Công nghệ nano được ứng dụng trong rất nhiều lĩnh vực: thông tin, sinh học,
điện tử, chế tạo máy, nông sản, thực phẩm, vũ trũ. và cả ngành dệt may.
Trong ngành dệt may, công nghệ nano được ứng dụng để xử lý xơ, sợi, vải tạo
thêm một số chức năng cải tiến các thuộc tính bề mặt như: kháng khuẩn, chống
bụi, bẩn, chống thấm nước, chống mùi hôi, chống tia UV. Riêng đối với các
sản phẩm tơ tằm, đã có một số nước ứng dụng công nghệ này trongđó Ý là quốc
gia tiên phong trong việc ứng dụng công nghệ nano để xử lý mặt hàng tơtằm tạo
ra được sản phẩm có chất lượng cao.
Hiện nay chưa có đơn vị nào trong nước nghiên cứu về công nghệ nano trong
hoàn tất vải tơ tằm chống bám bẩn, chống thấm nước.
Năm 2010, với sự chấp thuận, đồng ý của Bộ Công Thương, Phân Viện Dệt
May đã thực hiện nghiên cứu Ứng dụng công nghệ Nano trong hoàn tất vải tơ
tằm chống bụi, chống thấm nước. Sản phẩm ra đời tạo thêm sự đa dạng cho
các sản phẩm của ngành dệt may Việt Nam, nâng cao tính cạnh tranh cho ngành,
đáp ứng được nhu cầu về chất lượng, thời trang cho người tiêu dùng.
57 trang |
Chia sẻ: hongden | Lượt xem: 2023 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Ứng dụng công nghệ Nano trong hoàn tất vải tơ tằm chống bụi, chống thấm nước, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
BÁO CÁO TỔNG HỢP KẾT QUẢ ĐỀ TÀI KHKT 2010
1/ Cơ quan chủ trì:
Phân Viện Dệt-May Tại Thành phố Hồ Chí Minh
Địa chỉ : 345/128A Trần Hưng Đạo, Quận 1, Tp. HCM
2/ Tên đề tài:
“Ứng dụng công nghệ Nano trong hoàn tất vải tơ tằm chống bụi, chống
thấm nước”
Thực hiện theo hợp đồng KHCN số 094.10RD/HD-KHCN ký ngày 25 tháng 02
năm 2010 giữa Bộ công thương và Phân Viện Dệt May tại TP.Hồ Chí Minh.
3/ Chủ nhiệm đề tài: KS. Nhữ Thị Việt Hà
4/ Cán bộ phối hợp nghiên cứu đề tài:
Nguyễn Anh Kiệt ThS. Dệt May
Phạm Thị Mỹ Giang Kỹ sư sợi –dệt
Lê Đức Lộc Kỹ sư hóa nhuộm
5/ TP. Hồ Chí Minh – Tháng 12 năm 2010
2
LỜI NÓI ĐẦU
Công nghệ nano được ứng dụng trong rất nhiều lĩnh vực: thông tin, sinh học,
điện tử, chế tạo máy, nông sản, thực phẩm, vũ trũ... và cả ngành dệt may.
Trong ngành dệt may, công nghệ nano được ứng dụng để xử lý xơ, sợi, vải tạo
thêm một số chức năng cải tiến các thuộc tính bề mặt như: kháng khuẩn, chống
bụi, bẩn, chống thấm nước, chống mùi hôi, chống tia UV... Riêng đối với các
sản phẩm tơ tằm, đã có một số nước ứng dụng công nghệ này trong đó Ý là quốc
gia tiên phong trong việc ứng dụng công nghệ nano để xử lý mặt hàng tơ tằm tạo
ra được sản phẩm có chất lượng cao.
Hiện nay chưa có đơn vị nào trong nước nghiên cứu về công nghệ nano trong
hoàn tất vải tơ tằm chống bám bẩn, chống thấm nước.
