Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thi trường, với những đổi mới thực sự trong quản lý kinh tế - tài chính đã khẳng định vai trò, vị trí của thông tin kế toán trong quản lý. Với mục đích sử dụng thông tin kế toán cho những nhu cầu khác nhau, trong cơ chế thị trường kế toán được phân định thành hai nhánh: Loại kế toán cung cấp thông tin cho quản lý trong quá trình điều hành hoạt động của doanh nghiệp được gọi là kế toán quản trị và Loại kế toán cung cấp thông tin cho những người ra quyết định được gọi là kế toán tài chính. Kế toán tài chính liên quan đến việc lập báo cáo cho các thành viên có liên quan đến việc hoạt động sử dụng như :cơ qoan thu thuế , đối tác làm ăn và tình hình tài chính cho chủ thể kinh doanh.
118 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1613 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Ứng dụng tin học trong công tác kế toán hộ kinh doanh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời nói đầu
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thi trường, với những đổi mới thực sự trong quản lý kinh tế - tài chính đã khẳng định vai trò, vị trí của thông tin kế toán trong quản lý. Với mục đích sử dụng thông tin kế toán cho những nhu cầu khác nhau, trong cơ chế thị trường kế toán được phân định thành hai nhánh: Loại kế toán cung cấp thông tin cho quản lý trong quá trình điều hành hoạt động của doanh nghiệp được gọi là kế toán quản trị và Loại kế toán cung cấp thông tin cho những người ra quyết định được gọi là kế toán tài chính. Kế toán tài chính liên quan đến việc lập báo cáo cho các thành viên có liên quan đến việc hoạt động sử dụng như :cơ qoan thu thuế , đối tác làm ăn và tình hình tài chính cho chủ thể kinh doanh.
Căn cứ vào Quyết định số 169-2000/QĐ-BTC ngày 25/10/200 ban hành cho tất cả các hộ kinh doanh chưa đủ điều kiện thành lập doanh nghiệp tư nhân hoạt động trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp, xây dựng, vận tải, khai thác tài nguyên, nuôi trồng thuỷ sản, kinh doanh thương mại ...có doanh số bán hàng theo quy định của Bộ Tài Chính được áp dụng chế độ kế toán hộ kinh doanh này. Chế độ kế toán này thực hiện dựa trên Luật thuế Gía trị gia tăng (số 2/1997/QH9), Luật thuế thu nhập doanh nghiệp(số 3/1997/QH9) và Pháp lệnh kế toán (số 06-LCT/HĐNN).
Trong thời gian thực tập tại Phòng phát triển ứng dụng - Ban tin học - Bộ tài chính Tôi được giao nhiệm vụ nghiên cức và thực hiện đề tài “Ưng dụng tin học trong công tác kế toán hộ kinh doanh”.Tại đây Tôi được trang bị những kiến thức về các nghiệp vụ kế toán cũng như áp dụng tin học vào trong công việc thực tế .
Kết hợp với thực tiễn đó, cùng với kiến thức của bản thân và đặc biệt với sự giúp đỡ tận tình của thầy giáo Bùi Thế Ngũ và anh Phùng Huy Hậu đã góp phần không nhỏ cho tôi thực hiện đề tài này.
Song, trên thực tế đây là một vấn đề tài đang còn mới mẻ được áp dụng trong kế toán hộ kinh doanh va bài toán có tính phức tạp cũng không nhỏ, với kiến thức còn hạn chế và thời gian nghiên cứu đề tài có hạn nên Tội mới chỉ thực hiện một phần của công việc đó là phân hệ kế toán “Bán hàng và công nợ phải thu”.
Bố cục của đề tài được trình bỳ thành ba chương :
Chương I Khảo sát thực tế
Chương này khảo sat sơ bộ “Hệ thống kế toán” và “Chế độ kế toán hộ kinh doanh “ nhằm nắm được tính tất yếu và sự cần thiết của công việc.
Chương II Phương pháp luận nghiên cứu hệ thông thông tin
Chương này là phần lý luận chung cho nghiên cứu hệ thống thông tin, để nắm giõ được các bước thực hiện trong một hệ thống.
