Thực hiện đường lối đổi mới nền kinh tế do Đại hội Đảng VI (tháng 12/1986) đề ra, ngày 26/03/1988 Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng đã ký quyết định 53/HĐBT về việc đổi mới tổ chức và hoạt động ngân hàng theo mô hình Ngân hàng 2 cấp và thành lập các ngân hàng chuyên doanh:
24 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1381 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Ứng dụng tin học vào quản lý giao dịch tiền gửi tiết kiệm dân cư tại ngân hàng công thương (VietinBank) Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần i
tổng quan về ngân hàng công Thương việt nam và trung tâm công nghệ thông tin
I - TổNG QUAN Về NGÂN HàNG CÔNG THƯƠNG VIệT NAM
1 - Quá trình hình thành và phát triển
Thực hiện đường lối đổi mới nền kinh tế do Đại hội Đảng VI (tháng 12/1986) đề ra, ngày 26/03/1988 Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng đã ký quyết định 53/HĐBT về việc đổi mới tổ chức và hoạt động ngân hàng theo mô hình Ngân hàng 2 cấp và thành lập các ngân hàng chuyên doanh:
NHNN làm chức năng quản lý nhà nước về tiền tệ - tín dụng - ngân hàng.
Ngân hàng chuyên doanh trực tiếp kinh doanh tiền tệ - tín dụng và dịch vụ ngân hàng.
Đây là bước ngoặt quan trọng, mang tính đột phá trong sự nghiệp đổi mới nền kinh tế nói chung và hệ thống Ngân hàng Việt Nam nói riêng. Theo đó, tháng 7/1988 NHCT Việt Nam ra đời và đi vào hoạt động.
Trong 15 năm xây dựng và trưởng thành, NHCT Việt Nam đã vượt qua nhiều khó khăn, thử thách, đi tiên phong trong cơ chế thị trường, phục vụ và góp phần tích cực thực hiện đường lối, chính sách đổi mới của Đảng, Nhà nước; không ngừng phấn đấu vươn lên, khẳng định được vị trí là một trong những NHTM hàng đầu ở Việt Nam, có bước phát triển và tăng trưởng nhanh, đạt được nhiều thành tựu to lớn trên mọi mặt hoạt động kinh doanh - dịch vụ ngân hàng; phát triển đồng đều cả kinh doanh đối nội và kinh doanh đối ngoại, công nghệ ngân hàng tiên tiến, có uy tín với khách hàng trong nước và quốc tế.
NHCT Việt Nam đã góp phần đắc lực trong việc thực thi có hiệu quả chính sách tiền tệ quốc gia, thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng trong thời kỳ đổi mới, thực hiện công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước, nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh và khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp.
Ngân hàng công thương việt nam
Chi nhánh
Hội
sở chính
Sở giao dịch
Trung tâm
Công nghệ thông tin
Trung tâm
đào tạo
Sơ đồ mạng lưới tổ chức của Ngân hàng Công thương Việt Nam
2 - NHữNG THàNH QUả Đã ĐạT ĐƯợc trong 15 năm xây dựng và trưởng thành
Xây dựng và phát triển bộ máy tổ chức và mạng lưới kinh doanh lớn mạnh, phát triển nguồn nhân lực để vận hành có hiệu quả hệ thống kinh doanh của NHCT Việt Nam
Tháng 7/1998, khi tách ra từ hệ thống NHNN, NHCT được tổ chức với NHCT TW, 32 chi nhánh tỉnh, thành phố (CN cấp I), 42 chi nhánh quận, thị xã, huyện (CN cấp II), 23 phòng giao dịch, 502 quỹ tiết kiệm. Sau 15 năm hoạt động, cùng với sự phát triển của nền kinh tế, đến nay NHCT đã có Hội sở chính, 2 sở giao dịch, 74 chi nhánh cấp I, 40 chi nhánh cấp II, 139 phòng giao dịch, 383 quỹ tiết kiệm tại 48 tỉnh, thành phố; 2 đơn vị sự nghiệp là Trung tâm Đào tạo và Trung tâm Công nghệ Thông tin; 3 công ty hạch toán kinh tế độc lập là Công ty Cho thuê Tài Chính, Công ty Quản lý nợ và Khai thác tài sản, Công ty Chứng khoán; 2 liên doanh đầu tiên của Việt Nam với nước ngoài do NHCT góp vốn là ngân hàng Indovina, Công ty Cho thuê Tài Chính Quốc tế VILC, và mới đây Công ty Liên doanh Bảo hiểm Châu á - NHCT đã được cấp giấy phép đi vào hoạt động.
