Đề tài Ung thư tử cung

Ung thư tử cung, hoặc ung thư nội mạc tử cung là một trong các bệnh ung thư phổ biến nhất ở phụ nữ. Trong thực tế, mỗi năm có khoảng 37.000 phụ nữ Mỹ được chẩn đoán ung thư nội mạc tử cung, làm cho nó trở thành bệnh ung thư phổ biến hàng thứ 4 ở phụ nữ, sau ung thư vú, ung thư phổi và ung thư đại tràng. Ung thư nội mạc tử cung bắt đầu từ nội mạc tử cung. Tử cung là một tạng rỗng, hình quả lê, là nơi mà thai nhi phát triển trong thời kỳ mang thai. Ung thư nội mạc tử cung thường xuất hiện nhiều nhất sau tuổi sinh đẻ, ở phụ nữ từ 50-70 tuổi. Ung thư nội mạc tử cung thường được phát hiện trong giai đoạn sớm vì bệnh hay gây chảy máu âm đạo giữa các chu kỳ kinh hoặc sau khi mãn kinh. Nếu được phát hiện sớm, dạng ung thư tiến triển chậm này thường giới hạn ở tử cung. Phẫu thuật cắt bỏ tử cung thường loại bỏ được ung thư. Thực tế, ung thư nội mạc tử cung giai đoạn sớm được điều trị thành công tới hơn 80%. Tuy nhiên, tỷ lệ tử vong do ung thư nội mạc tử cung đã gia tăng trong hơn 10 năm qua. Các nhà nghiên cứu vẫn chưa biết lý do tại sao.

pdf18 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 2192 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Ung thư tử cung, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ung thư tử cung Ung thư tử cung, hoặc ung thư nội mạc tử cung là một trong các bệnh ung thư phổ biến nhất ở phụ nữ. Trong thực tế, mỗi năm có khoảng 37.000 phụ nữ Mỹ được chẩn đoán ung thư nội mạc tử cung, làm cho nó trở thành bệnh ung thư phổ biến hàng thứ 4 ở phụ nữ, sau ung thư vú, ung thư phổi và ung thư đại tràng. Ung thư nội mạc tử cung bắt đầu từ nội mạc tử cung. Tử cung là một tạng rỗng, hình quả lê, là nơi mà thai nhi phát triển trong thời kỳ mang thai. Ung thư nội mạc tử cung thường xuất hiện nhiều nhất sau tuổi sinh đẻ, ở phụ nữ từ 50-70 tuổi. Ung thư nội mạc tử cung thường được phát hiện trong giai đoạn sớm vì bệnh hay gây chảy máu âm đạo giữa các chu kỳ kinh hoặc sau khi mãn kinh. Nếu được phát hiện sớm, dạng ung thư tiến triển chậm này thường giới hạn ở tử cung. Phẫu thuật cắt bỏ tử cung thường loại bỏ được ung thư. Thực tế, ung thư nội mạc tử cung giai đoạn sớm được điều trị thành công tới hơn 80%. Tuy nhiên, tỷ lệ tử vong do ung thư nội mạc tử cung đã gia tăng trong hơn 10 năm qua. Các nhà nghiên cứu vẫn chưa biết lý do tại sao. Dấu hiệu và triệu chứng Ung thư nội mạc tử cung thường tiến triển trong nhiều năm. Manh mối đầu tiên của bạn có thể là chảy máu âm đạo bất thường. Phần lớn các trường hợp ung thư nội mạc tử cung tiến triển ở phụ nữ sau mãn kinh đã hết kinh. Tuy nhiên, khoảng 20% số trường hợp bị bệnh ở người trẻ tuổi. Các dấu hiệu và triệu chứng có thể gồm:  Kinh nhiều hoặc chảy máu giữa các chu kỳ kinh.  