Chương III Phân tích - thiết kế - xây dựng chương trình
Chương này là phần thực hiện chi tiết công việc đang nghiên cứu và xây dựng thành một chương trình.
mục lục
lời cảm ơn
Chương I
Khảo sát thực tế
I Khái quát chung về nơi thực tập
I.1 Bộ Tái Chính
Bộ Tài chính là cơ quan của Chính phủ có chức năng thống nhất quản lý Nhà nước về lĩnh vực tài chính, kế toán, ngân sách Nhà nước trong phạm vi cả nước.Với những chức năng quản lý đó, Bộ Tài chính được Nhà nước giao cho những quyền hạn nhất định:
* Hướng dẫn các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xây dựng dự toán ngân sách Nhà nước hàng năm.
Chủ trì phối hợp với Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước lập dự toán ngân sách Nhà nước cho các Bộ, ngành, địa phương để Chính phủ trình Quốc hội. Tổ chức thực hiện dự toán ngân sách Nhà nước đã được Quốc hội thông quyết định.
* Cùng với uỷ ban khoa học nhà nước (UBKHNN) xây dựng kế hoạch tài chính trung và dài hạn. Các kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, kế hoạch xây dựng cơ bản và các cân đối khác của nền kinh tế có liên quan đến tài chính và ngân sách nhà nước.
Tham gia với các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban Nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về phương hướng phát triển ngành, lĩnh vực về chính sách đầu tư tài chính, về biên chế, tiền lương, giá cả và các chính sách kinh tế - xã hội khác có liên quan đến tài chính và ngân sách Nhà nước.
* Xây dựng các dự thảo Luật, Pháp lệnh, các văn bản pháp luật khác về thuế, phí và thu khác để trình Chính phủ ban hành hoặc Chính phủ trình Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Quốc hội ban hành. Thống nhất quản lý và chỉ đạo công tác thu thuế, phí và thu khác của ngân sách Nhà nước.
* Quản lý quỹ ngân sách Nhà nước, quỹ dự trữ tài chính Nhà nước, quỹ ngoại tệ tập trung của ngân sách Nhà nước, quỹ tài sản tạm thu, tạm giữ. Tổ chức thực hiện việc cấp phát các khoản kinh phí thuộc ngân sách Nhà nước, cấp phát vốn đầu tư xây dựng cơ bản và cho vay ưu đãi đối với các dự án, chương trình mục tiêu kinh tế của Nhà nước theo quy định của Chính phủ.
* Thực hiện các biện pháp hỗ trợ tài chính nhằm thực hiện các mục tiêu văn hoá - xã hội theo các chương trình, dự án được Chính phủ chỉ định.
* Quản lý vốn, giá trị tài sản và tài nguyên thuộc sở hữu Nhà nước.
* Quyết định ngừng cấp phát và thu hồi số tiền đã cấp cho những cơ quan, đơn vị sử dụng vốn ngân sách Nhà nước sai mục đích, trái với kế hoạch được duyệt, vi phạm chế độ quản lý tài chính Nhà nước, đồng thời báo cáo Thủ tướng Chính phủ về các quyết định của mình.
* Thống nhất quản lý các khoản vay và trả nợ (bao gồm cả vay và trả nợ trong nước và nước ngoài) của Chính phủ; quản lý về mặt tài chính các nguồn viện trợ quốc tế. Tham gia thẩm định về mặt tài chính các dự án sự dụng vốn vay nước ngoài của Chính phủ giao cho các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện. Chuẩn bị các văn bản liên quan tới việc nước ta tham gia các điều ước quốc tế về tài chính để trình Chính phủ quyết định.
* Quản lý Nhà nước đối với các hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo hiểm, phát hành trái phiếu, cổ phiếu, các quỹ xã hội, xổ số kiến thiết, dịch vụ kiểm toán, kế toán và các dịch vụ tài chính khác, tham gia quản lý thị trường vốn.
* Thực hiện công tác kiểm tra, thanh tra tài chính đối với tất cả các tổ chức hành chính, sự nghiệp, các doanh nghiệp Nhà nước và các đối tượng có quan hệ với tài chính Nhà nước.
* Đại diện của Chính phủ tại các tổ chức tài chính quốc tế theo sự phân công của Chính phủ.
* Quản lý công chức, viên chức tài chính, kế toán và kiểm toán theo quy định của Chính phủ.
I.2 Ban Quản Lý Tin Học
Ban quản lý ứng dụng tin học là đơn vị thuộc bộ máy Quản lý nhà nước của Bộ Tài chính, có nhiệm vụ giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính thống nhất quản lý hoạt động phát triển ứng dụng tin học trong lĩnh vực quản lý tài chính Nhà nước; tổ chức trung tâm dữ liệu và xử lý thông tin phục vụ cho công tác quản lý tài chính và điều hành ngân sách của Bộ.