Năm 2010, với sự chấp thuận, đồng ý của Bộ Công Thương, Phân Viện Dệt
May đã thực hiện nghiên cứu Ứng dụng công nghệ Nano trong hoàn tất vải tơ
tằm chống bụi, chống thấm nước. Sản phẩm ra đời tạo thêm sự đa dạng cho
các sản phẩm của ngành dệt may Việt Nam, nâng cao tính cạnh tranh cho ngành,
đáp ứng được nhu cầu về chất lượng, thời trang cho người tiêu dùng.
3
MỤC LỤC
Chương 1. Nghiên cứu lý thuyết .......................................................... 5
A./ Xử lý hoàn tất chống thấm – chống bẩn........................................ 5
I. Giới thiệu.......................................................................................... 5
II. Cơ chế ............................................................................................. 7
III. Hóa học chống thấm nước và chống dầu – chống bám bụi ...... 11
B./ Tổng quan về công nghệ nano...................................................... 14
I. Giới thiệu........................................................................................ 14
II. Ứng dụng công nghệ nano trong hoàn tất cao cấp hàng dệt ...... 16
1. Công nghệ nano trong dệt may..................................................... 16
2. Các công nghệ xử lý hoàn tất vải phổ biến đang được ứng dụng 21
3. Cơ chế, quy trình, khuynh hướng trong tương lai ...................... 23
Chương 2. Thực nghiệm .................................................................... 29
A./ Sản xuất vải tơ tằm...................................................................... 29
Qui trình ............................................................................................ 29
Thiết bị sử dụng.................................................................................. 29
I.Sản xuất sợi xe mộc......................................................................... 29
II. Chuội sợi tơ tằm ........................................................................... 32
III. Nhuộm sợi tơ tằm........................................................................ 34
IV. Dệt................................................................................................ 36
B./ Hoàn tất chống thấm- chống bám bẩn cho vải tơ tằm............... 42
1. Lựa chọn hóa chất ......................................................................... 42
2. Những vấn đề cần quan tâm trước khi xử lý chống thấm và chống
bẩn...................................................................................................... 45
3. Thử nghiệm.................................................................................... 46
Chương 3. Kết quả và Bình luận ...................................................... 52
KẾT LUẬN và KIẾN NGHỊ............................................................. 55
Phụ lục
Tài liệu tham khảo
4
4
TÓM TẮT NHIỆM VỤ
1. Tóm tắt nhiệm vụ:
- Mục tiêu của đề tài là ứng dụng công nghệ nano trong xử lý hoàn tất mặt
hàng tơ tằm tạo thêm các chức năng mới cho sản phẩm này nhằm nâng cao
sức cạnh tranh của sản phẩm.
- Phạm vi đề tài:
+ Xây dựng quy trình công nghệ, thông số, thiết bị phù hợp ứng dụng công
nghệ nano trong xử lý hoàn tất vải tơ tằm.
+ Tạo ra mặt hàng vải tơ tằm có chức năng chống thấm nước, chống bám bẩn.
2. Nội dung đề tài:
- Tổng quan về nguyên lý chống bụi và chống thấm nước của vật liệu dệt
- Tổng quan về ứng dụng công nghệ nano trong hoàn tất vải.
- Nghiên cứu công nghệ nano trong hoàn tất vải tơ tằm chống bụi.
- Nghiên cứu công nghệ nano trong hoàn tất vải tơ tằm chống thấm nước.
- Ứng dụng công nghệ nano trong hoàn tất vải tơ tằm để sản xuất thử vải
chống bụi, chống thấm nước Đánh giá kết quả, khả năng ứng dụng công
nghệ.
- Tổng kết, viết báo cáo.
3. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp phân tích hệ thống.
- Phương pháp lịch sử, kế thừa những thành quả nghiên cứu.
- Phương pháp tham dự, phương pháp chuyên gia.
