Nhu cầu sử dụng trong xã hội luôn là động cơ chính thúc đẩy sản xuất, như chúng ta cũng biết được việc thiếu thông tin đáp ứng cung cầu làm cho việc , đưa sản phẩm đến tay người dùng trở nên khó khăn và gây nhiều lãng phí cho xã hội. Bên cạnh đó việc phổ biến tin học hóa đã tạo ra một bước ngoặc mới trong định hướng phát triển ngành Công nghệ thông tin của nước ta cùng với nhu cầu sử dụng máy tính để trao đổi và cập nhật thông tin ngày càng tăng .
78 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1507 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Ứng dụng giao thức định tuyến OSPF, kết nối mạng diện rộng C.N.Đ.T Củ Chi, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU
N
hu cầu sử dụng trong xã hội luôn là động cơ chính thúc đẩy sản xuất, như chúng ta cũng biết được việc thiếu thông tin đáp ứng cung cầu làm cho việc , đưa sản phẩm đến tay người dùng trở nên khó khăn và gây nhiều lãng phí cho xã hội. Bên cạnh đó việc phổ biến tin học hóa đã tạo ra một bước ngoặc mới trong định hướng phát triển ngành Công nghệ thông tin của nước ta cùng với nhu cầu sử dụng máy tính để trao đổi và cập nhật thông tin ngày càng tăng .
Từ những thực tế đó việc tìm hiểu hiện trạng và tiềm năng phát triển tại bưu điện Củ Chi để từ đó rút ra những ưu khuyết điểm tại đơn vị này nhằm khai thác triệt để những mặt mạnh về lĩnh vực viễn thông để ứng dụng và làm tiền đề cho việc phát triển công nghệ thông tin tại bưu điện Củ Chi, 01 đơn vị trực thuộc công ty điện thoại tây Thành Phố Hồ Chí Minh.
Vì vậy, đề tài : “ỨNG DỤNG GIAO THỨC ĐỊNH TUYẾN OSPF ĐỂ KẾT NỐI MẠNG DIỆN RỘNG CHI NHÁNH ĐIỆN THOẠI CỦ CHI” của chúng em do thầy Lý Anh Tuấn đã hướng dẫn và định hướng một cách đúng đắn cho chúng em tìm hiểu và áp dụng vào tình hình thực tiễn hiện nay.
Mặc dù đã có nhiều sự cố gắng với kiến thức nhà trường đã trang bị và sự tìm tòi giúp đỡ của bạn bè cùng khoá, đặc biệt là sự hỗ trợ tận tình của thầy Tuấn, nhưng với kiến thức thu nhận của chúng em còn nhiều mặt hạn chế nên chắc chắn đồ án sẽ không tránh được những thiếu sót, chúng em mong được các Thầy, Cô trong khoa Công nghệ thông tin và thầy Tuấn góp ý và truyền đạt những kinh nghiệm quý báu cho chúng em để ngày càng hoàn thiện hơn trong việc học hỏi về lĩnh vực công nghệ thông tin đặc biệt là ngành mạng máy tính.
Chúng em xin chân thành biết ơn.
LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian thực hiện luận văn này nhớ sự giúp đỡ tận tình của thầy Lý Anh Tuấn đã quan tâm hướng dẫn, thầy đã có những ý kiến quý báu và tạo điều kiện cho chúng em hòan thành luận văn này. Đồng thời chúng em cũng cảm ơn Thầy, Cô Khoa Công Nghệ Thông Tin trường Đại Học Kỹ Thuật Công Nghệ đã tận tâm giảng dạy và hướng dẫn, truyền đạt cho chúng em những kiến thức cơ bản từ đầu.
Chúng em cũng xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo cũng như các đàn anh, chị của chi nhánh điện thoại Củ Chi những người đã đi trước chúng em và đã hướng dẫn tận tình trong vấn đề cung cấp thông tin, tài liệu cũng như những kinh nghiệm qúy báu để chúng em có thể hoàn thành luận văn này.
Sau cùng kính chúc Thầy Tuấn cùng gia đình và các thầy cô trong khoa Công Nghệ Thông Tin và ban lãnh đạo chi nhánh điện thoại Củ Chi luôn được nhiều sức khỏe , gặt hái được nhiều thành công trong công tác cũng như trong học tập.
Chân thành cảm ơn.