Xây dựng chương trình, kế hoạch phát triển ứng dụng tin học phục vụ hoạt động quản lý tài chính nhà nước:
Nghiên cứu xây dựng chiến lược phát triển hệ thống tin học ngành Tài chính để bộ trình lên Chính phủ phê duyệt.
Xây dựng kế hoạch ứng dụng tin học của các cơ quan Bộ Tài chính; thẩm định kế hoạch phát triển ứng dụng tin học của các đơn vị và các tổ chức trực thuộc bộ; tổng hợp kế hoạch phát triển và ứng dụng tin học trong toàn ngành trình Bộ phê duyệt.
Hướng dẫn các đơn vị và tổ chức trực thuộc xây dựng kế hoạch chi tiết về hoạt động ứng dụng tin học của đơn vị phù hợp với kế hoạch đã được Bộ phê duyệt.
Quản lý thống nhất các hoạt động ứng dụng tin học trong toàn ngành Tài chính:
Nghiên cứu xây dựng trình Bộ trưởng ban hành các chế độ chính sách liên quan đến việc phát triển và ứng dụng tin học vào hoạt động quản lý của toàn ngành phù hợp với chiến lược chung, nghiên cức xây dựng và trình Bộ ban hành các quy định triển khai một đề án ứng dụng công nghệ tin học...
Chủ trì phối hợp với các đơn vị có liên quan xây dựng và trình Bộ ban hành các định mức chi phí cho các hoạt động triển khai ứng dụng tin học để áp dụng trong toàn ngành.
Hướng dẫn các đơn vị và tổ chức trực thuộc Bộ thực hiện đúng các quy định của Nhà nước trong lĩnh vực phát triển ứng dụng tin học.
Tham gia ý kiến với cơ quan chức năng và đề xuất để Bộ quyết định việc phân bổ các nguồn vốn sửng dụng cho hoạt động ứng dụng tin học.
Chủ trì hoặc phối hợp với các đơn vị và tổ chức trực thuộc Bộ thực hiện các dự án ứng dụng tin học theo sự phân công của Bộ. Thực hiện một số nhiệm vụ về đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức về lĩnh vực tin học theo sự phân công của Bộ.
Kiểm tra giám sát việc thực hiện các quy định của nhà nước trong lĩnh vực phát triển và ứng dụng tin học ở các đơn vị và tổ chức trực thuộc Bộ:
Thường xuyên kiểm tra, giám sát việc thực hiện kế hoạch phát triển, ứng dụng tin học ở các đơn vị trong toàn ngành.
Phối hợp với các tổ chức chuyên ngành thuộc Bộ, kiêm tra việc thực hiện các chế độ chính sách, các quy định mà Bộ và Nhà nước đã ban hành trong hoạt động ứng dụng tin học.
Trình Bộ xử lý những trường hợp sai phạm của các đơn vị trong lĩnh vực ứng dụng tin học.
Tổ chức trung tâm dữ liệu thông tin tài chính, xử lý và cung cấp thông tin phục vụ quản lý tài chính Nhà nước:
Xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin chuyên ngành theo yêu cầu của hoạt động quản lý tài chính Nhà nước, đảm bảo thu nhận, xử lý và kết xuất thông tin một cách đầy đủ, tin cậy, nhanh chóng, chính xác và an toàn.
Báo cáo cung cấp các thông tin về tài chính và ngân sách nhà nước theo phân cấp của Bộ phục vụ cho hoạt đông quản lý của nhà nước.Trực tiếp xây dựng và quản trị mạng máy tính tại cơ quan Bộ.
Thực hiện nhiệm vụ hợp tác quốc tế trong lĩnh vực phát triển ứng dụng tin học của ngành theo quy định của Bộ.
Ban quản lý ứng dụng tin học có quyền hạn:
Trình Bộ ban hành hoặc theo sự uỷ nhiệm của Bộ ban hành các văn bản hướng dẫn các đơn vị, tổ chức trong toàn ngành về triển khai thực hiện kế hoạch phát triển ứng dụng tin học và các quy định của Bộ Tài chính trong lĩnh vực ứng dụng tin học, về quản lý và cung cấp thông tin quản lý chuyên ngành về tài chính ngân sách.
Giải quyết các yêu cầu , đề nghị của các đơn vị, cơ quan tổ chức và cá nhân thuộc nhiệm vụ của Ban do Bộ uỷ nhiệm.
