nghiên cứu sự di nhập và phát tán của rùa tai đỏ ở tỉnh Thừa Thiên Huế được thực hiện trong năm 2011, kết quả đề tài cho thấy: Rùa tai đỏ được di nhập từ thành phố Hồ Chí Minh vào tỉnh Thừa Thiên Huế vào khoảng năm 2007 với mục đích di nhập rùa tai đỏ về là để nuôi làm cảnh 98% và một số trại nuôi nhằm nuôi thương phẩm và sản xuất giống 2%. Số lượng rùa tai đỏ di nhập vào tỉnh Thừa Thiên Huế ước tính hơn 200 con, tập trung chủ yếu ở địa bàn thành phố Huế nhưng đã ghi nhận sự di nhập vào hầu như tất cả các
Tài liệu liên quan