Đội ngũ cán bộ nhân viên đã có bước trưởng thành và được thử thách trong cơ chế kinh doanh, được bổ sung, đào tạo, sắp xếp lại, theo yêu cầu đổi mới và phát triển kinh doanh. Đến nay, đã có gần 13.000 cán bộ nhân viên trong đó: 1,2% cán bộ trình độ trên đại học (năm 1988 chỉ có một người), 50% cán bộ có trình độ đại học và tương đương (năm 1988 tỉ lệ 10,23%). Cán bộ nghiệp vụ NH hầu hết sử dụng thành thạo máy vi tính, cán bộ kinh doanh đối ngoại, tin học đều sử dụng được ngoại ngữ để phục vụ công tác.
Xây dựng và hoàn thiện hệ thống các cơ chế, quy chế về nghiệp vụ và điều hành nội bộ
Các cơ chế về tổ chức và hoạt động của bộ máy kinh doanh, cơ chế quản lý tài chính và hạch toán nội bộ, cơ chế kiểm soát, cơ chế điều hành vốn kinh doanh, các cơ chế nghiệp vụ chuyên môn, cơ chế quản lý lao động tiền lương, cơ chế thi đua khen thưởng... đã phát huy hiệu quả tích cực phục vụ công tác quản trị, điều hành hoạt động của NHCT Việt Nam theo nguyên tắc đảm bảo tính tập trung thống nhất của một pháp nhân đồng thời phát huy được lợi thế, đặc điểm và trách nhiệm của từng chi nhánh, công ty.
Xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật và hiện đại hoá công nghệ ngân hàng
Trong 15 năm qua NHCT đã chú trọng đầu tư cho trang thiết bị cơ sở vật chất, công nghệ hàng trăm tỉ đồng. Đến nay, 60% hệ thống trụ sở giao dịch kiêm kho từ Trụ sở chính đến các chi nhánh đã được xây dựng khang trang, hiện đại.
Việc ứng dụng công nghệ tin học vào hoạt động ngân hàng đã đi từ không đến có, đưa điện toán và công nghệ tin học vào thực hiện xử lý giao dịch các nghiệp vụ, đã kết nối mạng thanh toán, thông tin trong toàn hệ thống cũng như từng chi nhánh, từ ứng dụng nghiệp vụ đơn giản đến các nghiệp vụ phức tạp như thanh toán VND và ngoại tệ, quản lý kinh doanh, thanh toán điện tử, giúp ngân hàng giao dịch thanh toán nhanh, tăng vòng quay vốn, nâng chất lượng phục vụ và lòng tin đối với khách hàng.
Tăng trưởng nhanh Tài sản Nợ, Tài sản Có đáp ứng yêu cầu cho vay và đầu tư phát triển nền kinh tế, chiếm trên 20% thị phần
Với nhiều hình thức thông qua nhiều kênh huy động vốn VND và ngoại tệ, nguồn vốn của NHCT đã tăng trưởng liên tục trong 15 năm qua, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm trên 45%. Đến 30/06/2003, tổng nguồn huy động của NHCT là 76.626 tỷ đồng bằng 152 lần năm 1988, chiếm 22% tổng nguồn vốn huy động của hệ thống Ngân hàng Việt Nam. Trong đó 16,7% là ngoại tệ; tổng mức cho vay và đầu tư của NHCT Việt Nam là 81.135 tỉ đồng chiếm 20% thị phần tín dụng-đầu tư cả nước. Trong đó dư nợ cho vay nền kinh tế 63.527 tỉ, bằng 103 lần năm 1988, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm là 30%/năm.