Được yêu cầu các đơn vị và tổ chức trực thuộc Bộ cung cấp các thông tin tổng hợp, các tài liệu cần thiết phục vụ cho nhiệm vụ của Ban.
Ban quản lý ứng dụng tin học được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước để nhận, quản lý và sử dụng kinh phí của Nhà nước và các khoản thu chi gắn với việc thực hiện nhiệm vụ là trung tâm dữ liệu và xử lý thông tin tại cơ quan Bộ.
Nhiệm vụ cụ thể và quan hệ công tác của các đơn vị nói trên do Trưởng ban Quản lý ứng dụng tin học quy định. Biên chế của ban quản lý ứng dụng tin học do Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định phù hợp với nhiệm vụ được giao.
Tổ chức nhân sự các đơn vị thuộc ban Quản lý ứng dụng tin học
Lãnh đạo ban.
Phòng kế hoạch tổng hợp.
Phòng quản lý hệ thống.
Phòng Phát triển ứng dụng.
Phòng Mạng và hỗ trợ kỹ thuật.
Trung tâm Dữ liệu và xử lý thông tin.
Trung tâm cơ sở dữ liệu dự phòng.
I.3 Phòng phát triển ứng dụng
Công tác phát triển ứng dụng.
Chủ trì phát triển hoặc hợp tác phát triển các ứng dụng tin học phục vụ cho các đơn vị trong khu vực Bô, các Sở Tài chính, các ứng dụng tin học có liên quan đến nhiều hệ thống và các ứng dụng tin học phục vụ công tác quản lý nội bộ.
Chủ trì việc cập nhật nâng cấp các ứng dụng trên.
Chủ trì việc tích hợp, chuyển đổi thống nhất toàn bộ các ứng dụng tin học liên quan đến nhiều hệ thống và các ứng dụng tin học phục vụ công tác quản lý nội bộ.
Công tác nghiên cứu.
Phối hợp với phòng quản lý hệ thống nghiên cứu các xu hướng mới trong công nghệ phần mềm để áp dụng vào việc phát triển các phần mềm của ngành Tài chính.
II Bản chất của kế toán
II.1 Tính tất yếu khách quan của hoạch toán kế toán
Để quản lý tốt được các hoạt động kinh tế cần có số liệu,để có được các số liệu phục vụ cho các hoạt động quản lý, đòi hỏi phảI thực hiện việc giám sát, đo lường, tính toán và ghi chép các hoạt động đó .
Quan sát quá trình và hiện tượng kinh tế trong là đoạn tiên của việc phản ánh và giám đốc quá trình tái sản xuất xã hội .Đo lường mọi hao phí trong sản xuất và kết quả cảu sản xuất là biểu hiện đó bằng các đơn vị đo lường thích hợp .
Tính toán là quá trình sử dụng các phép tính, các phương pháp tổng hợp để xác định các chỉ tiêu kinh tế cần thiết thông qua đó để biết được tiến độ thực hiện công việc và hiệu quả kinh tế trong sản xuất kinh doanh.
Ghi chép, thu thập, xử lý các công đoạn trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của từng thời kỳ, từng địa điểm phát sinh và theo một trật tự nhất định. Qua đó có thể phản ánh được toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh của tổ chức.
Như vậy hoạch toán nhằm thực hiện các chức năng phản ánh và giám sát các hoạn động kinh tế, nó là công cụ quan trọng trong phục vụ quản lý kinh tế, là nhu cầu khách quan của xã hội. Hoạch toán là một hệ thống điều tra giám sát,thu thập, tính toán, ghi chép các sự kiện kinh tế nhằm quản lý hệ thống có hiệu quả kinh tế cao cho tổ chức .
III Đối tượng hoạch toán kế toán
III.1 Khái qoat chung về đối tượng hoạch toán kế toán
Nghiên cứu về đối tượng hoạch toán kế toán là xác định những nội dụng mà kế toán mà nội dung kế toán phải phản ánh và giám đốc.
Khác với môn khoa học khác, hoạch toán kế toán nghiên cứu quá trình tái sản xuất thông qua sự hình thành và vận động của tái sản xuất trong đơn vị cụ thể nhằm quản lý và sử dụng có hiệu quả tài sản theo phạm vi sử dụng nhất định.