5
MỞ ĐẦU
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
A./ XỬ LÝ HOÀN TẤT CHỐNG THẤM NƯỚC, CHỐNG BÁM BẨN
I. Giới thiệu
Định nghĩa: tính kỵ nước (chống thấm) là khả năng đẩy nước ở dạng giọt
trên bề mặt vải. Quá trình xử lý vải kỵ nước (chống thấm) bảo vệ vải và người sử
dụng nó khỏi bị ướt nhưng không ảnh hưởng tới khả năng thoáng khí của vải. Tính
kỵ nước (chống thấm) khó xác định hơn do có nhiều cách kiểm tra cả tĩnh và động
để đo khả năng chống thấm nước. Khả năng kháng nước của vải phụ thuộc vào
bản chất của bề mặt xơ, tính xốp của vải. Điều quan trọng là cần phải phân biệt
giữa (water –repellent) và (water –proof fabric). Tính kỵ nước của vải khác với
tính không thấm ướt của vải (waterproofing) đạt được nhờ quá trình tráng phủ
màng chặt chẽ trên vải gắn liền với việc giảm khả năng thoát khí và hơi nước.
Theo quan điểm khoa học, tính kỵ nước của vải được xác định thông qua sự
khác nhau về năng lượng bề mặt giữa vải và chất lỏng. Một chất rắn sẽ đẩy một
giọt chất lỏng trên bề mặt nó khi chất lỏng có sức căng bề mặt cao hơn. Sự khác
nhau về sức căng bề mặt được đo qua góc tiếp xúc của giọt chất lỏng với bề mặt
vải: góc tiếp xúc cao nghĩa là có sự khác nhau lớn về sức căng bề mặt giữa chất
lỏng và vải. Nói cách khác là vải có tính kỵ nước cao.
Water repellent fabric: vải có nhiều lỗ hổng và có khả năng thoáng khí, thoát
hơi nước. Water repellent fabrics sẽ cho phép nước truyền qua vải khi áp lực thủy
tĩnh đủ cao.
6
Water –proof fabric: có khả năng chống thấm nước dưới áp lực thủy tĩnh cao
hơn nhiều so với vải water –repellent fabrics. Loại vải này có ít lỗ hổng hơn và khả
năng thoáng khí, thoát hơi nước cũng kém hơn.
Xử lý hoàn tất kỵ nước, dầu mỡ hay những vết bẩn khô là những vấn đề rất
quan trọng với thị trường dệt may: trang phục, hàng dệt dùng trong gia đình và dệt
kỹ thuật. Tính kỵ nước đạt được khi sử dụng các nhóm sản phẩm khác nhau,
nhưng tính kỵ dầu thì chỉ có thể đạt được khi sử dụng các polyme florocacbon.
Chúng đã được biến đổi để có một dãy rộng các tính chất để đáp ứng các yêu cầu
của người tiêu dùng và những mục đích nào đó. Đây là một phát triển mới đáng
quan tâm nhất trong xử lý hoàn tất hóa học.
Xử lý kỵ nước (water-repellent finish) là xử lý đã có từ lâu. Mục đích của xử
lý này như bản thân tên gọi của nó. Những giọt nước không lan chuyền trên bề mặt
vải và không làm ướt vải. Chúng chỉ nằm trên mặt vải và dễ rũ trôi. Tương tự, xử
lý kỵ dầu ( oil- repellent finish) ngăn cản những giọt dầu lỏng trên vải đã xử lý.
Theo cách tương tự, xử lý kỵ bẩn cũng bảo vệ cho vải không bị bẩn ở dạng khô
cũng như ướt. Trong tất cả các trường hợp, thì độ thoáng khí của vải xử lý không
bị giảm đáng kể.
Cùng với những hiệu ứng mong muốn, vải xử lý còn có các tính chất không
mong muốn khác như vấn đề tĩnh điện, giặt khó loại bỏ sạch bẩn, cảm giác sờ tay
cứng, vải bị xấu đi (do bụi bẩn bám trở lại) trong quá trình giặt nước và tăng khả
năng bốc cháy. Một vài tính chất của vải thường được cải thiện bằng việc xử lý
này đó là khả năng chống nhàu có độ bền cao hơn, nhanh khô, dễ là, tăng khả năng
chịu đựng được axít, bazơ và các loại hoá chất khác. Bảng 3 cho thấy những ứng
dụng điển hình trong ngành dệt cho loại vải xử lý và những yêu cầu của chúng.