Đổi mới cơ cấu dư nợ cho vay phù hợp với chính sách phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần của Đảng và Nhà nước. Cho vay DN ngoài quốc doanh từ năm 1995 đến nay tỷ trọng luôn chiếm từ 40% đến 45% tổng dư nợ.
Cho vay trung và dài hạn tăng dần, từ 3% năm 1988, đến nay chiếm gần 40% trong tổng mức dư nợ.
Từ một ngân hàng chỉ hoạt động đối nội, năm 1991 NHCT Việt Nam đã phát triển rộng các nghiệp vụ ngân hàng quốc tế với các mặt nghiệp vụ huy động vốn, cho vay, tài trợ xuất nhập khẩu, dịch vụ thanh toán, chuyển tiền, kiều hối, mua bán ngoại tệ... Có quan hệ hợp tác với nhiều ngân hàng và tổ chức quốc tế.NHCT đã thiết lập quan hệ đại lý với trên 610 ngân hàng tại 57 nước và khu vực phục vụ cho các hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu, thanh toán bù trừ, séc, chuyển tiền, kiều hối...
Phát triển các sản phẩm dịch vụ trên thị trường vốn quốc tế như hoán đổi, mua bán kỳ hạn, đầu tư, kinh doanh ngoại tệ... Hoạt động thanh toán quốc tế của NHCT Việt Nam tăng trưởng hàng năm từ 30-50%. Uy tín của NHCT Việt Nam trên thị trường quốc tế ngày càng được nâng cao.
II - tổng quan về trung tâm công nghệ thông tin
1 - Sơ đồ tổ chức của trung tâm công nghệ thông tin
Trung tâm Công nghệ thông tin - NHCT Việt Nam được thành lập năm 1988, và có trụ sở đặt tại 46A - Tăng Bạt Hổ - Hà Nội. Trung tâm là đơn vị trực thuộc của Ngân hàng đặt tại trung ương, có nhiệm vụ phụ trách xử lý kỹ thuật cho tất cả các chi nhánh của NHCT Việt Nam trên toàn quốc.
Trung tâm công nghệ thông tin
Phòng
Kế
toán
Tổng
hợp
Phòng
Lưu
trữ
Vận hành
Phục
hồi
dữ
liệu
Phòng
Kỹ thuật truyền thông
Trang thiết
bị
phòng
Tích
hợp
hệ
thống
Phòng
ứng
dụng
Triển
khai
Bảo
trì
Phát
triển
phần mềm
Phòng
Hỗ trợ kỹ thuật các chi nhánh phía Nam
Phòng
Kế
hoạch
Nghiên
cứu
Phát triển
Sơ đồ các phòng ban Trung tâm Công nghệ thông tin
Ban giám đốc
2 - Chức năng và nhiệm vụ của trung tâm công nghệ thông tin
Trung tâm Công nghệ thông tin - NHCT Việt Nam có chức năng nghiên cứu, ứng dụng công nghệ tin học để phục vụ yêu cầu quản lý và phát triển hoạt động kinh doanh của NHCT, đảm bảo hệ thống công nghệ thông tin của NHCT hoạt động chính xác, liên tục, hiệu quả và an toàn.
Trung tâm Công nghệ thông tin - NHCT Việt Nam có các chức năng, nhiệm vụ sau đây:
Thực hiện thống nhất quản lý, triển khai, kiểm tra và bảo trì kỹ thuật công nghệ thông tin cho toàn hệ thống các chi nhánh NHCT Việt Nam.
Nghiên cứu cải tiến các ứng dụng về sản phẩm, dịch vụ và hệ thống thông tin quản lý trong ngân hàng.
Xây dựng các chiến lược, nghiên cứu, lựa chọn giải pháp và tiếp nhận chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực ngân hàng.
Lựa chọn các trang thiết bị và hệ thống truyền thông, đảm bảo an toàn thông tin cho toàn bộ hệ thống từ trung ương đến các chi nhánh.