Các đặc điểm của đối tượng hoạch toán:
Hoạch toán kế toán nghiên cứu các yếu tố của quá trình tái sản xuất trên góc độ tài sản ( tài sản cố định ,tài sản lưu động) .Tài sản này trong kinh doanh gọi là vốn (vốn cố định ,vốn lưu động) .Nguồn hình thành tài sản này gọi là vốn.
Hoạch toán kế toán không chỉ nghiên cứu trạng thái tĩnh cảu các tài sản mà còn nghiên cứu trạng thái động của tài sản trong quá trình kinh doanh.
Trong quá trình kinh doanh của các đôn vị , ngoài các quan hệ trực tiếp có liên quan đến tài sản của đôn vị ,còn phát sinh cả những mối quan hệ kinh tế .
Đối tượng của hoạch toán kế toán là “Tài sản và nguồn vốn”
Tài sản và nguồn vốn
Để tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh ,cung cấp dịch vụ,hoạt động bất cứ ngành nghề ghì ,các đôn vị cần phải có một lượng tài sản nhất định .Tài sản của doanh nghiệp với hình thái biểu hiện bằng tiền gọi là vốn kinh doanh .Mặt khác tài sản hiện có ở doanh nghiệp được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau.Như vậy tài sản và nguồn hình thành tài sản chỉ là hai mặt khác nhau của tài sản .
Tài sản và phân loại tài sản trong doanh nghiệp :
Tài sản lưu động :Là những tài sản thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp , có thời gian sử dụng, luân chuyển,thu hồi vốn trong nột năm hoặc một chu kỳ kinh doanh .
Tài sản lưu động : Là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ những tài sản của doanh nghiệp có thời gian luân chuyển dài (trên một năm hay chu kỳ kinh doanh ).
Nguồn hình thành tài sản trong doanh nghiệp :
Nguồn vốn chủ sở hữu: Là số vốn của chủ sở hữu ,các nhà đầu tư đóng góp mà doanh nghiệp không phải cam kết thanh toán. Nguồn vốn chủ sở hữu do chủ doanh nghiệp và các nhà đầu tư góp vốn hoặc hình thành từ kết quả hoạt động kinh doanh, do đó nguồn vốn chủ sở hữu không phải là một khoản nợ.
Nợ phải trả : Là số tiền vốn mà doanh nghiệp đi vay ,đi chiếm dụng của các đôn vị ,tổ chức, cá nhân, nên doanh nghiệp có trách nhiệm phải trả, bao gồm các khoản tiền vay,các khoản nợ phải trả cho người bán,thuế cho nhà nước, lương cho công nhân và các khoản nợ phải trả khác
Các quan hệ kinh tế
Nguồn vốn = tài sản
Nguồn vốn = nợ phải trả + nguồn vốn chủ sở hữu
Tài sản = nợ phải trả + nguồn vốn chủ sở hữu
Nguồn vốn chủ sơ hữu = tài sản - nợ phải trả
Trong hoạt động kinh doanh của mình, các đơn vị phải giải quyết hàng loạt các quan hệ kinh tế ,thường thì phần chủ yếu trong hoạt độngcủa đơn vị là tập chung vào việc sử dụng tài sản thuộc sở hữu của đôn vị. Những tài sản này tham gia đầy đủ quá trình tuần hoàn từ khâu mua đến khâu tiêu thụ.Đó là những quan hệ kinh tế thuộc vốn của đôn vị thường được gọi là quan hệ tài chính.
Tuy nhiên trong nhiều trường hợp ,đặc biệt là trong điều kiện sản xuất hàng hoá nhiều thành phần,trong điều kiện liên kết kinh tế ... Các mối quan hệ kinh tế phát sinh ngày càng nhiều và phức tạp có liên quan đến hầu hết các tổ chức kinh tế và trong nhiều trường hợp chi phối trên phạm vị rộng và ở mức độ lớn có ảnh hưởng đến kết quả sản xuất kinh doanh của các đơn vị.
III.2 Kết luận về đối tượng hoạch toán kế toán
Tất cả những điểm đã trình bày ở trên cho ta thấy :Đối tượng hoạch toán kế toán là tài sản của doanh nghiệp hoạch toán, xét trong quan hệ hai mặt vốn và nguồn hình thành tài sản qua các gia đoạn nhất định của quá trình tái sản xuất vốn cùng các mối quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp .Qua các đặc điểm phân tích ở trên cũng có thể khái quát các đặc điểm cơ bản của đối tượng hoạch toán kế toán :
Luôn có tính hai mặt đối lập với nhau nhưng cân bằng với nhau về lượng
Luôn vận đọng qua các giai đoạn khác nhau nhưng theo một trật tự xác định và khép kín sau một chu kỳ nhất định.
