Nước ta đang trong quá trình đổi mới, công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đang được đẩy mạnh. Bên cạnh những thành tựu kinh tế xã hội mang lại do sự phát triển công nghiệp thì vấn đề môi trường cũng được đặt ra hết sức cấp bách. Nếu không được giải quyết thỏa đáng và kịp thời thì sẽ ảnh hưởng đến việc duy trì bền vững nhịp độ tăng trưởng kinh tế, thậm chí còn làm chậm lại tốc độ tăng trưởng kinh tế và làm nảy sinh các vấn đề xã hội.
88 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1610 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Ứng dụng công nghệ sinh học nhằm nâng cao hiệu quả xử lý nước thải chế biến thủy sản, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG 1 : MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
1. 2. Cơ sở hình thành khóa luận
1. 3. Mục tiêu của khóa luận
1. 4. Nội dung thực hiện
1. 5. Phương pháp thực hiện
1. 6. Phạm vi khóa luận
1.7. Ý nghĩa khoa học và kinh tế xã hội
1.1.Đặt vấn đề:
Nước ta đang trong quá trình đổi mới, công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đang được đẩy mạnh. Bên cạnh những thành tựu kinh tế xã hội mang lại do sự phát triển công nghiệp thì vấn đề môi trường cũng được đặt ra hết sức cấp bách. Nếu không được giải quyết thỏa đáng và kịp thời thì sẽ ảnh hưởng đến việc duy trì bền vững nhịp độ tăng trưởng kinh tế, thậm chí còn làm chậm lại tốc độ tăng trưởng kinh tế và làm nảy sinh các vấn đề xã hội.
Để đảm bảo phát triển bền vững, đi đôi với các biện pháp quản lý môi trường như tiết kiệm nguyên liệu, cải tiến công nghệ - thiết bị, áp dụng công nghệ hiện đại, công nghệ thân thiện với môi trường… thì việc xử lý nước thải sinh ra trong quá trình sản xuất rất cần thiết. Nếu không giải quyết tốt việc thoát nước và xử lý nước thải của nhà máy, xí nghiệp công nghiệp sẽ gây ô nhiễm đối với các nguồn nước dẫn tới hậu quả xấu, gây tổn thất cho mọi ngành kinh tế. Trong đó các xí nghiệp chế biến thực phẩm, nước thải có chứa một lượng chất hữu cơ lớn, gây ô nhiễm nặng cho các nguồn tiếp nhận. Chế biến thủy sản là một ngành như vậy. Bên cạnh những mặt tích cực của ngành tồn tại những mặt trái, đó là vấn đề ô nhiễm môi trường :khí thải, chất thải rắn, nước thải. Nếu không có biện pháp xử lý kịp thời thì chính chúng là nguyên nhân làm suy giảm chất lượng môi trường. Trong đó nước thải cần được quan tâm giải quyết do nước thải chế biến thủy sản (CBTS) phát sinh với lượng lớn, có hàm lượng chất hữu cơ cao và chứa các thành phần sinh mùi… Việc tìm được một biện pháp xử lý cuối đường ống thích hợp cho ngành CBTS đang là mối quan tâm lớn của các cơ sở sản xuất.
1. 2. Cơ sở hình thành khóa luận:
Trong công nghiệp chế biến thủy sản lượng nước dùng cho sản xuất rất nhiều do đó lượng nước thải ra vô cùng lớn, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng .vì vậy bài khóa luận này sẽ tìm hiểu và ứng dụng công nghệ sinh học nhằm mục đích năng cao hiệu quả xử lý nước thải thủy sản hiện nay.
1. 3. Mục tiêu của khóa luận:
Mục tiêu chính của khóa luận là xác định khả năng xử lý nước thải chế biến thủy sản bằng biện pháp sinh học.
1.4. Nội dung thực hiện:
Để đạt được các mục tiêu đề ra thì nội dung của khóa luận sẽ lần lượt đi tìm hiểu các vấn đề sau:
-Tổng quan về chế biến thủy sản, và nước thải thủy sản.
-Tổng quan về các phương pháp xử lý nước thải thủy sản.
-Ứng dụng Công Nghệ Sinh Học trong xử lý nước thải thủy sản.