Phát triển và bảo trì các ứng dụng về sản phẩm và dịch vụ trong toàn hệ thống NHCT Việt Nam.
Hợp tác nghiên cứu và triển khai các dự án kỹ thuật với các đơn vị trong và ngoài nước.
Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cho lĩnh vực công nghệ thông tin của ngân hàng.
3 - các sản phẩm và dịch vụ tiêu biểu
NHCT Việt Nam từ khi thành lập đến nay đã phát triển rất nhiều các loại hình sản phẩm và dịch vụ, tiêu biểu là các sản phẩm và dịch vụ sau:
Hệ thống thanh toán bằng máy tính và thiết bị thông tin đầu tiên ở Việt Nam - 1992.
Hệ thống tiền gửi tiết kiệm một nơi lấy ra ở nhiều nơi đầu tiên của các Ngân hàng Việt Nam - 1994.
Hệ thống máy chủ Mini song hành đầu tiên được sử dụng trong hệ thống Ngân hàng Việt Nam - 1994.
Hệ thống mạng WAN - UNIX - ORACLE toàn quốc đầu tiên trong hệ thống Ngân hàng Việt nam - 1995.
Mạng lưới thanh toán quốc tế lớn nhất ở Việt nam được triển khai đồng loạt ở 64 chi nhánh vào ngày khai thương hệ thống SWIFT - 06/03/1995.
Hệ thống thanh toán điện tử với cơ sở dữ liệu tập trung tại Trung ương đầu triên của Việt Nam được triển khai đồng thời cho toàn hệ thống NHCT Việt Nam vào ngày 01/07/1996.
Hệ thống thanh toán thu chi hộ tập trung tại trung ương bằng máy tính đầu tiên với Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển, Kho bạc Nhà nước Việt Nam 1996 - 1998 và các ngân hàng khác như CitiBank, DeutschBank 1998 - 1999.
IIi - CHứC NĂNG và NHIệM Vụ CủA CáC PHòNG BAN
1 - Phòng ứng dụng, triển khai, bảo trì và phát triển phần mềm (ƯD, TK, BT & PT PM)
Phòng ƯD, TK, BT & PT PM là một trong 7 phòng ban kỹ thuật chính của Trung tâm Công nghệ thông tin - NHCT Việt Nam.
1.1 - Phòng ƯD, TK, BT & PT PM có các chức năng chính sau
Thực hiện quản lý thống nhất, phát triển bảo trì và bảo mật các phần mềm ứng dụng do NHCT Việt Nam triển khai.
Là đầu mối triển khai các dự án cải tiến kỹ thuật và nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ công nghệ thông tin trong lĩnh vực ngân hàng.
Hỗ trợ các chi nhánh trong việc vận hành kỹ thuật và quy trình ứng dụng các sản phẩm và dịch vụ công nghệ thông tin trong ngân hàng.
Cung cấp, chuyển giao các phần mềm ứng dụng với các đơn vị ngoài ngành.
Tham mưu cho Giám đốc các giải pháp tối ưu trong việc thực hiện triển khai các dự án công nghệ thông tin về lĩnh vực ngân hàng.
1.2 - Nhiệm vụ chính của phòng ƯD, TK, BT & PT PM
Nghiên cứu các quy chế nghiệp vụ và lựa chọn các giải pháp kỹ thuật đưa công nghệ thông tin vào cải tiến quy trình và nâng cao hiệu quả quản lý nghiệp vụ trong lĩnh vực ngân hàng.
Phối hợp thực hiện với các phòng ban kỹ thuật khác trong việc chuyển giao công nghệ, lựa chọn các giải pháp triển khai và bảo trì các phần mềm ứng dụng trong toàn hệ thống NHCT Việt Nam.
Kết hợp với các phòng ban nghiệp vụ của NHCT Việt Nam phân tích nhu cầu người sử dụng, xây dựng, triển khai các dự án phần mềm để phát triển sản phẩm, dịch vụ và nâng cao năng lực quản lý,điều hành hoạt động của NHCT Việt Nam.