TP. Hồ Chí Minh, Tháng 05 năm 2005
Sinh Viên thực hiện
Nguyễn Thái Hòa
Lê Trọng Tròn
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
NHẬN XÉT CỦA LÃNH ĐẠO CHI NHÁNH BƯU ĐIỆN CỦ CHI
MỤC LỤC
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Mạng Viễn Thông Bưu điện TP.HCM NXB Bưu điện
Thực hành CISCO Router TS. Lê Minh Trung
Networking with MS TCP/IP Drew Heywood & Rob Scrimgee
CCNA Labpro Đặïng Quang Minh – Lê Đình An.
CCNP Labpro (BSCI – Routing) Đặïng Quang Minh
CCNA Seamester 1 – 2 Nguyễn Hồng Sơn
Web site : www.microsoft.com
Web site : www.cisco.com
MỤC TIÊU ĐỀ TÀI :
Xuất phát từ nhu cầu thực tế tại cơ quan đang công tác là chi nhánh Điện Thoại Củ Chi với nhiệm vụ của lãnh đạo Ban Giám Đốc là tìm hiểu và xây dựng mạng diện rộng để kết nối các điểm sau đây : CỦ CHI – TÂN TRUNG – PHƯỚC THẠNH – AN NHƠN TÂY. Theo yêu cầu của lãnh đạo là phải xây dựng mạng đạt những tiêu chuẩn kết nối ngành, đáp ứng nhu cầu hiện tại, phù hợp với hiện trạng, cùng với các thiết bị kết nối dễ cài đặt, bảo trì và mở rộng trong tương lai
Qua khảo sát sơ bộ thiết bị mạng của công nghệ mạng CISCO thì chúng em nhận thấy là thiết mạng này phổ biến nhất trên thế giới nói chung và cũng như tại Việt Nam nói riêng cũng như đáp ứng các yêu cầu đặt ra ở trên. Với lý do này chúng em chọn thiết bị kết nối CISCO Router cùng với giao thức OSPF là thiết bị và giao thức chính trong việc tìm hiểu và nghiên cứu để xây dựng hệ thống mạng tại đây.
Đây là lý do chúng em chọn đề tài :” ỨNG DỤNG GIAO THỨC ĐỊNH TUYẾN OSPF ĐỂ KẾT NỐI MẠNG DIỆN RỘNG CHI NHÁNH ĐIỆN THOẠI CỦ CHI “. Được chúng em trình bày dưới đây.
I.TỔNG QUAN HIỆN TRẠNG VỀ ĐIỆN THOẠI CỦ CHI :
1. Giới thiệu tổng quát sơ bộ về Chi Nhánh điện Thoại Củ Chi :
Chi nhánh Điện thoại Củ Chi là đơn vị kinh tế hạ tầng cơ sở đóng trên địa bàn huyện Củ Chi, được phép quản lý, cung cấp và khai thác tất cả các dịch vụ Viễn Thông mà Chi nhánh Điện thoại Củ Chi hiện có.
Củ Chi là huyện ngoại thành của Thành Phố Hồ Chí Minh cách trung tâm thành phố khoảng 35 km có tổng diện tích gần 44.000 Km 2 và khoảng 280.000 dân. Huyện Củ Chi có vị trí địa lý và hành chánh gồm:
Có 20 xã và 01 thị trấn.
Hướng Đông giáp huyện Hóc Môn –TP Hồ Chí Minh.
Hướng Tây giáp tỉnh Tây Ninh.
Hướng Nam giáp tỉnh Long An.
Hướng Bắc giáp tỉnh Bình Dương.
Ngoài ra trên địa bàn huyện còn có các khu công nghiệp như : khu công nghiệp Tây Bắc Củ Chi , khu công nghiệp Tân Trung, khu công nghiệp An Hạ. Đồng thời còn có khu di tích lịch sử là Địa Đạo Bến Dược và Địa Đạo Bến Đình, khu du lịch sinh thái Củ Chi ,cho nên ngoài số dân cư trên còn có một số dân cư vãng lai khá đông.
Mạng lưới giao thông cũng phát triển thuận lợi có 02 trục đường lớn xuyên tâm huyện Củ Chi là quốc lộ 22 (Đường Xuyên Á) từ Thành phố HCM đi Tây Ninh và cửa khẩu Mộc Bài (CamPuChia), Tỉnh lộ 8 là đường nối hai tỉnh Long An và Bình Dương. Cùng các trục đường trên còn có các tuyến đường liên xã, liên ấp được nhựa hóa nên rất thuận tiện cho việc phát triển kinh tế xã hội của huyện trong tương lai.