-Xử lý nitơ trong nước thải thủy sản
-Sự cố công trình xử lý nước thải chế biến thủy sản và cách khắc phục sự cố.
-Kết luận và kiến nghị.
1.5. Phương pháp thực hiện:
-Phương pháp luận :
Tìm hiểu qua sách, báo, tham quan thực tế một số trạm xử lý nước thải( trạm xử lý nước thải khu công nghiệp Bình Chiểu), tham khảo tài liệu về các đặc điểm lý, hóa , sinh của loại nước chế biến thủy sản.
Tham khảo thêm tài liệu về các phương pháp nghiên cứu nước thải chế biến thủy sản.
1.6. Phạm vi khóa luận:
Một số nhà máy chế biến và một số trạm xử lý nước thải tập trung trên địa bàng Thành Phố Hồ Chí Minh và các tỉnh tây Nam bộ.(nhà máy xử lý nước thải tập trung khu cong nghiệp Bình chiểu, công ty seapimex, công ty TNHH thủy sản ANGST-TRƯỜNG VINH, công ty Hùng Vương Sa Đéc)
1.7. Ý nghĩa về khoa học – kinh tế:
-Ý nghĩa về khoa học:
Ứng dụng các kiến thức công nghệ sinh học tiên tiến hiện nay, nhằm lựa chọn các giải pháp tối ưu trong xử lý nước thải chế biến thủy sản.
-Ý nghĩa về kinh tế: Tiết kiệm chi phí trong xử lý nước thải thủy sản.
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ NGÀNH CHẾ BIẾN THỦY SẢN
2.1. Tổng quan về ngành chế biến thủy sản.
2. 2.Vấn đề về môi trường do ngành chế biến thủy sản gây ra.
2.3. Tính chất và thành phần nước thải của ngành chế biến thủy sản.
2. 4. Nhận xét chung về nước thải ngành chế biến thủy sản.
2.1 .Tổng quan về ngành chế biến thủy sản:
Theo thống kê của bộ thủy sản năm 2010 thì hiện nước ta đã có khoảng 1.4000.000 ha mặt nước nuôi trồng thủy sản. Ngoài ra còn có khoảng 544.500.000 ha ruộng trũng, 56.200.000 ha ao hồ chuyên nuôi trồng thủy sản.
Đứng đầu trong các tỉnh tây nam bộ là: Đồng Tháp, Ang Giang, Bến Tre,… với vị trí địa lý thuận lợi, khí hậu ôn hòa, nguồn nước ít ô nhiễm do nằm đầu nguồn hệ thống sông Tiền và sông Hậu cho nên các tỉnh này rất phát triển về ngành nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản. Hầu như là hơn 45% dân số ở các tỉnh này sống về nghành nuôi trồng và đánh bắt thủy sản. Do đó việc thành lập các nhà máy chế biến thủy sản là một trong những vấn đề được các tỉnh này quan tâm nhiều nhất.
Bảng 2.1: Hiện trạng ngành chế biến thuỷ sản ở một số tỉnh miền Nam
Tỉnh
Cơ sở chế biến thuỷ hải sản
Các sản phẩm chính
Một số kết quả sản xuất đạt được.
Cà Mau
Có 10 cơ sở chế biến thuỷ hải sản đông lạnh với quy mô lớn và nhiều cơ sở chế biến thuỷ sản khô, hải sản, thực phẩm đông lạnh xuất khẩu.
Thuỷ sản đông lạnh, các mặt hàng thuỷ sản khô, nước mắm.
Năm 2003, giá trị sản xuất thuỷ sản của tỉnh đạt 4.480,5 tỷ đồng, sản lượng 131.013 tấn (*)
Kiên Giang
Có 15 cơ sở chế biến thuỷ hải sản đông lạnh với quy mô lớn và nhiều cơ sở chế biến thuỷ sản khô, hải sản, thực phẩm đông lạnh xuất khẩu.
Thuỷ sản đông lạnh, các mặt hàng thuỷ sản khô, nước mắm.