Xây dựng các phần mềm ứng dụng phục vụ yêu cầu quản lý cải tiến, đổi mới các nghiệp vụ trong lĩnh vực ngân hàng.
Kiểm tra và hướng dẫn việc thực hiện đúng quy trình các ứng dụng phần mềm, đảm bảo cập nhật đầy đủ và kịp thời cho các chi nhánh NHCT Việt Nam các thay đổi về phần mềm do Trung tâm Công nghệ thông tin quản lý, phát triển và bảo trì.
Xây dựng quy trình vận hành, xử lý thông tin chính xác, kịp thời bảo đảm bí mật, an toàn thông tin của NHCT Việt Nam.
Liên kết với các đơn vị xây dựng và triển khai các dự án kỹ thuật cho hệ thống NHCT Việt Nam (đặc biệt là các sản phẩm phần mềm ứng dụng).
Bảo trì, sửa chữa, xử lý các sự cố kỹ thuật liên quan đến các sản phẩm phần mềm ứng dụng do Trung tâm Công nghệ thông tin tự phát triển và các sản phẩm liên doanh đã triển khai tại trụ sở chính NHCT Việt Nam và các chi nhánh thuộc NHCT Việt Nam.
Tham gia thẩm định và giám sát triển khai các phương án kỹ thuật liên quan đến các ứng dụng phần mềm của các đơn vị thành viên.
Nghiệm thu một số chương trình ứng dụng do mua bên ngoài.
Kết hợp nghiên cứu, phát triển các sản phẩm, dịch vụ công nghệ thông tin trong lĩnh vực ngân hàng với các phòng ban khác.
Thực hiện một số nhiệm vụ khác do Giám đốc giao.
1.3 - Cơ cấu tổ chức và hoạt động
Phòng ƯD,TK, BT & PTPM gồm 25 nhân viên có độ tuổi từ 25 tuổi đến 33 tuổi. Trưởng phòng là Bùi Huơng Lan.
Trưởng phòng có nhiệm vụ tiếp nhận các dự án về công nghệ thông tin mà NHCT Việt Nam và trung tâm Công nghệ thông tin phát triển, sau đó phân chia công việc cho các nhân viên triển khai thành các sản phẩm phần mềm phục vụ cho toàn bộ hệ thống NHCT Việt Nam (bao gồm các sản phẩm phần mềm phục vụ cho công tác quản lý tập trung tại trung ương và các sản phẩm phần mềm phục vụ cho công tác quản lý tại các chi nhánh trên toàn quốc).
1.4 - Đặc điểm sản phẩm phần mềm của phòng ƯD, TK, BT & PTPM
Các sản phẩm phần mềm do phòng phát triển đều phục vụ công tác tin học hoá của NHCT Việt Nam và được chia thành 2 phần:
Một phần được viết dành cho trung ương.
Phần còn lại được viết cho các chi nhánh sử dụng.
Các phần mềm được triển khai thống nhất giữa các chi nhánh và trung ương theo 2 cách:
Trung ương có thể gửi các phiên bản Update đến các chi nhánh và ngược lại các chi nhánh gửi dữ liệu tổng hợp về trung ương. Quá trình kết nối được thông qua mạng Intranet riêng của hệ thống NHCT Việt Nam trên toàn quốc. Mạng này chia làm 2 đường: một đường qua đường điện thoại thông thường và một đường tốc độ cao do ngân hàng thuê riêng, gọi là đường Leased line.
Các phần mềm dành để cài đặt tại chi nhánh là phần mềm do trung ương viết và giống phần mềm sử dụng tại trung ương nhưng sẽ thiếu một số chức năng so với phần mềm được sử dụng tại trung ương.
Tại trung ương sẽ có quyền tạo và quản lý các user với mỗi user là một chi nhánh riêng biệt. Mỗi cán bộ ngân hàng sử dụng phần mềm thì chỉ được đăng nhập với một user duy nhất mà trung ương tạo ra. Trên trung ương sẽ chứa máy chủ để nhận các báo cáo mà chi nhánh gửi về. Trung ương có thể kết nối trực tiếp với các máy chủ ở chi nhánh để lấy dữ liệu khi cần thiết.