TOÀN CẢNH SƠ ĐỒ GIỚI THIỆU VỀ CHI NHÁNH ĐIỆN THOẠI CỦ CHI
2 .Thực trạng về viễn thông :
a. Công Nghệ :
Mạng viễn thông do Chi nhánh Điện thoại Củ Chi quản lý, cung cấp, khai thác là mạng điện thoại hữu tuyến có kết cấu hình sao với 10 trạm phân bố phù hợp các địa bàn dân cư , gồm các trạm : Củ Chi , Tân Trung , Tân Phú Trung , Trung Lập Thượng , Phước Thạnh , An Nhơn Tây, Phú Mỹ Hưng, Phạm Văn Cội, Phú Hòa Đông và Bình Mỹ. Hiện nay tổng số máy của toàn huyện đã hơn 25.000 thuê bao , đến cuối năm 2005 sẽ đạt đến 30.000 thuê bao
Hoạt động :
Bán kính phục vụ của mỗi trạm :
Trạm Củ Chi : phục vụ cho các xã Phước Vĩnh An , Tân Thông Hội, Tân An Hội , Nhuận Đức , Trung lập Hạ và Thị Trấn Củ Chi.
Trạm Tân Trung : phục vụ cho các xã Trung An , Hòa Phú , Tân Thạnh Đông ,Tân Thạnh Tây và Phú Hòa Đông .
Trạm Tân Phú Trung : phục vụ cho các xã Tân Phú Trung , một phần xã Tân Thông Hội và khu công nghiệp An Hạ.
Trạm Bình Mỹ : phục vụ cho các xã Bình Mỹ.
Trạm Phước Thạnh : phục vụ cho các xã Thái Mỹ , Phước Hiệp và Phước Thạnh.
Trạm Trung Lập Thượng: phục vụ cho các xã Trung Lập Thượng và một phần Trung Lập Hạ.
Toàn bộ mạng Củ Chi được quản lý bởi 3 trạm chính như sau :
Trạm Củ Chi quản lý dữ liệu cho 2 trạm Phước Thạnh và Tân Phú Trung
Trạm Tân Trung quản lý dữ liệu 2 trạm Bình Mỹ và Phú Hòa Đông.
Trạm An Nhơn Tây quản Lý dữ liệu cho 3 trạm: Trung Lập Thượng, Phú Mỹ Hưng, Phạm Văn Cội.
Mạng công nghệ thông tin: Mỗi trạm chính của mạng được kết nối mạng LAN phần cứng của mạng có khả năng xây dựng mạng rộng hơn.
Ưu - Khuyết điểm
Ưu điểm :
+ Về cơ sở hạ tầng và đường truyền :
ØTốc độ đường truyền lớn
ØBăng thông rộng
+ Khả năng cung cấp các dịch vụ viễn thông như :
Gọi ĐT trực tiếp đi quốc tế.
Gọi ĐT đi quốc tế qua điện thoại viên.
Gọi ĐT trực tiếp đi liên tỉnh .
Gọi ĐT đi liên tỉnh qua điện thoại viên.
Quay số tắt.
Truy tìm số máy chủ gọi.
Báo chuông hẹn giờ.
Cấp tín hiệu đảo cực.
Điện thoại hội nghị
Chuyển cuộc gọi tạm thời.
Thông báo có cuộc gọi đến trong khi đàm thoại.
Thông báo vắng nhà.
Ngăn các cuộc đi liên tỉnh, quốc tế, di động,1080,1088 bằng mã riêng.
Đường dây nóng .
Đường dây ưu tiên .
Đường dây liên tụ .
Ngăn hướng gọi đi.
Ngăn hướng gọi đến .
Dịch vụVNN 1268, VNN 1269.
Không đăng ký vào niên giám điện thoại.
Hộp thư thoại VOICELINK.
Hiển thị số máy chủ.
Dịch vụ ADSL
Khuyết điểm :
Dữ liệu giữa các trạm chưa được thông nhau.
Chưa có việc kết nối giữa các trạm thông qua công nghệ thông tin.
Số liệu danh bạ điện thoại rất quan trọng việc truyền số liệu như hiện nay ( dùng dial up chương trình norton command ) rất chậm và khó thao tác.
c. Về Truyền dẩn :
Công nghệ và thiết bị truyền dẫn :
Hiện nay có 2 loại thiết bị truyền dẫn chủ yếu : Quang và Viba
1. Truyền dẫn bằng cáp quang :
Là truyền dẫn thông tin bằng tín hiệu của xung ánh sáng.