Năm 2003, giá trị sản xuất thuỷ sản của tỉnh đạt 3.091 tỷ đồng, sản lượng 286.000 tấn (*)
Trà Vinh
Có 10 cơ sở chế biến thuỷ hải sản đông lạnh với quy mô lớn và nhiều cơ sở chế biến thuỷ sản khác
Thuỷ sản đông lạnh, các mặt hàng thuỷ sản khô, nước mắm.
Năm 2003, giá trị sản xuất thuỷ sản của tỉnh đạt 1.388,5 tỷ đồng, sản lượng 63.896 tấn (*)
Đồng Tháp
Hiện nay, có 4 cơ sở chế biến thuỷ hải sản đông lạnh, thuỷ sản khô xuất khẩu với quy mô trên 2000 tấn sản phẩm/năm.
Thuỷ sản đông lạnh, các mặt hàng thuỷ sản khô, nước mắm.
Năm 2003, giá trị sản xuất thuỷ sản của tỉnh đạt 522,1 tỷ đồng, sản lượng 21.901 tấn (*)
Bến Tre
Có 10 cơ sở chế biến thuỷ hải sản đông lạnh với quy mô lớn và nhiều cơ sở chế biến thuỷ sản khô, hải sản, thực phẩm đông lạnh xuất khẩu.
Thuỷ sản đông lạnh, các mặt hàng thuỷ sản khô, nước mắm.
Năm 2003, giá trị sản xuất thuỷ sản của tỉnh đạt 1247,7 tỷ đồng, sản lượng 62.950 tấn (*)
Sóc Trăng
Hiện nay, có 7 cơ sở chế biến thuỷ hải sản đông lạnh, thuỷ sản khô xuất khẩu với quy mô 2000 – 20000 tấn sản phẩm/năm.
Thuỷ sản đông lạnh, các mặt hàng thuỷ sản khô, đồ hộp.
Năm 2003, giá trị sản xuất thuỷ sản của tỉnh đạt 1.362,6 tỷ đồng, sản lượng 32.570 tấn (*)
An Giang
Hiện nay, có 9 cơ sở chế biến thuỷ hải sản đông lạnh, thuỷ sản khô xuất khẩu, với quy mô 50 – 300 tấn sản phẩm/ngày.
Thuỷ sản đông lạnh, các mặt hàng thuỷ sản khô, đồ hộp.
Năm 2003, giá trị sản xuất thuỷ sản của tỉnh đạt 1.535,5 tỷ đồng, sản lượng 67,473 tấn (*)
Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam (VASEP), 2004
(*): Niên giám Thống kê Việt Nam năm 2004.
2.2. Vấn đề về môi trường do nghành chế biến thủy sản gây ra:
2.2.1.Nguồn gốc phát sinh các chất ô nhiễm trong ngành chế biến thủy hải sản.
Tùy thuộc vào các loại nguyên liệu như tôm, cá, sò, mực, cua… mà công nghệ sẽ có nhiều điểm riêng biệt. tuy nhiên quy trình sản xuất có các dạng sau:
-Quy trình công nghệ sản xuất các sản phẩm khô của công ty seapimex:
Nước thải
Nguyên liệu thô
Sơ chế (chải sạch cát, chặt đầu, lặt dè, bỏ sống…)
Nướng
Đóng gói
Bảo quản lạnh
(-180C)
Cán, xé mỏng
COD = 100 – 800 mg/L
SS = 30 – 100 mg/L
Ntc = 17 - 31 mg/L
Phân cỡ, loại
Đóng gói
Bảo quản lạnh
(-180C)
(Quy trình công nghệ sản xuất các sản phẩm khô của công ty Seapimex)
-Quy trình chế biến thủy sản công ty Hùng Vương Sa Đéc:
Xếp khuông
Cấp đông
Bảo quản
Rửa hai
Nước thải
Phân loại cỡ
Thủy sản (nguyên liệu)
Bảo quản đến nhà máy
Rửa lần một
Sơ chế
Nước thải
Nước thải
+Thuyết minh sơ đồ công nghệ:
Ban đầu cá đánh bắt đem về sau đó bảo quản đến nhà máy, chất bảo quản ở đây tùy từng tập quán của địa phương mà có cách bảo quản khác nhau thông thường bằng nước đá, ngày xưa người ta dùng formon để bảo quản thế nhưng chất này gây độc cho người tiêu dùng nên không dùng nữa.