Các công cụ chủ yếu để xây dựng và phát triển các phần mềm tại phòng ƯD, TK, BT & PTPM:
Công cụ dùng để thiết kế : Oracle Designer 2000.
Công cụ thiết kế giao diện: Oracle Develope 2000.
Công cụ thiết kế cơ sở dữ liệu: Oracle, Access.
Công cụ lập trình: Visual Basic, ASP, Java, Java Script.
Các phần mềm hiện tại mà phòng ƯD, TK, BT & PT PM đang triển khai, bao gồm:
Misac: Phần mềm phục vụ cho công tác kế toán ngân hàng.
Samis: Phần mềm cho công tác tín dụng ngân hàng.
IBS: Phần mềm phục vụ cho công tác thanh toán điện tử.
Quản lý nhân sự: Phần mềm phục vụ cho công tác quản lý nhân sự.
2 - Phòng kế hoạch - nghiên cứu và phát triển
Chức năng và nhiệm vụ
Tham mưu cho Giám đốc trong việc xây dựng chiến lược và kế hoạch phát triển công nghệ thông tin phục vụ cho chiến lược phát triển kinh doanh và sản phẩm dịch vụ ngân hàng.
Xây dựng kế hoạch, định hướng và tổ chức thực hiện các chương trình nghiên cứu phát triển kỹ thuật mới của Trung tâm Công nghệ Thông tin - NHCT Việt Nam (gọi tắt là TTCNTT) và đội ngũ kỹ thuật các chi nhánh.
Quản trị cơ sở dữ liệu tại TTCNTT, trụ sở chính NHCT Việt Nam và các chi nhánh NHCT.
Nghiên cứu các giải pháp, công nghệ và kế hoạch ứng dụng nhằm phát triển các dịch vụ mới của ngân hàng.
Phối hợp với các phòng ban nghiệp vụ của NHCT Việt Nam xây dựng chiến lược phát triển sản phẩm dịch vụ của NHCT, kế hoạch thực hiện chiến lược này từng thời kỳ.
Định kỳ hàng tháng lập báo cáo về các sản phẩm công nghệ thông tin mới tại Việt Nam cũng như trên thế giới, báo cáo về xu hướng phát triển công nghệ thông tin, khả năng áp dụng những thành tựu mới của công nghệ thông tin trong các sản phẩm và dịch vụ tại các ngân hàng, tổ chức tài chính trên thế giới.
Thực hiện một số nhiệm vụ khác do Giám đốc giao.
3 - phòng tích hợp hệ thống
Chức năng và nhiệm vụ
Quản lý hệ thống kỹ thuật thông tin của NHCT Việt Nam, đảm bảo sự thống nhất về hệ thống kỹ thuật và công nghệ thông tin trong NHCT Việt Nam.
Là đầu mối trong việc cung cấp các giải pháp tích hợp hệ thống công nghệ thông tin với các đơn vị ngoài ngành.
Tham mưu cho Giám đốc trong việc chấp hành các chủ trương, chính sách, quy hoạch quản lý về công nghệ, hiện đại hoá ngân hàng của Ngân hàng Nhà nước.
Nhận chuyển giao các ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ công tác quản lý, phát triển kinh doanh và sản phẩm dịch vụ ngân hàng.
Tổ chức thực hiện tích hợp tất cả các ứng dụng (do NHCT Việt Nam triển khai, liên doanh hoặc mua ngoài) thành một thể thống nhất trong toàn hệ thống.
Phối hợp thực hiện với các phòng ban kỹ thuật khác trong việc chuyển giao công nghệ, lựa chọn các giải pháp triển khai và bảo trì các phần mềm ứng dụng trong toàn hệ thống NHCT Việt Nam.
Thực hiện một số nhiệm vụ khác do Giám đốc giao.