Ưu điểm :
Ít xuyên nhiễu
Suy hao thấp
Dải thông rộng
Trọng lượng nhẹ
Hoàn toàn cách điện mà không chịu ảnh hưởng của sét
Nhược điểm :
Thiết bị truyền dẫn đắt tiền
Phải xây dựng mới nên tốn kém nhiều kinh phí vì vậy cáp quang chủ yếu sử dụng cho mạng trung kế và đường dẫn.
Thiết bị truyền dẫn bằng cáp quang hiện đang được sử dụng ở Củ Chi gồm:
+ SDH _1641 của hãng Alcatel ( Pháp). Tốc độ 155Mbps
+ SDH FLX _LS 150/600 của Fujitsu ( Nhật). Tốc độ 155
Mbps
SDH là thiết bị ghép kênh đồng bộ cấp cao với ưu nhược điểm sau:
Ưu điểm :
Tốc độ cao
Dung lượng lớn
Xen bớt dễ dàng
Biến đổi quang đơn giản
Có băng tần rộng
Sử dụng cho cả mạng PDH
Nhược điểm :
Không thích hợp cho các trạm có dung lượng nhỏ
Thiết bị đắt tiền
SDH là công nghệ mới nhất hiện nay có tốc độ truyền dẫn rất cao tạo nên một dung lượng lớn các luồng E 1 cụ thể như sau:
SDH 155 Mbps : Số luồng E 1 tối đa là 63 luồng.
SDH 622 Mbps : Số luồng E 1 tối đa là 252 luồng.
SDH 2.5 Gbps : Số luồng E 1 tối đa là 1008 luồng.
2. Truyền dẫn bằng Viba :
Là truyền dẫn tín hiệu thông tin bằng sóng siêu cao tần
Ưu điểm :
Truyền dẫn vô tuyến nên ít tốn kém
Thiết bị rẻ tiền
Có sẳn trên những mạng cũ
Nhược điểm :
Suy hao nhiều.
Khả năng bị ảnh hưởng bởi xuyên nhiễu cao
Không thích hợp cho mạng có dung lượng cao , tốc độ lớn
Thiết bị truyền dẫn bằng viba hiện đang được sử dụng ở Củ Chi là thiết bị truyền dẫn NEC 34 M của Nhật . Đường truyền từ An Nhơn Tây về host Quang Trung phải qua trạm Củ Chi bằng đường truyền là Vi ba số . Thiết bị truyền dẫn sử dụng là NEC 34M , lắp đặt 16 luồng , sử dụng 5 luồng cho tổng đài NEAX 61 , 3 luồng cho hệ thống vô tuyến cố định GMH 2000.
3. Dung lượng và băng thông của đường SMT1 :
Mô tả chi tiết đường hiện trạng sử dụng của 70 đường T1 (đường T1 = 1.544Mbps) tại các trạm của 04 cụm CỦ CHI, TÂN TRUNG, AN NHƠN TÂY, PHƯỚC THẠNH như sau :
34 MB sử dụng cho vô tuyến cố định.
2MB sử dụng cho di động.
2 MB ADSL.
70MB sử dụng cho thoại của tổng đài Neax 61 å.
Giới thiệu sơ bộ công nghệ NEAX61S :
Toàn bộ mạng viễn thông của huyện Củ Chi được trang bị hầu hết là thiết bị chuyển mạch NEC (NEAX61S) công nghệ của Nhật Bản, được phân cấp từ các trạm chính và hầu hết là trạm vệ tinh của đài Host Quang Trung.
Hệ thống NEAX61å là một hệ thống chuyển mạch số có dung lượng cao, linh hoạt được thiết kế đáp ứng các nhu cầu của mạng viễn thông . Nó lưu trữ đầy đủ các chương trình điều khiển, hệ thống ghép kênh phân thời gian, hệ thống chuyển mạch số. Hệ thống sử dụng các kỹ thuật máy tính và kỹ thuật điện tử viễn thông mới nhất.
Hệ thống này có khả năng ứng dụng rộng rãi. Nó có dung lượng lớn đáp ứng nhu cầu các khu trung tâm thành phố, hay là một tổng đài có dung lượng nhỏ phục vụ cho các vùng ngoại ô thành phố sử dụng phần mềm và phần cứng giống nhau nên nó có thể là: Tổng đài quốc tế, tổng đài quá giang, tổng đài đường dài, nội hạt hay vừa là tổng đài quá giang vừa là tổng đài nội hạt, và đáp ứng các nhu cầu đặt biệt khác.