Khi đem đến nhà máy tiến hành rửa nguyên liệu lúc này lượng nước rửa sinh ra tương đối nhiều khoảng 40m3 cho 100 tấn cá. Sau khi rửa xong người ta tiến hành sơ chế lúc này cũng rửa nhưng lượng nước chỉ bằng 1/3 lượng nước rửa một.
Phân loại cỡ ở giai đoạn này hầu như là không sinh nước thải.
Sau khi phân loại cỡ tiến hành rửa lần hai lúc này lượng nước sinh ra là rất lớn vì lúc này chuẩn bị đưa vào công đoạn chế biến chính. Lượng nước sinh ra trong giai đoạn này 58 - 60 m3 cho 100 tấn cá.
Xếp khuông dây là công đoạn chế biến chính hầu như giai đoạn này không sinh ra nước thải.
Đông lạnh giai đoạn này có sinh ra nước thải nhưng tương đối ít bởi vì giai đoạn này chủ yếu là nước rửa khô.
Bảo quản ở giai đoạn này không sinh nước thải.
-Quy trình chế biến thủy sản công ty Vĩnh Hoàn:
Cấp đông
liiiiiii
liii
liệu
Nước thải
Nước thải
Nước thải
Nước thải
Chất thải
Nước thải
Ngâm
liiiiiii
liii
liệu
Rửa bốn
liiiiiii
liii
liệu
Vô khay
liiiiiii
liii
liệu
Tiếp nhận nguyên liệu
liiiiiii
liii
liệu
Rửa một
liiiiiii
liii
liệu
Cân phân cỡ
liiiiiii
liii
liệu
Đánh vẫy, bỏ nội tạng
liiiiiii
liii
liệu
Rửa hai
liiiiiii
liii
liệu
Cân phân cỡ
liiiiiii
liii
liệu
Rửa ba
liiiiiii
liii
liệu
+Thuyết minh sơ đồ:
Cá sau khi khai thác xong vận chuyển đến nhà máy chế biến, sau đó qua công đoạn rửa một, thời điểm này hầu như nước thải trong giai đoạn này nước thải sinh ra không nhiều.
Cân phân loại: công đoạn này hầu như không sinh nuớc thải.
Đánh vẩy bỏ nội tạng giai đoạn này là sinh nước chất thải, thông thường các chất cặn lơ lững và các chất khó xử lý trong nước sinh ra vào thời điểm này.
Rửa hai đây là công đoạn sinh nhiều nước thải nhất và chất thải trong nước: nhất là các chất cặn lơ lững và các chất hữu cơ trong nước. Vả lại nước trong giai đoạn này thường mang các vi khuẩn nhất vì vậy chúng ta cần chú ý những vi khuẩn gây bệnh có trong cá.
Rửa ba giai đoạn này là giai đoạn quan trọng nhất trong quá trình chế biến thủy sản bởi vì giai đoạn này đưa vào giai đoạn chế biến nên cần rửa kỹ lưỡng.
Ngâm giai đoạn này hầu như ít nước thải nhất vì lượng nước sử dụng không nhiều, nhưng nó sinh ra tải lượng ô nhiễm lớn.
Rửa bốn giai đoạn này ít nước thải hơn các giai đoạn rửa trên vì giai đoạn này là kềt thúc quá trình chế biến, nên nước thải hầu như không nhiều lắm, tải lượng ô nhiễm của công đoạn này là không cao.
Vô khay và cấp đông giai đoạn này hầu như không sinh nước thải .
Tóm lại với các công đoạn trên thì qua nhiều lần rửa như vậy tải lượng ô nhiễm là rất lớn. Thông thường COD dao động trong khoảng 1600 – 2300 mg/l hàm lượng BOD trong khoảng 1200 – 1800 mg/l.
Hàm lượng nitơ tổng cũng rất cao nằm vào khoảng 5- 120 mg/l.
Hàm lượng chất rắn lơ lững của công ty này là 200 – 1000 mg/l.