4 - Phòng kỹ thuật truyền thông và trang thiết bị
Chức năng và nhiệm vụ
Là đầu mối quản lý hệ thống truyền thông, trang thiết bị đảm bảo tính thống nhất trong toàn hệ thống NHCT.
Tham mưu cho Giám đốc trong việc xây dựng chiến lược phát triển mạng truyền thông, mạng máy tính và trang thiết bị trong toàn bộ hệ thống NHCT.
Nghiên cứu, thiết kế và triển khai các giải pháp kỹ thuật truyền thông và mạng cục bộ trong hệ thống NHCT.
Phát triển các phần mềm hệ thống, quản trị mạng, hệ thống bảo mật mạng máy tính.
Bảo trì và sửa chữa các sự cố xảy ra liên quan đến hệ thống truyền thông, trang thiết bị tại TTCNTT, trụ sở chính NHCT Việt Nam và các chi nhánh NHCT.
Phối hợp thực hiện với các phòng ban kỹ thuật khác trong việc chuyển giao công nghệ, lựa chọn các giải pháp triển khai và bảo trì các phần mềm ứng dụng trong toàn hệ thống NHCT Việt Nam.
Thực hiện một số nhiệm vụ khác do Giám đốc giao.
5 - Phòng lưu trữ vận hành và phục hồi dữ liệu
Chức năng và nhiệm vụ
Tổ chức thu thập, xử lý, lưu trữ, cung cấp thông tin Ngân hàng phục vụ cho quản lý, điều hành của NHCT. Đảm bảo tính bảo mật về số liệu trên mạng máy tính trong hệ thống NHCT.
Xây dựng kế hoạch nâng cấp, phát triển hệ thống sao lưu và các vật mang tin phù hợp với định hướng phát triển công nghệ tiên tiến.
Xây dựng chiến lược, giải pháp kỹ thuật về lưu trữ và khôi phục dữ liệu của NHCT.
Đảm bảo việc lưu trữ và khôi phục dữ liệu theo đúng quy trình, đúng chế độ, an toàn và bí mật.
Xử lý sự cố kỹ thuật liên quan đến lưu trữ và phục hồi dữ liệu tại TTCNTT, trụ sở chính NHCT Việt Nam và các chi nhánh NHCT.
Thực hiện một số nhiệm vụ khác do Giám đốc giao.
6 - Phòng kế toán - Tổng hợp
Chức năng và nhiệm vụ
Tham mưu cho Giám đốc trong việc xây dựng: công tác quản lý, tổ chức và nhân sự; cơ chế quản lý tài chính; chế độ hạch toán kế toán, báo cáo thống kê; cơ chế quản lý lao động, tiền lương của TTCNTT phù hợp với quy định của NHCT Việt Nam.
Xây dựng kế hoạch tài chính, lao động, tiền lương của TTCNTT.
Thực hiện công tác hành chính, văn thư, lưu trữ, quản lý con dấu và thu nhận, phát công văn đi-đến, lưu trữ văn bản, hồ sư văn thư lãnh đạo, thực hiện nghiêm ngặt chế độ bảo mật hiện hành về nội dung các văn bản, công văn giấy tờ đi và đến.
Tổ chức thực hiện các chế độ như : Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, Bảo hiểm con người, nghỉ hưu, nghỉ việc và chế độ ốm đau, thai sản tại TTCNTT.
Tổ chức công tác hạch toán kế hoạch theo đúng cơ chế NHCT Việt Nam phân cấp TTCNTT; lập các báo cáo kế toán ngày, tháng, quý, năm, quyết toán đầy đủ, chính xác, kịp thời.
Tham mưu cho lãnh đạo TTCNTT trong việc xây dựng kế hoạch tài chính, quý, năm. Lập và thực hiện quyết toán kế hoạch tài chính, quý, năm kịp thời, đúng cơ chế phân cấp tài chính.
Định kỳ tháng, đột xuất kiểm tra tồn quỹ tiền mặt với sổ sách.
Tổ chức thực hiện chế độ chi tiêu nội bộ tại TTCNTT.
Lưu trữ bảo quản chứng từ kế toán theo đúng chế độ quy định.
Thực