Chảy máu âm đạo hoặc có dịch âm đạo quanh thời gian mãn kinh (chỉ thời điểm trước khi mãn kinh) hoặc sau mãn kinh  Có dịch hồng, ẩm hoặc trắng ở âm đạo  Đau vùng tiểu khung, nhất là vào giai đoạn muộn của bệnh  Đau khi giao hợp  Giảm cân Một số trường hợp ung thư nội mạc tử cung đến giai đoạn muộn trước khi xuất hiện các dấu hiệu và triệu chứng nhưng rất hiếm gặp. Nguyên nhân Các tế bào khỏe mạnh phát triển và phân chia theo cách giữ cho chức năng của cơ thể được bình thường nhưng đôi khi sự phát triển này ngoài vòng kiểm soát, tế bào tiếp tục phân chia ngay cả khi không cần tế bào mới. Trong ung thư nội mạc tử cung, tế bào ung thư phát triển trong nội mạc tử cung. Vẫn còn chưa biết tại sao các tế bào ung thư này phát triển không hoàn toàn. Tuy nhiên, các nhà khoa học tin rằng nồng độ estrogen trong cơ thể phụ nữ giữa một vai trò trong sự phát triển ung thư nội mạc tử cung. Những yếu tố có thể làm tăng nồng độ hormon này và các yếu tố nguy cơ khác của bệnh đã được phát hiện và tiếp tục biểu hiện. Thêm vào đó, nghiên cứu tiếp theo xem xét những biến đổi trong các gen nào đó có thể làm cho các tế bào trong nội mạc tử cung trở thành ung thư. Các yếu tố nguy cơ Hệ sinh sản nữ gồm 2 buồng trứng, 2 ống dẫn trứng và tử cung. Buồng trứng sản sinh 2 hormon nữ chủ yếu là estrogen và progesteron. Sự cân bằng giữa 2 hormon này thay đổi trong mỗi tháng, giúp nội mạc tử cung dày lên khi mang thai hoặc bong mô nếu không có thai. Khi sự cân bằng của 2 hormon này theo hướng nhiều estrogen hơn kích thích sự phát triển nội mạc tử cung là nguy cơ làm tăng ung thư nội mạc tử cung ở phụ nữ. Các yếu tố làm tăng nồng độ estrogen trong cơ thể bao gồm:  Nhiều năm có kinh. Nếu bạn bắt đầu có kinh ở tuổi còn nhỏ (trước tuổi 12) và tiếp tục có kinh hằng tháng cho tới lứa tuổi 50, bạn có nguy cơ ung thư nội mạc tử cung cao hơn những phụ nữ có kinh với số năm ít hơn. Càng nhiều năm có kinh hằng tháng, nội mạc tử cung càng tiếp xúc với estrogen nhiều hơn.  Chưa từng mang thai. Cơ thể sản sinh nhiều progesteron trong thời kỳ mang thai, giúp bảo vệ bạn khỏi bị ung thư nội mạc tử cung do giảm nồng độ estrogen. Nếu chưa từng mang thai, bạn không có lợi từ việc bảo vệ này.  Rụng trứng không đều. Rụng trứng, mỗi tháng rụng một trứng từ buồng trứng ở phụ nữ có kinh, được diều hòa bởi estrogen. Rụng trứng không đều có nhiều nguyên nhân, bao gồm béo phì và hội chứng buồng trứng đa nang (polycystic ovary syndrome - PCOS). Đây là một trạng thái mất cân bằng hormon ngăn cản rụng trứng và có kinh. Điều trị béo phì và PCOS có thể giúp khôi phục rụng trứng hằng tháng và chu kỳ kinh, làm giảm nguy cơ ung thư nội mạc tử cung.  Béo phì. Buồng trứng không chỉ là nguồn estrogen. Mô mỡ có thể làm thay đổi một số hormon thành estrogen. Béo phì được định nghĩa là thừa khoảng từ 14kg có thể làm tăng nồng độ estrogen trong cơ thể, làm cho bạn có nguy cơ bị ung thư nội mạc tử cung hoặc các dạng ung thư khác. Chế độ ăn nhiều mỡ cũng làm tăng nguy cơ do béo phì. Nhiều nhà khoa học cho rằng thực phẩm béo có thể ảnh hưởng trực tiếp tới chuyển hóa estrogen, làm tăng thêm nguy cơ ung thư nội mạc tử cung ở phụ nữ.  