-Quy trình chế biến thủy sản công ty TNHH thủy sản ANGST-TRƯỜNG VINH:
Cấp đông
Đóng gói
Phân cỡ fille cá
Vô khuôn
Rửa hai
Rửa một
Lóc lấy thịt
Cá nguyên liệu
Nước thải
Chất thải, chất lơ lững
Nước thải
+Thuyết minh sơ đồ công nghệ:
Cá nguyên liệu sau khi đánh bắt người ta tiến hành vận chuyển tới nhà máy sau đó qua quá trình rửa, ở giai đoạn đầu này rửa chủ yếu là các chất bám lên da cá là chính.
Giai đoạn này nước thải tương đối nhiều vì đối với công đoạn làm phi lê thì cần rửa sạch.
Lóc thịt đây là giai đoạn ít sinh nước thải nhưng sinh nhiều chất hữu cơ và các chất khó phân hũy nhất: máu cá, da cá, vẫy cá, ruột cá, xương cá,… các chất này có chất dễ phân hũy, có chất khó phân hũy.Giai đoạn này là giai đoạn khó xử lý và phân loại chất thải cũng như là kiểm soát để tiện lợi cho việc xử lý.
Rửa hai đây là công đoạn sinh nhiều chất thải cũng như là nước thải nhất. Vì lúc này nước chủ yếu dùng để rửa thịt cá cho nên các chất hữu cơ sinh ra nhiều và máu cá cũng như là các cặn lơ lững. Các chất hữu cơ trong công đoạn này là: Protein, lipid, các hydrocacbon, các vi sinh ký sinh có trong thịt cá và nội tạng của cá được phát thải vào nguồn nước.
Các giai đoạn sau đó hầu như là không sinh nước thải
2.2.2. Khí thải:
Phần lớn các xí nghiệp chế biến thủy sản sinh ra khí độc ở mức tương đối thấp.
Khí thải phát sinh chủ yếu do các hoạt động của lò hơi, các máy phát điện dự phòng, lượng khí gas hay than củi để sấy thuỷ hải sản (hàng khô),... Mùi (Cl2, NH3, H2S) phát sinh chủ yếu từ quá trình khử trùng, từ hệ thống làm lạnh và từ sự phân huỷ các phế phẩm thuỷ hải sản.
2.2.3.Hơi chlorine:
Dung dịch chlorine được dung để khử trùng dụng cụ, thiết bị sản xuất, rửa tay, rửa nguyên liệu với hàm lượng 20-200 ppm, Hơi Clo khuếch tán vào trong không khí ngay tại khu vực sản xuất với nồng độ cao, ảnh hưởng đến người lao động.
Công nhân làm việc trong môi trường có các khí độc và các mùi hôi tanh làm cơ thể mệt mỏi, giảm hiệu suất làm việc, ảnh hưởng đến sức khoẻ hiện tại và có tác hại lâu dài.
2.2.4.Tác nhân lạnh:
Hơi dung môi chất lạnh bị rịn rỉ bao gồm các loại khí như R12, R22, NH3… các khí này có thể ảnh hưởng đến tầng ozon.
-Khí NH3: Hơi này có trong không khí khu vực phân xưởng sản xuất trong trường hợp bị rỉ đường ống của hệ thống lạnh. Khí có mùi khai đặc trưng, dễ bị tan trong nước, có phản ứng kiềm mạnh.Vì thế khí này ảnh hưởng đến mắt, mũi, họng… Tiêu chuẩn cho phép xả thải là 0.02 mg/l.
-Khí CFCs: Được dung trong các thiết bị làm lạnh, là tác nhân làm thủng tầng ozon và được khuyến cáo không nên dùng nữa.
-Mi hơi: Mi hơi của nguyên liệu là do sự phân hủy các chất hữu cơ có trong chất thải rắn và nước thải. Theo thời gian, các chất hữu cơ đặc biệt là chất thải rắn sẽ phân giải các axit amin thành các chất đơn giản hơn như trimetyamin, dimetyamin… là những chất có mùi tanh, hơi thối. Công nhân làm việc trong điều kiện mùi hôi tanh làm cho cơ thể mệt mỏi, giảm hiệu suất làm việc, giảm hiệu quả sản xuất.