7
Bảng 1: Những mặt hàng dệt tiêu biểu và các yêu cầu của chúng khi xử
lý chống thấm nước, thấm dầu và bám bẩn.
Loại sản phẩm OR WR DS SR CF AS H P
Quần áo thể thao, quần áo
mặc thoải mái
+ +++ 0 + + + +++ ++
Quần áo đồng phục, quần áo
làm việc
+++ +++ ++ +++ + + ++ +++
Vải dùng trong ô tô và vải
bọc
+++ ++ +++ ++ +++ +++ + +
Vải mành rèm, màn cửa, vải
bạt
+ +++ +++ 0 0 0 0 +
Vải trải bàn, trải giường +++ ++ ++ +++ + 0 + +++
Thảm ++ ++ +++ 0 ++ ++ 0 +
(Trong đó: Kỵ dầu = OR; kỵ nước = WR; kỵ bẩn khô = DS; nhả bụi bẩn = SR, độ
bền ma sát = CF; chống tĩnh điện = AS; cảm giác sờ tay = H, độ ổn định = P).
II. Cơ chế
Công nghệ xử lý kỵ nước, kỵ dầu hay bụi bẩn đạt được những đặc tính này
bằng cách giảm năng lượng tự do trên bề mặt xơ. Nếu như lực tương tác bám dính
giữa xơ với giọt chất lỏng có trên xơ lớn hơn lực tương tác dính kết bên trong chất
lỏng thì khi đó giọt nước này sẽ loang ra. Nếu như lực tương tác bám dính giữa xơ
với giọt chất lỏng nhỏ hơn lực tương tác dính kết bên trong chất lỏng này thì giọt
nước sẽ không bị loang. Những bề mặt mà tạo ra lực tương tác với chất lỏng thấp
là do năng lượng bề mặt thấp. Năng lượng bề mặt tới hạn hay sức căng bề mặt của
chúng c phải nhỏ hơn so với sức căng bề mặt của chất lỏng L (lực tương tác kết
dính bên trong) thì có khả năng chống thấm nước, bám dầu, bụi bẩn. L của nước,
ở 73mNm-1 gấp 2 đến 3 lần L của dầu (20- 35mNm-1). Vì thế, xử lý hoàn tất
chống bám dầu mỡ với florocacbon (c= 10- 20mNm-1) luôn đạt được độ chống
thấm, nhưng với những sản phẩm không chứa flo, chẳng hạn như silicon (C= 24-
30mNm-1) thì sẽ không chống lại được dầu mỡ. Những bề mặt có năng lượng thấp
cũng cung cấp một biện pháp để chống bám bẩn khô bằng cách tránh không cho
8
những hạt bụi bẩn kết dính chặt lên trên bề mặt xơ. Lực tương tác thấp này cho
phép các hạt bụi bẩn dễ dàng bị đánh bật và loại ra khỏi bề mặt xơ bằng tác động
cơ học.
Khi một giọt dung dịch rơi trên mặt chất rắn sẽ không lan trải ra mà được
cho rằng hình dạng giọt dung dịch sẽ không thay đổi và được biểu thị bằng góc θ,
được gọi là góc tiếp xúc. Góc tiếp xúc θ là tính chất đặc trưng của sự tương tác lẫn
nhau giữa dung dịch và chất rắn; Vì vậy, góc tiếp xúc cân bằng khi chất lỏng thấm
ướt chất rắn. Như hình 1 mô tả , lực tương tác giữa chất lỏng và hơi nước, chất
lỏng và chất rắn, chất rắn và hơi nước, tất cả đều là yếu tố để xác định chất lỏng có
dàn trải trên bề mặt nhẵn của chất rắn hay không. Sự cân bằng được thiết lập giữa
các lực này được xác định khi góc tiếp xúc θ bằng không.