Bệnh tiểu đường. Đây chính là một yếu tố nguy cơ đối với ung thư nội mạc tử cung vì béo phì và tiểu đường týp 2 (trước đây gọi là tiểu đường khởi phát ở người lớn hoặc tiểu đường không phụ thuộc insulin) thường liên quan chặt chẽ với nhau. Tuy nhiên, một số dữ liệu cho thấy phụ nữ bị tiểu đường, có béo phì hoặc không béo phì, có nguy cơ cao ung thư nội mạc tử cung.  Liệu pháp thay thế estrogen (ERT). Estrogen kích thích sự phát triển nội mạc tử cung. Thay thế estrogen đơn thuần sau mãn kinh có thể làm tăng nguy cơ ung thư nội mạc tử cung. Tuy nhiên, dùng progestin tổng hợp, một dạng hormon progesteron, với estrogen liệu pháp thay thế kết hợp hormon làm cho nội mạc tử cung rụng và thực sự làm giảm nguy cơ của bạn.  Khối u buồng trứng. Một số khối u buồng trứng có thể là nguồn estrogen, làm tăng nồng độ estrogen. Các yếu tố khác có thể làm tăng nguy cơ ung thư nội mạc tử cung bao gồm:  Tuổi. Phần lớn ung thư nội mạc tử cung tiến triển trong nhiều năm. Do đó, nếu bạn nhiều tuổi, nguy cơ của bạn lớn hơn. Ung thư nội mạc tử cung xuất hiện nhiều nhất ở phụ nữ từ 50-70 tuổi.  Tiền sử gia đình bị ung thư nội mạc tử cung. Ung thư nội mạc tử cung có thể có tính chất gia đình, nhất là những người có nguy cơ di truyền loại ung thư đại tràng nào đó. Nếu ung thư đại tràng và ung thư nội mạc tử cung xuất hiện trong gia đình bạn, bạn có thể có nguy cơ bị di truyền các bệnh ung thư này.  Tiền sử bản thân bị ung thư vú hoặc ung thư buồng trứng. Một số yếu tố nguy cơ ung thư vú và ung thư buồng trứng tương tự cũng làm tăng nguy cơ ung thư nội mạc tử cung.  Trước đó đã điều trị tia xạ vùng tiểu khung. Chiếu xạ vùng tiểu khung để điều trị ung thư buồng trứng hoặc có ung thư khác có thể gây tổn thương tế bào, đôi khi làm tăng nguy cơ ung thư thứ phát như ung thư nội mạc tử cung.  Điều trị tamoxifen. Ung thư nội mạc tử cung xuất hiện ở 2/1000 bệnh nhân ung thư vú đã điều trị thuốc hormon tamoxifen. Thuốc này có tác dụng giống estrogen, làm cho nội mạc tử cung phát triển. Nếu bạn đã điều trị hormon này, hãy gặp bác sĩ để khám tiểu khung hàng năm và đảm bảo sẽ thông báo cho bác sĩ nếu chảy máu âm đạo bất thường.  Ung thư đại trực tràng không phải polyp di truyền (HNPCC). Bệnh di truyền này rất hiếm gặp và gây ung thư đại tràng ở tuổi còn trẻ. Nguyên nhân là bất thường ở một gen quan trọng đối với việc chỉnh sửa ADN. Phụ nữ bị HNPCC có nguy cơ cao ung thư tử cung. Có các yếu tố nguy cơ của ung thư nội mạc tử cung không có nghĩa là bạn sẽ bị bệnh. Nó có nghĩa là bạn có nguy cơ và nên cảnh giác với các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh. Trái lại, một số phụ nữ ung thư nội mạc tử cung và thường ở thể tấn công hơn không có các yếu tố nguy cơ của bệnh. Khi nào cần đến khám bác sĩ Vì ung thư nội mạc tử cung có nhiều khả năng chữa khỏi nếu được chẩn đoán bệnh sớm hơn, hãy gặp bác sĩ nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nào của bệnh bao gồm chảy máu hoặc tiết dịch âm đạo không