-Khí thải từ các lò nấu, chế biến: Khói thải từ các lò nấu thủ công, nhiên liệu đốt là than đá hay dầu FO, thành phần chủ yếu là CO2, CO, SOx, NO2, bụi than và một số chất hữu cơ dễ bay hơi.
+Khói thải phát tán ra môi trường xung quanh, gây trực tiếp các bệnh về hô hấp, phổi,... Nguyên nhân của các cơn mưa axit ảnh hưởng đến môi trường sinh thái, ăn mòn các công trình.
+Ngoài ra khí CO2 thải ra từ các khu công nghiệp còn là nguyên nhân chính gây hiệu ứng nhà kính.
2.2.5.Nước thải:
Nước thải là một trong những vấn đề môi trường lớn nhất của ngành chế biến thuỷ hải sản, nước thải chế biến thuỷ hải sản đặc trưng bởi các thông số ô nhiễm như: màu, mùi, chất rắn không hoà tan, chất rắn lơ lửng, các vi khuẩn, chỉ số BOD, COD, PH, …
-Các đặc tính chung của nước thải thuỷ sản:
PH thường nằm trong giới hạn từ 6,5 – 7,5 do có quá trình phân huỷ đạm và thải ammoniac.
Có hàm lượng các chất hữu cơ dạng dễ phân huỷ sinh học cao. Giá trị BOD5 thường lớn, dao động trong khoảng 300 – 2000 mg/l, giá trị COD nằm trong khoảng 500 – 3000 mg/l.
Hàm lượng chất rắn lơ lửng cao từ 200 – 1000 mg/l.
Hàm lượng lớn các protein và chất dinh dưỡng thể hiện ở hai thông số tổng Nitơ (50 – 200 mg/l) và tổng Photpho (10 – 100 mg/l). Để xử lý được chất ô nhiễm này triệt để cần có hệ thống xử lý bậc 3 (xử lý chất dinh dưỡng). Điều này làm diện tích công trình và chi phí đầu tư xây dựng hệ thống xử lý rất lớn. Thường có mùi hôi do có sự phân huỷ các axit amin...
Với tải lượng chất ô nhiễm của ngành chế biến thủy sản thì hưởng rất lớn đến sức khỏe con người.
Làm tăng độ độc của nước, ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của hệ thủy sinh, làm giảm khả năng tạo oxy hòa tan trong nước.
Hàm lượng chất hữu cơ cao tạo điều kiện thiếu oxy, trong nước xảy ra quá trình phân hủy yếm khí tạo ra các sản phẩm độc hại như H2S… gây mùi thối cho nước và làm nước chuyển màu đen.
Là nguồn gốc gây bệnh dịch trong nước, ô nhiễm nguồn nước ngầm.
2.2.6.Chất thải rắn:
Chất thải rắn chủ yếu là các thành phần hữu cơ, dễ lên men, gây thối rửa và tạo mùi khó chịu, ảnh hưởng đến môi trường đất, nước, không khí, đó cũng là nguồn lây lan các dịch bệnh.
-Chất thải rắn được phát sinh từ 3 nguồn:
Từ quá trình chế biến: Bao gồm các loại vỏ, đầu, nội tạng… Nếu chất thải này không được thu gom sẽ phân hủy gây ra mùi khó chịu.
Từ khu vực phụ trợ: bao gồm chất thải rắn phát sinh từ căntin, bao bì hư hỏng… Chúng có thành phần giống rác đô thị.
Các loại cặn bã dư do quá trình xử lý nước thải và quá trình phân hủy sinh học.
2.2.7.Nhiệt thải và tiếng ồn:
Nhiệt thải từ lò nấu, từ hệ thống làm lạnh và tiếng ồn từ các thiết bị sản xuất ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ công nhân và người dân xung quanh.
Tiếng ồn và độ rung thường gây ảnh hưởng trực tiếp đến thính giác, làm giảm thính lực của người lao động, giảm hiệu suất làm việc, và phát sinh nhiều chứng bệnh khác. Tác động của tiếng ồn có biểu hiện qua phản xạ của hệ thần kinh hoặc gây trở ngại đến hoạt động của hệ thần kinh thực vật, khả năng định hướng, giữ thăng bằng qua đó ảnh hưởng đến năng suất lao động. Tiếng ồn quá lớn có thể gây thương tích.