Hình 1. Mô tả lực tương tác giữa chất lỏng - chất rắn - hơi nước
L/V = năng lượng mặt phân giới giữa chất lỏng/ hơi nước
S/L = năng lượng mặt phân giới giữa chất rắn/ chất lỏng
S/V = năng lượng mặt phân giới giữa chất rắn/ hơi nước
θ = góc tiếp xúc cân bằng
Công tách kết dính:
Công tách kết dính giữa chất lỏng và chất rắn đước tính bằng phương trình
Dupre:
W= γS/V + γL/V – γ S/L
9
Giọt dung dịch rơi trên bề mặt nhẵn của chất rắn sẽ chịu tác dụng của lực
cân bằng, được biểu diễn bằng phương trình Young:
γS/V = γ S/L + γL/V Cosθ
Mối quan hệ giữa công tách kết dính và góc tiếp xúc:
WA= γL/V (1+ Cosθ)
Năng lượng mặt phân cách giữa chất lỏng và hơi nước có thể được xác định
trực tiếp, nhưng năng lượng mặt phân cách giữa chất rắn và không khí thì không
thể tính trực tiếp. Theo phương trình trên, khi góc tiếp xúc tiến về 180 độ, công
tách kết dính sẽ tiến về không, và giọt chất lỏng sẽ không dính. Khi góc tiếp xúc
tiến về không, công tách kết dính sẽ tăng lên và tiến về giá trị cực đại, 2 γL/V . Sức
căng bề mặt của chất lỏng sẽ trải ra trên chất rắn (θ = 0).
Quan sát góc tiếp xúc trong điều kiện lý tưởng, bề mặt chất rắn trơn nhẵn.
Gần như tất cả các bề mặt đều có độ nhám, độ nhám làm thay đổi mạnh mẽ đến
góc tiếp xúc. Góc θ ≥ 90 độ trên bề mặt nhẵn sẽ cho kết quả góc tiếp xúc cao hơn
nhiều trên sản phẩm dệt may. Góc tiếp xúc nhỏ hơn 90 độ sẽ cho phép giọt dung
dịch thấm nhanh vào vải. Hiện tượng này được dùng để ứng dụng trong xử lý
chống thấm cho vải.
Nước tinh khiết có sức căng bề mặt cao là 72 dyn/cm và nó bị đẩy bởi nhiều
loại vật liệu. Với hầu hết các chất lỏng khác, chất nền phải có sức căng bề mặt thấp
hơn để có được tính đẩy dung dịch đó. Nói chung cấu trúc hóa học của chất hoàn
tất sẽ giới hạn sức căng bề mặt vật liệu có thể thấp, nhưng các thông số của quá
trình hoàn tất đóng vai trò quan trọng. Sức căng bề mặt của một số vật liệu như
sau:
- Nước cất: 72dyn/cm
- Bông: 60 dyn/cm
- Polyester: 46 dyn/cm
- Parafin: 26 dyn/cm
10
- Axit béo: 22 dyn/cm
- Axit béo florinat: 15 dyn/cm
- Axit béo perflorinat: 10 dyn/cm
Các phương pháp tạo ra vải kỵ nước:
- Sự dụng các loại xơ kỵ nước: PA, PE..
- Sử dụng các kiểu dệt có cấu trúc chặt chẽ, có mật độ cao
- Hoàn tất cơ học: bề mặt mượt, bóng kháng nước tốt hơn bề mặt ráp, xổ lông
- Hoàn tất hóa học: xử lý vải với các chất kỵ nước.
Có một vài phương pháp khác nhau để đưa những bề mặt có năng lượng thấp
lên sản phẩm dệt:
+ Cách thứ nhất là bằng phương pháp cơ học đưa các sản phẩm chống thấm
nước vào trong hoặc trên xơ và bề mặt vải, trong lỗ chân xơ, trong những khoảng
trống giữa xơ và sợi.
+ Một cách khác nữa đó là bằng phản ứng hoá học của vật liệu chống thấm
nước, bám dầu hay bụi bẩn với bề mặt của xơ.