liên quan tới chu kỳ kinh, đau vùng tiểu khung hoặc đau khi giao hợp. Một số triệu chứng có thể liên quan tới các bệnh không phải ung thư (lành tính), như viêm âm đạo, u xơ tử cung hoặc polyp tử cung. Nhưng điều quan trọng là thông báo những lo lắng của bạn với bác sĩ. Phần lớn ung thư nội mạc tử cung tiến triển trong nhiều năm. Nhiều trường hợp tiến triển từ những bất thường ít nghiêm trọng của nội mạc tử cung mà bác sĩ có thể phát hiện và điều trị trước khi bệnh trở thành ung thư. Đó là lý do tại sao khám phụ khoa là rất quan trọng đối với tất cả phụ nữ trưởng thành. Điều này đặc biệt đúng với những phụ nữ có nguy cơ cao ung thư nội mạc tử cung. Nếu bạn bị ung thư nội mạc tử cung, hãy hỏi bác sĩ về việc khám theo dõi thường xuyên để kiểm tra ung thư có tái phát hay không. Sàng lọc và chẩn đoán Nếu bác sĩ nghi ngờ bạn bị ung thư nội mạc tử cung, bạn có thể được gửi tới bác sĩ phụ khoa. Bác sĩ phụ khoa hoặc bác sĩ chăm sóc sức khỏe ban đầu sẽ xem xét tiền sử bệnh tật của bạn và tiến hành khám toàn thân và tiểu khung. Trong khi khám tiểu khung, bác sĩ sẽ cảm giác thấy khối u hoặc những thay đổi về hình dạng tử cung có thể là biểu hiện của bệnh. Chẩn đoán có thể cần hoặc không cần xét nghiệm dịch âm đạo Pap. Xét nghiệm Pap là xét nghiệm mà bác sĩ lấy mẫu tế bào từ cổ, đáy và eo tử cung qua đường âm đạo. Bác sĩ dùng xét nghiệm này để phát hiện một loại ung thư khác (ung thư cổ tử cung). Vì ung thư nội mạc tử cung bắt đầu ở bên trong tử cung, hiếm khi có thể phát hiện được bệnh bằng xét nghiệm Pap. Để lấy mẫu tế bào bên trong tử cung, bạn sẽ phải sinh thiết nội mạc tử cung. Xét nghiệm này bác sĩ lấy một mẩu mô nhỏ trong nội mạc tử cung để phân tích trong phòng xét nghiệm. Xét nghiệm này có thể được thực hiện tại phòng khám và thường không cần gây mê. Nếu không lấy đủ mô khi sinh thiết hoặc sinh thiết nghi ngờ ung thư, bạn cần phải nong và nạo tử cung. Trong thủ thuật này, đòi hỏi bạn phải ở trong phòng mổ và được gây mê, mô được lấy từ nội mạc tử cung và được xem xét tế bào ung thư dưới kính hiển vi. Bác sĩ cũng có thể khuyên siêu âm qua âm đạo để loại trừ các bệnh khác. Trong thủ thuật ít gây đau này, một thiết bị giống cây đũa (máy biến năng) được đưa vào âm đạo. Máy biến năng này dùng sóng âm thanh để tạo ra hình ảnh tử cung trên màn hình. Xét nghiệm này giúp bác sĩ tìm những bất thường trong nội mạc tử cung. Nếu thấy ung thư nội mạc tử cung, bạn sẽ được chuyển đến bác sĩ ung thư phần phụ là bác sĩ chuyên khoa điều trị các bệnh ung thư cơ quan sinh dục nữ. Bạn cần làm nhiều xét nghiệm để xác định liệu ung thư có di căn ra các phần khác của cơ thể hay không. Các xét nghiệm này có thể gồm xét nghiệm máu đánh giá kháng nguyên ung thư 125 (CA125), là chất được giải phóng vào máu khi bị ung thư nội mạc tử cung và ung thư buồng trứng. Biến chứng Khi được phát hiện sớm, ung thư nội mạc tử cung thường giới hạn ở một vùng nhỏ của tử cung, khả năng chữa khỏi cao. Tuy nhiên, ở