Cấu trúc hệ thống tổng đài này cơ bản được phân chia thành các khối. Một hệ thống có cấu trúc khối có thể sử dụng cho nhiều ứng dụng khác nhau và mở rộng dung lượng bằng cách thêm vào các khối mà không cần thay đổi cấu hình ban đầu .
Cấu trúc hệ thống điều khiển là hệ thống điều khiển trong cấu hình đã xử lý phân chia chức năng cho các bộ xử lý riêng lẽ. Các khối cấu hình hệ thống thì độc lập với nhau và thông tin nhau thông qua các giao diện chuẩn để thực hiện các chức năng chuyển mạch.
Hoạt động :
Sơ đồ mạng viễn thông và truyền dẫn được phân bố như sơ đồ sau :
Sơ đồ mạng Viễn Thông :
Tuyến cáp quang VTN từ TPHCM đi Tây Ninh
Quang Trung
Bình Mỹ
Tân Trung
An Nhơn Tây
Củ Chi
Trung Lập
VTN
Phước Thạnh
NEC 34M
6 FO NEC 34M
24 FO
6 FO
24 FO
Tân Phú Trung
24 FO 12 FO
24 FO
Trạm Củ Chi : 08 tủ Neax 61 å và 1 container EWSD, trạm Vô Tuyến cố, 1 tủ Starex.
Trạm Tân Trung : 07 tủ Neax 61 å
Trạm Tân Phú Trung : 05 tủ Neax 61 å
Trạm Bình Mỹ : 1 tủ Neax 61 å
Trạm Phước Thạnh : 4 tủ Neax 61 å
Trạm An Nhơn Tây : 3 tủ Neax 61 å và trạm Vô Tuyến cố định.
Trạm Trung Lập Thượng: 1 tủ Neax 61 å và 1 tủ Starex.
Phú Mỹ Hưng : 1 tủ Neax 61 å
Phú Hòa Đông : 1 tủ Neax 61 å
Phạm Văn Cội : 1 tủ Neax 61 å
Truyền dẫn các trạm trực thuộc chi nhánh điện thoại Củ Chi :
Từ Host Củ Chi à Trạm Tân Phú Trungà Trạm Tân Trung à Bình MỹàPhạm Văn Cội àAn Nhơn Tây àPhú Mỹ Hưng à Trung Lập Thượng àPhước Thạnh à Host Củ Chi.
Kỹ thuật truyền dẫn SDH, luồng STM1, tốc độ 155Mbps
Luồng SMT1 có tổng cộng 84 đường T1 đã sử dụng 70 đường còn lại 14 đường chưa sử dụng.
Dùng cáp quang 12 FO kết nối các trạm với nhau thành vòng ring có chiều dài như sau :
Củ Chià Tân Phú Trung : 8 km
Tân Phú Trungà Tân Trung : 12 km
Tân TrungàBình Mỹ : 7 km
Bình Mỹà Phạm Văn Cội : 13 km
Phạm Văn Cộià An Nhơn Tây : 6 km
An Nhơn Tâyà Phú Mỹ Hưng : 8 km
Phú Mỹ Hưng à Trung Lập Thượng : 14 km
Trung lập thượngà Phước Thạnh : 12 km
Phước Thạnhà Củ Chi : 8 km
Mạng LAN ở củ chi :
Trưởng chi nhánh.
Phó chi nhánh.
Tổ kỹ thuật nghiệp vụ.
Tổ tổng hợp.
Tổ dịch vụ khách hàng.
Tổ dây máy 1,2.
Tổ đo thử.
Mạng LAN ở Tân trung đo thử 3, dây máy 3.
Mạng LAN ở Tân trung đo thử 2, dây máy 4
3. Thực trạng về công nghệ thông tin :
Phần cứng và hiện trạng về công nghệ thông tin hiện nay :
Như phân tích bên trên toàn bộ hệ thống mạng bưu điện Củ Chi được chia ra làm 4 và được quản lý như sau :
Trạm Củ Chi : Trạm Host quản lý tất cả các trạm.