+ Cách cuối cùng đó là sử dụng các cấu trúc vải đặc biệt chẳng hạn như
những tấm màng mỏng polytêtrafloroêtylen được kéo căng (Goretex), màng mỏng
của polyeste có thể thấm nước (Sympatex) và tráng phủ vi xốp (các polyurêtan
biến tính thấm nước).
11
III. Hóa học chống thấm nước, thấm dầu và bám bụi
1. Chống thấm kiểu parafin:
Trước đây đã có một phương pháp được sử dụng nhưng mới chỉ chống thấm
nước chứ chưa chống thấm được dầu. Những sản phẩm điển hình là các nhũ tương
có chứa muối nhôm hay ziriconi của các axít béo (thường là axít stêaríc). Lượng
parafin trong hỗn hợp chống thấm, chống bẩn sẽ bị hút tới khu vực không thấm
nước, trong khi đó những đầu có cực của các axít béo được hút tới các muối kim
loại trên bề mặt xơ.
Công nghệ hoàn tất này có thể được dùng cho cả hai kiểu tận trích và ngấm
ép. Chúng tương thích với hầu hết các kiểu hoàn tất nhưng lại làm tăng tính dễ bốc
cháy. Mặc dù những nguyên liệu sẵn có với giá thành tương đối thấp, tạo ra được
hiệu ứng chống thấm nước đồng nhất song với nhược điểm ít bền với giặt giũ và
giặt khô, mức độ thấm nước và không khí kém nên đã hạn chế việc sử dụng kiểu
hoàn tất chống thấm, chống bám bẩn kiểu parafin.
2. Công nghệ chống thấm, chống bám bẩn dùng axít mêlamin stêaríc:
Các hợp chất được tạo thành bằng phản ứng của axít stêaríc và formalđêhyt
với mêlamin tạo ra một phân lớp khác của loại nguyên liệu chống thấm nước. Tính
chất không thấm hút của các nhóm axít stêaríc tạo ra được khả năng chống thấm
nước, trong khi đó những nhóm N-mêtylen còn lại có thể phản ứng với xenlulô
hoặc với (liên kết ngang) khác để tạo được hiệu quả lâu dài.
Ưu điểm của kiểu chống thấm, chống bẩn bằng mêlamin axít stêaríc là làm
tăng độ bền với giặt có cảm giác sờ tay tốt với vải đã được xử lý. Một số sản phẩm
loại này có thể được ứng dụng hiệu quả bằng cách xử lý theo phương pháp tận
trích.
12
Nhược điểm của kiểu xử lý chống thấm, chống bám bẩn mêlamin axít stêaríc
là có những vấn đề tương tự như với xử lý hoàn tất là tạo nếp bền (xu hướng tạo ra
finish mark-off), giảm độ bền xé rách và khả năng chống mài mòn của vải, làm
biến đổi ánh màu của vải đã nhuộm, thải ra chất formalđêhyt).
3. Xử lý chống thấm kiểu silicôn:
Để có thể đạt được một vài tiêu chuẩn về độ bền, loại silicôn dùng để xử lý
chống thấm thường gồm có ba thành phần, đó là: silanol, silane và chất xúc tác,
chẳng hạn như octoate thiếc.
Ưu điểm của xử lý chống thấm nước kiểu silicôn là tạo khả năng chống thấm
nước cao với trọng lượng của sự cô đặc vải (fabric concentration) tương đối thấp
(0,5- 1%), cảm giác sờ tay rất mềm mại, tăng khả năng may và duy trì được hình
dáng, cải thiện vẻ đẹp ngoại quan và cảm giác của loại vải cào tuyết. Một số kiểu
chống thấm kiểu silicôn biến tính có thể được tận trích dùng cho (những loại vải dễ
bị ảnh hưởng bởi áp suất).