Luôn có tính đa dạng trên mỗi nội dụng cụ thể.
Mỗi loại đối tượng cụ thể của hoạch toán kế toán đều gắn chực tiếp đến lợi ích kinh doanh ,đến quyền
Những đặc điểm trên đây chi phối việc hình thành hệ thống cá phương pháp hoạch toán kế toán .
IV Các phương pháp hoạch toán kế toán
IV-1 Phương pháp chứng từ
Chứng từ:
Phương pháp chứng từ là một phương pháp thông tin và kiểm tra sự hình thành của các nghiệp vụ kinh tế. hương pháp chứng từ là phương pháp thông tin và kiểm tra trạng thái và sự biến động của đối tượng hạch toán kế toán cụ thể nhằm phục vụ kịp thời cho lãnh đạo nghiệp vụ và làm căn cứ phân loại, tổng hợp kế toán.
Phương pháp chứng từ được cấu thành từ hai yếu tố cơ bản: Một là hệ thống bản chứng từ để chứng minh tính hợp pháp của việc hình thành các nghiệp vụ kinh tế thuộc đối tượng hạch toán kế toán và làm căn cứ ghi sổ. Hai là kế hoạch luân chuyển chứng từ làm thông tin kịp thời trạng thái và sự biến động của đối tượng hạch toán kế toán.
Mục đích của phương pháp chứng từ: Một là sao chụp được vốn và các quan hệ phát sinh thuộc đối tượng hạch toán kế toán phù hợp với đặc điểm của từng đối tượng và sự vận động của nó. Hai là thông tin kịp thời tình trạng của từng đối tượng và sự vận động của nó theo yêu cầu quản lý nghiệp vụ.
Vị trí tác dụng của phương pháp chứng từ:
- Chứng từ là phương pháp thích hợp nhất với sự đa dạng và biến động không ngừng của đối tượng hạch toán kế toán nhằm sao chụp nguyên hình tình trạng và sự vận động của các đối tượng này. Chính vì vậy, mỗi nghiệp vụ kinh tế phát sinh đều phải được sao chụp trên chứng từ.
- Hệ thống bản chứng từ: (Yếu tố cơ bản cấu thành phương pháp chứng từ) hoàn chỉnh là căn cứ pháp lý cho việc bảo vệ tài sản và xác minh tính hợp pháp trong việc giải quyết mối quan hệ kinh tế pháp lý thuộc đối tượng hạch toán kế toán, kiểm tra và thanh tra hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Phương pháp chứng từ là phương tiện thông tin "hoả tốc" cho công tác lãnh đạo nghiệp vụ ở đơn vị hạch toán và phân tích kinh kế.
- Chứng từ gắn liền với quy mô, thời điểm phát sinh các nghiệp vụ kinh tế, trách nhiệm với vật chất của các cá nhân, các đơn vị về nghiệp vụ đó. Qua đó chứng từ thực hiện triệt để hạch toán kinh doanh nội bộ, gắn liền với kích thước lợi ích vật chất và trách nhiệm vật chất.
- Với hệ thống hạch toán kế toán, chứng từ là cơ sở để phân loại, tổng hợp các nghiệp vụ kinh tế vào các sổ kế toán theo dõi từng đối tượng hạch toán cụ thể.
Với những ý nghĩa nêu trên phương pháp chứng từ kế toán phải được sử dụng trong tất cả các đơn vị hạch toán, không phân biệt các ngành sản xuất và các thành phần kinh tế khác nhau. Tất nhiên là một yếu tố trong hệ thống phương pháp hạch toán, chứng từ kế toán không thể thay thế cho các phương pháp còn lại mà phải thích ứng, và tạo ra mối liên hệ về nội dung và hình thức hạch toán.
Chế độ chứng từ kế toán gồm hai hệ thống:
- Hệ thống chứng từ kế toán bắt buộc: phản ánh các quan hệ kinh tế giữa các pháp nhân hoặc có yêu cầu quản lý chặt chẽ mang tính chất phổ biến rộng rãi, phương pháp lập và áp dụng thống nhất cho tất cả các lĩnh vực.
- Hệ thống chứng từ kế toán hướng dẫn: chủ yếu là sử dụng trong nội bộ đơn vị giúp hướng dẫn các chỉ tiêu đặc trưng để các ngàn