một số phụ nữ, ung thư nội mạc tử cung đến giai đoạn muộn trước khi được chẩn đoán. Ung thư nội mạc tử cung có thể gây đau tiểu khung và tiểu tiện đau. Khi ung thư ở giai đoạn muộn, các triệu chứng nặng hơn. Điều trị ung thư có thể làm giảm đau, nhưng hồi phục có thể chậm. Phụ nữ ung thư nội mạc tử cung cũng thường bị mất máu do chảy máu âm đạo. Theo thời gian, mất máu mãn tính có thể gây thiếu máu. Thiếu máu gây mệt mỏi và thở gấp. Nhưng thiếu máu có thể được điều trị cùng với bệnh ung thư của bạn, giúp bạn hồi phục năng lượng. Cuối cùng, ung thư nội mạc tử cung có thể tái phát ở một số phụ nữ không cắt tử cung khi điều trị. Điều trị Phẫu thuật là cách điều trị phổ biến nhất đối với ung thư nội mạc tử cung. Phần lớn bác sĩ khuyên phẫu thuật cắt bỏ tử cung đơn thuần (cắt tử cung), hoặc phổ biến hơn, phẫu thuật cắt bỏ tử cung, ống dẫn trứng và buồng trứng (cắt tử cung toàn phần). Hạch bạch huyết tại vùng này cũng có thể được cắt bỏ khi phẫu thuật. Hạch bạch huyết là những cấu trúc nhỏ, hình hạt đậu có ở khắp cơ thể sản sinh và chứa các tế bào chống nhiễm khuẩn, nhưng cũng có thể bị tế bào ung thư xâm lấn. Cắt tử cung là phẫu thuật quan trọng và vì bạn không thể có thai sau khi cắt tử cung, đây có thể là một quyết định khó khăn đối với những phụ nữ vẫn trong lứa tuổi sinh đẻ và có thể muốn có thai lần đầu hoặc sau này. Tuy nhiên, phẫu thuật thường có thể loại bỏ ung thư và cần điều trị thêm. Nếu bạn bị dạng tấn công của ung thư nội mạc tử cung hoặc ung thư di căn tới những phần khác của cơ thể, bạn có thể cần điều trị thêm. Các cách điều trị này có thể gồm:  Chiếu xạ. Xạ trị liệu là dùng tia X-quang liều cao để giết tế bào ung thư. Nếu bác sĩ của cho rằng bạn có nguy cơ cao tái phát ung thư, họ có thể gợi ý bạn dùng xạ trị liệu sau cắt tử cung. Bác sĩ cũng có thể khuyên dùng xạ trị liệu nếu khối ung thư phát triển nhanh, xâm lấn sâu vào trong cơ tử cung hoặc mạch máu. Hiếm khi xạ trị liệu được dùng trước hoặc thay cho phẫu thuật.  Liệu pháp hormon. Nếu ung thư di căn sang các phần khác của cơ thể, progestin tổng hợp, là dạng hormon progesteron, có thể làm ngừng sự tiến triển này. Progestin được dùng trong điều trị ung thư nội mạc tử cung với các liều khác biệt so với progestin được dùng trong liệu pháp thay thế hormon ở phụ nữ mãn kinh. Một số thuốc khác có thể được dùng rất tốt. Điều trị bằng progestin có thể là một lựa chọn đối với phụ nữ ung thư nội mạc tử cung giai đoạn sớm muốn có con, và do vậy, không muốn cắt tử cung. Tuy nhiên, phương pháp này là mới và không phải không có nguy cơ tái phát ung thư.  