Nhược điểm của kiểu xử lý chống thấm silicôn đó là làm tăng hiện tượng
nổi hạt xoắn, trượt đường may, giảm khả năng chống thấm nếu như sử dụng số
lượng quá thừa, chỉ làm giảm nhẹ độ bền với giặt và với quá trình giặt khô (hút
các chất hoạt động bề mặt), không chống thấm được dầu mỡ và không chống bám
bẩn được. Hoàn tất dùng silicôn có thể làm tăng độ hấp dẫn với chất bẩn không
thấm hút. Thêm nữa, nước bẩn mà đặc biệt là nước bể bơi còn đọng lại từ những
quy trình ứng dụng hoàn tất này có thể độc hại cho loài cá.
4. Xử lý chống thấm, chống bám bẩn florocacbon
Florocacbon (FC) làm cho các bề mặt của xơ có năng lượng bề mặt thấp
nhất cho các kiểu hoàn tất chống thấm, chống bám bẩn đang được ứng dụng với
việc đạt được cả hai khả năng chống thấm nước và chống dầu mỡ. Xử lý chống
13
thấm, chống bám bẩn FC được tổng hợp lại bằng việc phối hợp các nhóm alkyl
perfloro vào trong các monomer acrylic hay urêtan để sau đó có thể được polyme
hoá để thực hiện các quy trình hoàn tất vải.
Những ưu điểm chung của kiểu hoàn tất chống thấm, chống bẩn florocacbon
gồm có: sự tăng có hoạt tính thấp (< 1% owf), vải được xử lý sấy khô nhanh hơn.
Các FC đặc biệt cho phép cải thiện được mức độ nhả bẩn trong quá trình giặt hoặc
chống bám bụi trên nylon, đặc biệt có tác dụng với loại vải thảm. Nhược điểu của
kiểu hoàn tất này là giá thành cao, vải bị xám màu trong qúa trình giặt, độ may rủi
cao và cần phải có xử lý đặc biệt với nước thải dùng trong quá trình xử lý. Trong
thực tế là chúng thường không được sử dụng hiệu quả bằng phương pháp tận trích
(nhưng hiện có một vài sản phẩm FC mới nằm ngoài quy luật này).
Các FC sấy ở nhiệt độ thấp là một sự phát triển mới khác nữa. Chúng có thể
đạt được độ chống thấm, chống bám bẩn mà không cần nhiệt, chỉ sau khi phơi
trong điều kiện nhiệt độ phòng. Đây là một lợi điểm cho việc ngấm ép các loại
quần áo, vải bọc và các loại vải thảm. Một nhược điểm không thể tránh được đó là
độ bền thấp do không có việc gắn kết bằng các liên kết ngang.
Đánh giá tổng quát về tầm quan trọng của công nghệ hoàn tất FC trong ba
lĩnh vực thị trường đó là trong may mặc, trong hàng tiêu dùng và trong lĩnh vực
hàng dệt kỹ thuật đã được Otto đưa ra. Nhóm chủ yếu những mặt hàng dệt chống
thấm nước đó là những loại vải microfiber được xử lý hoàn tất với các polyme
florocacbon. Một nhóm những mặt hàng được xử lý FC đặc biệt là các loại vải
chống đạn, có khả năng bảo vệ khỏi đạn súng, mảnh gỗ, đá, kim loại. Chúng có
một vài lớp vải dệt para- aramid, được xử lý kỹ với các polyme florocacbon. Do
không có khả năng chống thấm nước nên loại vải này sẽ bị mất khả năng bảo vệ
khi bị ẩm ướt (hiệu ứng trượt của nước).
14
B./ TỔNG QUAN VỀ CÔNG NGHỆ NANO
I. Giới thiệu:
Nano có nghĩa là nanomét (ký hiệu: nm) bằng một phần tỷ mét
(1/1.000.000.000 m), một đơn vị đo lường để đo kích thước những vật cực nhỏ. Cơ
cấu nhỏ nhất của vật chất là nguyên tử có kích thước: 0,1 nm, phân tử là tập hợp
của nhiều nguyên tử: 1 nm, vi khuẩn: 50 nm, hồng huyết cầu: 10.000 nm, tinh
trùng: 25.000 nm, sợi tóc: 100.000 nm, đầu cây kim