Tiêu chuẩn quy định cho mức tiếng ồn tại các cơ sở sản xuất là 75dB.
2.2.8.Tác nhân hóa học:
Các hóa chất khử trùng và tẩy trùng như: Clorine, xà phòng, các chất phụ gia, bảo quản thực phẩm gây hại cho môi trường.
2.2.9.Tác nhân sinh học:
Các loại chất như: nước thải, chất thải rắn đều có chứa tác nhân sinh học đó là các loại vi sinh vật gây bệnh cho người và động vật. Nếu không phát hiện và xử lý kịp thời thì rất dễ tạo điều kiện cho vi sinh vật gây bệnh phát tán vào môi trường làm ảnh hưởng đến sức khỏe cho cộng đồng xung quanh.
2.2.10.Tác nhân khác:
Hầu như các cơ sở chế biến thủy sản ở Việt Nam đều có bảo hộ lao động (ủng, găng tay, khẩu trang, nón) cho công nhân trong quá trình làm việc. Môi trường làm việc của các công nhân trong các nhà xưởng thường bị ô nhiễm do có độ ẩm cao và mùi hôi. Do đó, tỷ lệ mắc bệnh nghề nghiệp như thất khớp, viêm họng… thường có tỷ lệ cao. Vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm còn bị hạn chế bởi các phòng chế biến, sàn nhà xưởng, đường thoát nước thải chưa được thiết kế hợp lý. Ánh sáng trong xưởng chế biến vẫn chưa đủ độ sáng. Trần nhà, tường ngăn không được sạch, hệ thống vòi nước, khay đựng bằng kim loại dễ bị rỉ sét và không hợp vệ sinh.
2.3. Tính chất và thành phần nước thải của nghành chế biến thủy sản:
Ngành chế biến thuỷ sản là một ngành công nghiệp phát triển mạnh. Bên cạnh những đóng góp to lớn, ngành công nghiệp này cũng nảy sinh ra nhiều vấn đề về môi trường, đặc biệc là nước thải sản xuất, ngành đã tạo ra một lượng nước thải lớn có nguy cơ làm ô nhiễm môi trường cao. Với các chủng loại nguyên liệi tương đối phong phú, đối với diều kiện nước ta nên các thành phần nước thải thuỷ sản cũng khá phức tạp và đa dạng bao gồm 3 loại nước thải: Nước thải sản xuất, nước thải vệ sinh công nghiệp và nước thải sinh hoạt trong đó nước thải sản xuất có mức độ ô nhiễm cao hơn cả tuỳ theo đặc tính của nguyên liệu sử dụng mà nước thải có tính chất khác nhau. Nước thải sản xuất chế biến thuỷ sản chức chủ yếu là chất thải hửu cơ có nguồn gốc từ động vật và có thành phần chủ yếu là protein và chất béo, trong hai thành phần này chất béo khó bị phân huỷ bởi vi sinh vật.Nước thải của xí nghiệp chế biến thuỷ sàn có hàm lượng COD dao động từ 1600 – 2300 mg/l, hàm lượng BOD5 cũng khá lớn từ 1200-1800mg/l trong nước thường chức các vụ thủy sản và các vụn này rất dể lắng. Hàm lượng Nitơ thường rất cao chứng tỏ mức độ ô nhiễm chất dinh dưỡng rất cao (50 – 120mg/l). Ngoài ra trong nước thải thuỷ hải sản có chứa các thành phần chất hữu cơ khi phân huỷ tạo ra các sản phẩm trung gian của sự phân huỷ các axid béo không bảo hoà tạo mùi rất khó chụi và đặc trưng làm ô nhiễm về mặt cảm quan và ảnh hưởng sức kho công nhân trực tiếp làm việc.
Đặc điểm của ngành chế biến thuỷ hải sản là có lượng chất thải lớn. Các chất thải có đặc tính dễ ươn hỏng và dễ thất thoát theo đường thâm nhập vào dòng nước thải.
Đối với các khâu chế biến cơ bản, nguồn thải chính là khâu xử lý và bảo quản nguyên liệu trước khi chế biến, khâu rả đông,