Hóa trị liệu. Hóa trị liệu là dùng thuốc để giết tế bào ung thư. Ở một số trường hợp, bác sĩ có thể khuyên dùng hóa trị liệu đối với ung thư nội mạc tử cung. Bạn có thể dùng các thuốc hóa trị liệu dạng viên (đường uống) hoặc qua tĩnh mạch (tiêm tĩnh mạch). Những thuốc này vào dòng máu và sau đó đi khắp cơ thể, giết tế bào ung thư ngoài tử cung. Mỗi cách điều trị ung thư nội mạc tử cung có thể có các tác dụng phụ, kéo dài trong vài tháng hoặc lâu hơn. Hãy hỏi bác sĩ về những tác dụng phụ bạn có thể gặp và có thể làm gì để kiểm soát nó. Nếu bị ung thư nội mạc tử cung giai đoạn muộn hoặc tái phát, bạn có thể giảm tỷ lệ điều trị thành công bằng các liệu pháp chuẩn. Bạn có thể có lợi bằng việc tham gia các thử nghiệm lâm sàng với những lựa chọn điều trị thử nghiệm mới. Sau điều trị ung thư nội mạc tử cung, bác sĩ thường khuyên khám theo dõi thường xuyên để kiểm tra ung thư không tái phát. Khám lại có thể gồm khám toàn thân, khám tiểu khung, xét nghiệm Pap, chụp X-quang ngực và các xét nghiệm khác. Phòng ngừa Mặc dù phần lớn các trường hợp ung thư nội mạc tử cung không thể phòng tránh được, các yếu tố nào đó có thể làm giảm nguy cơ tiến tiến bệnh. Những yếu tố này gồm:  Liệu pháp thay thế hormon (HRT) dùng progestin. Estrogen kích thích sự phát triển nội mạc tử cung. Thay thế estrogen đơn thuần sau mãn kinh có thể làm tăng nguy cơ ung thư nội mạc tử cung. Dùng progestin tổng hợp, một dạng hormon progesteron, với estrogen làm rụng nội mạc tử cung. Loại HRT phối hợp này làm giảm nguy cơ của bạn. Nhưng không phải tất cả các hiệu quả của HRT đều có lợi. Dùng HRT như liệu pháp phối hợp có thể gây các tác dụng phụ nghiêm trọng và có nguy cơ đối với sức khỏe của bạn. Hãy thảo luận với bác sĩ để đánh giá những lựa chọn và quyết định lựa chọn nào là tốt nhất đối với bạn.  Tiền sử dùng thuốc tránh thai. Dùng thuốc tránh thai đường uống có thể làm giảm nguy cơ ung thư nội mạc tử cung. Nguy cơ này thấp nhất ở phụ nữ dùng thuốc tránh thai đường uống trong nhiều năm, và sự bảo vệ này tiếp tục trong ít nhất 15 năm sau khi người phụ nữ đó ngừng dùng thuốc. Bạn cũng có thể phòng tránh ung thư nội mạc tử cung bằng cách duy trì cân nặng khỏe mạnh. Quá nhiều mô mỡ có thể làm biến đổi một số hormon thành estrogen, làm tăng nồng độ estrogen trong cơ thể và làm tăng nguy cơ ung thư nội mạc tử cung. Duy trì cân nặng khỏe mạnh theo lứa tuổi làm giảm nguy cơ ung thư nội mạc tử cung cũng như các bệnh khác. Tự chăm sóc Ăn tốt, hạn chế stress và tập luyện là các cách thúc đẩy sức khỏe toàn thân và chống lại bất kỳ dạng ung thư nào. Ăn tốt Dinh dưỡng tốt đặc biệt quan trọng đối với những người đang điều trị ung thư. Nhưng ăn tốt có thể rất khó nếu phác đồ điều trị của bạn gồm hóa trị liệu hoặc xạ trị liệu. Bạn có thể thấy buồn nôn hoặc ăn không ngon, và đồ ăn có thể không có mùi vị. Mặc dù vậy, ăn tốt trong khi điều trị ung thư có thể giúp bạn duy trì sức chịu đựng và khả năng đối phó với các tác dụng phụ của liệu pháp điều trị. Dinh dưỡng tốt cũng có thể giúp bạn phòng tránh nhiễm trùng và duy trì hoạt động nhiều hơn. Nên nhớ các chiến lược ăn tốt dưới đây khi bạn cảm thấy không được khỏe:  Ăn thực phẩm giàu protein. Thực phẩm giầu protein có thể giúp xây dựng và hồi phục các mô trong cơ thể. Các thực phẩm lựa chọn gồm trứng, sữa chua, phomát sữa, bơ lạc, gia cầm và cá. Đậu tây, đậu xanh và đậu đen cũng là những nguồn protein tốt, nhất là khi phối hợp với gạo, ngũ cốc hoặc bánh mỳ.  