Trạm Tân Trung : Trạm vệ tinh
Trạm An Nhơn Tây : Trạm vệ tinh
Phước Thạnh : Trạm vệ tinh
Về Phần thiết bị phần cứng :
Tại Củ Chi có tổng cộng 14 máy tính và 6 máy in trong đó có 03 máy in Laser HP và 03 máy in kim Epson 2180 và 01 hệ thống mạng LAN. Trong đó có tổng cộng 08 máy tính kết nối máy tính với nhau để chia sẻ thông tin và máy in theo mô hình mạng WORKGROUP (trong đó có 05 máy được gắn Modem) , còn 06 máy tính còn lại được chạy độc lập dùng cho bộ phận kế toán và văn phòng.
Về Phần thiết bị phần mềm (Application) :
Trong hệ thống mạng hiện tại tại Củ Chi được dùng chủ yếu vào việc sử dụng các chương trình của Microsoft Office và chương trình quản lý danh bạ điện thoại được lập trình bằng ngôn ngữ Foxpro. Còn lại các máy có gắn Modem được dùng cho việc truyền số liệu danh bạ điện thoại rất quan trọng việc truyền số liệu như hiện nay ( dùng dial up chương trình norton command ) rất chậm và khó thao tác.
Thực trạng công nghệ thông tin tại Tân Trung :
Về Phần thiết bị phần cứng :
Tại Tân Trung có tổng cộng 12 máy tính và 05 máy in trong đó có 03 máy in Laser HP và 02 máy in kim Epson 2180 và 01 hệ thống mạng LAN. Trong đó có tổng cộng 07 máy tính kết nối máy tính với nhau để chia sẻ thông tin và máy in theo mô hình mạng WORKGROUP (trong đó có 04 máy được gắn Modem ), còn 05 máy tính còn lại được chạy độc lập dùng cho bộ phận kế toán và văn phòng.
Về Phần thiết bị phần mềm (Application) :
Trong hệ thống mạng hiện tại tại Tân Trung cũng như tại Củ Chi được dùng chủ yếu vào việc sử dụng các chương trình của Microsoft Office và chương trình quản lý danh bạ điện thoại được lập trình bằng ngôn ngữ Foxpro. Còn lại các máy có gắn Modem được dùng cho việc truyền Số liệu danh bạ điện thoại rất quan trọng việc truyền số liệu như hiện nay ( dùng dial up chương trình norton command ) rất chậm và khó thao tác.
Thực trạng công nghệ thông tin tại An Nhơn Tây :
Về Phần thiết bị phần cứng :
Tại An Nhơn Tây có tổng cộng 16 máy tính và 04 máy in trong đó có 03 máy in Laser HP và 01 máy in kim Epson 2180 và 01 hệ thống mạng LAN. Trong đó có tổng cộng 09 máy tính kết nối máy tính với nhau để chia sẻ thông tin và máy in theo mô hình mạng WORKGROUP (trong đó có 05 máy được gắn Modem ), còn 07 máy tính còn lại được chạy độc lập dùng cho bộ phận kế toán và văn phòng.
Về Phần thiết bị phần mềm (Application) :
Trong hệ thống mạng hiện tại tại An Nhơn cũng như tại Củ Chi được dùng chủ yếu vào việc sử dụng các chương trình của Microsoft Office và chương trình quản lý danh bạ điện thoại được lập trình bằng ngôn ngữ Foxpro. Còn lại các máy có gắn Modem được dùng cho việc truyền Số liệu danh bạ điện thoại rất quan trọng việc truyền số liệu như hiện nay ( dùng dial up chương trình norton command ) rất chậm và khó thao tác.
Thực trạng công nghệ thông tin tại tại Phước Thạnh :
Về Phần thiết bị phần cứng :
Tại Phước Thạnh có tổng cộng 06 máy tính và 3 máy in trong đó có 01 máy in Laser HP và 02 máy in kim Epson 2180, 01 máy in Laser 1160 và tất cả các máy tính tại đây hoạt động độc lập với nhau.
Về Phần thiết bị phần mềm (Application) :
Trong hệ thống mạng hiện tại tại PhướcThạnh được dùng chủ yếu vào việc sử dụng các chương trình của Microsoft Office để dùng cho việc quản lý các công việc đơn giản trong văn phòng.
Ưu khuyết điểm về công nghệ thông tin hiện nay :
Ưu điểm :
Đường cáp quang dự trữ còn nhiều.
Nói chung là tại Bưu điện Củ Chi Hiện nay có ưu điểm lớn nhất là về đường truyền là có luồng T1 có tổng cộng 84 đường đã sử dụng 70 đường còn