Khi bạn cảm thấy khỏe, nên ăn nhiều. Ăn nhiều thực phẩm lành mạnh khi bạn có thể. Chuẩn bị các bữa ăn bạn có thể dễ dàng để lạnh hoặc hâm nóng. Cũng tìm các bữa ăn lạnh ít mỡ và các thực phẩm đã được chuẩn bị khác.  Ăn với số lượng ít những nhiều bữa. Nếu bạn không thể ăn những bữa ăn nhiều, thử ăn với số lượng ít những nhiều bữa. Giữ hoa quả và rau xanh thành những khẩu phần vừa tay. Hạn chế stress Các phương pháp làm giảm cảm giác thân thể có thể giúp bạn hạn chế stress. Một kỹ thuật đơn giản và hữu hiệu là nhắm mắt và chú ý đến nhịp thở. Chú ý tới mỗi lần hít vào và thở ra. Nhịp thở của bạn sẽ trở nên chậm và sâu hơn, giúp thư giãn. Một kỹ thuật khác là nằm xuống, nhắm mắt lại và hình dung quét khắp cơ thể tới bất kỳ điểm cảm giác nào. Tập luyện Các hoạt động như chạy và bơi cần các động tác lặp đi lặp lại có thể tạo ra trạng thái tâm thần như thiền. Vì vậy có thể tập yoga và tập luyện co giãn khác. Bác sĩ có thể có nhiều gợi ý đặc biệt hơn về cách làm thế nào bạn có thể tự chăm sóc tốt nhất trước, trong và sau khi điều trị ung thư nội mạc tử cung. Kỹ năng đối phó Sau khi được chẩn đoán ung thư nội mạc tử cung, bạn có thể có nhiều câu hỏi, sợ hãi và lo âu. Việc chẩn đoán bệnh tác động tới bạn, gia đình bạn, công việc và tương lai của bạn như thế nào? Bạn có thể lo lắng về các xét nghiệm, cách điều trị, nằm viện và các đơn thuốc. Ngay cả khi có thể phục hồi hoàn toàn, bạn có thể vẫn lo lắng về sự tái phát ung thư. May mắn là có nhiều nguồn có giá trị đối với bạn và gia đình bạn, giúp trả lời những câu hỏi và trợ giúp bạn. Điều quan trọng nên nhớ rằng bạn không đơn độc đối mặt với những câu hỏi hoặc sự lo sợ của bạn. Có một số chiến lược và nguồn có thể giúp bạn dễ dàng đối phó với ung thư nội mạc tử cung:  Biết điều bạn mong chờ. Bạn có thể tìm kiếm bất cứ điều gì về bệnh ung thư của bạn như loại, giai đoạn, các lựa chọn điều trị và tác dụng phụ của chúng. Điều quan trọng đối với bạn là có các cuộc thảo luận trung thực, cởi mở với những người chăm sóc bệnh ung thư của bạn. Hiểu biết nhiều, hoạt động nhiều, bạn có thể tự chăm sóc bản thân. Ngoài việc nói chuyện với bác sĩ, tìm kiếm các thông tin trong thư viện địa phương và trên Internet.  Là người tiên phong thực hiện. Mặc dù bạn cảm thấy mệt mỏi và buồn chán, không nói cho người khác gồm gia đình bạn hoặc bác sĩ là quyết định quan trọng đối với bạn. Hãy giữ vai trò tích cực trong việc điều trị của bạn. Trước khi bắt đầu điều trị, bạn cũng có thể muốn có sự lựa chọn thứ 2 từ một chuyên gia đầy kinh nghiệm. Nhiều công ty bảo hiểm có thể trả cho lựa chọn thứ 2 này.  Duy trì hệ thống ủng hộ vững chắc. Các nghiên cứu cho thấy mối quan hệ vững chắc là rất quan trọng đối với cuộc sống sau ung thư. Mặc dù bạn bè và gia đình có thể là những đồng minh tốt nhất của bạn, đôi khi họ có thể phiền lòng.